Thực Trạng Tình Hình Kế Toán Vốn Bằng Tiền, Các Khoản Phải Thu Tại Công Ty Tnhh Mtv Xăng Dầu Tây Nam Bộ - Cn Xăng Dầu Hậu Giang Và Kết Quả Nghiên


Mức 4: Quan trọng Mức 5: Rất quan trọng

Các bước xây dựng thang đo Likert.

Phương pháp của Likert là lên một danh sách các mục có thể đo lường cho một khái niệm và tìm ra những tập hợp các mục hỏi để đo lường tốt các khía cạnh khác nhau của khái niệm. Nếu như khái niện mang tính đơn khía cạnh thì chỉ cần tìm ra một tập hợp. Nếu khái niệm đó là đa khía cạnh thì cần nhiều tập hợp các mục hỏi. Sau đây là các bước xây dựng và kiểm tra một thang đo Likert:

- Nhận diện và đặt tên biến mà bạn muốn đo lường. Bạn có thể làm được điều này thông qua kinh nghiệm bản thân.

- Lập ra một danh sách các phát biểu hoặc câu hỏi có tính biểu thị. Các ý tưởng cho các câu hỏi biểu thị có thể lấy từ lý thuyết của các môn học marketing, đọc sách báo hoặc từ ý kiến của các chuyên gia. Các câu hỏi biểu thị này cũng có thể lấy từ các thực nghiệm.

- Xác định số lượng và loại trả lời. Hầu hết các thanh đo Likert có số lượng lẻ các lựa chọn trả lời như: 5. Mục đích là để đưa ra cho người trả lời một loạt các lựa chọn trả lời có điểm giữa. Điểm giữa thường mang tính trung lập, ví dụ như không đồng ý cũng không phản đối. Số lựa chọn chẵn buộc người trả lời phải xác định một quan điểm rò ràng trong khi số lựa chọn lẻ cho phép họ lựa chọn an toàn hơn. Không thể nói cái nào là hay hơn vì cách lựa chọn nào cũng có hệ quả riêng của nó.

- Kiểm tra toàn bộ các mục hỏi đã khai thác được từ những người trả lời.

- Thực hiện một phân tích mục hỏi để tìn ra một tập hợp các mục hỏi tạo nên một thang đo đơn khía cạnh về biến mà bạn muốn đo lường.

- Sử dụng thang đo mà bạn đã xây dựng được trong nghiên cứu của bạn và tiến hành phân tích lại các mục hỏi lại lần nữa để đảm bảo rằng thang đo đó chắc chắn. Nếu làm xong điều này, thì sau đó đi tìm mối quan hệ giữa những điểm số từ thang đo và điểm số từ những biến khác nhau cho các cá nhân trong nghiên cứu của bạn.


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN, CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY TNHH MTV XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ - CN XĂNG DẦU HẬU GIANG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu tổng quan về công ty

- Tên doanh nghiệp: Chi nhánh Công ty TNHH MTV xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh xăng dầu Hậu Giang.

Thương hiệu Địa chỉ 851 đường Trần Hưng Đạo KV3 phường 7 TP Vị 1

- Thương hiệu:


- Địa chỉ: 851 đường Trần Hưng Đạo - KV3, phường 7 - TP Vị Thanh - Tỉnh Hậu Giang.

- Địa chỉ trụ sở: số 21, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Thới Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

- Mã số thuế: 1800158559-034

- Số điện thoại: 07113.870.143-07113.870.144

- Fax: 07113.870.142

- Vốn pháp lệch: 10.000.000.000 đồng

- Quyết định thành lập: 253/QĐ-HĐQT

- Ngày thành lập: 12/05/2004

- Giám đốc Chi nhánh: Nguyễn Thị Mai Trang

- Cơ quan ra quyết định thành lập: Hội đồng quản trị Tổng Công ty Xăng Dầu Việt Nam.

- Lĩnh vực kinh doanh: Chi nhánh hoạt động kinh doanh chủ yếu là mua bán xăng dầu và dầu mỡ nhờn.

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Trong thời gian đất nước diễn ra chiến tranh, thị trường xăng dầu ở phía Nam cũng như thị trường xăng dầu ở TP. Hồ Chí Minh đều do 3 hãng lớn:


Shell (Hà Lan), Esso (Anh), Caltex (Mỹ) khống chế toàn bộ. Và kể từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thì “Công ty xăng dầu miền Nam” trực thuộc Tổng Cục vật tư được thành lập, với nhiệm vụ trước mắt là đảm bảo an toàn hàng hóa, cơ sở vật chất còn lại chuẩn bị cho công tác phục vụ theo chỉ đạo của Bộ tư lệch Khu Tây Nam Bộ.

- Tháng 05/1975, Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ được thành lập với tên gọi ban đầu là “Công ty xăng dầu cấp I Khu vực Tây Nam Bộ”

- Ngày 07/01/1976, Tổng Cục vật tư bằng văn bản số 03/VH-KH quyết định thành lập “Tổng kho xăng dầu Tây Nam Bộ” trực thuộc Công ty xăng dầu miền Nam (Công ty xăng dầu cấp I Khu vực Tây Nam Bộ).

- Tháng 07/1977, Tổng Công ty xăng dầu có quyết định số 221/XD-QĐ đổi tên “Tổng kho xăng dầu Khu vực Tây Nam Bộ” thành “Tổng kho xăng dầu Cần Thơ” trực thuộc Công ty xăng dầu Khu vực II.

- Ngày 11/09/1984, Giám đốc Công ty xăng dầu Khu vực II ban hành quyết định số 134/TC-QĐ đổi tên “Tổng kho xăng dầu Khu vực Tây Nam Bộ” thành “Xí nghiệp xăng dầu Hậu Giang”.

- Ngày 26/12/1988, Tổng Giám đốc Công ty xăng dầu Việt Nam ban hành quyết định số 2209/XD-QĐ đổi tên “Xí nghiệp xăng dầu Hậu Giang” thành “Công ty xăng dầu Hậu Giang” và trực thuộc Petrolimex Việt Nam”.

- Từ ngày 01/01/2004 “Công ty xăng dầu Hậu Giang” đổi tên thành “Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ”, trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam theo quyết định số 1680/2003/QĐ-BTM ngày 08/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Thương mại.

Đến năm 2013 đổi tên thành Công ty TNHH Một Thành Viên xăng dầu Tây Nam Bộ.

3.1.2. Lĩnh vực hoạt động, thuận lơi, khó khăn và phương hướng phát triển

3.1.2.1. Lĩnh vực hoạt động

Lĩnh vực kinh doanh gồm có xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu và khí hóa lỏng, kinh doanh kho, cảng, vận tải xăng dầu,ao lường, vật tư, thiết bị phục vụ ngành xăng dầu,….

Các sản phẩm chính như:

- Xăng gồm 2 loại: RON 92, RON 95

- Dầu nhờn Petrolimex


- Gas Petrolimex,…

3.1.2.2. Thuận lợi

- Với 21 cửa hàng nằm rộng khắp tỉnh Hậu Giang thuận tiện cho việc mua bán cũng như việc bố trí các phương tiện vận chuyển xăng dầu đường bộ lẫn đường thủy.

- Là thành viên của Công ty TNHH MTV xăng dầu Tây Nam Bộ mà Công ty TNHH MTV xăng dầu Tây Nam Bộ lại là thành viên của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam nên chất lượng và sản lượng xăng dầu luôn được đảm bảo an toàn tuyệt đối.

- Công ty luôn có những đội ngũ nhân viên nhiệt trình và giàu kinh nghiệm chuyên môn.

3.1.2.3. Khó khăn

- Tình hình giá xăng dầu của thế giới thường xuyên xảy ra biến động nên cũng ảnh hưởng đến tình hình xăng dầu của Công ty.

- Xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh.

- Sự quản lý của nhà nước còn nhiều yếu kém đối với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu nên đã tạo nên thị trường kinh doanh không lành mạnh.

3.1.2.4. Phương hướng phát triển

- Không ngừng đổi mới, tăng cường cạnh tranh, giữ vững thị phần xăng dầu trên địa bàn Petrolimex phân công.

- Đẩy mạnh phát triển mạng lưới bán lẻ, không ngừng tăng sản lượng xằng dầu bán ra, nâng cao năng suất lao động, khai thác tối đa giá trị gia tăng cửa hàng xăng dầu nhằm nâng cáo hiệu quả kinh doanh, khẳng định giá trị thương hiệu và uy tính của Petrolimex.

- Đảm bảo an toàn về con người và tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh, góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội và bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp.

- Phấn đấu kinh doanh hiệu quả ngày càng cao, bảo đảm an toàn về tài chính, tiếp tục duy trì nộp ngân sách đầy đủ và đúng hạn.

- Xây dựng đội ngũ lao động với trình độ nghiệp vụ ngày càng cao và gắn bó mật thiết với Doanh nghiệp, luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao


với tình yêu công việc, gắn kết quả lao động sản xuất kinh doanh, sự đóng góp của cá nhân với thu nhập lương thưởng và các hình thức tôn vinh khác.

- Đẩy mạnh kinh doanh hàng hóa/dịch vụ Petrolimex (Dầu nhờn Petrolimex, Gas Petrolimex, Sơn Petrolimex,…) và các dịch vụ khác trên cơ sở tận dụng các nguồn lực có sẵn, vừa góp phần đảm bảo công ăn việc làm, gia tăng thu nhập, vừa góp phần phát triển các Doanh nghiệp trong màu cờ sắc áo Pretrolimex, hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức Chi nhánh


GIÁM ĐỐC


PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG KINH DOANH


PHÒNG KẾ TOÁN




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu tại Công Ty TNHH MTV Xăng dầu Tây Nam Bộ CN Xăng dầu Hậu Giang và các nhân tố tác động đến hiệu quả công tác kế toán này - 6

21 CỬA HÀNG

KHO


Nguồn: Phòng kế toán chi nhánh xăng dầu Hậu Giang

Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Chi nhánh

3.1.3.1. Giám đốc

- Là người điều hành và quyết định mọi hoạt động hằng này của chi nhánh.

- Xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch kinh doanh và chính sách kinh doanh của Công ty, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của đơn vị.

- Nghiên cứu tiếp thị, xây dựng chiến lược tiếp thị, quảng cáo và khuyến mãi, phục vụ hoạt động kinh doanh trong phạm vi kinh doanh.

- Theo dòi tình hình kinh doanh và tài chính tại chi nhánh, báo cáo kịp thời về Công ty.

- Quản lý toàn bộ nhân viên, thực hiện toàn quyền với nhân viên chi nhánh theo chính sách thủ tục nhân sự công ty.


- Ký duyệt Hợp đồng kinh tế.

- Ký duyệt các khoản chi phí phục vụ hoạt động kinh doanh theo kế hoạch đã được Tổng Giám đốc phê duyệt trên cơ sở bảo đảm hợp lý và hiệu quả kinh tế.

- Ký các văn bản trong phạm vi quản lý của Chi nhánh…

3.1.3.2. Phó giám đốc

- Thay mặt Giám đốc giải quyết những công việc theo giấy ủy quyền của Giám đốc và phải báo cáo lại những việc đã giải quyết với Giám đốc.

- Chủ động tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động.

3.1.3.3. Phòng kế toán

- Thực hiện các công việc về nghiệp vụ chuyên môn kế toán theo đúng quy định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán,…

- Theo dòi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của Chi nhánh dưới mọi hình thức và cố vấn cho Ban lãnh đạo về các vấn đề liên quan.

- Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu, tình hình luân chuyển sử dụng vốn, tài sản của chi nhánh.

- Kiểm tra và ký duyệt các khoản thu, chi, thanh toán… phát hiện và ngăn chặn các khoản lãng phí, sai pham quy định tại Chi nhánh.

- Cung cấp số liệu và các báo cáo cho Ban Giám đốc cũng như các cơ quan, bộ phận có thẩm quyền khác.

3.1.3.4. Phòng kinh doanh

- Thực hiện các hoạt động tiếp thị - bán hàng tới khách hàng và khách hàng tiềm năng của Công ty nhằm đạt mục tiêu về Doanh số, thị phần…

- Tổ chức bộ máy nhân sự, phân công công việc trong phòng để hoàn thành công việc đã được phê duyệt

- Thực hiện các báo cáo nội bộ theo qui định của Chi nhánh theo yêu cầu của Ban điều hành.

- Xây dựng các quy trình, quy định nghiệp vụ thuộc lĩnh vực phòng, đánh giá hiệu quả các quy trình, quy định này trong thực tế để liên tục cải tiến, giúp nâng cao hoạt động của Chi nhánh. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Ban điều hành.


3.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán

3.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán


TRƯỞNG PHÒNG KẾ TOÁN

KẾ TOÁN CÔNG NỢ

KẾ TOÁN THANH TOÁN

KẾ TOÁN THUẾ

THỦ QUỸ


KẾ TOÁN TỔNG HỢP

Nguồn: Phòng kế toán chi nhánh xăng dầu Hậu Giang

Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy tại Chi nhánh

Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận

- Trưởng phòng kế toán:

+ Chụi trách nhiệm về mọi hoạt động vủa bộ phân kế toán.

+ Lên kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của bộ phận kế toán.

+ Đôn đốc, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động của nhân viên trong bộ phận.

+ Tham mưu cho Giám đốc trong công tác kiểm soát hoạt động của chi nhánh,…

- Kế toán tổng hợp: thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán, chứng từ có liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để làm cơ sở lập các báo cáo cuối tháng, quý, năm.

- Kế toán công nợ: kiểm tra và theo dòi các khoản công nợ: phải thu, phải trả,… Đôn đốc và trực tiếp tham gia thu hồi các khoản công nợ khó đồi, nợ quá hạn…

- Kế toán thanh toán:

+ Tiến hành hạch toán các bút toán có liên quan đến việc thu, chi tiền gửi, tiền mặt. Phản ánh kip thời các khoản thu, chi bằng tiền. Tiến hành kiểm tra,


đối chiếu số liệu thường xuyên với thủ quỹ để có thể đảm bảo giám sát chặt chẽ vốn bằng tiền.

+ Thực hiện các giao dịch với ngân hàng như việc chuyển tiền, rút tiền, đối chiếu chứng từ, sổ phụ ngân hàng.

+ Lập các báo cáo, sổ sách tồn quỹ cuối kỳ cho Giám đốc.

- Kế toán thuế:

+ Trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có phát sinh.

+ Kiểm tra đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra của từng cơ sở.

+ Theo dòi tình hình giao nhận hóa đơn tại các cửa hàng.

+ Cuối tháng: kế toán thuế làm các báo cáo thuế để làm cơ sở lập báo cáo quý, cuối năm quyết toán thuế TNDN, TNCN cho Chi nhánh

- Thủ quỹ: thực hiện thanh toán tiền mặt hàng ngày theo quy định của công ty, tự động kiểm tra đối chiếu quỹ hàng ngày với kế toán tổng hợp, đảm bảo số dư tồn quỹ phục vụ kinh doanh và chi trả lương cho nhân viên bằng việc thông báo kịp thời số dư tồn quỹ cho kế toán tổng hợp. Cuối tháng phải tính số dư và lập bảng kiểm kê quỹ.

3.1.4.2. Tổ chức chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán

- Tổ chức chứng từ Công ty áp dụng chứng từ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC. Ngoài ra công ty còn sử dụng một số chứng từ do Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam cấp theo quy định của Bộ tài chính.

Do mạng lưới kinh doanh Chi nhánh phân bổ nhiều nơi khác nhau trong khu vực Hậu Giang nên để tổ chức công tác kế toán tốt Chi nhánh đã áp dụng hình thức kế toán là kế toán máy bằng phần mềm SAP EPR. Công ty sử dụng hình thức kế toán máy được thiết kế theo hình thức Chứng từ ghi sổ, nhưng trình tự ghi sổ kế toán không hoàn toàn giống với trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ nhưng mà đã được được sửa lại như Hình:3.3. Đặc trưng cơ bản của hình thức là các nghiệp vụ phát sinh đều được phản ánh vào các chứng từ gốc, sau đó các chứng từ gốc được phân loại, tổng hợp. Theo hình thức này các sổ kế toán bao gồm:

+ Sổ chứng từ kế toán là cách đặt tên của sổ chi tiết tài khoản. Sổ này dùng để theo dòi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các tài khoản chi tiết.

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí