Tổng Hợp Đánh Giá Về Mức Độ Cần Thiết Và Khả Thi Của Các Nhóm Biện Pháp Quản Lí Hoạt Động Bdtx Cho Gv Tại Các Trường Thpt Huyện Trà Ôn,


Qua đây cho thấy, CBQL & GV rất quan tâm đến việc thực hiện các biện pháp QL hoạt động

* Tổng hợp đánh giá về mức độ cấp thiết và khả thi của các nhóm biện pháp QL hoạt động hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long

Bảng 3.8. Tổng hợp đánh giá về mức độ cần thiết và khả thi của các nhóm biện pháp quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long


Nhóm biện pháp

Mức độ

T

quản lí các hoạt động

Cấp thiết

Khả thi

Tổng hợp

T

BDTX cho GV

ĐTB

ĐLC

XH

ĐTB

ĐLC

XH

ĐTB

ĐLC

XH


các trường THPT

1

Nhóm biện pháp liên quan

đến chức năng lập kế hoạch

3.35

0.45

5

3.68

0.40

1

3.52

0.23

4

2

Nhóm biện pháp liên quan

đến chức năng tổ chức

3.70

0.43

2

3.51

0.49

5

3.61

0.22

2

3

Nhóm biện pháp liên quan

đến chức năng chỉ đạo

3.78

0.38

1

3.54

0.50

4

3.66

0.19

1

4

Nhóm biện pháp liên quan

đến chức năng kiểm tra

3.31

0.32

6

3.68

0.47

1

3.50

0.16

5

5

Nhóm biện pháp liên quan

đến các điều kiện phục vụ

3.58

0.47

3

3.66

0.46

3

3.62

0.24

2


6

Nhóm biện pháp liên quan đến tạo yếu tố thuận lợi cho

quản lí quản lí hoạt động.


3.43


0.43


4


3.41


0.38


6


3.42


0.22


6



3.53

0.41


3.58

0.45


3.56

0.21


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

* Tổng hợp mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động BDTX cho GV.

Biểu đồ 3 1 Tổng hợp mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp QL 1

Biểu đồ 3.1. Tổng hợp mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp QL hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long


Từ số liệu bảng 3.8 và Biểu đồ 3.1 cho thấy, đánh giá của CBQL và GV về mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long rất đồng đều và ở mức độ “rất cấp thiết” và “rất khả thi”.


Kết luận chương 3‌

Chương 3 đã nêu lên các nguyên tắc đề xuất các biện pháp QL hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT của huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.

Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, người nghiên cứu đề xuất 6 nhóm biện pháp: các nhóm biện pháp liên quan đến chức năng quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT và nhóm biện pháp tạo yếu tố thuận lợi cho QL hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT. Các nhóm biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau; do đó, cần được thực hiện đồng bộ để mang lại hiệu quả cao nhất.

Qua kết quả khảo sát CBQL và GV cho rằng các nhóm biện pháp được đề xuất đều rất cấp thiết và khả thi. Đây là cơ sở quan trọng để CBQL các trường THPT áp dụng vào trong thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ‌


1. KẾT LUẬN‌

1.1. Về lí luận

Hoạt động BDTX cho GV là hoạt động chuyên môn quan trọng ở trường THPT, là cơ sở giúp các nhà QL đạt được mục tiêu phát triển đội ngũ GV một cách toàn diện, thông qua công tác này có thể nâng tầm chất lượng GV về mọi mặt, đồng thời có thể phát hiện và bồi dưỡng kịp thời các cá nhân tiêu biểu hay cần bồi dưỡng thêm giúp đội ngũ phát triển đồng đều, đáp ứng được nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả. Chất lượng GV được nâng cao thì chất lượng giáo dục chắc chắn sẽ phát triển, vì thế, hiệu trưởng nhà trường cần QL hoạt động này một cách khoa học.

Muốn quản lí tốt hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT, hiệu trưởng cần quản lí theo các chức năng: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra; thể hiện đầy đủ các chức năng quản lí trong nội dung và quy trình của hoạt động BDTX cho GV. Quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc về CBQL nhà trường, của từng GV, môi trường và điều kiện thực hiện của nhà trường.

1.2. Về thực trạng

Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy: CBQL và GV các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long có nhận thức khá tốt về sự cần thiết và tầm quan trọng của QL hoạt động BDTX cho GV.

Các nội dung của hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT huyện Trà Ôn , tỉnh Vĩnh Long đều được đánh giá ở mức độ thực hiện khá và tốt, điều này cho thấy hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT đã được các CBQL nhà trường quan tâm thực hiện.

Về thực trạng quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT, có sự thống nhất cao trong việc đánh giá việc thực hiện của hiệu trưởng về các chức năng quản lí ở mức độ “khá” và “tốt”. Vì vậy , vẫn còn một số mặt hạn chế trong khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra: việc lập kế hoạch phạm vi toàn trường và cá nhân GV; việc phân công trách nhiệm các bộ phận có liên và của cá nhân GV


trong việc tự học, tự bồi dưỡng; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng GV cốt cán được cử đi tập huấn theo triệu tập của Sở GD-ĐT, công tác chỉ đạo hoạt động học tập, sinh hoạt chuyên môn tại trường,….. các hoạt động này cần được tăng cường hơn, chú trọng và quan tâm thực hiện tốt hơn.

Về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí BDTX cho GV tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long: các yếu tố thuộc về CBQL, GV, môi trường và điều kiện thực hiện đều được đánh giá ở mức độ “Rất ảnh hưởng”, yếu tố thuộc về từng GV “khá ảnh hưởng”. Trong đó, nhóm yếu tố thuộc về cán bộ quản lí trường THPT được đánh giá có mức độ ảnh hưởng cao nhất. Do đó, cần tiếp tục tăng cường bồi dưỡng nhận thức, năng lực, phẩm chất, kiến thức và kĩ năng cho CBQL và GV về thực hiện và quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT.

1.3. Về các biện pháp

Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn của đề tài, luận văn đề xuất 6 nhóm biện pháp cơ bản nhằm QL tốt hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, cụ thể là: Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng lập kế hoạch; Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng tổ chức; Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng chỉ đạo; Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng kiểm tra; Nhóm biện pháp liên quan đến các điều kiện phục vụ hoạt động BDTX cho GV và nhóm biện pháp tạo yếu tố thuận lợi cho QL hoạt động BDTX cho GV.

Kết quả khảo sát ý kiến của 40 CBQL và GV về các nhóm biện pháp nêu trên đã xác nhận tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp này.

2. KIẾN NGHỊ‌

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Về cơ sở pháp lí, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có văn bản hướng dẫn và chỉ đạo kịp thời, chặt chẽ và định hướng cho hoạt động BDTX cho GV trong các trường phổ thông, đặc biệt là cấp THPT, để nhà trường và GV được cập nhật thông tin về BDTX một cách nhanh nhất. Đồng thời cần khẩn trương tiến hành điều chỉnh Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT quy định Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên cho phù hợp với Thông tư số


20/2018/TT-BGDĐT quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông và các văn bản chỉ đạo giao quyền tự chủ cho các Trường THPT trong việc lựa chọn nội dung BDTX cho GV và các hình thức bồi dưỡng phù hợp nhu cầu của đội ngũ, với điều kiện thực tiễn của đơn vi. Bộ cũng cần kịp thời có các văn bản pháp quy hướng dẫn cụ thể, các quy định về nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động BDTX cho GV trong các trường THPT.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long

Sở Giáo dục và Đào tạo cần chỉ đạo kịp thời và công khai cho các trường THPT xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển đội ngũ GV theo từng giai đoạn cụ thể. Chủ động tham mưu với các phòng ban của Sở GD-ĐT để triển khai các nội dung đào tạo, tập huấn GV cốt cán đảm bảo sát với thực tiễn công tác của các trường THPT hiện nay. Tham mưu cho lãnh đạo của Sở GD-ĐT về ban hành kịp thời các văn bản phối hợp với Sở tài chánh, Ủy ban nhân dân Tỉnh trong việc hướng dẫn chi, cũng như ưu tiên bổ sung kinh phí cho các trường THPT trong việc thực hiện chế độ bồi dưỡng, các chế độ ưu đãi khác đối với GV tham gia tốt hoạt động BDTX mà mục tiêu kế hoạch đã đề ra.

2.3. Đối với hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long

Nhận thức đúng sự cần thiết và tầm quan trọng của hoạt động BDTX cho GV đối với việc nâng cao năng lực người thầy trong giai đoạn đổi mới GD hiện nay; Cần nâng cao năng lực quản lí của CBQL trong mọi hoạt động quản lí nhà trường, trong đó chú ý tới năng lực quản lí hoạt động BDTX cho GV; Tăng cường vai trò chủ đạo trong công tác xây dựng kế hoạch chung của đơn vị, hướng dẫn các bộ phận xây dựng kế hoạch riêng cho từng hoạt động BDTX cho GV đảm bảo phù hợp với thực tiễn của đơn vị trên cơ sở kế hoạch chung của ngành; Tạo môi trường thuận lợi và động lực để GV tự giác tự học, tự bồi dưỡng phát triển năng lực chuyên môn. Luôn quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho những GV đi bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng chuẩn, tạo cơ hội học tập thường xuyên, học tập mọi lúc mọi nơi, đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của bản thân, nâng cao chất lượng giảng dạy - giáo dục chung của nhà trường.


2.4. Đối với giáo viên các trường trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long

Nhận thức đúng hoạt động BDTX cho GV là hoạt động được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng không ngừng về chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức của người thầy và mỗi GV cũng cần có những năng lực cần thiết cho hoạt động xã hội, năng lực nghiên cứu khoa học, cập nhật kiến thức và phương pháp mới để phục vụ cho dạy học có hiệu quả cao. Vì thế, GV muốn hoàn thiện và nâng cao năng lực nghề nghiệp của bản thân chỉ có một cách chủ yếu là bằng con đường tự học, tự bồi dưỡng, đây là con đường bồi dưỡng nhanh nhất và hiệu quả nhất hiện nay.


TÀI LIỆU THAM KHẢO‌


Andrew J. Hobson. (2009). Montering beginning teachers. Teaching and Teacher Education 25: 207–216. Truy cập từ: https://www.el sevier.com/locate/tate)

Bộ GD&ĐT. (2011). Thông tư số 30/2011/TT-BGD&ĐT ngày 8 tháng 8 năm 2011 thông tư ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên phổ thông.

Bộ GD&ĐT. (2012). Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên (ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT- BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

Bộ GD&ĐT. (2018). Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

Đảng Cộng sản Việt Nam. (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI.

Issues Concerning Teacher Education in the East Asian Region. (2003). Asia- Pacific Journal of Teacher Education&Development : Vol.6, No 2, pp 5-21.

Hà Sĩ Hồ, Lê Tuấn. (1995). Những bài giảng về quản lí trường học, tập III, nghiệp vụ quản lí trường học. Hà Nội: Nxb Giáo dục

Harold Koontz, Cyril O’donnel & Heinz Weihrich. (1998). Những vấn đề cốt yếu của quản lí. Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb Khoa học kỹ thuật, tr. 7 - 8.

Hồ Văn Liên. (2009). Chuyên đề quản lí giáo dục và trường học.

Mạc Thị Việt Hà. (2008). Một số chính sách phát triển nghề nghiệp giáo viên ở Nhật Bản. Tạp chí Giáo dục, số 204 - 12/2008.

Ngô Anh Hải. (2012). Biện pháp quản lí công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên các trường Trung học phổ thông tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Luận văn Th.S Giáo dục học - chuyên ngành quản lí giáo dục.

Nguyễn Lộc. (2010). Lý luận về quản lí. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm.

Nguyễn Mạnh Cường. (2015). Quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trung học cơ sở của phòng giáo dục và đào tạo huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục – Đại học sư phạm Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/06/2023