Khái Quát Về Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội, Giáo Dục Trung Học Phổ Thông Tại Huyện Trà Ôn, Tỉnh Vĩnh Long


Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI‌

DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG‌

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục trung học phổ thông tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long

Huyện Trà Ôn nằm về phía Tây Nam tỉnh Vĩnh Long, phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Tam Bình; Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Bình Minh và thành phố Cần Thơ; Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh; Phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Vũng Liêm.

Huyện gồm 1 thị trấn là thị trấn Trà Ôn và 13 đơn vị hành chính xã, đó là các xã: Xuân Hiệp, Hoà Bình, Nhơn Bình, Thới Hòa, Hựu Thành, Thuận Thới, Trà Côn, Vĩnh Xuân, Tân Mỹ, Thiện Mỹ, Tích Thiện, Lục Sĩ Thành, Phú Thành.

Trong nhiều năm qua kinh tế huyện Trà Ôn vẫn ổn định và phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Các trường và điểm trường được phân bố tương đối hợp lý theo các cụm và tuyến dân cư, toàn huyện có 4 trường THPT, 01 trường THCS – THPT và 01 trung tâm giáo dục chuyên nghiệp – giáo dục thường xuyên, trong đó có 02 trường THPT đạt Chuẩn quốc gia (THPT Trà Ôn, THPT Vĩnh Xuân), chất lượng giáo dục bậc THPT của huyện phát triển vượt bậc về mọi mặt, đặc biệt tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT ổn định theo các năm.

Bảng 2.1. Thống kê số học sinh đỗ tốt nghiệp Trung học phổ thông của huyện Trà Ôn trong 3 năm từ 2016 – 2018

TT

Trường THPT

Năm 2016

Năm học 2017

Năm 2018

SL

Tỉ lệ %

SL

Tỉ lệ %

SL

Tỉ lệ %

1

Trà Ôn

276

100

308

100

380

100

2

Vĩnh Xuân

264

94.29

314

100

354

100

3

Lê Thanh Mừng

136

97.84

147

100

196

99.49

4

Hựu Thành

197

97.04

219

100

277

100

5

Hòa Bình

257

98.85

280

100

324

100

6

Chung toàn Tỉnh

7.329

94.69

9.340

99.34

10.279

99.15

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long - 7

(Nguồn: Báo cáo của các trường THPT tỉnh Vĩnh Long)


Theo số liệu khảo sát thực tế về CSVC: Phòng học được kiến cố đạt 100%, các phòng bộ môn đến cuối năm 2018 chỉ có 05 phòng của trường THPT Vĩnh Xuân, máy chiếu; ti vi của các trường THPT trong huyện Trà Ôn còn thiếu rất nhiều so với số lớp (31/142 chiếm tỉ lệ 21.83%), chưa đáp ứng được yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học.

Bảng 2.2. Thống kê số phòng học, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn, phòng thư viện của 5 trường ở huyện Trà Ôn



TT


Trường THPT

Số phòng học

Các phòng chức năng

Số

máy chiếu, màn hình Ti vi

Bộ môn

Thư viện

Thí nghiệm

Thiết bị

Vi tính

Số máy vi tính

1

Trà Ôn

33

0

1

0

3

3

60

14

2

Lê Thanh Mừng

21

0

1

2

1

2

20

1

3

Vĩnh Xuân

31

5

1

3

0

2

16

2

4

Hựu Thành

23

0

1

3

0

2

40

2

5

Hòa Bình

34

0

1

3

0

3

51

12

6

Tổng cộng

142

5

5

11

4

12

187

31

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo cuối năm học 2018 của các trường THPT huyện Trà Ôn)

Bảng 2.3. Thống kê đội ngũ cán bộ quản lí năm học 2017 – 2018



TT


Trường THPT


Số

lượng

Trình độ đào tạo

Trình độ chính trị

Có chứng chỉ bồi dưỡng

Đại học

Thạc sĩ

Trung cấp

Cao cấp

QL GD

Ngoại ngữ

Tin học

1

Trà Ôn

3

2

1

3

0

3

3

3

2

Vĩnh Xuân

3

3

1

2

0

3

3

3

3

Lê Thanh Mừng

3

2

1

3

0

3

3

3

4

Hựu Thành

3

1

1

3

0

3

3

3

5

Hòa Bình

3

2

1

3

0

3

3

3

Tổng

15

10

5

15

0

15

15

15

(Nguồn: Báo cáo của các trường THPT huyện Trà Ôn)

Đội ngũ CBQL tại các đơn vị có bản lĩnh chính trị vững vàng, có 15/15 (100

%) CBQL có bằng Trung cấp lý luận chính trị, có 01 CBQL đang theo học lớp Cao cấp lý luận chính trị; 100 % CBQL có chứng chỉ quản lí giáo dục, ngoại ngữ B và


Tin học A. Số CBQL có trình độ thạc sĩ chiếm 33.3 % (05/15) cao hơn so với mặt bằng chung của Tỉnh (20.53%) . Tuy nhiên chưa có cán bộ quản lí có trình độ thạc sĩ chuyên ngành QLGD (có 03 CBQL đang theo học lớp Cao học QLGD).

Theo Thông tư 16/2017/TT – BGDĐT ngày 12 tháng 7 năm 2017 về việc hướng dẫn danh mục theo vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, tính đến tháng 8 năm 2018 đội ngũ CBQL của các trường THPT huyện Trà Ôn còn thiếu 04 người (THPT Trà Ôn và THPT Vĩnh Xuân thiếu 01; THCS – THPT Hòa Bình thiếu 02) nên ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lí các hoạt động dạy và học tại các đơn vị.

Bảng 2.4. Thống kê đội ngũ giáo viên của các trường trung học phổ thông huyện Trà Ôn


TT


Trường THPT


Giáo viên

Trình độ đào tạo

GV có chứng chỉ bồi dưỡng

GV đạt BDTX

Đại học

Thạc sĩ

Ngoại

ngữ

Tin học

Xếp loại Giỏi

Xếp loại Khá


1


Trà Ôn


80


65


15


77

78


61


19

2

Vĩnh Xuân

71

62

9

65

68

64

7

3

Lê Thanh Mừng

46

41

5

41

43

38

8

4

Hựu Thành

57

52

5

52

53

47

10

5

Hòa Bình

64

52

11

59

61

43

11

6

Tổng cộng

318

272

45

294

303

253

55

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của các trường THPT huyện Trà Ôn)

Theo số liệu khảo sát thực tế số lượng giáo viên của 5 trường THPT tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long từ năm 2016 – 2018 hầu như không thay đổi, giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn, có trình độ tin học, ngoại ngữ cao hơn mặt bằng chung của Tỉnh. Trên 80% GV được đánh giá xếp loại BDTX từ loại khá trở lên.

2.2. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng‌

2.2.1. Mục tiêu và nội dung khảo sát

Mục tiêu khảo sát nhằm làm rõ thực trạng hoạt động BDTX cho GV các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long và thực trạng quản lí hoạt động BDTX cho GV các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.

Nội dung khảo sát bao gồm 4 nội dung sau:


- Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về sự cần thiết của hoạt động BDTX cho GV và tầm quan trọng của quản lí hoạt động BDTX cho GV tại trường THPT;

- Thực trạng việc thực hiện hoạt động BDTX cho GV;

- Thực trạng QL hoạt động BDTX cho GV;

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến QL hoạt động BDTX cho GV các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.

2.2.2. Địa bàn và khách thể khảo sát

Khảo sát thực hiện vào thời điểm tháng 8 và 9/2018 ở 5 trường THPT tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long bao gồm: Trường THPT Trà Ôn, Trường THPT Lê Thanh Mừng, Trường THPT Vĩnh Xuân, Trường THPT Hựu Thành và bậc THPT của Trường THCS - THPT Hòa Bình.

Mẫu khảo sát 115 người, thể hiện trong bảng 2.5 như sau:

TT

Trường Trung học phổ thông (THPT)

CBQL

GV

Tổng

HT

PHT

TTCM

1

THPT Trà Ôn

1

2

5

15

23

2

THPT Lê Thanh Mừng

1

2

5

15

23

3

THPT Vĩnh Xuân

1

2

5

15

23

4

THPT Hựu Thành

1

2

5

15

23

5

THCS - THPT Hòa Bình (bậc THPT)

1

2

5

15

23

Tổng cộng

5


25

75

115


Bảng 2.5. Mẫu khảo sát thực trạng


10

40


2.2.3. Phương pháp khảo sát

Khảo sát thực trạng tiến hành với 3 phương pháp sau đây:

a) Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi:

Bảng hỏi dành cho 115 người (HT, PHT, TTCM và GV) (Phụ lục 1)

Thang điểm đánh giá theo thang đo Likert 5 mức độ được quy ước cụ thể :

- 5 điểm: hoàn toàn đồng ý/tốt/rất ảnh hưởng

- 4 điểm: đồng ý/khá/khá ảnh hưởng

- 3 điểm: có phần đồng ý/trung bình/ảnh hưởng vừa phải

- 2 điểm: không đồng ý/yếu/ít ảnh hưởng


- 1 điểm: hoàn toàn không đồng ý/kém/không ảnh hưởng Khoảng cách thang đo được chia ra các mức độ như sau:

- 1 điểm – 1,80 điểm: hoàn toàn không đồng ý/kém/không ảnh hưởng

- 1,81 điểm – 2,60 điểm: không đồng ý/yếu/ít ảnh hưởng

- 2,61 điểm – 3,40 điểm: có phần đồng ý/trung bình/ảnh hưởng vừa phải

- 3,41 điểm – 4,20 điểm: đồng ý/khá/khá ảnh hưởng

- 4,21 điểm – 5,0 điểm: hoàn toàn đồng ý/tốt/rất ảnh hưởng

b) Phương pháp phỏng vấn sâu

Mẫu phỏng vấn sâu gồm 15 người: 05 CBQL nhà trường (được mã hóa từ CBQL1 đến CBQL5), 05 TTCM (được mã hóa từ TTCM1 đến TTCM5) và 5 GV (được mã hóa từ GV1 đến GV5). Phương pháp phóng vấn sâu được tiến hành nhằm làm rõ hơn kết quả điều tra thu nhận từ bảng hỏi (Phụ lục 2).

c) Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Nghiên cứu các văn bản, hồ sơ, liên quan đến QL hoạt động BDTX cho GV tại 5 trường THPT nói trên, cụ thể là: Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục THPT năm học 2016 - 2017 và 2017 - 2018, Các kế hoạch hoạt động chuyên môn năm học 2016 - 2017 và 2017 - 2018, Kế hoạch hoạt động BDTX cho GV tại 5 trường năm học 2016 - 2017 và 2017 - 2018, Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ giáo dục THPT năm học 2016 - 2017 và 2017 - 2018, Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của 5 trường năm học 2016 - 2017 và 2017 - 2018, Báo cáo tổng kết thực hiện BDTX cho GV của các trường nói trên năm học 2016 - 2017 và 2017 - 2018.

2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long‌

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại trường trung học phổ thông‌

Tiến hành khảo sát gồm 3 mục, 5 mức độ đánh giá từ thấp lên cao là Hoàn toàn không đồng ý, Không đồng ý, Phân vân, Đồng ý và Hoàn toàn đồng ý. Kết quả khảo sát cụ thể được thể hiện ở bảng 2.6 như sau:


Bảng 2.6. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về sự cần thiết của hoạt động BDTX cho GV

T T

Sự cần thiết của hoạt động BDTX cho GV THPT

Mức độ đồng ý

CBQL

GV

Tổng hợp

ĐTB

ĐLC

XH

ĐTB

ĐLC

XH

ĐTB

ĐLC

XH


1

Củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức, kĩ năng sư

phạm cho GV


4,13


0,68


1


3,48


0,50


1


3,80


0,59


1


2

Phát triển phẩm chất và năng lực GV đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu đổi mới giáo

dục


4,10


0,59


2


3,31


0,67


3


3,70


0,63


2


3

Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của

GV


4,00


0,59


3


3,35


0,53


2


3,67


0,57


3

CHUNG

4,08

0,62


3,38

0,57


3,72

0,60


Chú thích: ĐTB: điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn; XH: xếp hạng.

Kết quả khảo sát ở 40 CBQL và 75 GV ở 5 trường THPT trên địa bàn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long cho thấy: Hầu hết CBQL và GV tham gia khảo sát ý kiến đều đồng tình với mức cao là “đồng ý”, điều này cho thấy việc BDTX cho GV là rất cần thiết và quan trọng. Cụ thể các chỉ tiêu về “sự cần thiết” theo thứ tự từ cao xuống thấp như sau: Củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức, kĩ năng sư phạm cho GV với mức điểm TB là 3,80, xếp hạng 1; Phát triển phẩm chất và năng lực GV đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu đổi mới giáo dục với mức điểm TB là 3,70, xếp hạng 2; Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của GV với mức điểm TB là 3,67, xếp hạng 3;

Từ kết quả khảo sát trên cho thấy, CBQL và GV đều “đồng ý” với ý kiến BDTX cho GV là rất cần thiết nhằm để củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức, kĩ năng sư phạm và phát triển phẩm chất và năng lực cũng như phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của GV đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu đổi mới giáo dục. Tuy nhiên, xét riêng nội dung “Phát triển phẩm chất và năng lực GV đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu đổi mới giáo dục” thì được GV đánh giá với mức điểm TB là 3,31 tương ứng với ý kiến “có phần đồng ý”, thấp nhất trong các nội dung khảo sát và thấp hơn mức điểm TB chung của 3 nội dung là 3,73.


Để làm rõ nội dung này, người nguyên cứu thực hiện phỏng vấn 5 GV thu được kết quả như sau: Với câu hỏi “Suy nghĩ của thầy/cô về sự cần thiết của hoạt động BDTX cho GV để phát triển phẩm chất và năng lực GV đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu đổi mới giáo dục?”, cả 5 GV trả lời cùng có một điểm chung là: Chỉ đồng ý một phần vì “Để đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu về đổi mới giáo dục, GV cần đạt nhiều tiêu chí ngoài yếu tố phẩm chất và năng lực”.

Đặc biệt GV1 cho rằng: “Công tác BDTX cho GV hiện nay mới đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục của ngành, của địa phương, của đơn vị, nội dung BD chưa bám sát theo chuẩn nghề nghiệp GV”.

Tóm lại, qua khảo sát thực trạng về nhận thức, các nội dung trên được CBQL & GV đánh giá theo mức độ “đồng ý” trở lên.

2.3.2. Thực trạng việc thực hiện các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long‌

Tiến hành khảo sát gồm 05 hoạt động, 5 mức độ đánh giá từ thấp lên cao là Kém, Yếu, Trung bình, Khá và Tốt. Thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi đối với 40 CBQL và 75 GV, kết quả khảo sát cụ thể như sau:

2.3.2.1. Thực trạng việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở Giáo dục - Đào tạo

Kết quả khảo sát ở 40 CBQL và 75 GV ở 5 trường THPT trên địa bàn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long thu được kết quả như sau:

Bảng 2.7. Đánh giá việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở GD - ĐT



Stt

Hoạt động bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở GD - ĐT

Mức độ thực hiện

ĐTB

ĐLC

XH

Mức độ

1

Việc tuân thủ của trường cử GV tham dự các

nội dung theo triệu tập

3,55

0,60

2

Khá

2

Việc tuân thủ của trường cử GV thực hiện các

hình thức theo triệu tập

4,09

0,66

1

Khá

CHUNG

3,82

0,63


Khá


Từ bảng số liệu 2.7 cho thấy: Tất cả CBQL và GV đều đánh giá 2 nội dung thực hiện bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở GD - ĐT ở mức “khá” với mức


điểm TB chung là 3,82. Trong đó nội dung “Việc tuân thủ của trường cử GV thực hiện các hình thức theo triệu tập” có điểm TB cao hơn nội dung “Việc tuân thủ của trường cử GV tham dự các nội dung theo triệu tập”.

Tiến hành phỏng vấn 5 TTCM và 5 GV về nội dung: “Thầy/cô hãy cho biết những hạn chế của thực hiện hoạt động bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở GD - ĐT?”, kết quả phỏng vấn cho thấy việc tuân thủ của trường cử thành phần GV tham dự các nội dung và tham gia các hoạt động bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở GD - ĐT chưa ưu tiên cho việc chọn lựa người có năng lực, lực lượng giáo viên giỏi, GV cốt cán của nhà trường.

TTCM1 cho rằng: “Do áp lực về chất lượng giảng dạy, phân công chuyên môn GV được thực hiện từ đầu năm và thời khóa biểu giảng dạy của nhà trường ít thay đổi nên khi có quyết định cử GV tham dự tập huấn tập trung của SGD, các đơn vị thường ưu tiên cử GV không có lịch dạy, hoặc GV không làm công tác kiêm nhiệm nhiều để tham gia tập huấn” để không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động chung của nhà trường.

Từ kết quả khảo sát chung cho thấy các cấp quản lí cần phối hợp với nhau tốt hơn trong việc lập kế hoạch BD, tập huấn GV trong năm học, để nhà trường chủ động hơn trong việc đề cử GV đi tập huấn có chất lượng và không ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy tại trường.

2.3.2.2. Thực trạng việc thực hiện hoạt động học tập, sinh hoạt chuyên môn tại trường trung học phổ thông

Tiến hành lấy ý kiến 40 CBQL và 75 GV ở 5 trường THPT trên địa bàn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long về 5 nội dung và 3 hình thức của hoạt động học tập, sinh hoạt chuyên môn tại trường, kết quả khảo sát cụ thể được thể hiện ở bảng 2.8 bên dưới.

Phân tích số liệu của Bảng 2.8 cho thấy trong 115 đối tượng được khảo sát tại 5 trường THPT của huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, đa số đánh giá rất cao mức độ thực hiện nội dung học tập, sinh hoạt chuyên môn, có đến 4/5 nội dung được đánh giá ở mức “tốt”, trong đó nội dung “ Học tập, sinh hoạt về đổi mới dạy học, GD” có mức điểm TB là 4,59 xếp hạng cao nhất, điều này cho thấy các trường rất

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 08/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí