Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng việt - 2

năng chi phối của động từ đối với những thực từ hay kết hợp từ đi kèm cho tính chuyên môn” [1, 96]. Động từ quan hệ được tác giả xếp vào nhóm thứ hai, tức là nhóm động từ có thực từ đi kèm biểu thị đối tượng sai khiến và nội dung sai khiến. Những động từ này có tên gọi chung là động từ khiên động thuộc lớp động từ ngoại động.

Những động từ khiên động gồm có: nhờ, bảo, cử, bắt, khiến, yêu cầu…

Ví dụ:

Công an huyện yêu cầu bộ phận hình sự của công an tỉnh trợ giúp xác minh. (Cao Duy Thảo)

Một hôm hợp tác xã họp cử Keng đánh một chiếc xe bò lên huyện chở phốt phát về. (Nguyễn Kiên)

2.6. Nguyễn Kim Thản trong cuốn Động từ trong tiếng Việt, xếp làm, khiến vào nhóm “động từ gây khiến”. Theo ông, “động từ gây khiến biểu thị hoạt động thúc đẩy, cho phép, giúp đỡ hay cản trở sự thực hiện của những hoạt động khác” [28]. Đặc điểm ngữ pháp của động từ gây khiến được ông xếp vào bốn cấu trúc chính và hai cấu trúc được cải biến dưới dạng thức rút gọn.

Những động từ gây khiến theo Nguyễn Kim Thản gồm: bảo, bắt buộc, buộc, bắt, cản trở, cho phép, cổ vũ, cưỡng bức, cưỡng ép, dạy, dắt, dẫn dắt, dìu dắt, đề nghị, đòi hỏi, cấm giục, gọi, giúp đỡ, hướng dẫn, hô hào, kêu gọi, khuyên nài, ép, sai, thuyết phục, yêu cầu…

Tóm lại, qua các công trình hiện có, các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc phân loại kho từ vựng nói chung và phân loại động từ, quan hệ từ nói riêng thành các loại, nhóm, tiểu nhóm. Mối quan hệ nhân quả cũng được các tác giả đề cập đến qua việc phân tích nhóm từ (ngữ) với thành tố phụ chỉ nguyên nhân và câu ghép nhân quả. Song tính chất của mối quan hệ nhân quả và cách biểu hiện của nó là lĩnh vực nghiên cứu mới chỉ được đề cập khái quát.

Điều đáng chú ý là phần lớn các tác giả có đề cập đến các động từ quan hệ làm, khiến đều nhầm lẫn các động từ này với động từ cầu khiến (bắt, bảo, cấm, mời, khuyên…)

3. Mục đích nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ bản chất của mối quan hệ nhân quả với tư cách là một kiểu quan hệ ngữ nghĩa, phân biệt nó với quan hệ cú pháp; trên cơ sở đó, tìm hiểu phương thức biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng Việt, qua đó, giúp người dạy, người học ngữ pháp tiếng Việt nắm vững, sử dụng tốt quan hệ từ nhân quả và động từ quan hệ biểu thị mối quan hệ nhân quả trong giảng dạy và học tập ngữ pháp tiếng Việt.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu

Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng việt - 2

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng Việt hiện đại.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn chỉ tập trung vào 2 phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả:

- Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả bằng phương tiện ngữ pháp (bằng quan hệ từ)

- Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả bằng phương tiện từ vựng - ngữ pháp (bằng động từ quan hệ)

4.3. Nguồn ngữ liệu

Chúng tôi có khoảng 2000 phiếu tư liệu ghi các câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ và động từ quan hệ rút ra từ sách giáo khoa ngữ văn phổ thông, từ báo chí và các tác phẩm văn học bằng tiếng Việt (hầu hết là các tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại).

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ đạo được chúng tôi sử dụng trong luận văn là phương pháp miêu tả.

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp, thủ pháp nghiên cứu sau đây:

Phương pháp thống kê, phân loại được chúng tôi áp dụng để thu thập, xử lí các câu có sử dụng quan hệ từ và động từ quan hệ biểu thị quan hệ nhân quả.

Phương pháp đối chiếu, so sánh được chúng tôi sử dụng để làm nổi bật những nét tương đồng và khác biệt của các quan hệ, các hiện tượng ngữ nghĩa và ngữ pháp liên quan đến cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả.

Luận văn cũng sử dụng các thủ pháp thử nghiệm như bổ sung, lược bỏ, thay thế, cải biến và mô hình hóa để hạn chế sự cảm tính, chủ quan trong miêu tả các hiện tượng ngữ nghĩa, ngữ pháp và để hỗ trợ làm tăng hiệu quả của các phương pháp trên.

6. Cái mới và những đóng góp của luận văn

Với luận văn này, có thể nói lần đầu tiên, cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng Việt được nghiên cứu một cách có hệ thống và mang tính chuyên sâu. Qua việc nghiên cứu đề tài này, luận văn có những đóng góp chính sau đây:

- Tổng kết (có nhận xét, đánh giá) một cách tương đối có hệ thống ý kiến của các nhà nghiên cứu về cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả bằng quan hệ từ và động từ quan hệ.

- Phân tích, miêu tả làm rõ phương thức biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng Việt bằng quan hệ từ, đặc điểm, tính chất của mối quan hệ cú pháp giữa bộ phận chỉ nguyên nhân và bộ phận chỉ kết quả trong câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ.

- Phân tích, miêu tả, làm rõ phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả bằng động từ quan hệ, làm rõ đặc tính ý nghĩa và ngữ pháp (thuộc tính kết trị) của các động từ quan hệ làm, khiến và tính chất ngữ pháp của kiểu câu có các động từ này làm vị ngữ.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài Mở đầu Kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương này trình bày những vấn đề lý luận cơ bản làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài. Đó là những vấn đề khái quát về quan hệ ngữ nghĩa, quan hệ cú pháp và một số khái niệm khác có liên quan đến việc nghiên cứu đề tài.

Chương 2: Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng Việt

Chương này phân tích, miêu tả cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả bằng phương tiện ngữ pháp (bằng quan hệ từ nhân quả) và bằng phương tiện từ vựng - ngữ pháp (bằng các động từ quan hệ làm, khiến).

Chương 3: Vấn đề phân tích ngữ pháp kiểu câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ và động từ quan hệ

Chương này đề cập đến các nguyên tắc và các thủ pháp xác định thành phần câu, khả năng chuyển đổi câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ thành câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng động từ quan hệ (làm, khiến) và ngược lại; đồng thời phân tích, định loại về mặt cấu trúc cho câu nhân quả tiếng Việt.


1.1. Quan hệ ngữ nghĩa

1.1.1. Định nghĩa

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

Trong cuốn Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ, Wallace L. Chafe coi cấu trúc ngữ nghĩa là cấu trúc được tạo xung quanh động từ trung tâm kèm với các danh từ có quan hệ với nó theo một số hướng. Như vậy, cấu trúc ngữ nghĩa chính là quan hệ danh - động. [47, 19]

Trong cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, nhóm tác giả cho rằng: “Quan hệ ngữ nghĩa là mối liên hệ (tương quan) từ vựng - ngữ cú giữa các bộ phận của phát ngôn”. [48, 239]

Tác giả Trần Ngọc Thêm cho rằng quan hệ ngữ nghĩa có 2 loại:

“Quan hệ ngữ nghĩa bậc một, mang tính khái quát cao được nhiều khoa học (ngôn ngữ học, triết học, toán học, logic học) quan tâm, như: quan hệ thứ tự, quan hệ bao hàm, quan hệ tương tự, quan hệ đồng nhất, quan hệ mâu thuẫn” [44, 314].

“Quan hệ ngữ nghĩa bậc hai, làm nhiệm vụ cụ thể hoá cho các quan hệ bậc một. Chẳng hạn, quan hệ thứ tự được cụ thể hoá thành các quan hệ: định vị thời gian, trình tự diễn đạt, nhân quả v.v… Quan hệ bao hàm được cụ thể hoá thành các quan hệ: giống loài, chung riêng, sở hữu, đặc trưng…” [44, 314].

Dương Hữu Biên lại coi “quan hệ ngữ nghĩa - chức năng là một trong hai dạng quan hệ cơ bản giữa một vị từ và các đối tố của nó”. Theo đó, tác giả cũng xác định “quan hệ ngữ nghĩa - chức năng là quan trọng bởi nó chiếm giữ được cấu trúc cơ bản và nền tảng về các biến cố, sự kiện; đồng thời, nó có một sự phong phú và đa dạng về tên gọi trong nhiều lí thuyết khác nhau như vai nghĩa, vai cách, vai ngữ nghĩa cách, quan hệ chủ đề…

Theo tác giả, “các quan hệ chủ đề miêu tả chức năng ngữ nghĩa học của một đối tố với việc quan tâm đến vị từ trong một câu.

Ví dụ:

(1) Mne nravitsja eta kniga. (Tôi thích cuốn sách này)

Ta thấy chủ thể (kẻ thể nghiệm) là ở trạng thái tặng cách (cách ba): Mne; còn đối thể (vật được thể nghiệm) là ở hình thái chủ cách hay danh cách (cách một): eta kniga. Do vậy, về mặt logic sự tình thì (1) có thể được miêu tả như (2):

(2) (Cuốn sách này [NOM] làm tôi [DAT] thích)

Như vậy, về cơ bản, các quan hệ chủ đề hoạt động với tư cách là một bề mặt chung giữa ngữ nghĩa học từ vựng và cú pháp học. Nói cách khác, các quan hệ chủ đề là những quan hệ hai mang: Một mặt, chúng là những quan hệ có tính ngữ nghĩa về bản chất và có quan hệ đến sự biểu hiện ngữ nghĩa từ vựng của động từ, bởi lẽ chúng là một cách hành chức về ý nghĩa của động từ. Trong khi đó, ở mặt khác, chúng lại có những ngụ ý đối với ngữ pháp. Các quan hệ chủ đề này đã xác lập được một cách xác đáng vị trí đối với cơ sở ngữ nghĩa của mình, nhưng chúng cũng có thể là nhạy cảm đối với các yêu cầu của ngữ pháp”. [3]

Chúng tôi tiếp thu và vận dụng ý kiến của các nhà nghiên cứu và để có những hiểu biết cụ thể hơn về quan hệ ngữ nghĩa, chúng tôi dựa vào lí thuyết về ba bình diện của câu.

Như đã biết, trong hệ thống các đơn vị ngữ pháp, câu là kiểu đơn vị có đặc tính rất phức tạp. Theo quan niệm được thừa nhận rộng rãi hiện nay, câu là một thực thể hỗn hợp được hình thành nên không phải bởi một mà bởi ba bình diện: bình diện tâm lý, bình diện cú pháp và bình diện logic [19, 103]. Tán thành về cơ bản quan niệm về ba bình diện của câu được nhắc đến trên đây nhưng có sự điều chỉnh về tên gọi cho quen thuộc và dễ hiểu hơn, chúng tôi phân biệt câu ở bình diện giao tiếp (tâm lý), bình diện cú pháp và bình diện nghĩa sâu (logic).

Ở bình diện giao tiếp, câu là một đơn vị thông báo (một thông điệp) được dùng trong những tình huống nói năng cụ thể. Phân tích câu về mặt giao tiếp chính là xác định đề ngữ - điểm xuất phát của thông báo và thuyết ngữ - phần còn lại của câu có chức năng thuyết minh về đề ngữ.

Về mặt cú pháp, câu là đơn vị được tạo thành từ sự kết hợp giữa các từ theo những quan hệ cú pháp nhất định. Phân tích câu về mặt cú pháp là xác định các thành phần cú pháp của câu như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ…; các quan hệ ngữ pháp như quan hệ chính phụ, quan hệ đẳng lập, quan hệ chủ vị; các kiểu câu phân theo cấu trúc cú pháp cơ bản như câu đơn, câu ghép, hoặc các kiểu câu phân theo đặc trưng hình thức và chức năng thực hiện hành vi ngôn ngữ như câu nghi vấn, câu cầu khiến… [30, 39].

Về mặt nghĩa sâu, câu là một cấu trúc gồm các thành tố ngữ nghĩa nằm trong mối quan hệ nhất định phản ánh trực tiếp sự kiện, hiện tượng trong hiện thực khách quan. Phân tích câu về mặt nghĩa sâu là xác định hạt nhân ngữ nghĩa của câu (biểu thị các sự tình) và các tham tố ngữ nghĩa của bậc nghĩa sâu (biểu thị các thực thể tham gia vào các sự tình).

Theo Nguyễn Văn Lộc, trong việc phân tích mặt ý nghĩa của các thành phần câu (nghĩa của các thực từ trong câu), vấn đề khó khăn, phức tạp nhất là xác định bản chất và ranh giới các ý nghĩa cụ thể. Đến nay, bản chất của các nghĩa cú pháp kiểu như chủ thể, đối thể, công cụ, nguyên nhân… chưa được hiểu thống nhất và chưa được xác định rõ ràng. Trong các công trình ngữ pháp, các kiểu nghĩa trên được đồng nhất với phạm trù nghĩa sâu được xác định trên cơ sở cấu trúc sâu theo cách hiểu của Ch.Fillmore. Theo quan niệm này thì những cấu trúc kiểu như: (1) Malchik bezyt (Cậu bé đang chạy) và (2) Beg malchika (Sự chạy của cậu bé) sẽ nằm trong một lược đồ ngữ nghĩa chung, trong đó từ “machik” luôn có ý nghĩa chủ thể hoạt động. Nhưng nếu chỉ dựa vào nghĩa sâu để xác định, phân tích các thành phần câu thì sẽ có mâu thuẫn nảy sinh: Hoá ra thành tố chỉ chủ thể hoạt động không chỉ được xác định trong mối quan hệ với động từ (ở cấu trúc (1) mà còn được xác định trong mối quan hệ với danh từ ở cấu trúc (2)). Việc xác định, phân tích mặt nội dung của các thành phần câu chỉ dựa vào nghĩa sâu cũng sẽ gặp một số khó khăn không thể khắc phục được. Chính S.D.Kasnelson đã chỉ ra điều này khi nhận xét về ngữ pháp cách của Ch. Fillmore. S.D.Kasnelson cho rằng

trong những câu như (1) Dzon otkryl dver kljuchom (Giôn mở cửa bằng chìa khoá) và (2) Kljuch otkryl dver (Chiếc chìa khoá mở cửa), theo ngữ pháp cách của Ch. Fillmore thì Kljuchom kljuch (chìa khoá) đều ở cách công cụ (cách I). Nhưng theo ý kiến của S.D. Kasnelson thì cách phân tích như vậy sẽ mâu thuẫn với chính điều mà Ch. Fillmore đã khẳng định và cố gắng chứng minh, đó là: Mỗi động từ xét về mặt kết trị, đều được đặc trưng bởi một lược đồ kết trị nhất định, chẳng hạn, lược đồ kết trị của động từ otkryl (mở) là: người hành động - đối thể tác động - công cụ. Để khắc phục mâu thuẫn này, theo S.D.Kasnelson thì phải cho rằng chỉ trong câu (1), Kljuchom mới có ý nghĩa công cụ thuần tuý, còn trong câu (2), kljuch có ý nghĩa hỗn hợp: chủ thể và công cụ. [18, 111]. Cũng với quan niệm tương tự, N.V.Solnesva cho rằng trong câu Xe này chở hàng, từ xe chỉ chủ thể hoạt động mặc dù theo lý thuyết cách của Ch. Fillmore thì xe là công cụ [43, 31]. Nghĩa chủ thể của từ xe trong câu trên cũng như nghĩa chủ thể của từ kljuch trong câu (2) chính là nghĩa cú pháp. Như vậy, khi xác định, phân tích mặt nội dung của các thành phần câu, việc dựa vào nghĩa sâu là cần thiết nhưng không đầy đủ và không cho phép xác định bản chất của thành phần câu với tư cách là phạm trù cú pháp.

Nghĩa cú pháp và nghĩa sâu mặc dù có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng vẫn là hai kiểu nghĩa khác nhau về bản chất và chúng không phải luôn luôn tương ứng với nhau. Sự khác nhau giữa chúng là ở chỗ nghĩa cú pháp của một từ chỉ được xác định trong mối quan hệ với nghĩa ngữ pháp của các từ khác và luôn có hình thức ngữ pháp riêng để biểu thị, còn nghĩa sâu được xác định trong mối quan hệ giữa các từ vựng của từ và không có hình thức ngữ pháp riêng để biểu thị. [35]

Từ những ý kiến luận giải về nghĩa sâu trên đây, chúng tôi rút ra quan niệm của mình về cấu trúc ngữ nghĩa và quan hệ ngữ nghĩa như sau: Cấu trúc ngữ nghĩa của câu (cấu trúc chìm, cấu trúc sâu) được phân biệt với cấu trúc cú pháp (cấu trúc nổi) ở chỗ: cấu trúc ngữ nghĩa của câu là cấu trúc biểu thị mối quan hệ ngữ nghĩa (quan hệ nghĩa sâu theo cách hiểu trên) giữa các từ, tổ hợp từ trong câu. Vậy, quan hệ ngữ nghĩa là mối quan hệ về mặt nghĩa sâu giữa

các từ, tổ hợp từ trong câu phản ánh trực tiếp quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan.

1.1.2. Đặc điểm của quan hệ ngữ nghĩa

- Quan hệ ngữ nghĩa phản ánh trực tiếp mối quan hệ giữa các sự vật, sự kiện, hiện tượng trong thực tế khách quan. Nó khác với quan hệ cú pháp chỉ trực tiếp phản ánh mối quan hệ giữa các từ.

- Khác với quan hệ cú pháp luôn có hình thức cú pháp riêng để biểu thị, quan hệ ngữ nghĩa không bắt buộc phải có hình thức cú pháp riêng để biểu thị. Chẳng hạn, quan hệ ngữ nghĩa nhân quả trong câu tiếng Việt có thể biểu hiện dưới các hình thức cú pháp là các cấu trúc có động từ quan hệ hoặc các cấu trúc có quan hệ từ nhân quả kiểu như:

Sự ra đi của anh khiến mẹ lo lắng. (bằng động từ quan hệ “khiến”)

sự ra đi của anh nên mẹ lo lắng. (bằng quan hệ từ “vì…nên”)

1.1.3. Các dạng phổ biến của quan hệ ngữ nghĩa trong câu

- Quan hệ chủ thể - hành động: Nam đọc. Mẹ về. Nó chạy

- Quan hệ hoạt động - đối tượng: đọc sách. đập đá

- Quan hệ hoạt động - công cụ: ăn bằng đũa. liên lạc bằng điện thoại

- Quan hệ sở hữu: tiền của tôi. sách của Nam

- Quan hệ nguyên nhân - kết quả: chết vì bệnh. sống nhờ bạn

1.2. Quan hệ cú pháp

1.2.1. Định nghĩa

Quan hệ cú pháp được hiểu là mối quan hệ giữa các thực từ trong câu được xác định dựa vào vai trò, chức năng của các từ đối với nhau. “Cú pháp bắt đầu ở nơi diễn ra sự kết hợp giữa các từ” [41, 28]. Theo cách hiểu này thì quan hệ giữa một thực từ và một hư từ (ví dụ: đang đi, rất đẹp, bằng điện thoại…) không phải là quan hệ cú pháp thực sự. Kiểu quan hệ này được gọi là quan hệ cận cú pháp(kvazisintaksicheskaja svjaz).

Để có cơ sở xác định tính chất của mối quan hệ cú pháp, trước hết, cần xác định sự có mặt của mối quan hệ cú pháp giữa các từ. Hai từ (thực từ) được coi là có quan hệ cú pháp với nhau nếu giữa chúng có thể xác định mối

quan hệ nhất định về mặt nội dung (ý nghĩa) và mối quan hệ về hình thức. Mối quan hệ hình thức giữa hai từ được xác định qua thủ pháp thay thế bằng từ nghi vấn (thủ pháp đặt câu hỏi): Hai từ được coi là có quan hệ hình thức với nhau nếu chúng lập thành tổ hợp trong đó ít nhất có một từ có khả năng thay thế bằng từ nghi vấn. Chẳng hạn, trong câu: Lan học toán rất giỏi, bằng thủ pháp đặt câu hỏi kết hợp với thủ pháp phân tích ngữ nghĩa, ta có thể xác định được các cặp thực từ có quan hệ cú pháp với nhau là: Lan học, học toán, học rất giỏi. Trong mỗi cặp này, các thực từ đều có quan hệ với nhau cả về nội dung (ý nghĩa) lần hình thức (Ai học? Học gì? Học thế nào?). Các từ toán giỏi mặc dù đứng gần nhau nhưng không có quan hệ cú pháp với nhau (không thể xác định mối quan hệ ý nghĩa và hình thức giữa chúng). Tổ hợp gồm các từ có quan hệ cú pháp với nhau có thể gọi là cấu trúc cú pháp còn các thực từ tham gia cấu trúc cú pháp có thể gọi là thành tố cú pháp.

Như vậy, để xác định quan hệ cú pháp cần dựa vào “khả năng dùng độc lập của một tổ hợp từ nhất định hoặc khả năng dùng tổ hợp đó với tư cách là biến thể rút gọn của cấu trúc lớn hơn”. [41, 58]

1.2.2. Cách biểu hiện quan hệ cú pháp

Trong tiếng Việt, hình thức cú pháp được dùng để biểu hiện mối quan hệ cú pháp là:

- Trật từ từ

Trong tiếng Việt, trật tự từ là phương thức quan trọng nhất. Điều này thể hiện ở chỗ mỗi kiểu cấu trúc cú pháp tiếng Việt thường được đặc trưng bởi một kiểu trật tự từ nhất định. Chẳng hạn, theo qui tắc, cấu trúc chủ vị trong tiếng Việt có trật tự C - V (chủ - vị) còn cấu trúc chính phụ có trật tự C - P (chính - phụ). Sự thay đổi trật tự trên đây sẽ phá vỡ hoặc làm thay đổi bản chất cấu trúc (so sánh: tôi hỏi hỏi tôi, xây nhà nhà xây). Mô hình câu đơn của tiếng Việt ở dạng điển hình là C - V vốn có tính cố định cao. Trong khi đó, đối với các ngôn ngữ biến hình trật tự lại tương đối tự do.

- Quan hệ từ (từ nối, kết từ)

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/04/2022