Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi - 2

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi 76

Biểu đồ 3.2: Tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi 76

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã lấy giáo dục làm nền tảng phát triển đất nước, người đã nói “Vì lợi ích mười năm thì phải trông cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Trẻ em là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, người đã từng nhắn nhủ: “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Quan điểm này của Bác đã được thực hiện trong thiết kế mục tiêu, nội dung giáo dục mầm non ở nước ta. Mục tiêu GDMN là Chăm sóc- nuôi dưỡng-giáo dục trẻ nhằm hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên của con người, giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt.

Trong lĩnh vực giáo dục mầm non, ngày 23/7/2010, Bộ GD&ĐT đã ra Thông tư 23/2010/TT-BGDĐT ban hành Quy định về bộ chuẩn, trẻ em phải đáp ứng được 120 chỉ số. Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi áp dụng đối với các trường mầm non, trường mầm non và lớp mẫu giáo độc lập trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm 4 lĩnh vực, 28 chuẩn, 120 chỉ số. Bộ chuẩn nhằm hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1. Đồng thời, bộ chuẩn cũng là căn cứ để xây dựng chương trình, tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.

Trong khoa học Giáo dục mầm non, chăm sóc-nuôi dưỡng trẻ là khâu quan trọng góp phần tạo tiền đề cho sự phát triển của trẻ, bởi chăm sóc-nuôi dưỡng trẻ là tổ hợp các hoạt động, từ cho trẻ ăn, cho trẻ ngủ, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc vệ sinh cá nhân đến chăm sóc tinh thần, yêu thương trẻ, bảo vệ trẻ tránh được những tác động xấu đến thể chất và tinh thần[3;12]; [4;35]…

Với vai trò nêu trên của hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, yêu cầu đặt ra với đội ngũ giáo viên mầm non và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non là rất nặng nề. Cán bộ quản lý, giáo viên mầm non phải không ngừng đảm bảo và nâng cao chất lượng của hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non mà họ quản lý và công tác.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Thực hiện GDMN huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc-nuôi dưỡng trẻ đến năm 2021 đạt từ 90% trở lên; giảm tỷ lệ trẻ mầm non suy dinh dưỡng xuống dưới 10%[14;5].

Thực tiễn hiện nay cho thấy, tại các trường mầm non hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ mầm non được toàn xã hội, gia đình và nhà trường đặc biệt quan tâm. Bởi vì, tâm sinh lý của trẻ giai đoạn mầm non còn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện về các hệ thần kinh, cơ xương, bộ máy hô hấp….Do vậy, việc chăm sóc, giáo dục cho trẻ mầm non phù hợp, đúng mức, khoa học sẽ là điểm tựa giúp trẻ phát triển toàn diện, hài hòa và mạnh khỏe về thể chất và tinh thần, đặt cơ sở cho sự phát triển thể chất suốt đời của trẻ, đồng thời nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm lý và nhân cách trẻ. Đặc biệt là chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.

Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi - 2

Ở huyện Đắk Glong các trường mầm non hiện nay, chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ 5 tuổi thực sự được chú trọng, các nhà trường đã xác định rõ mục tiêu giáo dục, nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, lực lượng tham gia giáo dục trẻ tại trường mầm non. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ 5 tuổi đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, hoạt động chăm sóc còn bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ và tập tục sinh hoạt của người dân, chưa đáp ứng hết những tiêu chí theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. Để việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ 5 tuổi được đáp ứng theo bộ chuẩn, góp phần giúp cho trẻ 5 tuổi phát triển toàn diện về mọi mặt, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bước vào lớp 1 và bên cạnh đó góp phần đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay thì đòi hỏi việc thực hiện nhiệm vụ này cũng phải thay đổi. Trong đó, đặc biệt là sự thay đổi của chủ thể quản lý trong quá trình quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non. Do vậy, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non huyện Đắk Glong- tỉnh Đắk Nông theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi” làm đề tài nghiên cứu nhằm xác định được cơ sở lý luận, phân tích và chỉ ra được thực trạng, nguyên nhân của thực trạng để từ đó đề xuất các biện pháp tác động vào các khâu còn yếu của quản lý hoạt


động này sẽ là cơ sở quan trọng tạo nên thành công trong quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng tại các trường mầm non huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non

Vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đã được nghiên cứu từ rất sớm và khác đa dạng. Tác giả V.X.Mukhina với công trình Tâm lí học mẫu giáo nghiên cứu về đặc trưng tâm lí của trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo[49;77]. Gallagher, J. & Clifford, R.

C. (2000): nói về vấn đề cơ sở hạ tầng hỗ trợ còn thiếu trong thời thơ ấu, Nghiên cứu và thực hành thời thơ ấu đã nói lên vai trò và quá trình hình thành các nhu cầu mong muốn của trẻ [39;84].

Neuman (2005) nghiên cứu về quản lý chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non ở một số quốc gia OECD kết luận rằng dù các quốc gia này đang đối mặt với các thách thức tương đối giống nhau, họ đã áp dụng rất nhiều cách tiếp cận đa dạng để quản lý chăm sóc trẻ và giáo dục trẻ mầm non. Đặc biệt các quốc gia có cách tiếp cận khác nhau về ba khía cạnh chính: hội nhập hành chính, phân cấp và tư nhân hóa (Kamerman, 2000; Kagan et al., 2002). Những cách tiếp cận đa dạng này cũng là do một phần kết quả của các bên có liên quan khác nhau tham gia vào việc xây dựng các chính sách về quản lý chăm sóc trẻ và giáo dục trẻ mầm non[46;85]. Trước tiên, các quốc gia OECD theo đuổi mô hình và hệ thống giáo dục trẻ rất khác nhau, việc này có thể có những hàm ý mà có thể nghiên cứu mở rộng liên quan đến các quy định về chất lượng và đội ngũ giáo viên, hỗ trợ của chính phủ và khả năng tiếp cận của trẻ với hệ thống này, cũng như tính tương đồng về chất lượng các loại hình dịch vụ. Petitclerc và cộng sự (2017) nghiên cứu về tác động của các chính sách giảm lựa chọn kinh tế xã hội với các tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sóc và giáo dục trẻ. Nghiên cứu này tích hợp dữ liệu từ năm nhóm trẻ em sống ở các quốc gia có thu nhập cao (Anh, Hoa Kỳ, Hà Lan, Canada và Na Uy; tổng N = 21,437) [48;62]. Nghiên cứu của họ cũng tập trung vào các vấn đề khác như thu nhập của các gia đình, trình độ của cha mẹ, trợ cấp của chính phủ.


Một nghiên cứu khác của Ismail, Hindawi, Awamleh và Alawamleh (2018) tìm hiểu các yếu tố quan trọng trong quản lý hiệu quả các đơn vị chăm sóc và giáo dục trẻ ở Jordan, và vai trò của những người lao động chính trong việc thiết lập một môi trường gia đình nuôi dưỡng đảm bảo phúc lợi tối ưu của trẻ mồ côi [41;25].

Những công trình nghiên cứu và bài viết trên đã đề cập đến hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có đề cập đến các yêu cầu về chất lượng trong dịch vụ nuôi dạy trẻ; các biện pháp nâng cao chất lượng trong dịch vụ nuôi dạy trẻ.

2.2. Các nghiên cứu ở trong nước về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non

Ngành học GDMN đang ngày càng khẳng định tầm quan trọng và vị trí trong hệ thống giáo dục quốc dân, được sự quan tâm của Đảng nhà nước trong việc đầu tư chăm lo cho GDMN. Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở và một số luận văn thạc sỹ, các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành về GDMN và đặc biệt là về đề tài CSND trẻ như:

- Theo nhà xuất bản giáo dục với bài viết “Một số vấn đề giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XXI”[30]. Tác giả Phạm Minh Hạc đã tổng hợp những kinh nghiệm về chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non của một số nước trên thế giới. Đánh giá thực trạng về chương trình chăm sóc, giáo dục mẫu giáo hiện hành và việc thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trong các trường mầm non hiện nay. Tác giả đưa ra những định hướng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Tác giả Cao Thanh Tuyền (2015) với đề tài “Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh”[36]. Tác giả Cao Thanh Tuyền đã xây dựng được các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ phù hợp với điều kiện của các trường mầm non ngoài công lập quận Tân Bình- Thành phố Hồ Chí Minh và có tính khả thi cao khi áp dụng vào thực tế.


Bên cạnh đó, có rất nhiều nghiên cứu về quản lý chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Triệu Thị Hằng (2016) nghiên cứu về quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non Hoa Hồng, Quận Đống Đa, Hà Nội[31] Nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non Hoa Hồng bằng việc áp dụng một số biện pháp phù hợp, hiệu quả nhằm đạt mục tiêu giáo dục mầm non “giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1. Tương tự, Phan Thị Hương Loan (2017) nghiên cứu quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở Trường mầm non công lập trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội[33]. Tác giả cho rằng những kết quả đạt được ở lứa tuổi này có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và phát triển toàn diện trong suốt cuộc đời của đứa trẻ, điều này phụ thuộc nhiều vào chất lượng chăm sóc - giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội. Tác giả nghiên cứu đề xuất các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non nói chung và ở trường mầm non công lập trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hà Nội nói riêng. Đặng Hồng Phương (2017) cũng nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế [34].

Về cơ bản, các công trình trên đã đề cập đến công tác chỉ đạo, biện pháp quản lý ở các trường mầm non, các biện pháp cũng đã có những đóng góp nhất định đối với sự phát triển của GDMN tuy nhiên những công trình đi sâu về công tác CSND trẻ, nhất là CSND trẻ theo bộ chuẩn phát triển của trẻ. Việc đi sâu vào các biện pháp quản lý công tác CSND trẻ theo chuẩn phát triển của trẻ ở trường MN thì các công trình chưa đề cập đến một cách hệ thống, đặc biệt là đối với địa bàn huyện Đắk Glong.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non huyện Đắk Glong-tỉnh Đắk Nông, đề xuất biện


pháp quản lí hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại huyện Đắk Glong- tỉnh Đắk Nông theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường MN theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.

Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường MN huyện Đắk Glong-tỉnh Đắk Nông theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.

Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường MN huyện Đắk Glong-tỉnh Đắk Nông theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi ở trường mầm non.

4.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non huyện Đắk Glong-tỉnh Đắk Nông theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi

4.3. Phạm vi nghiên cứu

Sử dụng các số liệu về GDMN, kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường MN và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên MN năm học 2020- 2021 của huyện Đắk Glong-tỉnh Đắk Nông.

Khảo sát đánh giá thực trạng ở 16 trường MN trên địa bàn huyện Đắk Glong- tỉnh Đắk Nông.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở phương pháp luận

- Tiếp cận hoạt động: Khi nghiên cứu hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi cần nghiên cứu về quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi của giáo viên và trẻ em ở các trường MN để làm bộc lộ rõ biện pháp quản lý đối với hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.


- Tiếp cận năng lực: Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi là hoạt động hướng tới sự hình thành và phát triển thể chất của trẻ mầm non. Tiếp cận năng lực sẽ tạo cơ sở phương pháp luận để luận giải một số các vấn đề lý luận cơ bản như: khái niệm, mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện, kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. Đồng thời đề xuất nội dung, cách thức tác động các giải pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi tại trường MN.

- Tiếp cận chức năng quản lý: Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi tại trường MN cần dựa trên các chức năng cơ bản của hoạt động quản lý đó là: Lập kế hoạch, tổ chức, kiểm tra và đánh giá hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi tại trường MN. Chủ thể quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi cần biết phối hợp một cách đồng bộ, hài hoà và chặt chẽ các chức năng quản lý trên trong quá trình quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi ở trường MN.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

5.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa để xử lý các tài liệu về chủ trương của Đảng, nhà Nước và Bộ GD&ĐT các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ lứa tuổi MN để xây dựng các khái niệm công cụ và xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu.

5.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

5.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi nhóm CBQL, GVMN, nhân viên; phiếu đánh giá chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng (cho chuyên viên phòng GD và phụ huynh).

5.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm CBQL phòng GD, hiệu trưởng trường MN và GVMN, nhân viên MN.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí