Chú Trọng Đầu Tư Cơ Sở Vật Chất, Trang Thiết Bị, Tài Chánh Phục Vụ Cho Hoạt Động Bồi Dưỡng Thường Xuyên Cho Giáo Viên


3.2.6.2. Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chánh phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên

a) Mục tiêu của biện pháp

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí phục vụ hoạt động BDTX cho GV trong trường THPT là đầu tư cơ bản, thiết thực vì vậy biện pháp này nhằm nâng cao chất lượng hoạt động BDTX cho GV tại các đơn vị.

b) Nội dung của biện pháp

Quá trình đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí phục vụ hoạt động là quá trình đầu tư lâu dài, vì thế hiệu trưởng cần đầu tư trang thiết bị phục vụ các hoạt động BDTX cho GV, quản lí chặt chẽ nguồn đầu tư, kịp thời điều chỉnh, bổ sung thêm nếu cần thiết.

c) Cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng cần có kế hoạch thực hiện công tác đầu tư ngay khi có kế hoạch thực hiện của từng hoạt động. Để nguồn đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị được thực hiện tốt, hiệu trưởng cần quản lí chặt chẽ, có sự theo dõi chỉ đạo kịp thời. Bên cạnh đó, cần chú ý việc đề xuất của GV được phân công hoạt động để bổ sung, điều chỉnh trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ tốt cho HĐ giáo dục của nhà trường.

d) Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện tốt biện pháp trên, CBQL cần nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc đầu tư nhằm nâng cao chất lượng hoạt động. Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí hỗ trợ góp phần vào việc phát triển công tác BDTX cho GV trong trường THPT.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp‌

Tất cả các nhóm biện pháp quản lí hoạt động BDTX cho GV trong trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long có mối liên hệ mật thiết với nhau và bổ sung cho nhau, hợp thành một thể thống nhất. Mỗi nhóm biện pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng, không có biện pháp nào là tối ưu, là vạn năng, chúng có mối quan hệ tương tác, tạo thành hệ thống tương đối hoàn chỉnh.


Vì vậy, không thể thực hiện từng biện pháp riêng lẻ mà cần thực hiện một cách đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhóm biện pháp với nhau để phát huy tác dụng của chúng. Điều đó cho thấy, các trường THPT tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long muốn mang lại hiệu quả cao trong công tác BDTX cho GV cần phải vận dụng linh hoạt các nhóm biện pháp, không được thực hiện riêng lẽ.

Trong quá trình thực hiện, việc lựa chọn biện pháp nào là tối ưu đó là nghệ thuật quản lí của các CBQL nhà trường, nghệ thuật này thể hiện ở chỗ biết nghiên cứu, sử dụng đúng mức độ của từng nhóm biện pháp. Có như vậy khi thực hiện các nhóm biện pháp mới mang lại hiệu quả thiết thực trong hoạt động BDTX cho GV, giúp nhà trường đánh giá phẩm chất, năng lực của GV, từ đó xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển đội ngũ GV đáp ứng mục tiêu GD của nhà trường, địa phương và ngành GD.

3.4. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất‌

3.4.1. Mục tiêu, nội dung, phương pháp và khách thể khảo sát‌

* Mục tiêu khảo sát

Mục tiêu của việc khảo sát là nhằm thu thập thông tin đánh giá về mức độ cấp thiết và khả thi của các nhóm biện pháp quản lí hoạt động BDTX cho GV đã được đề xuất. Trên cơ sở đó có thể điều chỉnh các biện pháp chưa phù hợp và khẳng định thêm độ tin cậy của các biện pháp được các đối tượng khảo sát đánh giá cao.

* Nội dung khảo sát

Nội dung khảo sát được tập trung vào hai vấn đề chính:

- Các biện pháp được đề xuất có thật sự cấp thiết trong việc quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT, tỉnh Vĩnh Long?

- Trong các điều kiện như hiện nay, các biện pháp được đề xuất có khả thi, có thể áp dụng ngay trong thực tiễn quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT, tỉnh Vĩnh Long?

* Phương pháp và khách thể khảo sát

Khảo sát được tiến hành bằng bảng hỏi dành cho 40 CBQL và GV của 5 trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Thang điểm đánh giá mức độ cấp thiết và khả thi của biện pháp quản lí được quy ước như sau: 1 điểm - không cấp thiết/


không khả thi; 2 điểm - ít cấp thiết/ ít khả thi; 3 điểm - cấp thiết/ khả thi; 4 điểm - rất cấp thiết/ rất khả thi.

Điểm trung bình được chia ra các mức độ:

- 1,0 điểm - 1,75 điểm: không cấp thiết/ không khả thi;

- 1,76 điểm - 2,50 điểm: ít cấp thiết/ ít khả thi;

- 2,51 điểm - 3,25 điểm: cấp thiết/ khả thi;

- 3,26 điểm - 4,00 điểm: rất cấp thiết/ rất khả thi.

3.4.2. Tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất‌

* Tính cấp thiết của các nhóm biện pháp thực hiện các chức năng quản lí:

Kết quả khảo sát 40 CBQL và GV trường THPT về tính cấp thiết của nhóm biện pháp quản lí được trình bày trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Mức độ cấp thiết của nhóm biện pháp thực hiện các chức năng QL hoạt động BDTX cho GV theo đánh giá của CBQL và GV được khảo sát


TT

Nhóm biện pháp thực hiện các chức năng quản lí hoạt động BDTX cho GV

Mức độ cấp thiết

ĐTB

ĐLC

XH

Biện pháp về lập kế hoạch hoạt động BDTX cho GV




1

Chú trọng lập kế hoạch về hoạt động bồi dưỡng tập trung theo

triệu tập của Sở GD-ĐT.

3,28

0,45

3

2

Quan tâm việc lập kế hoạch về hoạt động học tập, sinh hoạt

chuyên môn tại trường.

3,58

0,50

1

3

Tăng cường việc lập kế hoạch về hoạt động tự học, tự bồi dưỡng

của GV.

3,20

0,41

4


Đánh giá chung về mức độ cấp thiết

3,35

0,45


Biện pháp về tổ chức hoạt động BDTX cho GV




4

Tăng cường phối hợp phân công trách nhiệm từng bộ phận trong

thực hiện bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở GD-ĐT.

3,55

0,50

3

5

Chú trọng phân công trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực

hiện hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của GV.

3,85

0,36

1


Đánh giá chung về mức độ cấp thiết

3,70

0,43

2

Biện pháp về chỉ đạo hoạt động BDTX cho GV




1

Quan tâm chỉ đạo các bộ phận thực hiện các hoạt động bồi dưỡng

tập trung theo triệu tập của Sở GD-ĐT.

3,63

0,49


2

Chú trọng điều hành, chỉ dẫn thực hiện hoạt động tự học, tự bồi

dưỡng của GV.

3,93

0,27

1


Đánh giá chung về mức độ cấp thiết

3,78

0,38

2

Biện pháp về kiểm tra hoạt động BDTX cho GV




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long - 13


TT

Nhóm biện pháp thực hiện các chức năng quản lí hoạt động BDTX cho GV

Mức độ cấp thiết

ĐTB

ĐLC

XH

1

Chú ý kiểm tra việc thực hiện các hoạt động bồi dưỡng tập trung

theo triệu tập của Sở GD-ĐT.

3,10

0,30

3

2

Chú trọng kiểm tra việc thực hiện hoạt động học tập, sinh hoạt

chuyên môn tại trường.

3,78

0,42

1

3

Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ tự học, tự bồi

dưỡng của GV.

3,05

0,22

4


Đánh giá chung về mức độ cấp thiết

3,31

0,32

2

Biện pháp về điều kiện phục vụ hoạt động BDTX cho GV




1

Quản lí cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, thư viện…phục vụ

hoạt động BDTX cho GV

3,40

0,50

3

2

Quản lí tài chính phục vụ hoạt động BDTX cho GV

3,75

0,44

1


Đánh giá chung về mức độ cấp thiết

3,58

0,47

2


Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy tất cả các nhóm biện pháp liên quan đến chức năng quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT đều được các đối tượng khảo sát đánh giá ở mức độ “Rất cấp thiết”. Điểm trung bình chung của các nhóm được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp như sau:

- Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng chỉ đạo xếp hạng 1, với điểm TB là 3,78 điểm.

- Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng tổ chức có ĐTB chung là 3.70, xếp hạng 2.

- Nhóm biện pháp liên quan đến các điều kiện phục vụ hoạt động có ĐTB chung là 3,58, xếp hạng 3.

- Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng lập kế hoạch 3,35 điểm, xếp hạng

4.

- Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng kiểm tra có ĐTB chung là 3,31,

xếp hạng 5.

Kết quả khảo sát cho thấy các đối tượng khảo sát rất quan tâm đến các nhóm biện pháp liên quan đến chức năng quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT, vì đây là các biện pháp rất cần thiết trong việc QL hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT.


* Tính cấp thiết của các nhóm biện pháp tạo yếu tố thuận lợi cho quản lí hoạt động BDTX cho GV các trường THPT:

Kết quả khảo sát về sự cần thiết của nhóm biện pháp này được thể hiện cụ thể qua bảng 3.3.

Từ bảng 3.3 bên dưới cho thấy: 2 biện pháp tạo yếu tố thuận lợi cho hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT được các đối tượng khảo sát đánh giá mức độ “rất cấp thiết”, với ĐTB chung là 3,43.

- Tiếp tục thực hiện tốt bồi dưỡng nhận thức cho tập thể nhà trường về sự cần thiết của hoạt động BDTX: xếp hạng 1; 3,68 điểm

- Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chánh phục vụ cho hoạt động BDTX cho GV: hạng 2; 3,18 điểm. Số liệu cụ thể của bảng 3.3 như sau:

Bảng 3.3. Mức độ cấp thiết của nhóm biện pháp tác động vào các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến quản lí hoạt động BDTX cho GV các trường THPT

T T

Nhóm biện pháp tác động vào các yếu tố ảnh hưởng

tích cực đến quản lí hoạt động BDTX cho GV các trường THPT

Mức độ cấp thiết

ĐTB

ĐLC

XH

1

Tiếp tục thực hiện tốt bồi dưỡng nhận thức cho tập thể nhà

trường về sự cần thiết của hoạt động BDTX.

3,68

0,47

1

2

Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chánh

phục vụ cho hoạt động BDTX cho GV.

3,18

0,38

2

Đánh giá chung về mức độ cấp thiết

3,43

0,43



Điều này cho thấy các đối tượng khảo sát đánh giá cao về sự cấp thiết của các biện pháp này trong việc QL hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT. Mặc dù mức độ cấp thiết của từng biện pháp là khác nhau, nhưng ĐTB chung của cả 2 được đánh giá mức độ “rất cấp thiết”.

3.4.3. Tính khả thi của các biện pháp được đề xuất‌

* Nhóm biện pháp thực hiện các chức năng quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên các trường trung học phổ thông:

Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các nhóm biện pháp trong bảng 3.4 cho thấy các đối tượng khảo sát đánh giá mức độ “Rất khả thi” cho tất cả các nhóm biện pháp liên quan đến chức năng quản lí với điểm trung bình từ 3,51 đến 3,68.


Bảng 3.4. Mức độ khả thi của nhóm biện pháp thực hiện các chức năng QL hoạt động BDTX cho GV.

TT

Nhóm biện pháp thực hiện các chức năng quản lí hoạt động BDTX cho GV

Mức độ khả thi

ĐTB

ĐLC

XH

Biện pháp về lập kế hoạch hoạt động BDTX cho GV




1

Chú trọng lập kế hoạch về hoạt động bồi dưỡng tập trung theo

triệu tập của Sở GD-ĐT.

3,33

0,47

3

2

Quan tâm việc lập kế hoạch về hoạt động học tập, sinh hoạt

chuyên môn tại trường.

3,83

0,38

2

3

Tăng cường việc lập kế hoạch về hoạt động tự học, tự bồi

dưỡng của GV.

3,88

0,33

1


Đánh giá chung về mức độ khả thi

3,68

0,40


Biện pháp về tổ chức hoạt động BDTX cho GV





4

Tăng cường phối hợp phân công trách nhiệm từng bộ phận trong thực hiện bồi dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở GD-

ĐT.


3,65


0,48


1

5

Chú trọng phân công trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc

thực hiện hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của GV.

3,38

0,49

2


Đánh giá chung về mức độ khả thi

3,51

0,49


Biện pháp về chỉ đạo hoạt động BDTX cho GV




6

Quan tâm chỉ đạo các bộ phận thực hiện các hoạt động bồi

dưỡng tập trung theo triệu tập của Sở GD-ĐT.

3,48

0,51

2

7

Chú trọng điều hành, chỉ dẫn thực hiện hoạt động tự học, tự

bồi dưỡng của GV.

3,60

0,50

1


Đánh giá chung về mức độ khả thi

3,54

0,50


Biện pháp về kiểm tra hoạt động BDTX cho GV




8

Chú ý kiểm tra việc thực hiện các hoạt động bồi dưỡng tập

trung theo triệu tập của Sở GD-ĐT.

3,58

0,50

3

9

Chú trọng kiểm tra việc thực hiện hoạt động học tập, sinh hoạt

chuyên môn tại trường.

3,70

0,46

1

10

Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ tự học, tự bồi

dưỡng của GV.

3,75

0,44

2


Đánh giá chung về mức độ khả thi

3,68

0,47


Biện pháp về điều kiện phục vụ hoạt động BDTX cho GV




11

Quản lí cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, thư viện…phục vụ

hoạt động BDTX cho GV

3,53

0,51

2

12

Quản lí tài chính phục vụ hoạt động BDTX cho GV

3,80

0,41

1


Đánh giá chung về mức độ khả thi

3,66

0,46


Nếu so sánh mức độ khả thi giữa các nhóm biện pháp, số liệu ở bảng 3.4 cho

thấy:


- Biện pháp liên quan đến chức năng lập kế hoạch và kiểm tra: xếp hạng 1;

- Biện pháp liên quan đến các điều kiện hoạt động: xếp hạng 3;

- Biện pháp liên quan đến chức năng chỉ đạo: xếp hạng 4;

- Biện pháp liên quan đến chức năng tổ chức: xếp hạng 5.

* Nhóm biện pháp tác động vào các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên các trường trung học phổ thông:

Bảng 3.5. Mức độ khả thi của nhóm biện pháp tác động vào các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến QL hoạt động BDTX cho GV

TT

Nhóm biện pháp tác động vào các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến quản lí hoạt động BDTX cho GV

Mức độ khả thi

ĐTB

ĐLC

XH

1

Tiếp tục thực hiện tốt bồi dưỡng nhận thức cho tập thể

nhà trường về sự cần thiết của hoạt động BDTX.

3,73

0,45

1

2

Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chánh

phục vụ cho hoạt động BDTX cho GV.

3,10

0,30

2

Đánh giá chung về mức độ khả thi

3,41

0,38


Bảng 3.5 cho thấy: 2 biện pháp tạo yếu tố ảnh hưởng tích cực đến QL hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT được các đối tượng khảo sát đánh giá mức độ “rất khả thi”, với ĐTB chung là 3,41 với thứ tự xếp hạng như sau:

- Biện pháp “Tiếp tục thực hiện tốt bồi dưỡng nhận thức cho tập thể nhà trường về sự cần thiết của hoạt động BDTX” được đánh giá mức độ “rất khả thi” và biện pháp “Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chánh phục vụ cho hoạt động BDTX cho GV” thì ở mức là “khả thi”.

Qua kết quả trên cho thấy các đối tượng được khảo sát rất quan tâm đến bồi dưỡng nhận thức cho tập thể nhà trường và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chánh phục vụ cho hoạt động BDTX cho GV

3.4.4. Tổng hợp đánh giá về tính cấp thiết và khả thi của các nhóm biện pháp quản lí hoạt động

* Tổng hợp đánh giá về tính cấp thiết của các nhóm biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên các trường trung học phổ thông:


Từ bảng tổng hợp 3.6, cho thấy: 6 nhóm biện pháp được đề xuất đều được CBQL & GV tham gia khảo sát đánh giá ở mức độ “rất cấp thiết” với điểm TB là 3,53 điểm.

Bảng 3.6. Tổng hợp đánh giá về mức độ cấp thiết của các nhóm biện pháp quản lí hoạt động hoạt động BDTX cho GV

T

T

Biện pháp quản lí hoạt động BDTX cho GV

Mức độ cấp thiết

ĐTB

ĐLC

XH

Mức độ

1

Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng lập kế

hoạch

3,35

0,45

5

Rất cấp thiết

2

Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng tổ chức

3,70

0,43

2

Rất cấp thiết

3

Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng chỉ đạo

3,78

0,38

1

Rất cấp thiết

4

Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng kiểm tra

3,31

0,32

6

Rất cấp thiết

5

Nhóm biện pháp liên quan đến các điều kiện phục vụ

3,58

0,47

3

Rất cấp thiết

6

Nhóm biện pháp liên quan đến tạo yếu tố thuận lợi

cho quản lí quản lí hoạt động.

3,43

0,43

4

Rất cấp thiết

CHUNG

3,53

0,41


Rất cấp thiết

Qua đây cho thấy, CBQL & GV rất quan tâm đến việc thực hiện các biện pháp QL hoạt động

* Tổng hợp đánh giá về tính khả thi của các nhóm biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên các trường trung học phổ thông:

Bảng 3.7. Tổng hợp đánh giá về mức độ khả thi của các nhóm biện pháp quản lí hoạt động hoạt động BDTX cho GV

T

T

Biện pháp quản lí hoạt động BDTX cho GV

Mức độ khả thi

ĐTB

ĐLC

XH

Mức độ

1

Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng lập kế hoạch

3,68

0,40

1

Rất khả thi

2

Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng tổ chức

3,51

0,49

5

Rất khả thi

3

Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng chỉ đạo

3,54

0,50

4

Rất khả thi

4

Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng kiểm tra

3,68

0,47

1

Rất khả thi

5

Nhóm biện pháp liên quan đến các điều kiện phục vụ

3,66

0,46

3

Rất khả thi

6

Nhóm biện pháp liên quan đến tạo yếu tố thuận lợi cho

quản lí quản lí hoạt động.

3,41

0,38

6

Rất khả thi

CHUNG

3,58

0,45


Rất khả thi


Từ bảng tổng hợp 3.7, cho thấy: 6 nhóm biện pháp được đề xuất đều được CBQL & GV tham gia khảo sát đánh giá ở mức độ “rất khả thi” với điểm TB là

3.58 điểm.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 08/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí