Thực Trạng Quản Lí Hoạt Động Bồi Dưỡng Thường Xuyên Cho Giáo Viên Tại Các Trường Trung Học Phổ Thông Huyện Trà Ôn, Tỉnh Vĩnh Long


Tất cả các đối tượng tham gia khảo sát đều đánh giá cả 2 nội dung đều ở mức “khá” với mức điểm TB là 3,31 rất thấp. Từ đó cho thấy “Điều kiện tài chính của trường phục vụ hoạt động BDTX cho GV” và “Điều kiện cơ sở vật chất của trường (phòng, phương tiện, thiết bị, thư viện,…)” chưa đáp ứng được nhu cầu thực hiện hoạt động BDTX cho GV tại 5 trường THPT đã khảo sát. Vì vậy, các nhà quản lí cần tranh thủ các nguồn lực để trang bị CSVC và dự trù kinh phí phục vụ tốt hơn cho hoạt động BDTX cho GV ở các địa phương nói trên.

2.4. Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long

2.4.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về tầm quan trọng của quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại trường trung học phổ thông‌

Kết quả điều tra bằng bảng hỏi dành cho 115 CBQL và GV thể hiện ở bảng

2.14.

Bảng 2.14. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về tầm quan trọng của quản lí hoạt động BDTX cho GV tại trường THPT


T T

Tầm quan trọng của QL hoạt động BDTX cho GV tại trường THPT

Mức độ đồng ý

CBQL

GV

Tổng hợp

ĐTB

ĐLC

XH

ĐTB

ĐLC

XH

ĐTB

ĐLC

XH


4

Giúp đạt được mục tiêu

phát triển đội ngũ GV một cách toàn diện


4,28


0,55


2


3,32


0,59


2


3,80


0,58


3


5

Giúp nhà trường chủ động về mặt thời gian và các nguồn lực trong quá trình thực hiện hoạt

động BDTX cho GV


4,45


0,50


3


3,73


0,79


1


4,09


0,65


1


6

Đảm bảo được sự phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận trong quá trình

thực hiện hoạt động BDTX cho GV


4,65


0,77


1


3,23


0,60


3


3,94


0,69


2

CHUNG

4,46

0,61


3,43

0,66


3,94

0,64


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long - 9

Kết quả khảo sát cho thấy các nội dung được đánh giá như sau: Giúp nhà trường chủ động về mặt thời gian và các nguồn lực trong quá trình thực hiện hoạt


động BDTX cho GV với mức điểm TB là 4,09, xếp hạng 1; Đảm bảo được sự phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận trong quá trình thực hiện hoạt động BDTX cho GV với mức điểm TB là 3,94, xếp hạng 2; Giúp đạt được mục tiêu phát triển đội ngũ GV một cách toàn diện có mức điểm TB là 3,80, xếp hạng 3.

Đối chiếu thêm về nội dung “Tầm quan trọng của quản lí hoạt động BDTX cho GV tại trường THPT” của bảng 2.5 cho thấy nhóm đối tượng là CBQL thì “hoàn toàn đồng ý”, với mức điểm TB từ 4,28 trở lên, nhưng nhóm đối tượng GV thì thể hiện quan điểm “có phần đồng ý”, cụ thể nội dung quản lí hoạt động BDTX cho GV để “Đảm bảo được sự phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận trong quá trình thực hiện hoạt động BDTX cho GV” chỉ đạt mức điểm TB thấp nhất là 3,23.

Tiến hành phỏng vấn 5 GV thu được kết quả như sau: Với câu hỏi “Suy nghĩ của thầy/cô về quản lí hoạt động BDTX cho GV tại trường THPT sẽ đảm bảo được sự phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận trong quá trình thực hiện hoạt động trên?”. Cả 5 GV được phỏng vấn đều cho rằng chỉ đồng ý một phần và đồng quan điểm “ hoạt động BDTX cho GV còn thực hiện chưa đồng bộ, mỗi tổ chuyên môn làm một kiểu, mỗi đơn vị thực hiện khác nhau về nội dung BDTX, về phương thức thực hiện BDTX của GV”

2.4.2. Thực trạng việc thực hiện các chức năng quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường THPT, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long‌

2.4.2.1. Thực trạng về lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên

Tiến hành khảo sát thực trạng lập kế hoạch BDTX cho GV theo 5 nội dung của hoạt động BDTX. Kết quả khảo sát ở bảng số liệu 2.14 cho thấy:

Nội dung “Lập kế hoạch về hoạt động chuyên đề (cấp trường, tổ)” có điểm TB là 4,35, xếp hạng 1; “Lập kế hoạch về hoạt động dự giờ và rút kinh nghiệm của GV trong trường” được đánh giá mức độ thực hiện là “khá” có mức điểm TB là 4,13, xếp hạng 2; “Lập kế hoạch về hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của GV” được xếp hạng 3 với điểm TB là 3,91; “Lập kế hoạch về hoạt động bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở GD-ĐT” có mức điểm TB là 3,78, xếp hạng 4; Trong đó, “Lập kế hoạch về hoạt động học tập, sinh hoạt chuyên môn tại trường” được đánh giá


mức độ quản lí thấp nhất với mức điểm TB chỉ đạt 3,38. Cụ thể số liệu bảng 2.15:

Bảng 2.15. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động BDTX cho GV


T T

Lập kế hoạch hoạt động BDTX cho GV

Mức độ thực hiện

CBQL

GV

Tổng hợp

ĐTB

ĐLC

XH

ĐTB

ĐLC

XH

ĐTB

ĐLC

XH


1

Lập kế hoạch về hoạt động bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở GD-

ĐT


3,90


0,30


4


3,65


0,62


4


3,78


0,46


4


2

Lập kế hoạch về hoạt

động học tập, sinh hoạt chuyên môn tại trường


3,35


0,48


5


3,43


0,49


5


3,39


0,49


5


3

Lập kế hoạch về hoạt động dự giờ và rút kinh nghiệm của GV trong

trường


4,00


0,59


3


4,27


0,75


2


4,13


0,68


2


4

Lập kế hoạch về hoạt động chuyên đề (cấp

trường, tổ)


4,33


0,47


1


4,37


0,56


1


4,35


0,52


1


5

Lập kế hoạch về hoạt động tự học, tự bồi dưỡng

của GV


4,03


0,73


2


3,79


0,70


3


3,91


0,72


3

CHUNG

3,92

0,52


3,90

0,63


3,91

0,57



Tiến hành phỏng vấn 05 TTCM của 5 trường THPT tham gia khảo sát, với nội dung: “Thầy/ cô có suy nghĩ gì về thực trạng quản lí việc lập kế hoạch các hoạt động BDTX cho GV hiện nay?”, cả 5 TTCM đều thừa nhận, các tổ chuyên môn nhà trường chưa chú trọng xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động nhỏ mà chỉ xây dựng kế hoạch cho các đầu việc được phân loại theo lĩnh vực hoạt động chuyên môn, hoạt động phong trào, hoạt động Đoàn thể hay hoạt động theo chuyên đề.

Kết quả nghiên cứu hồ sơ tại các trường THPT cho thấy nhà trường có hệ thống kế hoạch rất cụ thể, việc xây dựng kế hoạch cũng được quan tâm thực hiện tuy nhiên, xây dựng mục tiêu chưa rõ ràng, phân công nhiệm vụ cho các bộ phận chưa cụ thể. Vì vậy, CBQL nhà trường cần củng cố khâu quản lí lập kế hoạch các hoạt động BDTX cho GV hiệu quả hơn.

2.4.2.2. Thực trạng về tổ chức nhân sự thực hiện hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên

Tiến hành khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động BDTX cho GV theo 5 nội


dung của hoạt động BDTX. Kết quả khảo sát ở bảng số liệu 2.16 cho thấy:


Tất cả 115 đối tượng được khảo sát ý kiến đều đánh giá các trường THPT của huyện Trà Ôn rất quan tâm đến khâu tổ chức thực hiện hoạt động BDTX cho GV có đến 3/5 nội dung được đánh giá ở mức “tốt”, cụ thể như sau: “Tổ chức hoạt động dự giờ và rút kinh nghiệm của GV trong trường” và “Tổ chức hoạt động chuyên đề (cấp trường, tổ)” cùng có mức điểm TB là 4,22, xếp hạng 1; “Tổ chức hoạt động học tập, sinh hoạt chuyên môn tại trường” được xếp hang 3 với mức điểm TB là 4,21; “Tổ chức hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của GV” có mức điểm TB là 3.88, xếp hạng 4 và “Tổ chức hoạt động bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở GD-ĐT” được xếp hạng 5 có mức điểm TB thấp nhất với 3,51. Kết quả khảo sát chi tiết ở bảng số liệu 2.16.

Bảng 2.16. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động BDTX cho GV



T T


Tổ chức thực hiện hoạt động BDTX cho GV

Mức độ thực hiện

CBQL

GV

Tổng hợp

ĐTB

ĐLC

X

H

ĐTB

ĐLC

XH

ĐTB

ĐLC

XH


1

Tổ chức hoạt động bồi dưỡng tập trung theo triệu

tập của Sở GD-ĐT


3,55


0,63


5


3,47


0,66


4


3,51


0,65


5


2

Tổ chức hoạt động học tập, sinh hoạt chuyên môn

tại trường


4,15


0,62


3


4,27


0,66


1


4,21


0,64


3


3

Tổ chức hoạt động dự giờ và rút kinh nghiệm của

GV trong trường


4,38


0,49


2


4,06


0,66


2


4,22


0,58


1

4

Tổ chức hoạt động chuyên

đề (cấp trường, tổ)

4,40

0,70

1

4,04

0,74

3

4,22

0,73

1

5

Tổ chức hoạt động tự học,

tự bồi dưỡng của GV

4,10

0,74

4

3,65

0,74

5

3,88

0,74

4

CHUNG

4,12

0,64


3,90

0,70


4,01

0,67



2.4.2.3. Thực trạng về chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên

Tiến hành khảo sát thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động BDTX cho GV theo 5 nội dung của hoạt động BDTX thu được kết quả khảo sát ở bảng số liệu 2.17


Bảng 2.17. Thực trạng chỉ đạo hoạt động BDTX cho GV


T T

Chỉ đạo hoạt động BDTX cho GV

Mức độ đồng ý

CBQL

GV

Tổng hợp

ĐTB

ĐLC

XH

ĐTB

ĐLC

XH

ĐTB

ĐLC

XH


1

Chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng tập

trung theo triệu tập của Sở GD


3,85


0,62


5


4,13


0,70


4


3,99


0,66


5


2

Chỉ đạo thực hiện hoạt động học tập, sinh hoạt chuyên môn tại

trường


4,40


0,63


3


4,32


0,66


2


4,36


0,65


3


3

Chỉ đạo thực hiện hoạt động dự giờ và rút kinh nghiệm của GV

trong trường


4,65


0,48


2


4,33


0,57


1


4,49


0,53


1


4

Chỉ đạo thực hiện hoạt động chuyên đề (cấp

trường, tổ)


4,68


0,47


1


4,24


0,65


3


4,46


0,56


2


5

Chỉ đạo thực hiện hoạt

động tự học, tự bồi dưỡng của GV


4,23


0,73


4


4,05


0,71


5


4,14


0,72


4

CHUNG

4,36

0,59


4,22

0,66


4,29

0,63



Từ số liệu của Bảng 2.16 cho thấy trong 115 đối tượng được khảo sát tại 5 trường THPT của huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, đa số đánh giá rất cao công tác chỉ đạo hoạt động BDTX cho GV tại các trường, điểm TB chung của 5 nội dung khảo sát có mức điểm khá cao là 4,29, đạt mức “tốt”. Trong đó, mức độ thực hiện nội dung “Chỉ đạo thực hiện hoạt động dự giờ và rút kinh nghiệm của GV trong trường” có điểm TB cao nhất là 4,49, xếp hạng 1, ngược lại nội dung về “Chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở” có mức điểm TB là 3,99 được xếp loại “khá” và xếp hạng 5 thấp nhất trong 5 nội dung khảo sát.

Tiến hành phỏng vấn 5 GV tại các trường khảo sát với nội dung: “Đánh giá của thầy/cô về công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở tại đơn vị thầy/ cô đang công tác?”. Cả 5 đối tượng tham gia phỏng vấn đều cho ý kiến chung là “Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở GD” là hoạt động quản lí chưa được quan tâm nhiều ở các trường PT hiện nay, thường cả CBQL và GV của các cơ sở GD không nắm được kế hoạch chi tiết về nội


dung BD, lộ trình thực hiện kế hoạch đào tạo, BD của SGD, khi GV đi tập huấn, BD theo triệu tập của Sở thì coi như là đại diện CBQL nhà trường. Vậy, khâu chỉ đạo thực hiện hoạt động này sẽ không sâu sát, hiệu quả công việc sẽ không cao, do đó CBQL nhà trường cần phối hợp với các cấp quản lí để xây dựng kế hoạch về lộ trình thực hiện công tác đào tạo, BDTX cho GV.

2.4.2.4. Thực trạng về kiểm tra hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo

viên

Tiến hành khảo sát thực trạng công tác kiểm tra hoạt động BDTX cho GV

theo 5 nội dung của hoạt động BDTX thu được kết quả khảo sát ở bảng số liệu 2.18.

Bảng 2.18. Thực trạng kiểm tra hoạt động BDTX cho GV


T T

Kiểm tra hoạt động BDTX cho GV

Mức độ đồng ý

CBQL

GV

Tổng hợp

ĐTB

ĐLC

XH

ĐTB

ĐLC

XH

ĐTB

ĐLC

XH


1

Kiểm tra việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của

Sở


3,73


0,75


5


3,16


0,36


5


3,44


0,56


5


2

Kiểm tra việc thực hiện hoạt động học tập, sinh hoạt chuyên môn tại

trường


4,08


0,79


3


4,03


0,71


2


4,05


0,76


3


3

Kiểm tra việc thực hiện hoạt động dự giờ và rút

kinh nghiệm của GV


4,43


0,50


2


4,24


0,78


1


4,33


0,64


1


4

Kiểm tra việc thực hiện

hoạt động chuyên đề (cấp trường, tổ)


4,65


0,48


1


3,92


0,65


3


4,29


0,57


2


5

Kiểm tra việc thực hiện hoạt động tự học, tự bồi

dưỡng của GV


3,83


0,59


4


3,79


0,77


4


3,81


0,69


4

CHUNG

4,14

0,63


3,83

0,66


3,98

0,64



Từ số liệu của Bảng 2.18 cho thấy: nội dung “Kiểm tra việc thực hiện hoạt động dự giờ và rút kinh nghiệm của GV” được đánh giá mức điểm TB là 4,33, xếp hạng 1; Xếp hạng 2 với nội dung “Kiểm tra việc thực hiện hoạt động chuyên đề (cấp trường, tổ)” có mức điểm TB là 4,29; Nội dung “Kiểm tra việc thực hiện hoạt động học tập, sinh hoạt chuyên môn tại trường” có mức điểm TB là 4,05, xếp hạng 3; Nội dung “Kiểm tra việc thực hiện hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của GV” có mức


điểm TB là 3,81, xếp hạng 4; Nội dung được đánh giá mức thấp nhất là “Kiểm tra việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở GD” có mức điểm TB là 3,44.

Với điểm TB chung của hoạt động này là 3,98, cho thấy 115 đối tượng được tham gia khảo sát tại 5 trường THPT của huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long đánh giá mức thực hiện hoạt động này chỉ đạt mức “khá”.

Tiến hành phỏng vấn 05 TTCM của 5 trường THPT tham gia khảo sát, với nội dung: “Thầy/ cô hãy cho biết các hình thức kiểm tra hoạt động BDTX cho GV mà đơn vị nơi thầy/cô đang công tác đã thực hiện?”. Kết quả phỏng vấn thu được kết quả chung là: Đối với hoạt động bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở GD - ĐT thì hoạt động kiểm tra được thực hiện thông việc ký tên điểm danh, nộp bài viết thu hoạch cuối khóa; hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của GV cũng được giám sát kiểm tra thông qua việc kiểm tra kế hoạch, hồ sơ có liên quan đến hoạt động tự học, tự BD của GV “giấy chứng nhận, bằng cấp chứng minh GV đã hoàn thành khóa học, bài báo cáo kết quả học tập cuối kì.

Kết quả nghiên cứu hồ sơ kiểm tra nội bộ của các trường tham khao khảo sát thu được kết quả: hồ sơ lưu công tác kiểm tra tại trường về hoạt động BDTX cho GV chỉ có phiếu dự giờ GV có nhận xét đánh giá đối với hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dự, biên bản họp tổ chuyên, thực hiện chuyên đề cấp trường, cấp tổ có chữ ký xác nhận đã xem của các PHT.

Từ kết quả trên cho thấy công tác kiểm tra hoạt động BDTX cho GV chưa được CBQL quan tâm thực hiện đúng mức. Hiệu trưởng cần biện pháp cụ thể cho nội dung này.

2.4.2.5. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng việc thực hiện các chức năng quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên

Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long được thể hiện ở bảng 2.19.


Bảng 2.19. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng việc thực hiện các chức năng quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long

T

T

Các chức năng quản lí hoạt động BDTX cho GV

Mức độ thực hiện

ĐTB

ĐLC

XH

Mức độ

1

Lập kế hoạch hoạt động BDTX cho GV

3,91

0,57

4

Khá

2

Tổ chức hoạt động BDTX cho GV

4,01

0,67

2

Khá

3

Chỉ đạo hoạt động BDTX cho GV

4,29

0,63

1

Tốt

4

Kiểm tra hoạt động BDTX cho GV

3,98

0,64

3

Khá

CHUNG

4,04

0,63


Khá

Bảng 2.19 và cho thấy, đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện các nội dung quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT huyện Trà Ôn không đồng đều. Có 01 nội dung được đánh giá mức độ thực hiện “tốt” là “Chỉ đạo hoạt động BDTX cho GV, có 03 nội dung được đánh giá mức độ thực hiện “khá”, đó là: Tổ chức hoạt động BDTX cho GV đạt ĐTB là 4.01, xếp hạng 2; Kiểm tra hoạt động BDTX cho GV đạt điểm TB là 3,98, xếp hạng 3; Lập kế hoạch hoạt động BDTX cho GV đạt ĐTB là 3,91, xếp hạng 4.

Việc chỉ đạo của hiệu trưởng trong hoạt động BDTX cho GV cần có biện pháp để phát huy những HĐ đang thực hiện tốt, chú trọng nhiều hơn các HĐ còn ở mức khá. Vì đây là HĐ giúp cho nhà trường nâng cao chất lượng đội ngũ, khuyến khích GV trong công tác tự học, tự BD để nâng cao phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của bản thân đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới giáo dục.

2.4.3. Thực trạng quản lí các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long‌

Khảo sát bằng bảng hỏi CBQL và GV tại 5 trường THPT về thực trạng QL của hiệu trưởng đối với quản lí các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên thu được kết quả thể hiện trong bảng 2.20.

Số liệu ở bảng 2.20 cho thấy các đối tượng khảo sát đánh giá ở mức độ “khá” việc thực hiện quản lí các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên, với ĐTB chung là 3,71 điểm. Cụ thể, nội dung “Quản lí cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, thư viện…phục vụ hoạt động BDTX cho GV” có mức điểm

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 08/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí