cấp tổ thường được phân chia như sau: chuyên đề về kiến thức chuyên môn, về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, các chuyên đề về nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho GV và chuyên đề về nâng cao phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp nhà giáo,….”
Câu hỏi: “Thầy/ cô có đánh giá như thế nào về hình thức thực hiện hoạt động tự học, tự BD của thầy/ cô tại đơn vị”.
GV2 (giảng dạy bộ môn Lịch sử) cho rằng: “Bản thân có trình độ ngoại ngữ và tin học đạt loại B, nhưng khi tham tập huấn từ xa, hay trong quá trình tự học, tự nghiên cứu có liên quan đến ứng dụng phần mềm trực tuyến, thường gặp không ít khó khăn”.
Câu hỏi: “Suy nghĩ của thầy/cô về quản lí hoạt động BDTX cho GV tại trường THPT sẽ đảm bảo được sự phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận trong quá trình thực hiện hoạt động trên?”.
Cả 5 GV được phỏng vấn đều cho rằng: “ Hoạt động BDTX cho GV còn thực hiện chưa đồng bộ, mỗi tổ chuyên môn làm một kiểu, mỗi đơn vị thực hiện khác nhau về nội dung BDTX, về phương thức thực hiện BDTX của GV”
Câu hỏi: “Thầy/ cô có suy nghĩ gì về thực trạng quản lí việc lập kế hoạch các hoạt động BDTX cho GV hiện nay?”
Cả 5 TTCM đều thừa nhận: “Các tổ chuyên môn nhà trường chưa chú trọng xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động nhỏ mà chỉ xây dựng kế hoạch cho các đầu việc được phân loại theo lĩnh vực hoạt động chuyên môn, hoạt động phong trào, hoạt động Đoàn thể hay hoạt động theo chuyên đề”.
Câu hỏi: “Đánh giá của thầy/cô về công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở tại đơn vị thầy/ cô đang công tác?”.
Cả 5 HT đều cho ý kiến chung: “Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở GD” là hoạt động quản lí chưa được quan tâm nhiều ở các trường PT hiện nay, thường cả CBQL và GV của các cơ sở GD không nắm được kế hoạch chi tiết về nội dung BD, lộ trình thực hiện kế hoạch đào tạo, BD của SGD, khi GV đi tập huấn, BD theo triệu tập của Sở thì coi như là đại diện CBQL nhà trường”.
Câu hỏi: “Thầy/ cô hãy cho biết các hình thức kiểm tra hoạt động BDTX cho GV mà đơn vị nơi thầy/cô đang công tác đã thực hiện?”.
Cả 5 TTCM trả lời: “Đối với hoạt động bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở GD -ĐT thì hoạt động kiểm tra được thực hiện thông việc ký tên điểm danh, nộp bài viết thu hoạch cuối khóa; hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của GV cũng được giám sát kiểm tra thông qua việc kiểm tra kế hoạch, hồ sơ có liên quan đến hoạt động tự học, tự BD của GV (giấy chứng nhận, bằng cấp chứng minh GV đã hoàn thành khóa học, bài báo cáo kết quả học tập cuối kì)”.
Câu hỏi: “Thầy/ cô hãy cho biết điều kiện CSVC và kinh phí của đơn vị nơi thầy/cô đang công tác có những thuận lợi/ khó khăn gì cho hoạt động BDTX cho GV?”.
GV3 chia sẽ: “Thực tế CSVC của nhà trường hiện nay chưa đáp ứng đủ/kịp nhu cầu giảng dạy, nghiên cứu, học tập của GV, đa số các trường không có đủ phòng bộ môn, máy tính có kết nối mạng phục vụ cho GV còn ít, sách tham khảo, sách nghiệp vụ phục vụ cho GV chưa được bổ sung kịp thời, vì vậy chưa tạo thuận lợi cho GV trong hoạt động BDTX”.
GV4 cho rằng: “Khi được cử đi tập huấn chuyên môn, ngoài công tác phí được hưởng theo qui định, chưa có chính sách hỗ trợ nào khác để khuyến khích GV trong việc tự học tự bồi dưỡng, khi được phân công làm báo cáo viên thực hiện chuyên đề tập huấn chuyên môn cấp trường, GV chưa được hưởng bất cứ chế độ bồi dưỡng nào”.
Câu hỏi: “Theo Thầy/Cô, yếu tố nào của CBQL ảnh hưởng đến việc quản lí hoạt động BDTX cho GV mà quý thầy/cô đang công tác?”
CBQL và GV ở 5 trường đều khẳng định 02 yếu tố sau: “Năng lực QL của CBQL” và “Nhận thức của CBQL về sự cần thiết của hoạt động BDTX cho GV”.
Câu hỏi: “Thầy/ cô hãy cho biết trong công tác QL hoạt động BDTX cho GV tại đơn vị, thầy/ cô thường gặp phải có những thuận lợi/ khó khăn?”.
CBQL3 trao đổi: “Hiệu trưởng ngày càng được tăng nhiều quyền tự chủ như: tự chủ về chương trình, kế hoạch giáo dục nhà trường, xã hội hóa giáo dục, dân chủ hóa giáo dục. Trong công tác đào tạo, BDTX cho GV, hiệu trưởng cũng được trao
quyền trong quyết định về lựa chọn nội dung, phương thức thực hiện BDTX cho GV. Tuy nhiên, văn bản chỉ đạo của cấp trên về hoạt động này chưa cụ thể, còn chung chung, khó thực hiện, có sự chồng chéo trong thực hiện chỉ đạo chung về hoạt động BDTX cho GV”.
PHỤ LỤC 3
BẢNG HỎI
VỀ TÍNH CẤP THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG
(Dành cho cán bộ quản lí nhà trường và giáo viên các trường THPT Huyện Trà Ôn, Tỉnh Vĩnh Long)
Kính thưa quý Thầy/Cô!
Chúng tôi đang nghiên cứu về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lí (QL) hoạt động bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) và quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT. Kính mong quý Thầy/Cô vui lòng trả lời những câu hỏi dưới đây. Ý kiến của Thầy/Cô chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu khoa học, không sử dụng cho bất cứ mục đích nào khác. Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý Thầy/Cô!
Quý Thầy/Cô vui lòng cho biết suy nghĩ của mình về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp sau đây bằng cách khoanh tròn số theo quy ước như sau:
4. Rất cấp thiết/Rất khả thi; 3. Cấp thiết/Khả thi;
2. Ít cấp thiết/Ít khả thi; 1. Không cấp thiết/Không khả thi
Biện pháp quản lí hoạt động BDTX cho GV các trường THPT | Mức độ cấp thiết | Mức độ khả thi | |||||||
Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng lập kế hoạch | |||||||||
1 | Chú trọng lập kế hoạch về hoạt động bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở GD-ĐT. | 4 | 3 | 2 | 1 | 4 | 3 | 2 | 1 |
2 | Quan tâm việc lập kế hoạch về hoạt động học tập, sinh hoạt chuyên môn tại trường. | 4 | 3 | 2 | 1 | 4 | 3 | 2 | 1 |
3 | Tăng cường việc lập kế hoạch về hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của GV. | 4 | 3 | 2 | 1 | 4 | 3 | 2 | 1 |
Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng tổ chức | |||||||||
1 | Tăng cường phối hợp phân công trách nhiệm từng bộ phận trong thực hiện bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở GD-ĐT. | 4 | 3 | 2 | 1 | 4 | 3 | 2 | 1 |
2 | Chú trọng phân công trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của GV. | 4 | 3 | 2 | 1 | 4 | 3 | 2 | 1 |
Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng chỉ đạo | |||||||||
1 | Quan tâm chỉ đạo các bộ phận thực hiện các hoạt động bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở GD-ĐT. | 4 | 3 | 2 | 1 | 4 | 3 | 2 | 1 |
2 | Chú trọng điều hành, chỉ dẫn thực hiện hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của GV. | ||||||||
Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng kiểm tra | |||||||||
1 | Chú ý kiểm tra việc thực hiện các hoạt động bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở GD-ĐT. | 4 | 3 | 2 | 1 | 4 | 3 | 2 | 1 |
2 | Chú trọng kiểm tra việc thực hiện hoạt động học tập, sinh | 4 | 3 | 2 | 1 | 4 | 3 | 2 | 1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chú Trọng Đầu Tư Cơ Sở Vật Chất, Trang Thiết Bị, Tài Chánh Phục Vụ Cho Hoạt Động Bồi Dưỡng Thường Xuyên Cho Giáo Viên
- Tổng Hợp Đánh Giá Về Mức Độ Cần Thiết Và Khả Thi Của Các Nhóm Biện Pháp Quản Lí Hoạt Động Bdtx Cho Gv Tại Các Trường Thpt Huyện Trà Ôn,
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long - 15
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long - 17
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Biện pháp quản lí hoạt động BDTX cho GV các trường THPT | Mức độ cấp thiết | Mức độ khả thi | |||||||
hoạt chuyên môn tại trường. | |||||||||
3 | Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ tự học, tự bồi dưỡng của GV. | 4 | 3 | 2 | 1 | 4 | 3 | 2 | 1 |
Nhóm biện pháp liên quan đến các điều kiện phục vụ hoạt động BDTX cho GV | |||||||||
1 | Quản lí cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, thư viện…phục vụ hoạt động BDTX cho GV | 4 | 3 | 2 | 1 | 4 | 3 | 2 | 1 |
2 | Quản lí tài chính phục vụ hoạt động BDTX cho GV | 4 | 3 | 2 | 1 | 4 | 3 | 2 | 1 |
Nhóm biện pháp tạo yếu tố thuận lợi cho QL hoạt động BDTX cho GV các trường THPT | |||||||||
1 | Tiếp tục thực hiện tốt bồi dưỡng nhận thức cho tập thể nhà trường về sự cần thiết của hoạt động BDTX. | 4 | 3 | 2 | 1 | 4 | 3 | 2 | 1 |
2 | Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chánh phục vụ cho hoạt động BDTX cho GV. | 4 | 3 | 2 | 1 | 4 | 3 | 2 | 1 |
Một lần nữa, cảm ơn sự hợp tác của quý Thầy/ Cô
PHỤ LỤC 4
CÁC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHO GIÁO VIÊN
GD&TĐ - Nhiều lưu ý quan trọng về công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo
viên đã được Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (Bộ GD&ĐT) gửivề các Sở GD&ĐT (Công văn số 959/NGCBQLGD-NG ngày 30/9/2015)
Một số hạn chế, tồn tại
Công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục đặt ra. Tuy nhiên, theo Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, thực tế triển khai công tác này ở một vài địa phương vẫn còn bộc lộ một số tồn tại.
Cụ thể, một bộ phận cán bộ quản lý chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp; khắc phục những yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên nên chưa có sự quan tâm, chỉ đạo cụ thể cũng như đầu tư thỏa đáng về nguồn lực, cơ sở vật chất, đội ngũ báo cáo viên và các điều kiện để thực hiện có kết quả công tác này.
Công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên hàng năm chưa xuất phát từ nhu cầu bồi dưỡng, kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp của giáo viên và tình hình thực tiễn ở địa phương, nên chưa xác định rõ các nhiệm vụ và giải pháp phù hợp để triển khai thực hiện.
Việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên chủ yếu theo hình thức tập trung, chưa chú trọng tới việc phát huy thế mạnh của hình thức bồi dưỡng tại chỗ thông qua sinh hoạt chuyên môn, chia sẻ với đồng nghiệp hoặc tự học qua mạng internet.
Việc lựa chọn đội ngũ báo cáo viên chưa thực sự đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng, một số báo cáo viên thiếu kinh nghiệm, năng lực còn bị hạn chế.
Cơ quan quản lý giáo dục chưa giao nhiệm vụ hoặc chưa phối hợp tốt với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, trung tâm giáo dục thường xuyên trong thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng, nên chưa khai thác và phát huy thế mạnh của các đơn vị này trong công tác bồi dưỡng.
Công tác chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, giám sát bồi dưỡng thường xuyên chưa sát sao, chưa có sự đúc rút, trao đổi kinh nghiệm để làm tốt hơn. Việc đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên vẫn còn mang tính hình thức, chưa làm cho mỗi giáo viên có ý thức tích cực, tự giác tự học, tự bồi dưỡng hoặc tham gia bồi dưỡng.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí cho công tác bồi dưỡng thường xuyên còn hạn chế, nhất là hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên và tổ chức bồi dưỡng qua mạng.
Công tác báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên hàng năm của nhiều địa phưong còn chậm so với quy định; nội dung báo cáo chưa đầy đủ, chưa thể hiện rõ công việc đã triển khai trong quá trình thực hiện.
9 lưu ý quan trọng
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên và từng bước kết hợp với việc triển khai thực hiện bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phố thông, Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT thực hiện tốt các nội dung:
Thứ nhất: Quán triệt và nhận thức đúng tầm quan trọng của bồi dưỡng thường xuyên, xác định rõ bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nên phải đầu tư thỏa đáng về nguồn lực và đổi mới công tác quản lý để thực hiện công việc này có kết quả theo từng năm học.
Thứ 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cần xuất phát từ nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên và yêu cầu thực tiễn của giáo dục địa phương theo nhiệm vụ năm học hàng năm có đối chiếu với đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên để xác định rõ nội dung và hình thức bồi dưỡng phù hợp.
Thứ 3: Chủ động xây dựng nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học.
Thứ 4: Từng bước xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán đảm bảo đủ số lượng và chất lượng để thực hiện các công việc: Hỗ trợ các giáo viên khác trong việc tổ chức các nhóm thảo luận, tháo gỡ vướng mắc; liên hệ, trao đổi với các chuyên gia để giải đáp thắc mắc trong quá trình bồi dưỡng.
Thứ 5: Chỉ đạo, hướng dẫn các trường, các giáo viên thực hiện việc bồi dưỡng thường xuyên theo hình thức tự học, tự bồi dưỡng có sự hướng dẫn, trao đổi của các giáo viên cốt cán, các chuyên gia giáo dục. Chỉ bồi dưỡng tập trung những nội dung mới, cần có sự thảo luận và thực hành trực tiếp.
Thứ 6: Tăng cường phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; trung tâm giáo dục thường xuyên trong công tác bồi dưỡng thường xuyên, cần lựa chọn và giao nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, trung tâm giáo dục thường xuyên có đủ điều kiện bồi dưỡng.
Thứ 7: Sử dụng trang mạng “Trường học kết nối” để tổ chức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, đảm bảo thực hiện tốt việc bồi dưỡng theo nhu cầu của từng cá nhân; phát huy hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường giúp cho đội ngũ giáo viên chủ động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
Thứ 8: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị..., đầu tư kinh phí cho công tác bồi dưỡng giáo viên. Tham mưu và đề xuất vói UBND các cấp các cơ chế, chính sách của địa phương cho công tác bồi dưỡng thường xuyên.
Thứ 9: Công tác quản lý, chỉ đạo phải cụ thể, sát sao và hết sức linh hoạt. Triển khai nghiêm túc và hiệu quả việc đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên hàng năm đối với mỗi giáo viên trên tinh thần lựa chọn các hình thức đánh giá linh hoạt, phù họp với đối tượng và hình thức tổ chức bồi dưỡng.
Sử dụng tốt kết quả bồi dưỡng thường xuyên trong đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp và việc thực hiện các chế độ chính sách khác, góp phần thiết thực trong công tác phát triển đội ngũ. Đảm bảo việc báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên hàng năm theo đúng quy định.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỤC NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC
Số: 389/NGCBQLCSGD-NG
V/v hướng dẫn triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017-2018 và các năm học tiếp theo.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm
2017
Kính gửi: Các sở giáo dục và đào tạo
Để triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên đối với giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục năm học 2017-2018 và các năm học tiếp theo đạt kết quả tốt, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục - Bộ GD&ĐT hướng dẫn như sau:
1. Công tác bồi dưỡng thường xuyên đối với giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiếp tục thực hiện theo các văn bản hiện hành. Cần bảo đảm thực hiện tốt các yêu cầu về nội dung bồi dưỡng, điều kiện tổ chức thực hiện bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng phù hợp với điều kiện thực tế địa phương và nhiệm vụ năm học. Chú ý xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện bồi dưỡng một cách khoa học, hiệu quả, tổ chức đánh giá và cấp giấy chứng nhận kết quả bồi dưỡng theo quy định.
2. Việc bồi dưỡng phải tập trung vào nâng cao năng lực nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục để đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp và tiêu chuẩn chức danh nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ của hạng chức danh nghề nghiệp. Cần thực hiện nghiêm túc việc đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp, làm căn cứ để cá nhân đề xuất các nội dung bồi dưỡng thiết thực, hiệu quả.
3. Việc lựa chọn nội dung, chuyên đề bồi dưỡng cần chú ý lựa chọn những nội dung, chuyên đề gắn với định hướng đổi mới chương trình, sách giáo khoa và phù hợp với đặc thù của từng môn học, cấp học trên tinh thần chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của các vụ bậc học, các nội dung triển khai của các chương trình, dự án. Cần chủ động xây dựng kế hoạch, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng nội dung 2 (nội dung dành cho các địa phương) thật tốt. Tăng cường ứng dụng CNTT trong việc quản lý, tổ chức, đánh giá kết quả bồi dưỡng.
4. Tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và việc tổ chức bồi dưỡng của các nhà trường trong năm học. Đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, nêu gương điển hình trong công tác này.
5. Việc báo cáo hàng năm cần thực hiện nghiêm túc theo quy định. Ngoài ra, để thống nhất trong quản lý và nhân rộng các mô hình tốt, các sở giáo dục và đào tạo gửi kế hoạch bồi dưỡng hàng năm và tài liệu bồi dưỡng nội dung 2 về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) cùng báo cáo hàng năm.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở giáo dục và đào tạo phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) hoặc liên hệ với Ông Nguyễn Hồng Đào - chuyên viên