Hoạt Động Bồi Dưỡng Thường Xuyên Cho Giáo Viên Tại Trường Trung Học Phổ Thông



1.2.2. Khái niệm quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại trường trung học phổ thông

* Quản lí

Theo từ điển Tiếng Việt: “quản lí là trông coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định. quản lí là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” (Viện ngôn ngữ học Việt Nam, 2006).

Trong tiếng Anh, thuật ngữ “management” được sử dụng nhiều nhất với nghĩa quản lí. Tiếp đó là thuật ngữ “administration” cũng được đề cập đến với nghĩa là quản lí. Về cơ bản, hai thuật ngữ này được dùng với nghĩa “quản lí” như nhau. Có thể thấy rằng một số nước Châu Âu, Châu Phi và Anh quốc thường dùng thuật ngữ “management”, còn các nước khác như Hoa Kì, Canada, và Úc lại thiên về thuật ngữ “admintration” (trích theo Trần Kiểm, 2010).

Bàn về khái niệm quản lí, có rất nhiều quan niệm khác nhau:

Harol Koontz quan niệm: “Quản lí là một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của những người khác”. (Harol Koontz, 1993). Theo Frederich Wiliam Taylor (1856- 1915) người Mỹ cho là: “Quản lí là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ tiền nhất”; còn theo Paul Hersey và Ken Blanc Hard: “Quản lí là quá trình cùng làm việc và thông qua các cá nhân, các nhóm cũng như các nguồn lực khác để hình thành các mục đích tổ chức”

Tác giả Vũ Hào Quang định nghĩa “Quản lí chính là sự tác động liên tục, có định hướng, có tổ chức, có ý thức hướng mục đích của chủ thể và đối tượng nhằm đạt được hiệu quả tối ưu so với yêu cầu đặt ra” (Vũ Hào Quang, 2001).

Tác giả Nguyễn Lộc cũng định nghĩa quản lí là “quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức và sử dụng mọi nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt được những mục tiêu của tổ chức” (Nguyễn Lộc, 2010).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Tổng hợp quan niệm của các tác giả, có thể hiểu, quản lí là những tác động có ý thức của chủ thể QL đến đối tượng QL, thông qua công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra công việc của các thành viên trong một tổ chức và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt những mục tiêu của tổ chức.


Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long - 4

* Quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại trường trung học phổ thông

Từ khái niệm chung về quản lí, có thể định nghĩa: Quản lí hoạt động BDTX cho GV tại trường THPT là những tác động có ý thức của chủ thể QL trường THPT đến hoạt động BDTX cho GV trong trường, thông qua công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra công việc của các thành viên trong nhà trường và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực sẵn có của nhà trường để đạt được mục tiêu của hoạt động BDTX cho GV.

1.3. Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại trường trung học phổ thông‌

1.3.1. Sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại trường trung học phổ thông

* Hoạt động BDTX cho GV tại trường THPT giúp củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức, kĩ năng sư phạm cho GV: Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho GV là vấn đề vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài để đạt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và tạo mọi điều kiện để tất cả GV có cơ hội học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời nhằm kịp thời củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức, kĩ năng sư phạm.

* Hoạt động BDTX cho GV tại trường THPT giúp phát triển phẩm chất và năng lực GV đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu đổi mới giáo dục: Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho GV giúp GV phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

* Hoạt động BDTX cho GV tại trường THPT giúp phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của GV: Với đặc thù lao động sư phạm đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo không ngừng của giáo viên thì phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên là điều kiện tiên quyết bảo đảm chất lượng dạy và học.


1.3.2. Các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên tổ chức cho giáo viên tại trường trung học phổ thông

Căn cứ Thông tư số 30/2011/TT-BGDĐT về ban hành Chương trình BDTX cho GV trung học phổ thông; Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT quy định Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên (sau đây gọi tắt là Thông tư 26) và Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, có thể xác định các hoạt động BDTX cho GV tại trường THPT bao gồm 5 hoạt động thể hiện trong sơ đồ

sau đây:


Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại trường Trung học phổ thông

Hoạt động bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở

GD - ĐT

Hoạt động học tập, sinh hoạt chuyên môn tại

trường

Hoạt động dự giờ và rút kinh nghiệm

giờ dự

Hoạt động chuyên đề (cấp trường,

tổ)

Hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của giáo

viên


Sơ đồ 1.1. Hoạt động BDTX cho GV tại trường THPT

1.3.2.1. Hoạt động bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở Giáo dục và đào tạo

Vào đầu mỗi năm học Sở GD - ĐT thường triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của ngành GD, trong các định hướng thực hiện nhiệm vụ năm học thì nội dung chỉ đạo thực hiện nhiệm chuyên môn luôn được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, việc tham gia đầy đủ các hoạt động bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở GD - ĐT là một trong những hoạt động BDTX trọng tâm cho GV. Các cơ sở


giáo dục có thực hiện tốt kế hoạch giáo dục năm học, kế hoạch BDTX cho GV của nhà trường hay không phụ thuộc vào có 2 yếu tố:

* Việc tuân thủ của trường cử giáo viên tham dự các nội dung theo triệu tập

Hiệu trưởng cần đề cử đúng, đủ thành phần tham gia tập huấn tập trung theo triệu tập của Sở GD - ĐT, việc chọn GV có năng lực chuyên môn và kỹ năng mềm tốt và tạo mọi điều kiện thuận lợi về thời gian (xếp thời khóa biểu hợp lý trong thời gian vừa tham gia giảng dạy vừa tham gia tập huấn, bồi dưỡng), điều kiện công tác, cũng như hỗ trợ kinh phí cho GV tham gia tập huấn sẽ giúp lực lượng GV cốt cán an tâm học tập, đảm bảo được chất lượng và hiệu quả công việc khi triển khai lại các nội dung này cho GV toàn trường.

* Việc tuân thủ của trường cử giáo viên thực hiện các hình thức theo triệu

tập

Việc các GV được cử đi tập huấn bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở

GD - ĐT phải năng động, tích cực học tập, quán triệt và tham gia đầy đủ các hình thức hoạt động theo qui định của lớp học, nắm vững các định hướng chuyên môn, các kiến thức kĩ năng mới và đảm bảo sau tập huấn có thể thực hiện thành thạo mới có thể truyền đạt lại cho GV của đơn vị mình khi tập huấn lại tại trường.

1.3.2.2. Hoạt động học tập, sinh hoạt chuyên môn tại trường trung học phổ thông

a) Nội dung học tập, sinh hoạt chuyên môn tại trường

Căn cứ “Chương trình BDTX cho GV trung học phổ thông” (Thông tư số 30/2011/TT-BGDĐT) và Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, thì nội dung BDTX cho GV thông qua các hoạt động học tập, sinh hoạt chuyên môn tại trường là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi nhà trường, bao gồm:

* Học tập, sinh hoạt về chính trị, phẩm chất, đạo đức nhà giáo: Đây là nội dung bồi dưỡng bắt buộc đối với mỗi GV, được thực hiện hàng năm trong thời gian hè, đầu năm học, trong năm học và cuối năm học, thực hiện tốt các nội dung này giúp nhà giáo nâng cao bản lĩnh chính trị, rèn luyện phẩm chất, đạo đức và nuôi


dưỡng lòng yêu nghề, là yếu tố quyết định phát triển nghề nghiệp của nhà giáo và chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường.

* Học tập, sinh hoạt về chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp: Để chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, đáp ứng yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo đúng khung vị trí việc làm, đòi hỏi người giáo viên luôn trau dồi học hỏi không những về kiến thức chuyên môn mà còn trang bị nhiều kĩ năng khác như kĩ năng tư vấn, hỗ trợ cho HS,……. hay kĩ năng hướng dẫn đồng nghiệp và phụ huynh HS trong một tình huống sư phạm cụ thể.

* Học tập, sinh hoạt về nhiệm vụ năm học, phát triển giáo dục địa phương: Việc hiểu biết về môi trường và giáo dục của địa phương giúp cho GV dễ dàng hơn trong việc tiếp cận HS, phối hợp tốt với các tổ chức xã hội với gia đình của HS giúp nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ dạy chữ - dạy người.

* Học tập, sinh hoạt về đổi mới dạy học, giáo dục: Nghề giáo là một nghề đặc thù, đòi hỏi mỗi GV phải không ngừng sáng tạo và luôn linh hoạt trong hoạt động giảng dạy và giáo dục HS của mình, việc tham gia học tập và sinh hoạt về đổi mới dạy học, GD của GV là yêu cầu bắt buộc, nó giúp GV theo kịp với những đổi mới của GD hiện nay, nhằm đáp ứng được nhu cầu của người học.

* Học tập, sinh hoạt về ngoại ngữ, tin học, sử dụng thiết bị công nghệ dạy học: Sự thông thạo một ngoại ngữ, am hiểu công nghệ thông tin hay có kỹ năng sử dụng thiết bị công nghệ dạy học tốt giúp người GV luôn tự tin trong các bài giảng của mình, là cơ hội cho GV sáng tạo và làm đa dạng phong phú hơn các phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả.

b) Hình thức học tập, sinh hoạt chuyên môn tại trường

Hoạt động học tập, sinh hoạt chuyên môn tại trường thường được tổ chức theo các hình thức sau đây:

* Hội thảo, tọa đàm trong phạm vi trường: đây là hình thức sinh hoạt chuyên môn khá phổ biến ở các đơn vị trường học, thông qua các buổi hội thảo, tọa đàm cấp trường, GV các tổ bộ môn có cơ hội chia sẽ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy cả về chuyên môn (kiến thức liên môn) và tăng cường nghiệp vụ, kĩ năng sư phạm (nghiệp vụ công tác chủ nhiệm, kĩ năng xử lý tình huống sư phạm, công tác tư vấn


tâm lý học đường, kinh nghiệm giảng dạy - giáo dục HS cá biệt, phương pháp chăm bồi HS giỏi, phương pháp tham vấn, hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm dạy học gắn với thực tiễn - dạy học theo hướng trãi nghiệm sáng tạo,……). Từ các buổi sinh hoạt chuyên môn tập trung tại trường này giúp GV không ngừng phát triển chuyên môn, đặc biệt là GV trẻ, mới vào nghề.

* Nghe báo cáo (của chuyên gia, của cán bộ trong trường được phân công…): hình thức này cũng là một trong những hình thức sinh hoạt chuyên môn tập trung tại cơ sở, việc tận dụng tốt lực lượng GV cốt cán, có trình độ chuyên môn trên chuẩn, GV dạy giói cấp Tỉnh, GV có kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn tốt xây dựng các chuyên đề phát triển chuyên môn và làm báo cáo viên, báo cáo, chia sẽ kinh nghiệm cho GV trong phạm vi trường sẽ giúp thúc đẩy phong trào chuyên môn của nhà trường, nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lượng giáo dục chung của nhà trường.

* Họp, sinh hoạt trong tổ, nhóm: đây là hình thức sinh hoạt chuyên môn quan trọng nhất, thông qua họp tổ chuyên môn theo định kì hàng tháng, sinh hoạt tổ, nhóm bộ môn, GV có cơ hội học tập, nghiên cứu chuyên sâu hơn về chuyên ngành của bộ môn mình đang giảng dạy, GV trong tổ sẽ có cơ hội thảo luận, chia sẽ kinh nghiệm lẫn nhau nhằm bổ sung cho nhau những kiến thức còn thiếu về chuyên môn

- nghiệp vụ, về tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng môi trường học tập hiệu quả cho HS,... Ngoài ra, sinh hoạt tổ chuyên môn GV còn chia sẽ những tài liệu, thông tin, cùng hỗ trợ chuyên môn lẫn nhau, khuyến khích phong trào cùng nhau tự học, tự bồi dưỡng từng bước phát triển năng lực nghề nghiệp của mỗi GV.

1.3.2.3. Hoạt động dự giờ và rút kinh nghiệm giờ dự của giáo viên

Hoạt động dự giờ và rút kinh nghiệm giờ dự là một loại hình BDTX trực tiếp, bồi dưỡng tại chỗ, là con đường ngắn nhất giúp nâng cao tay nghề của GV, thông qua hoạt động này GV có thể đúc kết được nhiều kinh nghiệm thiết thực trong tổ chức dạy học: từ thiết kế bài đến việc tổ chức, thực hiện các hoạt động dạy

- học thực tiễn trên lớp, việc truyền đạt kiến thức và vận dụng hiệu quả, linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng HS. Để hoạt động dự giờ và


rút kinh nghiệm giờ dự có chất lượng cần thực hiện tốt, nghiêm túc các nội dung và đa dạng các hình thức dự giờ và rút kinh nghiệm giờ dự sau:

a) Nội dung bồi dưỡng, rút kinh nghiệm qua hoạt động dự giờ

* Rút kinh nghiệm về nhận thức chính trị, phẩm chất GV thể hiện trong giờ dạy: trong giảng dạy GV không chỉ chú trọng khâu cung cấp, truyền đạt kiến thức cho HS mà còn phải chú ý khơi gợi cảm hứng học tập cho HS, nuôi dưỡng ý chí, nghị lực cho HS, định hướng lý tưởng sống đẹp cho HS, đó là yếu tố quan trọng GV cần thể hiện thường xuyên trong mỗi bài giảng của mình, việc quan tâm rút kinh nghiệm tiêu chí này sau tiết dự giờ sẽ giúp GV không ngừng tự học tự rèn để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy chữ - dạy người cho HS.

* Rút kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp: thông qua rút kinh nghiệm sau tiết dự giờ sẽ giúp GV đánh giá được ưu khuyết điểm của giờ dạy để tiếp tục phát huy hoặc trau dồi thêm, giúp GV ngày càng vững vàng hơn trong chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng kịp nhu cầu của giáo dục hiện nay.

* Rút kinh nghiệm về đổi mới dạy học, giáo dục: tiết dạy chất lượng, HS có hứng thú hay không phần nhiều do phương pháp dạy học quyết định, vì vậy đòi hỏi người thầy không ngừng học hỏi, nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng và ham thích học tập giúp phát triển toàn diện hai mặt giáo dục của nhà trường.

* Rút kinh nghiệm về ứng dụng CNTT, sử dụng thiết bị công nghệ trong giờ dạy: việc ứng dụng CNTT và sử dụng thiết bị công nghệ thành thạo, giúp tiết dạy thêm sinh động, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu dạy học gắn với thực tiễn, tránh truyền đạt kiến thức lý thuyết suôn, gây nhàm chán trong HS, vì vậy rút kinh nghiệm việc ứng dụng CNTT, sử dụng thiết bị công nghệ trong giờ dạy là một tiêu chí được đưa vào đánh giá giờ dạy hiện nay của GV.

b) Hình thức dự giờ

Thông thường tổ chức dự giờ GV có hai hình thức:

* Dự giờ học tập lẫn nhau trong tổ, nhóm chuyên môn: do TTCM, nhóm trưởng chủ trì về nội dung dạy, thời gian thực hiện, đối tượng thực hiện và mục tiêu


cần đạt được sau tiết dạy, điều hành hoạt động rút kinh nghiệm và kết luận sau khi dự giờ.

* Dự giờ cấp trường, cụm trường, tỉnh: hoạt động dự giờ và rút kinh nghiệm giờ dự có thể tổ chức cấp trường, cụm trường (cụm thi đua, các trường cùng loại hình hoặc được chia theo vị trí địa lý) giúp GV có điều kiện thuận lợi trong mở rộng sự hợp tác, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn giữa các trường với nhau.

1.3.2.4. Hoạt động chuyên đề (cấp trường, tổ)

Hoạt động chuyên đề (cấp trường, tổ) là một trong những hoạt động chuyên môn trọng tâm của nhà trường, hoạt động này có tác động trực tiếp tới chất lượng dạy học của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh, thực hiện tốt BDTX cho GV thông qua hoạt động chuyên môn này góp phần quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường.

a) Nội dung bồi dưỡng qua chuyên đề

* Nội dung chuyên đề do chỉ đạo của cấp trên: bao gồm triển khai các văn bản có nội dung mang tính chỉ đạo về chương trình, phân phối chương trình, kế hoạch dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá,……

* Nội dung chuyên đề do nhà trường tự đề ra: tùy theo nhu cầu thực tế của đơn vị nhà trường sẽ lên kế hoạch về nội dung sinh hoạt chuyên đề bồi dưỡng GV cấp trường và nội dung BD giáo viên theo đặc trưng chuyên môn cụ thể ở từng tổ chuyên môn, việc xây dựng nội dung bồi dưỡng GV dựa vào nhu cầu của GV, ưu tiên những vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ mà GV còn yếu, còn thiếu, các vấn đề mang tính cấp thiết, phổ biến và khả thi (các vấn đề khó hoặc các vấn đề mới phát sinh trong thực tế giảng dạy) để đưa vào xây dựng chuyên đề học tập và BD theo suốt thời gian năm học.

b) Hình thức tổ chức chuyên đề

Thông thường có 3 hình thức sinh hoạt chuyên đề ở cấp trường, cấp tổ:

* Nghe báo cáo nội dung chuyên đề: đây là hình thức chia sẽ kinh nghiệm, học tập lẫn nhau về chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy; đối với các trường có tiềm lực tài chính sẽ mời báo cáo viên thường là các chuyên gia giáo dục để trực tiếp BD

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 08/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí