Biện Pháp Quản Lí Hoạt Động Bồi Dưỡng Thường Xuyên Cho Giáo Viên Tại Các Trường


- Mặt mạnh: chức năng chỉ đạo thực hiện hoạt động BDTX cho GV được được đánh giá ở mức độ thực hiện “tốt”.

- Mặt hạn chế: 3 chức năng là lập kế hoạch, tổ chức và kiểm tra được đánh giá mức độ “Khá”.

- Nguyên nhân của hạn chế: Việc phân cấp quản lí các hoạt động còn chưa được quan tâm đúng mức, một số đầu việc quan trọng trong công tác quản lí hoạt động BDTX cho GV hiệu trưởng còn ủy quyền cho các PHT hoặc TTCM tổ chức thực hiện và triển khai nên dẫn đến hạn chế trong việc lập kế hoạch, tổ chức nhân sự, chỉ đạo và kiểm tra.

* Về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long:

Cả 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lí HĐ bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long được khảo sát đều được đánh giá ở mức độ “Rất ảnh hưởng”. Trong đó “Yếu tố thuộc về cán bộ quản lí nhà trường” được đánh giá với mức ảnh hưởng cao nhất “Yếu tố thuộc về môi trường và điều kiện thực hiện” ở mức xếp hạng thứ 2 và “Yếu tố thuộc về giáo viên” được đánh giá ở mức thấp hơn.

Điều này cho thấy các yếu tố trên đều có ảnh hưởng và tác động rất lớn đến hiệu quả công tác QL hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.


Kết luận chương 2‌

Kết quả khảo sát thực tiễn hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long cho thấy CBQL và GV, đều đánh giá khá cao về sự cần thiết và tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông.

Các nội dung của hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long được thực hiện tương đối tốt, tuy nhiên cần tăng cường thực hiện tốt hơn các nội dung: “Hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của GV” và “Hoạt động bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở GD - ĐT”.

Quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long được đánh giá từ mức khá trở lên, tuy nhiên vẫn còn một số mặt hạn chế trong khâu lập kế hoạch, tổ chức nhân sự, điều hành, chỉ dẫn thực hiện hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của GV, khâu kiểm tra việc thực hiện hoạt động học tập, sinh hoạt chuyên môn tại trường của hiệu trưởng đối với các tổ/ nhóm chuyên môn cần được quan tâm thực hiện tốt hơn.

Có nhiều yếu tố được các đối tượng khảo sát đánh giá mức độ “rất ảnh hưởng” đến quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Trong đó, yếu tố thuộc về cán bộ quản lí trường THPT được đánh giá có mức độ ảnh hưởng cao nhất và yếu tố thuộc về môi trường, điều kiện thực hiện các hoạt động BDTX cho GV. Trên cơ sở khảo sát thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này, hiệu trưởng trường THPT cần xác định các biện pháp tác động vào các yếu tố, tạo ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả QL hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường THPT.

Những kết luận trên là cơ sở thực tiễn quan trọng, định hướng cho người nghiên cứu đề ra các biện pháp quản lí tốt hơn hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.


Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG‌‌

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG


3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp‌

Để các biện pháp quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long đảm bảo được tính hiệu quả, tính khả thi khi đưa vào triển khai thực hiện, khi đề xuất các biện pháp cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản sau đây:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Các biện pháp được đề ra phải nhằm hướng tới nâng cao chất lượng của hoạt động BDTX và quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính lí luận

Các biện pháp được đề xuất phải dựa trên cơ sở lí luận của hoạt động BDTX và quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT. Tất cả các biện pháp đưa ra vừa quản lí toàn diện 5 hoạt động BDTX cho GV, vừa hướng đến sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT như yếu tố thuộc về CBQL, GV và môi trường và điều kiện thực hiện.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Hệ thống những biện pháp được đề ra phải xuất phát từ kết quả khảo sát ở chương 2. Những biện pháp đó phải khắc phục được những hạn chế, đồng thời tác động đến các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi trong quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Các biện pháp đề xuất phải liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động đồng thời lên các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra trong quản lí hoạt động BDTX cho GV. Việc thực hiện biện pháp này có thể ảnh hưởng các biện pháp còn lại, các biện pháp đề xuất phải được thực hiện đồng bộ trong quản lí hoạt động BDTX cho GV.


3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Những biện pháp đưa ra phải có khả năng áp dụng được một cách thuận lợi trong thực tiễn công tác quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT, phải được sự đồng thuận và thống nhất của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và các tổ chức trong nhà trường, sự ủng hộ của các cấp quản lí.

3.2. Biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long‌

Dựa vào các nguyên tắc nêu trên, luận văn đề xuất 2 nhóm biện pháp quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, được trình bày trong Bảng 3.1 sau đây:

Bảng 3.1. Các biện pháp quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long


TT

Nhóm biện pháp

Các biện pháp cụ thể


1


Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng lập kế hoạch

Chú trọng lập kế hoạch về hoạt động bồi dưỡng

tập trung theo triệu tập của Sở GD-ĐT.

Quan tâm việc lập kế hoạch về hoạt động học tập,

sinh hoạt chuyên môn tại trường.

Tăng cường việc lập kế hoạch về hoạt động tự

học, tự bồi dưỡng của GV.


2


Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng tổ chức

Tăng cường phối hợp phân công trách nhiệm

từng bộ phận trong thực hiện bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở GD-ĐT.

Chú trọng phân công trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện hoạt động tự học, tự

bồi dưỡng của GV.


3


Biện pháp liên quan đến chức năng chỉ đạo

Quan tâm chỉ đạo các bộ phận thực hiện các hoạt động bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở

GD-ĐT.

Chú trọng điều hành, chỉ dẫn thực hiện hoạt động

tự học, tự bồi dưỡng của GV.


4


Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng kiểm tra

Chú ý kiểm tra việc thực hiện các hoạt động bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở GD-ĐT.

Chú trọng kiểm tra việc thực hiện hoạt động học

tập, sinh hoạt chuyên môn tại trường.

Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ tự học, tự bồi dưỡng của GV.

5


Nhóm biện pháp liên quan đến các điều kiện phục vụ

Tăng cường quản lí cơ sở vật chất, phương tiện,

thiết bị, thư viện…phục vụ hoạt động BDTX cho GV.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long - 11


TT

Nhóm biện pháp

Các biện pháp cụ thể


hoạt động BDTX cho GV

Tăng cường quản lí tài chính phục vụ hoạt động

BDTX cho GV.


6


Nhóm biện pháp tạo yếu tố thuận lợi cho QL hoạt động BDTX cho GV

Tiếp tục thực hiện tốt bồi dưỡng nhận thức cho tập thể nhà trường về sự cần thiết của hoạt động

BDTX.

Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính phục vụ cho hoạt động BDTX cho GV.


3.2.1. Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng lập kế hoạch‌

3.2.1.1. Chú trọng lập kế hoạch về hoạt động bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở giáo dục đào tạo

a) Mục tiêu của biện pháp

Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy, việc QL “Lập kế hoạch về hoạt động bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở GD-ĐT” ở các trường THPT chưa được quan tâm thực hiện, được đánh giá mức độ thực hiện “Khá”, nên mục tiêu của biện pháp này nhằm tăng cường thực hiện tốt hơn việc lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở GD-ĐT, là tiền đề xây dựng được đội ngũ GV cốt cán, có đủ năng lực, phẩm chất thực hiện được công tác đào tạo, bồi dưỡng đại trà cho GV toàn trường.

b) Nội dung của biện pháp

Nội dung của biện pháp này bao gồm: xây dựng hệ thống mục tiêu, nội dung hoạt động, xác định các bước cần thiết để đạt được mục tiêu BDTX cho GV cốt cán và GV của toàn trường trong một giai đoạn, một chu kỳ nhất định nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển đội ngũ GV của nhà trường.

c) Cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng cần phải nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn của cấp trên có liên quan đến chỉ đạo hoạt động BDTX cho GV (kế hoạch đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng GV), sau đó tổ chức họp tập thể sư phạm nhà trường triển khai các thông tư, văn bản, hướng dẫn và thảo luận, trao đổi để lấy ý kiến về mục tiêu, nội dung, phương pháp thực hiện. Từ đó HT có căn cứ lập kế hoạch cụ thể, rõ ràng hơn từng nội dung công việc, giúp cho kế hoạch trong phạm vi toàn trường được thống nhất.


d) Điều kiện thực hiện biện pháp

Để xây dựng được kế hoạch này, hiệu trưởng phải dựa trên các căn cứ: Chỉ thị nhiệm vụ năm học; thông tư hướng dẫn của ngành; hướng dẫn của Sở GD&ĐT Vĩnh Long; nghiên cứu kỹ các nội dung yêu cầu trong văn bản; đánh giá thực trạng đội ngũ nhà trường; hiệu trưởng và tập thể sư phạm nhà trường phải có nhận thức tốt về sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch về bồi dưỡng, đào tạo GV; xem việc lập kế hoạch là một yếu tố quan trọng tạo sự chủ động trong công việc và có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện hoạt động BDTX cho GV của trường mình. Bên cạnh đó, hiệu trưởng cần nắm vững quy trình xây dựng kế hoạch và các nội dung cần thể hiện trong kế hoạch để triển khai, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện của các cá nhân được phân công đi dự tập huấn theo triệu tập của Sở GD-ĐT.

3.2.1.2. Quan tâm việc lập kế hoạch về hoạt động học tập, sinh hoạt chuyên môn tại trường

a) Mục tiêu của biện pháp

Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy việc lập kế hoạch về hoạt động học tập, sinh hoạt chuyên môn tại trường được đánh giá ở mức độ “khá”, CBQL nhà trường chưa thật sự quan tâm nhiều về nội dung này, trong kế hoạch GD năm học của nhà trường chỉ liệt kê một số nội dung về học tập, sinh hoạt chuyên môn và được lồng ghép để triển khai thực hiện chung với kế hoạch năm học của nhà trường mà chưa thực hiện lập kế hoạch riêng cho từng hoạt động, nên mục tiêu của biện pháp này là cần thực hiện tốt hơn việc lập kế hoạch cho từng nội dung hoạt động học tập, sinh hoạt chuyên môn riêng của nhà trường và của từng tổ chuyên môn.

b) Nội dung của biện pháp

Quan tâm nhiều hơn công tác lập kế hoạch cho từng nội dung học tập, sinh hoạt chuyên môn tại trường, để duy trì và nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn theo tổ/ nhóm, hay cấp trường hàng tháng góp phần nâng cao năng lực chuyên môn của GV.

c) Cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng cần quan tâm việc xây dựng các kế hoạch chỉ đạo về chuyên môn của nhà trường, của từng tổ chuyên môn để thực hiện công tác bồi dưỡng GV,


phân công một PHT phụ trách công tác chuyên môn chịu trách nhiệm cho việc lập kế hoạch hoạt động tổng thể. Các TTCM căn cứ vào kế hoạch của trường, tổ chức họp các thành viên trong tổ triển khai kế hoạch của trường, tiến hành thảo luận, trao đổi lấy ý kiến để xây dựng các chuyên đề sinh hoạt chuyên môn của tổ... Sau khi thống nhất ý kiến TTCM tiến hành xây dựng kế hoạch riêng cho từng hoạt động học tập và sinh hoạt chuyên môn của tổ, có như vậy thì việc lập kế hoạch học tập, sinh hoạt chuyên môn để bồi dưỡng GV mới đạt hiệu quả cao.

d) Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện biện pháp này PHT và các TTCM cần phải chủ động trong việc lập kế hoạch, nghiên cứu kĩ kế hoạch năm của trường, nắm vững quy trình xây dựng kế hoạch và các nội dung cần thể hiện trong kế hoạch, các thành viên trong tổ tích cực tham gia đóng góp ý kiến để thống nhất mục tiêu, nội dung, thời gian…phù hợp với điều kiện thực tế của từng tổ chuyên môn.

3.2.1.3. Tăng cường việc lập kế hoạch về hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của GV

a) Mục tiêu của biện pháp

Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy việc lập kế hoạch hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của cá nhân GV được các đối tượng khảo sát đánh giá ở mức độ “khá”, việc lập kế hoạch cá nhân để tự học, tự bồi dưỡng là rất quan trọng và cần thiết, vì mục tiêu của BDTX cho GV có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc vào việc tự học, tự bồi dưỡng của từng cá nhân GV. Vì vậy, mục tiêu của biện pháp này nhằm giúp cải tiến việc lập kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng của GV.

b) Nội dung của biện pháp

Tăng cường thực hiện công tác lập kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng của cá nhân, kế hoạch phải đảm bảo mục tiêu đề ra, đầy đủ nội dung cần bồi dưỡng, học tập, hình thức và phương pháp thực hiện, cụ thể về thời gian cho từng công việc.

c) Cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng phân công cho TTCM của từng tổ chịu trách nhiệm hướng dẫn GV lập kế hoạch cho hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của cá nhân. Yêu cầu GV căn cứ vào kế hoạch của tổ chuyên môn, xây dựng mục tiêu, nội dung tự học, tự bồi


dưỡng của bản thân, đảm bảo nội dung học tập, bồi dưỡng phải là vấn đề GV đang cần, đang thiếu, cần trau dồi, học tập thêm, việc lựa chọn nội dung phải phù hợp với thực tiễn và năng lực của bản thân, đơn vị và đáp ứng được mục tiêu phát triển nghề nghiệp lâu dài của bản thân, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ của nhà trường.

d) Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện hiệu quả biện pháp này, GV phải có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch cá nhân về hoạt động tự học, tự bồi dưỡng, chủ động trong việc lập kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng, cần nắm vững mục tiêu cần đạt, quy trình xây dựng và các nội dung cần thể hiện trong kế hoạch, chú trọng từng giai đoạn thời gian để hoàn thành từng nội dung cụ thể, giúp GV thực hiện tốt hơn các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

3.2.2. Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng tổ chức‌

3.2.2.1. Tăng cường phối hợp phân công trách nhiệm từng bộ phận trong thực hiện bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở GD-ĐT

a) Mục tiêu của biện pháp

Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy việc phân công trách nhiệm từng bộ phận để thực hiện bồi dưỡng GV theo triệu tập của Sở GD-ĐT được các đối tượng khảo sát đánh giá ở mức độ “khá”, thực tế các cấp quản lí chưa thực hiện tốt khâu phối hợp nên mục tiêu của biện pháp này nhằm tăng cường thực hiện tốt hơn việc phân công, phối hợp với các bộ phận tham gia bồi dưỡng tập huấn tập trung theo triệu tập của Sở GD-ĐT được hiệu quả hơn.

b) Nội dung của biện pháp

Tăng cường việc phối hợp với các cơ quan quản lí cấp trên và các tổ chuyên môn để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở GD- ĐT.

c) Cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng cần phân công 01 thành viên trong ban lãnh đạo trực tiếp phụ trách công tác BDTX cho GV; giao nhiệm vụ cho TTCM trong việc tham mưu đề cử xây dựng đội ngũ GV cốt cán, có trình độ, năng lực chuyên môn vững vàng, có uy tín nghề nghiệp để cử đi tham gia lớp tập huấn do Sở GD-ĐT hay Bộ GD-ĐT tổ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/06/2023