Phương Pháp Chăm Sóc, Nuôi Dưỡng Trẻ Theo Bộ Chuẩn Phát Triển Của Trẻ 5 Tuổi


mọi nhu cầu của trẻ. Tránh gò ép, dọa nạt, phê phán trẻ. Đặc biệt quan tâm chăm sóc trẻ mới đến lớp và các trẻ có nhu cầu đặc biệt.

1.3.5. Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi

- Phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn 5 tuổi đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

+ Phù hợp với tiến trình nhận thức và nhu cầu của trẻ (đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ dễ đến khó); cần chú ý cách tiếp cận dựa trên vốn kinh nghiệm và sự trải nghiệm của trẻ;

+ Quán triệt tinh thần “lấy trẻ làm trung tâm”, phát huy tính tích cực, tự giác, chú ý nhu cầu, năng lực nhận thức, cách thức tiếp cận của từng cá nhân trẻ; tổ chức quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo hướng kiến tạo phù hợp với các yêu cầu của bộ chuẩn.

+ Sử dụng đủ và hiệu quả các phương tiện, thiết bị chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tối thiểu theo quy định.

Do vậy, trong chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non cần phải sử dụng đồng bộ, phù hợp, linh hoạt các phương pháp sau đây:

- Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng tích cực:

Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng tích cực là một phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng mà ở đó cô giáo sử dụng một nhóm PP chăm sóc, nuôi dưỡng theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ, nhu cầu của trẻ đồng thời chống lại thói quen thụ động của trẻ. Các dấu hiệu tích cực trong chăm sóc, nuôi dưỡng gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

- Trẻ biết chủ động đưa ra ý kiến; biết nói lên nhu cầu bản thân

- Thường hay thắc mắc, đặt ra câu hỏi và đòi hỏi được giải đáp, hay chia sẻ suy nghĩ với bạn.

Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi - 5

- Thường hay suy nghĩ và liên hệ với thực tế về vấn đề liên quan.

- Trẻ còn tự giác, chủ động, trao đổi , hợp tác với bạn bè và người khác.


- Phương pháp trực quan:

Là một phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng mà ở đó người giáo viên làm cho trẻ lĩnh hội được tri thức kĩ năng của chăm sóc, nuôi dưỡng dựa trên các hoạt động quan sát trực tiếp của trẻ đối với các hiện tượng, các sự vật cụ thể có ở đời sống xung quanh trẻ.

- Phương pháp gợi mở - vấn đáp:

Phương pháp gợi mở - vấn đáp là một phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng mà ở đó người giáo viên không đưa ra kiến thức trực tiếp mà giáo viên dùng hệ thống câu hỏi cho trẻ suy nghĩ trả lời từng câu.

- Phương pháp luyện tập thực hành:

Là phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng mà ở đó người GV tổ chức cho trẻ giải quyết các nhiệm vụ hay các hoạt động, công việc của trẻ để khắc sâu kiến thức đã học hoặc phát triển kiến thức đó trở thành kiến thức mới hoặc vận dụng kiến thức đó vào thực tế ví dụ như rửa tay trước khi ăn, đánh răng sau khi ngủ dậy, ăn hết khẩu phần vvv….

1.3.6. Hình thức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi

* Tổ chức ăn cho trẻ mầm non:

Tùy theo lứa tuổi của trẻ mà tổ chức các bữa ăn cho phù hợp. Với trẻ mẫu giáo có 1 bữa chính sáng và 1 bữa quà chiều.

- Trong khi ăn, giáo viên cần vui vẻ, nói năng dịu dàng, tạo không khí thoải mái cho trẻ trong khi ăn. Động viên, khuyến khích trẻ ăn hết suất, kết hợp giáo dục dinh dưỡng, hành vi vệ sinh văn minh trong ăn uống.

- Sau khi ăn: Hướng dẫn trẻ xếp bát, thìa, ghế vào nơi qui định, uống nước, lau miệng, lau tay sau khi ăn, đi vệ sinh (nếu trẻ có nhu cầu).

* Chăm sóc giấc ngủ: Tổ chức cho trẻ ngủ theo nhu cầu của độ tuổi. Trẻ 3-6 tuổi ngủ 1 giấc trưa khoảng 150 phút.

- Chuẩn bị trước khi ngủ: Nhắc nhở trẻ đi vệ sinh trước khi đi ngủ. Hướng dẫn trẻ tự lấy gối, chăn…Bố trí cho trẻ chỗ ngủ sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.


- Theo dõi trẻ ngủ: Trong thời gian trẻ ngủ, cô phải thường xuyên có mặt để theo dõi, không để trẻ úp mặt vào gối hoặc trùm chăn kín, sửa lại tư thế để trẻ ngủ thoải mái. Cho phép trẻ đi vệ sinh nếu trẻ có nhu cầu.

- Chăm sóc trẻ sau khi thức dậy: Không nên đánh thức trẻ dậy đồng loạt, không nên đánh thức trẻ dậy sớm trước khi trẻ thức giấc vì dễ làm cho trẻ cáu kỉnh, mệt mỏi. Sau khi trẻ dậy hết, cô có thể hướng dẫn trẻ tự làm các công việc vừa sức với trẻ như cất gối, chiếu.

1.4. Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi

Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non, thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trẻ mầm non, giúp trẻ chuẩn bị tốt về thể lực sức khỏe để đến trường tiểu học. Đồng thời đảm bảo an toàn cho trẻ, tạo sự tin tưởng của xã hội, cha mẹ học sinh về nhà trường mầm non, giúp hiệu trưởng huy động được các nguồn lực thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ một cách hiệu quả giúp trẻ đạt được các chỉ số phát triển theo quy định trong bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.

1.4.1. Vai trò của hiệu trưởng trong quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi

Vai trò của hiệu trưởng trường mầm non rất quan trọng trong việc quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non là những tác động có mục đích của chủ thể quản lý nhà trường tới hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhằm nâng cao chất lượng chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trẻ mầm non, giúp trẻ chuẩn bị tốt về thể lực sức khỏe để đến trường tiểu học. Đồng thời đảm bảo an toàn cho trẻ, tạo sự tin tưởng của xã hội, cha mẹ học sinh về nhà trường mầm non, giúp hiệu trưởng huy động được các nguồn lực thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ một cách hiệu quả góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ trong các nhà trường.


1.4.2. Lập kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi

Đây là giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất để đưa các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ vào công tác lập kế hoạch có mục tiêu cụ thể, biện pháp rõ ràng, xác định các điều kiện, nguồn lực để thực hiện mục tiêu trong thời gian nhất định.

Lập kế hoạch được xem như phương pháp chuẩn bị trước để thực hiện một công việc. Bản kế hoạch này cho thấy công việc phải làm gì và làm như thế nào, thời gian và ai là người thực hiện, kết quả dự kiến đạt được là gì...

Hiệu trưởng có nhiệm vụ phải xác lập được mục tiêu chung hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ của nhà trường trên cơ sở căn cứ vào quy chế chăm sóc, nuôi dậy trẻ, nhiệm vụ cụ thể của năm học, đặc điểm tình hình của nhà trường. Như vậy, nhiệm vụ của người hiệu trưởng trước hết phải đảm bảo chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo mục tiêu đào tạo.

1.4.3. Tổ chức thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi

Tổ chức là sắp xếp con người một cách khoa học hợp lý để mọi người cùng làm việc hào hứng, tận tâm với công việc và cảm thấy mình được đóng góp nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu đang xây dựng; Tổ chức là cụ thể hoá kế hoạch thành những công tác mà nhà trường phải thực hiện. Trong quá trình tổ chức, hiệu trưởng phải trao quyền cho mọi bộ phận trong nhà trường cùng thực hiện nhiệm vụ, còn mình đóng vai trò chỉ huy để đưa những hoạt động trong nhà trường đạt đến mục tiêu đề ra. Phối hợp các tổ chức cá nhân làm tốt trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

+ Phối hợp với bệnh viện để thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ.

+ Phối hợp với cơ quan chức năng quản lý an toàn thực phẩm để tư vấn hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho trẻ.

+ Phối hợp với cha mẹ học sinh để huy động nguồn tài chính nhằm đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ.


+ Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan an ninh nhằm đảm bảo về vấn đề an ninh trật tự nơi trường đóng.

+ Thực hiện triển khai các chương trình hành động trong nhà trường nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ về mọi mặt vv...

+ Huy động mọi nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, tài tài chính và thông tin để thực hiện kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

1.4.4. Chỉ đạo hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non theo chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi

Chỉ đạo là những hành động được xác lập quyền chỉ huy, sự can thiệp của người lãnh đạo trong toàn bộ quá trình QL, nhằm huy động điều hành mọi lực lượng thực hiện kế hoạch trong trật tự để nhanh chóng đưa nhà trường đạt đến mục tiêu đã định.

* Chỉ đạo thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ

Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý và thực hiện nghiêm túc sẽ đảm bảo cho sự phát triển cân đối, hài hòa về thể chất và tâm lý của trẻ. Vì thế, chỉ đạo việc thực hiện chế độ sinh hoạt ở từng nhóm là một nhiệm vụ quan trọng của hiệu trưởng trường mầm non. Cần có kế hoạch kiểm tra thường xuyên về tình hình thực hiện kế hoạch của giáo viên, kịp thời uốn nắn sai lệch...

* Chỉ đạo công tác nuôi dưỡng

- Phân lớp theo độ tuổi

- Chỉ đạo thực hiện chế độ dinh dưỡng theo yêu cầu độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ.

+ Chỉ đạo thực hiện tính khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ phải đảm bảo đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết, hợp lý, cân đối (được cân đối trên phần mềm dinh dưỡng)...

+ Chỉ đạo xây dựng thực đơn hàng tuần phù hợp với từng mùa và chỉ đạo bộ phận nuôi dưỡng thực hiện nghiêm túc thực đơn.

+ Chỉ đạo thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm: Các nguồn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tươi ngon, đảm bảo vệ sinh, có hợp đồng với các nhà cung ứng


thực phẩm, các khâu chế biến đúng quy trình bếp ăn một chiều, lưu mẫu thực phẩm theo đúng quy định. Dụng cụ nấu ăn, chia ăn vệ sinh, khử trùng sạch sẽ.

+ Thường xuyên rút kinh nghiệm, cải tiến cách chế biến món ăn cho trẻ...Chỉ đạo việc chăm sóc tốt bữa ăn cho trẻ và cho trẻ uống nước đầy đủ, đặc biệt là mùa hè.

+ Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho nhân viên nuôi dưỡng; Xây dựng mạng lưới giám sát công tác nuôi dưỡng trong nhà trường, kết hợp với y tế thường xuyên kiểm tra chất lượng nuôi dưỡng, kịp thời uốn nắn khắc phục thiếu sót.

* Chỉ đạo công tác chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ

Công tác chăm sóc, đảm bảo an toàn cho trẻ phải đặt lên ở vị trí hàng đầu trong hệ thống các nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non.

Sức khỏe của trẻ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của điều kiện sống, công tác vệ sinh cần được quan tâm đúng mức. Việc thực hiện các chế độ vệ sinh, vệ sinh cá nhân cho trẻ, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi, vệ sinh môi trường...tổ chức cân, đo định kỳ, theo dõi sự phát triển của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng trẻ theo đúng quy định.

Quản lý lịch tiêm chủng cho 100% số trẻ trong trường. Theo dõi sức khỏe của trẻ sau mỗi lần tiêm chủng. Chỉ đạo thực hiện phòng tránh dịch bệnh cho trẻ.

Chỉ đạo thực hiện công tác đảm bảo an toàn cho trẻ bằng nhiều phương pháp tích cực, phù hợp như: Nâng cao tinh thần trách nhiệm cho giáo viên trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ; Quản lý trẻ chặt chẽ trong mọi hoạt động; Tổ chức cho giáo viên học tập, nắm vững quy chế bảo vệ an toàn tuyệt đối cho trẻ và cam kết thực hiện.

* Chỉ đạo thực hiện các chuyên đề

Chuyên đề là vấn đề chuyên môn cần đi sâu chỉ đạo trong thời gian nhất định nhằm tạo ra sự chuyển biến chất lượng về vấn đề đó, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ (VD: Chuyên đề vệ sinh môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm, chuyên đề phát triển vận động….).

* Phối hợp với gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ MN

Chủ động đề xuất biện pháp với cấp uỷ và chính quyền địa phương, phối hợp với gia đình và xã hội quan tâm giúp đỡ những trường hợp trẻ em có hoàn cảnh khó


khăn. Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ và cộng đồng; thực hiện phòng bệnh, khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ em trong nhà trường.

Huy động các nguồn lực của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục mầm non; góp phần xây dựng cơ sở vật chất; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn; tạo điều kiện để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

1.4.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non theo bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi

Kiểm tra là chức năng của mọi nhà quản lý. Ở trường mầm non, đó là chức năng của nhà quản lý để biết rõ những kế hoạch mục tiêu đề ra thực tế đã đạt được đến đâu, như thế nào; từ đó, tìm ra biện pháp cải tiến công tác quản lý nhà trường, để nâng cao chất lượng CSGD trẻ theo mục tiêu đã đặt ra. Kết quả kiểm tra là cơ sở cho việc đánh giá thi đua. Kiểm tra đánh giá trong trường mầm non là chức năng duy trì chất lượng cao trong hoạt động CSGD trẻ. Những nội dung cần kiểm tra:

- Kiểm tra việc khám sức khỏe định kỳ sức khoẻ, cân, đo, theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ em.

- Kiểm tra việc đánh giá sự phát triển của trẻ em: căn cứ quy định về chuẩn phát triển trẻ em theo độ tuổi do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Trẻ em khuyết tật học hoà nhập được đánh giá sự tiến bộ dựa vào mục tiêu kế hoạch giáo dục cá nhân.

- Tổ chức kiểm tra công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo kế hoạch năm học, học kỳ, chuyên đề…Tổ chức đánh giá giáo viên, nhân viên.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non theo bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi

1.5.1. Yếu tố khách quan

- Điều kiện dân cư, trình độ văn hóa, đặc điểm tình hình địa phương. Đa phần phụ huynh trên địa bàn huyện là thành phần tiểu thương, điều kiện kinh tế có khả năng cung cấp cho con, nhưng để nuôi dạy trẻ đúng khoa học thì còn nhiều hạn chế.

- Một số trường MN có diện tích quá chật hẹp, không phát huy được sự kết hợp giữa vận động thể chất và chăm sóc sức khỏe của trẻ.


- Hiện nay tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp các ngành các cấp đang rất khó khăn trong việc xử lý và khống chế dịch bệnh, tạo áp lực không nhỏ đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường MN.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

- Trình độ năng lực của CBQL chưa đồng đều.

- Trẻ MN đi học không đều, nhiều gia đình chưa thực sự quan tâm đến trẻ.

- Một số hiệu trưởng còn khoán trắng việc chỉ đạo khâu nuôi dưỡng cho kế toán nhà trường đảm nhận. Một phần vì ngại việc và một phần vì năng lực chuyên môn còn hạn chế.

- Giáo viên chưa quan tâm đặc biệt đến các biện pháp giảm tỷ lệ SDD hay béo phì, cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng.

Công tác xã hội hoá còn nhiều hạn chế, chưa có sự đồng bộ giữa các ngành, sở. Do đó việc chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn.

- Nhân viên y tế của các trường trình độ còn hạn chế, có những trường còn chưa có nhân viên y tế chuyên biệt, khó khăn trong việc triển khai thực hiện công tác Y tế học đường trong trường mầm non, kinh phí đầu tư, trang thiết bị dành cho y tế còn nghèo nàn.

- Nhận thức của phụ huynh về kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc còn hạn chế, một số phụ huynh trẻ không nắm được nhu cầu dinh dưỡng và lượng thực phẩm cần thiết cho trẻ. Một số phụ huynh trẻ nuôi con theo kinh nghiệm của ông bà truyền lại. Một số phụ huynh còn nuông chiều con vì tâm lý (có 1 đến 2 con) nên trẻ đến trường không chịu ăn cơm, canh, không ăn rau…Thậm chí có cháu đến tuổi mẫu giáo không ăn cơm chỉ ăn cháo…

Tiểu kết chương 1

Để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường MN trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay, một trong những việc làm cần thiết hiện nay là đổi mới công tác quản lý nhà trường. Muốn chấn chỉnh và đổi mới quản lý cần quan tâm đúng mức đến công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đặc biệt là bồi

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí