Trường Mầm Non Trong Hệ Thống Giáo Dục Quốc Dân


5.2.2.3. Phương pháp quan sát: quan sát cách thức tổ chức và quản lí chỉ đạo các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở một số trường MN, quan sát hoạt động thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của GVMN, nhân viên MN theo các yêu cầu của qui chế nuôi dạy trẻ, điều lệ trường MN, các thông tư về chăm sóc, sức khỏe và an toàn của trẻ MN.

5.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: nghiên cứu phân tích các sổ theo dõi sức khỏe của trẻ, biểu đồ tăng trưởng, sổ tính khẩu phần ăn cho trẻ, sổ ghi nhật kí hàng ngày, sổ theo dõi công tác y tế học đường….

5.2.2.5. Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến tham vấn của chuyên gia về y tế học đường, bác sĩ nhi khoa làm việc tại các trường MN, chuyên viên phòng GD, chuyên gia dinh dưỡng...

5.2.3. Xử lý số liệu

Tôi đã tổng hợp số lượng ý kiến theo từng câu hỏi và dùng bảng công thức Excel để tính phần trăm kết quả của các phiếu trưng cầu ý kiến.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn đã xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi tại trường MN. Từ cách tiếp cận chức năng quản lý nghiên cứu đã cụ thể hóa những nội dung quản lí như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi tại trường MN là phù hợp với chủ thể quản lý ở trường MN và đối tượng quản lý là trẻ 5 tuổi.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Luận văn đã phân tích, đánh giá được thực trạng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi tại các trường MN huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi ở các trường MN được nghiên cứu đã được quan


Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi - 3

tâm thực hiện. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế và bật cập trong việc thực hiện các nội dung quản lý lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. Nghiên cứu đã phát hiện ra những điểm yếu, hạn chế ở các nội dung quản lý này và nhận diện rõ nguyên nhân của hạn chế nhằm đề xuất được các biện pháp pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi tại các trường MN huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông phù hợp và hiệu quả.

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng, luận văn đã đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi tại các trường MN huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông. Các biện pháp đều phân tích cụ thể về mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện, điều kiện thực hiện mỗi biện pháp, để chuyển giao thực hiện trong thực tiễn. Vì vậy kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho lãnh đạo quản lý, giáo viên các trường MN.

7. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn có cấu trúc 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường MN theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường MN huyện Đắk Glong-tỉnh Đắk Nông theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi tại các trường MN huyện Đắk Glong-tỉnh Đắk Nông.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON‌

THEO BỘ CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ 5 TUỔI


1.1. Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.1.1. Khái niệm trường mầm non

Trường MN là đơn vị cơ sở của ngành GDMN, là trường liên hợp giữa nhà trẻ và mẫu giáo được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp GDMN, được tổ chức theo các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục. Trường mầm non có các lớp mẫu giáo và các nhóm trẻ. Trường do một ban giám hiệu có hiệu trưởng phụ trách[11].

1.1.2. Vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn và mục tiêu của trường mầm non

Theo Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường mầm non quy định về vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn và mục tiêu của trường mầm non như sau:

- Vị trí của trường mầm non

Trường mầm non là cơ sở giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non

Xây dựng phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị cốt lõi của nhà trường.

Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Chủ động đề xuất nhu cầu, tham gia tuyển dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường công lập; quản lý, sử dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật;


xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.

Tham mưu với chính quyền, phối hợp với gia đình hoặc người chăm sóc trẻ em và tổ chức, cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động phù hợp trong cộng đồng…

Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

1.1.3. Mục tiêu giáo dục mầm non

Tại Điều 2 Luật số: 43/2019/QH14 của Quốc hội ngày 14 tháng 6 năm 2019 về ban hành Luật giáo dục đã nêu: “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”.

Điều 23, Luật số: 43/2019/QH14 của Quốc hội ngày 14 tháng 6 năm 2019 về ban hành Luật giáo dục đã nêu: "Mục tiêu giáo dục mầm non là Giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một".

Mục tiêu giáo dục mầm non được cụ thể hóa trong chương trình GDMN ban hành theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT- BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT ngày 13 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Thông tư ban hành Chương trình Giáo dục mầm non có nêu “Mục tiêu giáo dục Mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một, hình thành và phát triển trẻ em những chức năng tâm lý, năng lực và phẩm chất mang


tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời”.

1.1.4. Đặc trưng của giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non có những đặc trưng riêng so với các ngành học, bậc học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân. Những nét đặc trưng đó được thể hiện như sau:

- Giáo dục mầm non thực hiện nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi và nội dung GDMN phải đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học; thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hoà nhập vào cuộc sống.

- Phương pháp chủ yếu trong GDMN là thông qua các hoạt động vui chơi để giúp trẻ phát triển toàn diện: chú trọng việc nêu gương, động viên, khích lệ.

- Đối với giáo dục mầm non, phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học mà chơi”. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ. Từ những vấn đề trên đòi hỏi những người làm công tác giáo dục mầm non, cán bộ quản lý giáo dục mầm non nói chung và người hiệu trưởng mầm non nói riêng phải am hiểu một cách sâu sắc về kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ, về nội dung-phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ, quản lý chương trình GDMN và đặc biệt là hết lòng thương yêu trẻ.

1.2. Các khái niệm cơ bản

1.2.1. Trẻ mầm non

Trẻ em là một khái niệm lịch sử. Trẻ em là trẻ em, trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại. Trẻ mầm non là trẻ em có độ tuổi từ 3 tháng cho đến 6 tuổi. Trẻ mầm non cần được chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ một cách tốt nhất, vì đây là


thời kỳ trẻ yếu ớt cần sự yêu thương, quan tâm của người lớn. Thời kỳ này có vị trí quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người.

1.2.2. Chăm sóc trẻ em

Chăm sóc trẻ em là hoạt động nuôi dưỡng, theo dõi quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ từ khi mới lọt lòng mẹ cần sự chăm sóc về dinh dưỡng cũng như giáo dục về tinh thần. Trong nhiều xã hội hiện đại, công việc này được chia sẻ cho cả cha và mẹ đứa bé. Ở nhiều xã hội, các thành viên khác của gia đình, như ông bà, cũng tham gia việc chăm sóc trẻ. Trẻ nhỏ sau độ tuổi 12 tháng ở nhiều quốc gia có thể đến trường mẫu giáo để nhận được sự chăm sóc, giúp cha mẹ của chúng có thời gian hoạt động xã hội. Từ sau 6 năm tuổi, nhiều quốc gia quy định trẻ phải bắt buộc đến trường tiểu học.

1.2.3. Nuôi dưỡng trẻ em

Nuôi dưỡng trẻ em là các hoạt động cho trẻ ăn, cho trẻ ngủ, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc vệ sinh cá nhân, chăm sóc tinh thần, yêu thương trẻ, bảo vệ trẻ tránh được những tác động xấu đến thể chất và tinh thần.

Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi là cụ thể hóa mục tiêu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em 5 tuổi đạt các mục tiêu theo yêu cầu của cuối độ tuổi, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ, thực hiện mục tiêu giáo dục cụ thể đầu ra của trẻ năm tuổi cần đạt được trong và sau quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng.

1.3. Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường MN theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi

Bộ chuẩn phát triển của trẻ

Ngày 23/7/2010, Bộ GD&ĐT đã ra Thông tư 23/2010/TT-BGDĐT ban hành quy định về bộ chuẩn, trẻ em phải đáp ứng được 120 chỉ số. Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm 4 lĩnh vực, 28 chuẩn, 120 chỉ số. Bộ chuẩn này được áp dụng đối với các trường mầm non, trường mẫu giáo và lớp mẫu giáo độc lập trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bộ chuẩn nhằm hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1. Đồng thời, bộ chuẩn cũng là căn cứ để xây dựng chương trình, tài liệu


tuyên truyền, hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi. Cụ thể nội dung 28 chuẩn, 120 chỉ số của Bộ chuẩn như sau:

Điều 5. Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển thể chất

1. Chuẩn 1. Trẻ có thể kiểm soát và phối hợp vận động các nhóm cơ lớn

a) Chỉ số 1. Bật xa tối thiểu 50cm;

b) Chỉ số 2. Nhảy xuống từ độ cao 40 cm;

c) Chỉ số 3. Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4 m;

d) Chỉ số 4. Trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5 m so với mặt đất.

2. Chuẩn 2. Trẻ có thể kiểm soát và phối hợp vận động các nhóm cơ nhỏ

a) Chỉ số 5. Tự mặc và cởi được áo;

b) Chỉ số 6. Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ;

c) Chỉ số 7. Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản;

d) Chỉ số 8. Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn.

3. Chuẩn 3. Trẻ có thể phối hợp các giác quan và giữ thăng bằng khi vận động

a) Chỉ số 9. Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu;

b) Chỉ số 10. Đập và bắt được bóng bằng 2 tay;

c) Chỉ số 11. Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m).

4. Chuẩn 4. Trẻ thể hiện sức mạnh, sự nhanh nhẹn và dẻo dai của cơ thể

a) Chỉ số 12. Chạy 18m trong khoảng thời gian 5-7 giây;

b) Chỉ số 13. Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian;

c) Chỉ số 14. Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút.

5. Chuẩn 5. Trẻ có hiểu biết, thực hành vệ sinh cá nhân và dinh dưỡng

a) Chỉ số 15. Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn;

b) Chỉ số 16. Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày;

c) Chỉ số 17. Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp;

d) Chỉ số 18. Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng;

đ) Chỉ số 19. Kể được tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày;


e) Chỉ số 20. Biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe.

6. Chuẩn 6. Trẻ có hiểu biết và thực hành an toàn cá nhân

a) Chỉ số 21. Nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm;

b) Chỉ số 22. Biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm;

c) Chỉ số 23. Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm;

d) Chỉ số 24. Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép;

đ) Chỉ số 25. Biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm;

e) Chỉ số 26. Biết hút thuốc lá là có hại và không lại gần người đang hút thuốc.

Điều 6. Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội

1. Chuẩn 7. Trẻ thể hiện sự nhận thức về bản thân

a) Chỉ số 27. Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình;

b) Chỉ số 28. Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân;

c) Chỉ số 29. Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân;

d) Chỉ số 30. Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân.

2. Chuẩn 8. Trẻ tin tưởng vào khả năng của bản thân

a) Chỉ số 31. Cố gắng thực hiện công việc đến cùng;

b) Chỉ số 32. Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc;

c) Chỉ số 33. Chủ động làm một số công việc đơn giản hằng ngày;

d) Chỉ số 34. Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân.

3. Chuẩn 9. Trẻ biết cảm nhận và thể hiện cảm xúc

a) Chỉ số 35. Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác;

b) Chỉ số 36. Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt;

c) Chỉ số 37. Thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè;

d) Chỉ số 38. Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp;

đ) Chỉ số 39. Thích chăm sóc cây cối, con vật quen thuộc;

e) Chỉ số 40. Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh;

g) Chỉ số 41. Biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/06/2023