Đối Với Hiệu Trưởng Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Mèo Vạc

Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Huy động nguồn lực tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Xây dựng cơ chế kiểm tra đánh giá, giám sát chặt chẽ công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Các biện pháp được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo tính mục đích, tính hệ thống, tính đồng bộ, tính khả thi, phù hợp với đặc điểm của giáo dục THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

Tiến hành trưng cầu ý kiến của các CBQL và giáo viên các trường THPT trong huyện về tính cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý đã đề xuất. Kết quả trưng cầu ý kiến đã khẳng định các giải pháp được đề xuất là cần thiết và có tính khả thi cao.

Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đặt ra cho giáo viên những yêu cầu về năng lực dạy học cần bổ sung do đó cần thiết phải tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Để hoạt động bồi dưỡng đạt được kết quả cao cần đa dạng hóa hình thức, phương pháp bồi dưỡng, lựa chọn nội dung bồi dưỡng phù hợp, chuẩn bị các điều kiện bồi dưỡng. Quy trình bồi dưỡng được xác định gồm: Xác định nhu cầu bồi dưỡng, xác định nội dung bồi dưỡng; chuẩn bị các điều kiện bồi dưỡng; Tổ chức bồi dưỡng; Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng.

Mục tiêu bồi dưỡng hướng vào việc phát triển năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Để thực hiện được mục tiêu đó, việc quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới cần tiếp cận cả bốn chức năng quản lý: Lập kế hoạch bồi dưỡng, Tổ chức thực hiện, Chỉ đạo thực hiện, Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện bồi dưỡng.

Thực trạng bồi dưỡng NLDH cho GV THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới mặc dù còn những hạn chế nhất định song nhìn một cách tổng quát cả giáo viên và CBQL đều đánh giá công tác bồi dưỡng đạt ở mức hiệu quả về nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng. Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng NLDH cho GV THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang cần tập trung giải quyết một số hạn chế về sự thiếu chặt chẽ của công tác quản lý, cơ sở vật chất phục vụ công tác bồi dưỡng chưa đáp ứng, giáo viên chưa thật tích cực, tự giác, chương trình bồi dưỡng chưa đáp ứng được nhu cầu của giáo viên....

Thực trạng quản lý bồi dưỡng NLDH cho GV THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới đã được triển khai ở tất cả các khâu: Lập kế hoạch bồi dưỡng, Tổ chức thực hiện, Chỉ đạo thực hiện, Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện bồi dưỡng. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh đã đạt được, công tác quản lý bồi dưỡng NLDH cho GV THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định: từ khâu khảo sát, tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, sự thiếu chủ động trong

việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên; sự thiếu đồng bộ của các biện pháp quản lí BD giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của CBQL, sự thiếu và yếu về kỹ năng quản lý BD giáo viên, nhất là kỹ năng quản lý xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, kiểm tra và đánh giá công tác BD giáo viên của cán bộ quản lý….

Công tác quản lý bồi dưỡng bồi dưỡng NLDH cho GV THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới chịu ảnh hưởng của cả yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó yếu tố Động cơ, hứng thú, tính tích cực tham gia bồi dưỡng của giáo viên; Môi trường làm việc, cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng; Năng lực quản lý của đội ngũ CBQL là những yếu tố có ảnh hưởn nhiều nhất.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, tác giả đã đề xuất 05 biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDH cho GV THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới, cụ thể như sau:

1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên về chương trình giáo dục phổ thông mới và những yêu cầu về năng lực dạy học đối với giáo viên Trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới

2. Tổ chức khảo sát năng năng lực dạy học hiện tại của giáo viên Trung học phổ thông đối chiếu với năng lực cần có theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, đồng thời khảo sát nhu cầu bồi dưỡng giáo viên để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp.

3. Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

4. Huy động nguồn lực tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới

5. Xây dựng cơ chế kiểm tra đánh giá, giám sát chặt chẽ công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Qua khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng bồi dưỡng NLDH cho GV THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

theo chương trình giáo dục phổ thông mới, chúng tôi nhận thấy cả CBQL và GV đều đánh giá cao mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đó. Điều đó cho thấy về nhận thức các biện pháp đó được thừa nhận là cấp thiết và khả thi, do đó có thể đưa vào thực hiện được.

Như vậy, so với nhiệm vụ, mục tiêu của đề tài, về cơ bản chúng tôi đã giải quyết được những vấn đề đã đặt ra. Tuy nhiên, do thời gian và năng lực của người nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên kết quả nghiên cứu còn ở mức độ khiêm tốn và không tránh được những thiếu sót.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang

Sở GD&ĐT Hà Giang cần chủ động hơn nữa trong việc thông báo, lập kế hoạch tổng thể để CBQL Phòng GD&ĐT cũng như CBQL các trường kịp thời nắm bắt và triển khai. Chỉ đạo các trường phối hợp với Phòng GD&ĐT để bồi dưỡng NLDH cho GV THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đa dạng hóa các loại hình, phương thức, nội dung bồi dưỡng giáo viên phù hợp với đặc điểm từng địa phương, vùng miền và mang tính thiết thực.

Điều tra, khảo sát để xác định đúng năng lực dạy học của giáo viên ở các địa phương; cung cấp đầy đủ, kịp thời các loại tài liệu, giáo trình, tài liệu tham khảo cho giáo viên trong quá trình BD.

Ban hành những chính sách để khuyến khích, tạo động lực cho giáo viên tích cực bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn (kinh phí bồi dưỡng; chế độ khen thưởng, đãi ngộ; thái độ ứng xử đối với những người đi bồi dưỡng…). Đây là những điều kiện không thể thiếu để thúc đẩy hoạt động BD bồi dưỡng NLDH cho GV THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới có kết quả.

2.2. Đối với Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn huyện Mèo Vạc

Nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa của công tác bồi dưỡng NLDH cho GV THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới đối với việc nâng cao năng lực người giáo viên trong thời kỳ mới.

Tạo ra môi trường và động lực để giáo viên tự giác bồi dưỡng năng lực chuyên môn. Luôn quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho những giáo viên đi bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

Cần nâng cao năng lực quản lý của CBQL trong mọi hoạt động quản lý nhà trường, trong đó chú ý tới năng lực quản lý hoạt động bồi dưỡng bồi dưỡng NLDH cho GV THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan những yếu kém trong công tác quản lí bồi dưỡng giáo viên để từ đó điều chỉnh cơ chế, cung cách quản lý một cách khoa học, mềm dẻo.

Tăng cường vai trò chủ đạo trong công tác xây dựng kế hoạch BD phù hợp với thực tiễn của đơn vị trên cơ sở kế hoạch chung của ngành. Chủ động xây dựng kế hoạch đều đặn về hoạt động BD giáo viên và cho thông báo kế hoạch ngay từ đầu năm học.

Tăng cường công tác tham mưu cho Sở GD&ĐT về xây dựng, sửa đổi các chính sách liên quan đến công tác BD bồi dưỡng NLDH cho GV THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Tổ chức, chỉ đạo nghiêm túc các khâu của quản lý hoạt động BD, đặc biệt là khâu kiểm tra đánh giá kết quả học tập của giáo viên.

Đổi mới nội dung, lựa chọn các hình thức bồi dưỡng đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện thực tế của trường mình. Có đánh giá khen thưởng kịp thời cho những giáo viên tham gia các hoạt động BD bồi dưỡng NLDH cho GV THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

2.3. Đối với giáo viên THPT trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

Phải luôn có tinh thần cầu tiến, vươn lên, không ngại khó, ngại khổ để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn thiện bản thân. Nên mạnh dạn giao lưu, trao đổi, trình bày nguyện vọng của bản thân khi tham gia bồi dưỡng.

Luôn quan tâm chú ý đến lập kế hoạch BD của cá nhân, tổ chức thực hiện tốt kế hoạch, phương pháp dạy học, sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị dạy học, công nghệ thông tin....và không ngừng học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt, nhất là tích cực BD về kiến thức và kỹ năng sư phạm.

Sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm, trao đổi, giúp đỡ đồng nghiệp trong công tác BD và tự bồi dưỡng NLDH theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Thị Kim Anh, “Vấn đề bồi dưỡng giáo viên phổ thông hiện nay -Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí giáo dục & xã hội tháng 10/2013.

2. Bộ GD&ĐT, Thông tư ban hành chương trình giáo dục phổ thông, số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018.

3. Thái Công Cảnh (2016), Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên ở các trường Trung học phổ thông huyện Đắc Hà, Tỉnh Kon Tum, Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục, Trường Đại học Đà Nẵng.

4. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về quản lý, Trường Cán bộ quản lý GD&ĐT và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Hà Nội.

5. Chỉ thị 40/CT của Ban bí thư TW Đảng về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục.

6. Vũ Dũng (2007), Tâm lý học quản lí, NXB Đại học sư phạm.

7. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX 07-14, Hà Nội.

8. Hà Thị Huyền, 2018, Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp trong các môn Khoa học xã hội cho giáo viên THPT tỉnh Bắc Kạn, Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục, Trường Đại học sư phạm, Đại học Thái Nguyên

9. Trần Kiểm (2012), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm.

10. Huỳnh Văn Méo (2019), Thực trạng và giải pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học phổ thông thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 95-99.

11. Hoàng Phê (chủ biên), (2000), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.

12. Vũ Văn Phước, 2017, Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường trung học phổ thông huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục, Trường Đại học sư phạm, Đại học Thái Nguyên.

13. Quốc Hội Nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục và văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Chính trị quốc gia.

14. Phạm Đỗ Nhật Tiến (2013), Đổi mới đào tạo giáo viên trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam, NXBGD.

15. Nghiêm Đình Vỳ (2014), "Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo hướng phát triển năng lực gắn với thực tiễn phổ thông", Tạp chí Tuyên giáo số 11 ngày 23/3/2014.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

16. Murphy, K, (2004), Teachers and good teaching: comparing beliefs of second grade students. Preserviceteachers, and teachers in service. Journal of Experimental Education, 72, 2, pp. 69-92.

17. Cruickshank, D. R., Jenkins, D. B., & Metcalf, K. K, (2003), The act of teaching. NewYork, NY: McGraw-Hill.

18. Fabrice Henard and Soleine Leprince-Ringuet, (2013), “The path to quality teaching in higher education” http://www. StudyMode.com, August 18, 2013

19. Feiman-Nemser, S. (1990). Teacher preparation: structural alternatives and concepts, W.R. Houston.

20. George R, (2012), Defining “Globally Competent Pedagogy, June 1st, (2012), Houston, Texas, USA.

21. James M. Banner, Jr. & Harold Cannon C, (1997), The Elements of Teaching. Yale University. USA.

22. Jenny Johnson, (2009), Ways to continuing professional development, British Council.

23. Sam Carlson; Cheick Tidiane Gadi, (2002), Teacher professional development use of teachnology, www.ictinedtoolkit.org.

24. Sandra H. Harwell, Vice President P.D, (2003), Teacher Professional Development: It’s Not an Event, It’s a Process www.teachersprofessionaldevelopmentsources.

25. Willy L. M. Komba , William A. L. Anangisye and Joviter K. Katabaro, (2013), The Development of Teacher Professional Identity at the University of Dar es Salaam: Perceptions and Influencing Factors, CICE Hiroshima University, Journal of International Cooperation in Education, Vol.15 No.3 (2013) pp.187 204.

26. Zeki Arsal, (2011), Lifelong Learning Tendencies of the Prospective Teachers in the Bologna Process in Turkey, Abant Izzet Baysal University.


PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC


PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN

Để giúp nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng, xin thầy/cô vui lòng trả lời các câu hỏi sau bàng cách tích dấu (x) vào câu trả lời thầy/cô cho là đúng.

Câu 1: Để thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới, thầy/cô vui lòng tự đánh giá mức độ đạt được những năng lực sau đây của bản thân.


Stt


Nội dung

Mức độ

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

Kém


1

Năng lực thiết kế, quản lý và thực hiện kế

hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh






2

Năng lực sử dụng PPDH và GD theo hướng

phát triển phẩm chất, năng lực học sinh






3

Năng lực kiểm tra, đánh giá theo hướng

phát triển phẩm chất, năng lực học sinh






4

Năng lực tư vấn và hỗ trợ học sinh






5

Năng lực nhận thức






6

Năng lực thực hiện DH tích hợp






7

Năng lực dạy học phân hóa






8

Năng lực sử dụng công nghệ thông tin

trong dạy học.






9

Năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề

giáo dục bằng nghiên cứu khoa học.






10

Năng lực tự phát triển nghề nghiệp bằng

tự học, tự nghiên cứu.






11

Năng lực dạy học trải nghiệm






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang - 13

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 22/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí