B Ảnh Hưởng Của Dịch Chiết Khoai Tây, Cà Rốt Và Nước Dừa Đến Chiều Cao Chồi Giai Đoạn 50 – 90 Nsc (Cm)

Dịch chiết khoai tây được dùng phổ biến trong nuôi cấy mô. Đồng thời nhằm thử nghiệm một số loại dịch chiết khác đến sinh trưởng lan Cattleya nên đã tiến hành thêm các đối tượng phổ biến ở Việt Nam là cà rốt và nước dừa.Trong các dịch chiết đó có hàm lượng đạm cao, là nguồn thực phẩm có giá trị cung cấp protein, khoáng và nhiều loại sinh tố khác nhau.

Kết quả chiều cao khi bổ sung các dịch chiết này vào môi trường nuôi cấy ở bảng 3.4a cho thấy:

Giai đoạn 10 – 20 NSC, ở yếu tố loại dịch chiết, nước dừa cho kết quả tốt nhất về chiều cao, có ý nghĩa về mặt thống kê, lần lượt là 0,41 cm (10 NSC) và 0,57 cm (20 NSC) nhưng ở các mức nồng độ khác nhau, sự khác biệt về chiều cao chồi là không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Giai đoạn 30 NSC, khi thay đổi các mức nồng độ dịch chiết, sử dụng 10% dịch chiết cho kết quả tốt nhất về chiều cao (0,77 cm) tuy không khác biệt so với nghiệm thức bổ sung 20% dịch chiết (0,65 cm) nhưng khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với nghiệm thức bổ sung 30% dịch chiết (0,59 cm). Đối với loại dịch chiết, nước dừa cho kết quả tốt nhất về chiều cao (0,77 cm), rất có ý nghĩa về mặt thống kê.

Đến giai đoạn 40 NSC, ở yếu tố nồng độ dịch chiết, khi sử dụng 10% dịch chiết cho kết quả tốt nhất về chiều cao (0,85 cm) tuy không khác biệt so với nghiệm thức bổ sung 20% dịch chiết (0,71 cm) nhưng rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với nghiệm thức bổ sung 30% dịch chiết (0,65 cm). Khi thay đổi loại dịch chiết, nước dừa cho kết quả tốt nhất về chiều cao (0,86 cm), rất có ý nghĩa về mặt thống kê.

Bảng 3.4b Ảnh hưởng của dịch chiết khoai tây, cà rốt và nước dừa đến chiều cao chồi giai đoạn 50 – 90 NSC (cm)


NSC




Nồng độ (%)


TB



10

20

30



Khoai tây

0,97

0,55

0,66

0,73B



Cà rốt

0,88

0,77

0,71

0,79B

50


Nước dừa

1,10

1,09

0,87

1,02A


TB

0,98A

0,80B

0,75B


CV = 17,76% Ftính (A) = 6,01*

Ftính (B) = 9,78** Ftính (A x B) = 1,17ns



Khoai tây

1,11

0,63

0,70

0,81B



Cà rốt

0,95

0,86

0,82

0,88B

60


Nước dừa

1,31

1,30

1,10

1,24A


TB

1,12A

0,93B

0,87B




CV = 19,80% Ftính (A) = 4,01*

Ftính (B) = 12,78** Ftính (A x B) = 1,91ns


Loại dịch chiết

Khoai tây

1,19

0,70

0,79

0,89B


Cà rốt

1,03

0,94

0,86

0,94B

70

Nước dừa

1,36

1,42

1,21

1,33A


TB

1,19A

1,02B

0,95B




CV = 15,59% Ftính (A) = 4,94*

Ftính (B) = 18,90** Ftính (A x B) = 2,29ns



Khoai tây

1,37

0,84

0,86

1,02B



Cà rốt

1,21

1,07

0,88

1,05B

80


Nước dừa

1,63

1,53

1,37

1,51A


TB

1,41A

1,15B

1,04B




CV = 11,39% Ftính (A) = 17,35**

Ftính (B) = 36,54** Ftính (A x B) =2,41ns



Khoai tây

1,42

0,96

0,97

1,12B



Cà rốt

1,31

1,15

0,92

1,13B

90


Nước dừa

1,78

1,66

1,47

1,64A


TB

1,51A

1,26B

1,12B




CV = 13,29% Ftính (A) = 11,63**

Ftính (B) = 26,80** Ftính (A x B) = 0,92ns

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của BA, NAA và dịch chiết đến khả năng sinh trưởng của lan Cattleya Cattleya sp. in vitro - 7

Ghi chú: Các giá trị không cùng mẫu tự theo sau có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ((**): rất có ý nghĩa; (*): có ý nghĩa; (ns): không có ý nghĩa)

Giai đoạn 50 NSC, ở yếu tố nồng độ, sử dụng 10% dịch chiết cho kết quả tốt nhất về chiều cao (0,98 cm), có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong khi đó ở yếu tố loại dịch chiết, nước dừa cho kết quả tốt nhất về chiều cao (1,02 cm), rất có ý nghĩa về mặt thống kê.

Đến giai đoạn 60 NSC, khi thay đổi nồng độ dịch chiết, sử dụng 10% dịch chiết cho kết quả tốt nhất về chiều cao (1,12 cm), có ý nghĩa về mặt thống kê. Ở yếu tố loại dịch chiết, nước dừa cho kết quả tốt nhất về chiều cao (1,24 cm), rất có ý nghĩa về mặt thống kê.

Ở giai đoạn 70 NSC, khi thay đổi mức nồng độ, sử dụng 10% dịch chiết cho kết quả tốt nhất về chiều cao (1,19 cm), có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong khi thay đổi loại dịch chiết, nước dừa cho kết quả tốt nhất về chiều cao (1,33 cm), rất có ý nghĩa về mặt thống kê.

Giai đoạn 80 NSC, ở yếu tố nồng độ, sử dụng 10% dịch chiết cho kết quả tốt nhất về chiều cao (1,41 cm), rất có ý nghĩa về mặt thống kê. Đối với yếu tố loại dịch chiết, nước dừa cho kết quả tốt nhất về chiều cao (1,51 cm), rất có ý nghĩa về mặt thống kê.

Sự sinh trưởng của chiều cao chồi tiếp tục gia tăng ở giai đoạn ở giai đoạn 90 NSC, đối với yếu tố nồng độ, sử dụng 10% dịch chiết cho kết quả tốt nhất về chiều cao (1,51 cm), rất có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong khi đó ở yếu tố loại dịch chiết, nước dừa cho kết quả tốt nhất về chiều cao (1,64 cm), rất có ý nghĩa về mặt thống kê.

Kết quả cho thấy, sự tác động đến chiều cao rất rõ rệt ở 10% dịch chiết. Bên cạnh đó, nước dừa cũng ảnh hưởng đến chiều cao rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tương tác của nồng độ dịch chiết và loại dịch chiết đối với chiều cao chồi là không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Bảng 3.5a Ảnh hưởng của dịch chiết khoai tây, cà rốt và nước dừa đến số chồi giai đoạn 30

– 60 NSC (chồi)


NSC




Nồng độ (%)


TB



10

20

30



Khoai tây

2,38cd

0,86e

1,72d

1,66C



Cà rốt

2,86bc

2,57cd

1,98cd

2,47B

30


Nước dừa

2,70bc

4,02a

3,57ab

3,43A


TB

2,65

2,48

2,42


CV = 14,35% Ftính (A) = 0,92ns

Ftính (B) = 54,22** Ftính (A x B) = 13,73**



Khoai tây

2,64de

0,97f

1,94ef

1,85C



Cà rốt

4,34b

3,15cd

2,77de

3,42B

40

Loại chất hữu cơ

Nước dừa

4,00bc

5,99a

4,92b

4,97A

TB

3,66

3,37

3,21



CV = 12,92% Ftính (A) = 2,46ns

Ftính (B) = 112,66** Ftính (A x B) = 17,08**


Khoai tây

3,27cde

1,20f

2,12ef

2,19C



Cà rốt

4,77bc

3,98cd

2,97de

3,91B

50


Nước dừa

4,44bcd

8,49a

5,73b

6,22A


TB

4,16AB

4,56A

3,60B




CV = 14,81% Ftính (A) = 5,57*

Ftính (B) = 99,30** Ftính (A x B) = 22,21*



Khoai tây

3,42de

1,39f

2,20ef

2,34C



Cà rốt

5,37bc

4,52cd

3,26de

4,38B

60


Nước dừa

5,36bc

10,27a

7,02b

7,55A


TB

4,72AB

5,39A

4,16B




CV = 15,71% Ftính (A) = 6,13**

Ftính (B) = 111,20** Ftính (A x B) = 19,57**

Ghi chú: Các giá trị không cùng mẫu tự theo sau có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ((**): rất có ý nghĩa; (*): có ý nghĩa; (ns): không có ý nghĩa)


Giai đoạn 10 – 20 NSC, số chồi chưa hình thành do thời gian ngắn.


Giai đoạn 30 NSC, ở yếu tố loại dịch chiết, nước dừa cho kết quả tốt nhất về số chồi (3,43 chồi), rất có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, nồng độ 20% nước dừa cho kết quả tốt nhất về số chồi (4,02 chồi) tuy không khác biệt so với nghiệm thức bổ sung 30% nước dừa (3,57 chồi) nhưng khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại.

Đến giai đoạn 40 NSC, ở các loại dịch chiết, nước dừa cho kết quả tốt nhất về số chồi (4,97 chồi), rất có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, nồng độ 20% nước dừa cho kết quả tốt nhất về số chồi (5,99 chồi) rất có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại.

Ở giai đoạn 50 NSC, số chồi tiếp tục gia tăng. Khi thay đổi nồng độ dịch chiết, nồng độ 20% cho kết quả tốt nhất về số chồi (4,56 chồi), có ý nghĩa thống kê. Ở yếu tố loại dịch chiết, nước dừa cho kết quả tốt nhất về số chồi (6,22 chồi), rất có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, nồng độ 20% nước dừa cho kết quả tốt nhất về số chồi (8,49 chồi) rất có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại.

Kết quả phân tích thống kê ở giai đoạn 60 NSC, đối với nồng độ dịch chiết, nồng độ 20% cho kết quả tốt nhất về số chồi (5,39 chồi), rất có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, ở yếu tố loại dịch chiết, nước dừa cho kết quả tốt nhất về số chồi (7,55 chồi), rất có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, nồng độ 20% nước dừa cho kết quả tốt nhất về số chồi (10,27 chồi) rất có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại.

Kết quả chiều cao khi bổ sung các dịch chiết vào môi trường nuôi cấy ở bảng 3.5b cho thấy:

Giai đoạn 70 NSC, khi thay đổi nồng độ dịch chiết, nồng độ 20% cho kết quả tốt nhất về số chồi (6,52 chồi), rất có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, ở yếu tố loại dịch chiết, nước dừa cho kết quả tốt nhất về số chồi (8,69 chồi), rất có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, nồng độ 20% nước dừa cho kết quả tốt nhất về số chồi (12,18 chồi) rất có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại.

Đến giai đoạn 80 NSC, ở yếu tố nồng độ dịch chiết, nồng độ 20% cho kết quả tốt nhất về số chồi (7,19 chồi), rất có ý nghĩa thống kê. Đối với yếu tố loại dịch chiết, nước dừa cho kết quả tốt nhất về số chồi (9,66 chồi), rất có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, nồng độ 20% nước dừa cho kết quả tốt nhất về số chồi (13,22 chồi) rất có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại.

Bảng 3.5b Ảnh hưởng của dịch chiết khoai tây, cà rốt và nước dừa đến số chồi giai đoạn 70

– 90 NSC (chồi)


NSC




Nồng độ (%)


TB



10

20

30



Khoai tây

3,72c

1,40d

2,55cd

2,56C



Cà rốt

6,33b

5,98b

3,56c

5,29B

70


Nước dừa

6,44b

12,18a

7,45b

8,69A


TB

5,50B

6,52A

4,52B




Loại chất hữu cơ

CV = 13,18% Ftính (A) = 17,10**

Ftính (B) = 160,98** Ftính (A x B) = 28,46**


Khoai tây

4,20c

1,93d

2,73cd

2,95C


Cà rốt

6,57b

6,41b

3,94cd

5,64B

80

Nước dừa

7,98b

13,22a

7,80b

9,66A

TB

6,25A

7,19A

4,82B




CV = 14,75% Ftính (A) = 15,80**

Ftính (B) = 127,43** Ftính (A x B) = 16,23**



Khoai tây

4,55c

2,14d

2,87cd

3,19C



Cà rốt

7,04b

7,47b

4,03cd

6,18B

90


Nước dừa

8,11b

14,06a

7,89b

10,02A


TB

6,57B

7,89A

4,93C




CV = 13,08% Ftính (A) = 27,69**

Ftính (B) = 147,66** Ftính (A x B) = 22,48**

Ghi chú: Các giá trị không cùng mẫu tự theo sau có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ((**): rất có ý nghĩa; (ns): không có ý nghĩa)


Qua phân tích kết quả thống kê ở giai đoạn 90 NSC, khi thay đổi yếu tố nồng độ dịch chiết, nồng độ 20% cho kết quả tốt nhất về số chồi (7,89 chồi), rất có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó ở yếu tố loại dịch chiết, nước dừa cho kết quả tốt nhất về số chồi (10,02 chồi), rất có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, nồng độ 20% nước dừa cho kết quả tốt nhất về số chồi (14,06 chồi), rất có ý nghĩa thống kê so với các nồng độ còn lại.

Với nồng độ thích hợp, việc bổ sung dịch chiết vào môi trường tạo điều kiện cho lan Cattleya sinh trưởng tốt hơn. Kết quả cho thấy, nồng độ 20% nước dừa cho số chồi cao nhất.

Bảng 3.6 Ảnh hưởng của dịch chiết khoai tây, cà rốt và nước dừa đến đường kính (cm) và khối lượng (g) cụm chồi giai đoạn 90 NSC


NSC




Nồng độ (%)


TB



10

20

30



Khoai tây

0,91

0,56

0,60

0,69B

Đường kính (cm)


Cà rốt

1,08

0,98

0,75

0,94B

Loại chất hữu cơ

Nước dừa

1,31

1,56

1,13

1,34A

TB

1,10

1,03

0,82


CV = 24,02% Ftính (A) = 3,26ns

Ftính (B) = 17,10** Ftính (A x B) = 1,35ns


Khoai tây

0,23c

0,10c

0,10c

0,14C

Khối lượng (g)


Cà rốt

0,44b

0,26c

0,17c

0,29B


Nước dừa

0,54b

0,77a

0,46b

0,59A


TB

0,40A

0,38A

0,24B



CV = 19,76% Ftính (A) = 14,31**

Ftính (B) = 100,75** Ftính (A x B) = 9,41**

Ghi chú: Các giá trị không cùng mẫu tự theo sau có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ((**): rất có ý nghĩa; (ns): không có ý nghĩa)


Qua phân tích thống kê về đường kính và khối lượng cụm chồi được thể hiện ở bảng 3.6 cho thấy:

Về đường kính: khi thay đổi loại dịch chiết, nước dừa cho đường kính lớn nhất (1,34 cm), rất có ý nghĩa thống kê so với các nồng độ còn lại.

Về khối lượng: đối với yếu tố nồng độ dịch chiết, nồng độ 10% và 20% cho kết quả khối lượng tốt nhất (0,40 g và 0,38 g) rất có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, ở yếu tố loại dịch chiết, nước dừa cho kết quả khối lượng lớn nhất (0,59 g), rất có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, nồng độ nước dừa 20% cho khối lượng lớn nhất (0,77 g), rất có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại.

Như vậy, nước dừa tác động mạnh mẽ đến đường kính cụm chồi lan Cattleya. Đồng thời, sự tương tác giữa nồng độ dịch chiết và loại dịch chiết đối với khối lượng cụm chồi là rất có ý nghĩa. Nồng độ nước dừa 20% cho kết quả khối lượng cụm chồi là tốt nhất.

Qua thí nghiệm cho thấy, nồng độ nước dừa 20% thích hợp nhất đến khả năng sinh trưởng của lan Cattleya.

3.3 Ảnh hưởng của NAA lên sự tạo rễ của lan Cattleya


Đối với cây con hoàn chỉnh, trước khi mang ra vườn ươm yêu cầu cây phải đủ thân, lá đòi hỏi phải cây phải có hệ rễ phát triển mạnh, đủ khả năng hút chất dinh dưỡng cho cây.

Theo Nguyễn Văn Uyển (1989), auxin là nhóm chất điều hòa sinh trưởng thường được sử dụng trong nuôi cấy mô tế bào thực vật, có tác dụng kích thích sự phân chia tế bào hình thành rễ. Trong thí nghiệm này, chất điều hòa sinh trưởng NAA được sử dụng ở các nồng độ khác nhau để bổ sung vào môi trường MS nhằm đánh giá ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy kết hợp với nồng độ NAA thay đổi lên quá trình hình thành rễ lan Cattleya.

Bảng 3.7 Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến sự tạo rễ của Cattleya giai đoạn 20 – 80 NSC (rễ/cây)


NAA

(mg/l)




Ngày sau cấy



20

30

40

50

60

70

80

0

0,00

0,00

0,00b

0,31c

0,92c

1,25c

1,62b

1

0,22

0,25

0,71a

1,09b

1,51b

1,67bc

2,02ab

2

0,08

0,08

0,22ab

0,63c

0,84c

1,37c

1,53b

3

0,05

0,08

0,78a

1,34ab

2,14a

2,38ab

2,95ab

4

0,10

0,17

0,64a

1,57a

2,26a

2,56ab

3,13a

5

0,22

0,37

0,68a

1,65a

2,23a

2,81a

3,27a

CV

Ftính

10,49%

1,27ns

14,20%

1,35ns

15,59%

3,56*

14,43%

33,94**

14,08%

23,93**

18,85%

9,12**

22,40%

6,34**

Ghi chú: Các giá trị không cùng mẫu tự theo sau có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ((**): rất có ý nghĩa; (*): có ý nghĩa; (ns): không có ý nghĩa)

Ở giai đoạn 20 – 40 NSC, số liệu được chuyển đổi theo công thức (x+0,5)1/2


Ở bảng 3.7 cho thấy:


Giai đoạn 10 NSC, rễ chưa hình thành do thời gian ngắn.


Ở giai đoạn 20 – 30 NSC, rễ bắt đầu hình thành nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, dao động từ 0 – 0,22 rễ/cây (20 NSC) và từ 0 – 0,37 rễ/cây (30 NSC).

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 11/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí