Nhu Cầu Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Hình Sự Về Tội Phạm Trong Lĩnh Vực Quản Lý Và Sử Dụng Đất Đai Và Nâng Cao Hiệu Quả Áp Dụng

dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; nhiều diện tích đất đã bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư nhưng tiến độ sử dụng chậm, còn tình trạng để hoang phí; chưa đáp ứng được nhu cầu nhà ở, đất ở cho các đối tượng chính sách xã hội, cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người có thu nhập thấp… Chính những điều đó đã góp phần tạo điều kiện nảy sinh các tiêu cực nói chung, các vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai nói riêng.

- Công tác quản lý đất đai của các cấp chính quyền còn nhiều sơ hở, lỏng lẻo; công tác thanh tra kiểm tra, phát hiện vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai chưa thường xuyên, liên tục, hiệu lực, hiệu quả còn hạn chế; có nơi đã phát hiện ra vi phạm rồi nhưng việc xử lý chưa nghiêm, để dân tố cáo quyết liệt rồi mới vào cuộc xem xét xử lý về hình sự, cá biệt có địa phương buông lỏng quản lý trong một thời gian dài để xảy ra nhiều vi phạm mà không xử lý hoặc tuy có xử lý nhưng không kịp thời, triệt để. Trong khi đó, công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung các quy định của Nhà nước cũng như quyền, nghĩa vụ của công dân, các chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố có nơi, có lúc chưa được các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể cơ sở quan tâm đúng mức.

Ở một số địa phương, nhân dân có khiếu nại, tố cáo việc cán bộ mua bán, chia chác đất công nhưng cơ quan có thẩm quyền chậm vào cuộc xử lý. Trong khi ngày càng xuất hiện không ít cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất cố ý lợi dụng, lạm dụng chức vụ quyền hạn hoặc không thực hiện quyền hạn, trách nhiệm được giao trong lĩnh vực quản lý đất đai vì mục đích tư lợi của cá nhân, nhóm đối tượng; khi người dân tố cáo vi phạm thì bị trù dập, gây bức xúc ở địa phương.

- Một trong những nguyên nhân vi phạm về quản lý đất đai không bị xử lý theo tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai, bởi do quy định về điều kiện: "đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm". Thực tế các đối tượng vi phạm các quy định về quản lý đất đai đều là cán bộ, công chức

có chức vụ, quyền hạn nhất định, nếu đã bị xử lý kỷ luật thì thường bị chuyển công tác khác, thậm chí nếu nghiêm trọng có thể bị bãi nhiệm, cách chức hoặc buộc thôi việc nên không có điều kiện để tiếp tục vi phạm.

- Về một số tình tiết quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 173 BLHS và các điểm b, c khoản 1, điểm b, c khoản 2, khoản 3 Điều 174 BLHS quy định: đất có diện tích "lớn", "rất lớn", "đặc biệt lớn"; đất có giá trị "lớn", "rất lớn", "đặc biệt lớn" hoặc hành vi vi phạm gây hậu quả "nghiêm trọng", "rất nghiêm trọng", "đặc biệt nghiêm trọng", tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà bị truy cứu TNHS thuộc trường hợp CTTP cơ bản hoặc tăng nặng định khung. Tuy nhiên, tất cả các dấu hiệu này đến nay chưa được cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể về định lượng, nên trong thực tiễn khi có vụ việc xảy ra các cơ quan tố tụng xác định mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm không thống nhất. Vì thế, để xử lý các tội phạm về quản lý và sử dụng đất đai, các cơ quan tố tụng phải vận dụng các điều luật khác của BLHS để xử lý. Điều này sẽ dẫn đến sự tùy tiện, không thống nhất, đôi khi phụ thuộc cảm tính của người tiến hành tố tụng trong việc xử lý tội phạm. Mặt khác, chính điều này đã tạo kẽ hở cho một bộ phận cán bộ thoái hóa, biến chất về đạo đức nghề nghiệp trong các cơ quan bảo vệ pháp luật lợi dụng để trục lợi, làm trái quy định của Nhà nước bao che, không xử lý hoặc xử lý không đúng hành vi vi phạm.

- Việc điều tra, truy tố, xét xử những người phạm tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai thường khó hơn những người phạm tội khác. Khó khăn không phải vì chủ trương mà vì biện pháp thực hiện chủ trương. Trong các văn bản của Đảng và Nhà nước cũng như việc chỉ đạo thực hiện đều khẳng định nguyên tắc không trừ một ai, nếu có tội thì đều phải (và bị) xử lý công bằng, bình đẳng theo pháp luật. Nhưng thực tiễn không ít trường hợp khi cán bộ thuộc cấp quản lý của mình phạm tội thì bằng cách này hay cách khác bao che, còn bản thân người phạm tội lại là người có chức vụ, quyền hạn, có quan hệ rộng, thậm chí quan hệ cả với những người công tác trong các cơ

quan bảo vệ pháp luật nhằm chạy tội cho bản thân, thì việc điều tra, xử lý trở nên vô cùng khó khăn.

Ngoài những vướng mắc trên đây, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng đất đai, các cơ quan tiến hành tố tụng còn gặp một số khó khăn, vướng mắc khác, như: còn tình trạng cấp ủy Đảng ở một số nơi can thiệp quá sâu vào công tác chuyên môn của các cơ quan tố tụng, dẫn tới việc xử lý tội phạm, người phạm tội không được công minh, khách quan; còn tình trạng lạm dụng hình thức xử lý nội bộ, chưa kiên quyết xử lý theo pháp luật; một số nơi còn có biểu hiện sợ "mất thành tích, mất cán bộ" nên không xử lý, thậm chí che giấu vi phạm. Việc chỉ đạo xử lý một số vụ án có dấu hiệu lọt người, lọt tội, bỏ qua trách nhiệm của người lãnh đạo có liên quan, trong đó có cả trách nhiệm của người đứng đầu, khiến cho dư luận cho rằng lãnh đạo vẫn có những "vùng cấm" nhất định.

Những tồn tại nêu trên đã làm yếu đi sức mạnh của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước mà nòng cốt chính là hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật. Đòi hỏi phải đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế, tiến tới đẩy lùi các tồn tại đó, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước cũng như ổn định trật tự xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

3.2. NHU CẦU HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG

Trong những năm qua, cùng với những thành tựu phát triển to lớn về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, thành phố Hà Nội ngày một khang trang, hiện đại, xứng tầm là một trung tâm chính trị - hành chính, một "thành phố xanh", "thành phố hòa bình", thủ đô của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, Hà Nội cũng gặp phải không ít những khó khăn, thách thức xuất phát từ chính vị trí, vai trò và lợi thế của nó đối với đất nước và toàn xã hội. Trong đó phải kể đến vấn đề tội phạm, nạn tham nhũng

Các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trong Luật Hình sự Việt Nam Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội - 14

và các hành vi vi phạm trật tự quản lý nhà nước về kinh tế nói chung, trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai nói riêng, bởi nguồn tài nguyên này mang lại lợi ích kinh tế vô cùng to lớn cho tổ chức, cá nhân nên họ tìm mọi cách để vi phạm, trục lợi cá nhân. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì nó trở thành lực cản phát triển về mọi mặt đối với thành phố trong thời điểm hiện nay.

Theo báo cáo thống kê của Công an thành phố, tình hình tội phạm kinh tế nói chung trong những năm vừa qua trên địa bàn có nhiều biến động tăng, giảm không ổn định. Song, nhìn chung từ năm 2008 đến nay có chiều hướng giảm về số vụ, nhưng gia tăng về số đối tượng phạm tội; đối với nhóm tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai thì ngược lại, có chiều hướng giảm cả về số vụ và số đối tượng vi phạm. Tính từ năm 2008 - 2012, toàn thành phố xảy ra 38.835 vụ với 69.673 đối tượng phạm tội, trong đó có 499 vụ với 900 đối tượng phạm các tội về trật tự quản lý kinh tế, riêng tội phạm vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng đất đai có 25 vụ với 54 đối tượng, chiếm 0,06% tổng số tội phạm và 5% các tội phạm về trật tự quản lý kinh tế; năm có kết quả điều tra khám phá đạt cao nhất là 2008 với 9 vụ/26 đối tượng, năm thấp nhất là 2010 với 2 vụ/2 đối tượng (xem các bảng 2.1, 2.2). Cơ cấu này phần nào cho thấy các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai chiếm tỷ lệ rất nhỏ, là loại án ít xảy ra và không mang tính phổ biến (?). Tuy nhiên, trên thực tế con số vụ vi phạm và đối tượng phạm tội lại lớn hơn rất nhiều lần so với kết quả mà lực lượng công an thành phố đã phát hiện, khám phá, ước tính chiếm khoảng 60% - 70% tổng số tội phạm xảy ra trên địa bàn.

Kết thúc giai đoạn điều tra, lực lượng Công an đã đề nghị Viện kiểm sát truy tố 15 vụ với 39 bị can; toàn ngành TAND thành phố đã đưa ra xét xử 9 vụ với 17 bị cáo phạm tội Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai. Nhìn chung, số bị cáo bị đưa ra xét xử về tội Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố từ năm 2008 - 2012 chiếm tỷ lệ tương đối cao xét trên phạm vi cả nước. Điều này phản ánh sự cố gắng rất lớn của các cơ quan tiến hành tố tụng thành phố trong việc đấu tranh, khám phá, đưa các đối tượng

phạm pháp trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai ra xử lý trước pháp luật, đảm bảo việc xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cũng phải thừa nhận còn không ít những tồn tại, hạn chế nhất định trong công tác đấu tranh xử lý các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai như:

- Kết quả điều tra khám phá tội phạm đạt tỷ lệ thấp. Trong tổng số 94 vụ/ 166 đối tượng vi phạm, lực lượng Công an thành phố mới làm rõ khởi tố được 25 vụ (=27,9%) với 54 đối tượng (=32,5%); khi chuyển sang giai đoạn truy tố thì con số này còn lại là 15 vụ/39 đối tượng. Như vậy, còn khoảng trên 80% số vụ và đối tượng vi phạm chưa được điều tra làm rõ. Và trên thực tế, số vụ và số đối tượng phạm tội còn lớn hơn nhiều mà cơ quan Công an chưa khám phá, phát hiện được; nghĩa là, vẫn còn rất nhiều kẻ phạm tội thực sự đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

- Chất lượng công tác thực hành quyền công tố đạt hiệu quả chưa cao. Trong số 15 vụ/39 bị can bị truy tố thì Tòa án mới chỉ xem xét giải quyết 9 vụ/ 17 bị cáo (chiếm 60% số vụ/43,6% số bị cáo), còn lại 6 vụ/22 bị cáo (chiếm 40% số vụ/56,4% bị cáo) bị Tòa án trả hồ sơ điều tra lại, điều tra bổ sung hoặc đình chỉ giải quyết (xem bảng 2.5). Cá biệt, có vụ án Tòa án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều lần dẫn đến thời hạn giải quyết án bị kéo dài.

- Kết quả xét xử án đạt thấp. Trong năm năm, toàn ngành TAND thành phố chỉ giải quyết được 9 vụ với 17 bị cáo/17 vụ với 41 bị cáo phải xét xử, đạt tỷ lệ 53% số vụ. Xét trên phạm vi cả nước thì kết quả này là 65% (giải quyết được 51 vụ với 75 bị cáo/79 vụ với 138 bị cáo phải xét xử) (xem bảng 2.6). Có vụ án còn để xảy ra tình trạng kéo dài thời hạn xét xử, nguyên nhân là do không thống nhất về quan điểm đánh giá chứng cứ hoặc đường lối xử lý cần phải thỉnh thị Tòa án cấp trên.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế nói trên. Trước hết phải kể đến là do công tác quản lý đất đai của các cấp chính quyền còn nhiều sơ hở, lỏng lẻo; công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện vi phạm trong quản lý, sử

dụng đất đai chưa thường xuyên, liên tục; có nơi đã phát hiện ra vi phạm rồi nhưng việc xử lý chưa nghiêm, để dân tố cáo quyết liệt rồi mới vào cuộc xem xét xử lý; cá biệt có địa phương buông lỏng quản lý trong một thời gian dài, để xảy ra nhiều vi phạm mà không xử lý hoặc tuy có xử lý nhưng không kịp thời, triệt để.

Ranh giới giữa xử lý hành chính hay truy cứu TNHS đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai chưa được lượng hóa, chưa có quy định cụ thể, rõ ràng. Trong khi đó, chế tài TNHS đối với các vi phạm này lại quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe, giáo dục, thuyết phục, cũng như ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi phạm tội, đặc biệt đối với tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai.

Về dấu hiệu định tội "đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm" quy định tại điểm a khoản 1 Điều 174 BLHS. Trên thực tế, các đối tượng phạm tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai là những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan nhà nước có trách nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ quản lý về đất đai; nếu đã bị xử lý kỷ luật thì những người này thường chuyển (hoặc bị chuyển) công tác khác, thậm chí nếu nghiêm trọng có thể bị bãi nhiệm, cách chức hoặc buộc thôi việc nên không thể có điều kiện để tiếp tục vi phạm. Do đó, việc quy định dấu hiệu định tội này hầu như không có tính khả thi áp dụng trên thực tế.

Về một số dấu hiệu (tình tiết) định tội hoặc định khung tăng nặng khác quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 173 BLHS và các điểm b, c khoản 1, điểm b, c khoản 2, khoản 3 Điều 174 BLHS quy định: đất có diện tích "lớn", "rất lớn", "đặc biệt lớn"; đất có giá trị "lớn", "rất lớn", "đặc biệt lớn" hoặc hành vi vi phạm gây hậu quả "nghiêm trọng", "rất nghiêm trọng", "đặc biệt nghiêm trọng". Tất cả các dấu hiệu này hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể, nên trong thực tiễn khi có vụ việc xảy ra các cơ quan tiến hành tố tụng xác định mức độ hậu quả của hành vi vi phạm không thống nhất, có cơ quan vận dụng hướng dẫn ở các điều luật khác của BLHS để giải quyết. Điều này

sẽ dẫn đến sự tùy tiện, không thống nhất, đôi khi mang tính cảm tính của người tiến hành tố tụng trong việc xử lý tội phạm.

Về vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với các cơ quan tiến hành tố tụng ở một số nơi còn tình trạng can thiệp quá sâu vào công tác chuyên môn, dẫn tới việc xử lý tội phạm, người phạm tội không được công minh, khách quan.

Xuất phát từ thực trạng và những bất cập trong công tác đấu tranh xử lý các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai nêu trên, cần thiết phải có những giải pháp cấp bách và giải pháp lâu dài, cả về mặt lập pháp và thực tiễn áp dụng, để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.

3.3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Trong tình hình các quan hệ xã hội luôn vận động và biến đổi không ngừng, dù các nhà lập pháp nước ta đã dự liệu các tình huống có thể xảy ra, nhưng không thể dự liệu hết được; mặt khác, cũng không thể theo kịp được sự vận động, phát triển của xã hội. Do đó, tất yếu đòi hỏi phải ban hành và sửa đổi các quy phạm pháp luật trên nhiều lĩnh vực để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội. Bộ Công an, VKSNDTC, TANDTC cần phối hợp với nhau và với cơ quan hữu quan để ban hành văn bản một cách đồng bộ, kịp thời, tránh tình trạng thiếu quy định hoặc có quy định nhưng thiếu hướng dẫn, văn bản cấp dưới mâu thuẫn với văn bản cấp trên, hướng dẫn một kiểu nhưng thực hiện kiểu khác. Quy định về tội Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai (Điều 173) và tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai (Điều 174) trong BLHS năm 1999, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009, vẫn còn bộc lộ một số nhược điểm chưa phù hợp về phương diện pháp lý hình sự và chưa tạo thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử. Xuất phát từ những hạn chế, tồn tại, cùng với nguyên nhân của nó trong công tác đấu tranh chống và phòng ngừa các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trong thời gian qua trên địa bàn thành phố Hà Nội, sau đây tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp

nhằm hoàn thiện quy phạm pháp luật về nhóm tội phạm này, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh xử lý tội phạm.

3.3.1. Về dấu hiệu "đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm"

Đây là dấu hiệu bắt buộc của CTTP Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai (Điều 173 BLHS), nhưng việc quy định như luật hiện hành là chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn trong việc đấu tranh phòng chống loại tội phạm này. Trên thực tế, một người có hành vi vi phạm hành chính các quy định pháp luật về sử dụng đất đai, nhưng vì nhiều "lý do" người đó không bị cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính về hành vi đó mà chỉ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (do hết thời hiệu hoặc quá thời hạn xử phạt theo quy định pháp luật); thậm chí vi phạm và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nhiều lần, cố tình không chấp hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, mà không thuộc trường hợp "gây hậu quả nghiêm trọng", "đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm" hoặc bị truy tố về tội phạm khác. Mặt khác, theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật xử lý vi phạm hành chính, một người chỉ được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đó "nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm". Khi đó, người có hành vi vi phạm trong trường hợp nói trên không thể bị truy cứu TNHS về tội Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai.

Như vậy, một người chỉ bị áp dụng Điều luật này nếu hành vi vi phạm của họ không thuộc trường hợp "gây hậu quả nghiêm trọng" hoặc "đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm" nhưng bắt buộc đã bị xử phạt hành chính chưa hết thời hạn để được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đó. Quy định như vậy sẽ bỏ lọt một số lượng rất lớn tội phạm xảy ra trên thực tế không bị truy cứu TNHS (mặc dù chưa hết

Ngày đăng: 23/11/2023