Hệ Số Cronbach’S Alpha Của Thang Đo “Môi Trường Du Lịch”


3.3.4.3 Xây dựng mô hình hồi quy

a. Phân tích hệ số tương quan Pearson

Hệ số tương quan Pearson (Pearson Correlation Coefficient) đo lường mức độ tương quan tuyến tính giữa hai biến. Do đó, nghiên cứu phân tích hệ số tương quan Pearson nhằm xem xét tổng quát mối quan hệ giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau. Hệ số tương quan Pearson sẽ nhận giá trị từ +1 đến -1. Khi hệ số này tiến gần đến 1 thì mối quan hệ tuyến tính càng chặt chẽ. Nếu giữa hai biến độc lập có sự tương quan chặt chẽ thì phải lưu ý vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy. Đa cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhạu. Vấn đề của hiện tượng đa cộng tuyến là chúng cung cấp cho mô hình những thông tin rất giống nhau và rất khó tách rời ảnh hưởng của từng biến một đến biến phụ thuộc. Nếu hệ số phóng đại phương sai (VIF – Variance Inflation Factor) của một biến độc lập bất kì lớn hơn 10 thì biến này hầu như không có giá trị giải thích biến thiên của biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy đa biến (Hair et al., 1998, theo Nguyễn Đình Thọ, 2011).

b. Phân tích hồi quy đa biến

Là phương pháp được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc với nhiều biến độc lập. Phương trình hồi quy tuyến tính đa biến có dạng:

Yi= β0 + β1 X1i + β2 X2i + … + βp Xpi + ei

Mục đích của việc phân tích hồi quy đa biến là dự đoán mức độ biến phụ thuộc (với độ chính xác trong phạm vi giới hạn) khi biết trước giá trị của biến độc lập. Các tham số quan trọng trong phân tích hồi quy đa biến theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), gồm có:

- Hệ số Beta (hệ số hồi quy chuẩn hóa): hệ số đo lường sự thay đổi trong giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi một biến độc lập thay đổi một đơn vị (các biến độc lập còn lại không đổi).

- Hệ số xác định R2 hiệu chỉnh: nhằm xác định tỷ lệ biến thiên của biến phụ

thuộc được giải thích bởi biến độc lập trong mô hình hồi quy. Hệ số này có thể thay


đổi từ 0 đến 1, theo quy tắc: R2 càng gần 1 thì mô hình xây dựng càng thích hợp, và R2 càng gần 0 mô hình càng kém phù hợp.

- Kiểm định ANOVA: là xem xét toàn bộ biến thiên quan sát được của biến phụ thuộc chia làm hai phần: biến thiên hồi quy và biến thiên phần dư và so sánh hai biến thiên này. Nếu biến thiên hồi quy lớn hơn nhiều so với biến thiên phần dư thì mô hình hồi quy càng phù hợp. Nếu ý nghĩa của kiểm định Sig. < 0,05 thì mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu.

3.3.4.4 Kiểm định khác biệt trung bình

Mô hình T-test dùng để kiểm định sự khác biệt giữa trung bình hai đám đông (ví dụ như kiểm định sự khác biệt yếu tố giới tính giữa khách du lịch là nam và nữ trong việc cảm nhận về chất lượng dịch vụ du lịch). Nếu đám đông của độ khác biệt có phân phối chuẩn (mức ý nghĩa của Levene‟s Test > 0,05), ta xem nếu giá trị sig. lớn hơn 0,05 thì không có sự khác biệt về cảm nhận giữa hai nhóm này.

Để kiểm định sự khác biệt giữa trung bình các đám đông (khi các đám đông không có phân phối chuẩn), ta sử dụng kiểm định One-way ANOVA. Nếu mức ý nghĩa quan sát của kiểm định lớn hơn 0,05 thì ta có thể kết luận không có sự khác biệt giữa trung bình các đám đông.


TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 trình bày quy trình các bước thực hiện và các phương pháp nghiên cứu trong đề tài gồm: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính với kết quả của cuộc thảo luận nhóm chuyên gia sẽ rút ra được thang đo chính thức được sử dụng trong phần nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện sau khi tiến hành phỏng vấn đủ số khách du lịch đã từng đi du lịch tại tỉnh Phú Yên dựa trên bảng khảo sát trong cuộc thảo luận nhóm. Sau khi đã làm sạch dữ liệu và thao tác trên phần mềm SPSS, kết quả nghiên cứu sẽ được trình ở chương tiếp theo.


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Kết quả thu thập dữ liệu

Qua quá trình khảo sát, tác giả và các cộng tác viên đã thu được 240 phiếu khảo sát trực tiếp, 85 phiếu khảo sát trực tuyến thông qua công cụ Google Docs. Trong 325 phiếu thu về có 23 phiếu không đạt yêu cầu (vì nhiều nội dung khảo sát bị bỏ trống do người trả lời không muốn có ý kiến).

Bảng 4.1: Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng


STT

Mô tả

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

1

Phiếu khảo sát phát ra

330



2

Phiếu khảo sát thu về

325

98,5

- Không đạt yêu cầu

23

7,1

- Đạt yêu cầu

302

92,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch tỉnh Phú Yên - 7

Như vậy, kích thước mẫu để thực hiện đề tài là 302

4.2 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu

Bảng 4.2 Đặc tính của mẫu nghiên cứu


Đặc điểm

Tần số

Tỷ lệ %

% Tích lũy

Giới tính

Nam

159

52,6

52,6

Nữ

143

47,4

100,0

Độ tuổi

Dưới 18

2

0,7

0,7

Từ 19 đến 23

44

14,6

15,3

Từ 24 đến 40

185

61,2

76,5

Từ 41 đến 60

63

20,9

97,4

Trên 60

8

2,6

100,0



Đặc điểm

Tần số

Tỷ lệ %

% Tích lũy

Nghề nghiệp

Học sinh, sinh viên

37

12,2

12,2

Công nhân viên

15

5,0

17,2

Đang tìm việc

177

58,6

75,8

Nội trợ

11

3,6

79,4

Doanh nhân

25

8,3

87,7

Nghỉ hưu

16

5,3

93,0

Kỹ sư

21

7,0

100,0

Mức thu nhập

Dưới 3 triệu

63

20,9

20,9

Từ 3 đến ~ 6 triệu

125

41,4

62,3

Từ 6 đến ~ 10 triệu

76

25,1

87,4

Trên 10 triệu

38

12,6

100,0

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 3)

4.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha của các yếu tố tác động đến cảm nhận của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch tại tỉnh Phú Yên như sau:

4.3.1 Yếu tố “Môi trường du lịch” (MT)

Thang đo yếu tố “Môi trường du lịch” được đo lường qua 06 biến quan sát MT1, MT2, MT3, MT4, MT5, MT6.

Dựa vào kết quả phân tích bảng 4.3, ta thấy độ tin cậy Cronbach‟s Alpha của thang đo là 0,805 (> 0,6) nên đảm bảo các biến trong yếu tố này có tương quan với nhau. Và hệ số tương quan tổng biến của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0,3; nên sự tương quan giữa các biến trong thang đo cao. Như vậy, thang đo của yếu tố


“Môi trường du lịch” với 6 biến quan sát MT1, MT2, MT3, MT4, MT5, MT6 đáp ứng độ tin cậy.

Bảng 4.3 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Môi trường du lịch”



Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan tổng biến

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến

MT1

16,96

10,417

0,589

0,769

MT2

16,95

10,981

0,527

0,783

MT3

16,74

10,139

0,636

0,758

MT4

17,01

10,811

0,534

0,781

MT5

16,69

10,114

0,595

0,768

MT6

16,69

10,787

0,498

0,790

Cronbach’s Alpha = 0,805

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 3)

4.3.2 Yếu tố “Cơ sở vật chất” (CS)

Thang đo yếu tố “Cơ sở vật chất” được đo lường qua 06 biến quan sát CS1, CS2, CS3, CS4, CS5, CS6.

Bảng 4.4 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Cơ sở vật chất”



Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan tổng biến

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến

CS1

16,87

9,949

0,590

0,747

CS2

16,92

10,495

0,490

0,770

CS3

16,66

9,647

0,625

0,738

CS4

17,88

10,295

0,545

0,758

CS5

16,61

10,605

0,440

0,783

CS6

16,61

9,893

0,563

0,753

Cronbach’s Alpha = 0,790

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 3)


Dựa vào kết quả phân tích bảng 4.4, ta thấy độ tin cậy Cronbach‟s Alpha của thang đo là 0,790 (> 0,6) nên đảm bảo các biến trong yếu tố này có tương quan với nhau. Và hệ số tương quan tổng biến của tất cả các biến quan sát đều > 0,3; nên sự tương quan giữa các biến trong thang đo cao. Như vậy, thang đo của yếu tố “Cơ sở vật chất” với 6 biến quan sát CS1, CS2, CS3, CS4, CS5, CS6 đáp ứng độ tin cậy.

4.3.3 Yếu tố “Năng lực phục vụ” (NL)

Thang đo yếu tố “Năng lực phục vụ” được đo lường qua 05 biến quan sát NL1, NL2, NL3, NL4, NL5.

Bảng 4.5 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Năng lực phục vụ”



Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan tổng biến

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến

NL1

12,48

8,928

0,745

0,755

NL2

12,48

9,227

0,671

0,776

NL3

12,42

8,717

0,661

0,777

NL4

12,96

10,134

0,352

0,871

NL5

12,40

8,666

0,729

0,757

Cronbach’s Alpha = 0,824

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 3) Dựa vào kết quả phân tích bảng 4.5, ta thấy độ tin cậy Cronbach‟s Alpha của thang đo là 0,824 (> 0,6) nên đảm bảo các biến trong yếu tố này có tương quan với nhau. Hệ số tương quan tổng biến của tất cả các biến quan sát đều > 0,3; nên sự tương quan giữa các biến trong thang đo cao. Như vậy, thang đo của yếu tố “Năng

lực phục vụ” với 5 biến quan sát NL1, NL2, NL3, NL4, NL5 đáp ứng độ tin cậy.

4.3.4 Yếu tố “An ninh trật tự” (AN)

Thang đo yếu tố “An ninh trật tự” được đo lường qua 06 biến quan sát AN1, AN2, AN3, AN4, AN5, AN6.

Dựa vào kết quả phân tích bảng 4.6, ta thấy độ tin cậy Cronbach‟s Alpha của thang đo là 0,834 (> 0,6) nên đảm bảo các biến trong yếu tố này có tương quan với


nhau. Và hệ số tương quan tổng biến của tất cả các biến quan sát đều > 0,3; nên sự tương quan giữa các biến trong thang đo cao. Như vậy, thang đo của yếu tố “An ninh trật tự” với 6 biến quan sát AN1, AN2, AN3, AN4, AN5, AN6 đáp ứng độ tin cậy.

Bảng 4.6 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “An ninh trật tự”



Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan tổng biến

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến

AN1

16,66

10,645

0,615

0,806

AN2

16,66

10,743

0,605

0,808

AN3

16,49

10,118

0,704

0,787

AN4

16,72

11,067

0,574

0,814

AN5

16,48

10,463

0,590

0,812

AN6

16,41

10,761

0,562

0,817

Cronbach’s Alpha = 0,834

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 3)

4.3.5 Yếu tố “Hoạt động du lịch và giải trí” (HD)

Thang đo yếu tố “Hoạt động du lịch và giải trí” được đo lường qua 06 biến quan sát HD1, HD2, HD3, HD4, HD5, HD6.

Bảng 4.7 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Hoạt động du lịch và giải trí”



Biến quan sát

Trung bình

thang đo nếu loại biến

Phương sai

thang đo nếu loại biến

Tương quan tổng biến

Cronbach’s

Alpha nếu loại biến

HD1

16,68

9,528

0,584

0,740

HD2

16,69

10,056

0,497

0,761

HD3

16,56

9,357

0,609

0,733

HD4

16,79

10,091

0,531

0,754

HD5

16,53

9,772

0,523

0,755

HD6

16,50

10,051

0,462

0,770

Cronbach’s Alpha = 0,785

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 3)


Dựa vào kết quả phân tích bảng 4.7, ta thấy độ tin cậy Cronbach‟s Alpha của thang đo là 0,785 (> 0,6) nên đảm bảo các biến trong yếu tố này có tương quan với nhau. Và hệ số tương quan tổng biến của tất cả các biến quan sát đều > 0,3; nên sự tương quan giữa các biến trong thang đo cao. Như vậy, thang đo của yếu tố “Hoạt động du lịch và giải trí” với 06 biến quan sát HD1, HD2, HD3, HD4, HD5, HD6 đáp ứng độ tin cậy.

4.3.6 Biến phụ thuộc “Cảm nhận của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch” (Y)

Thang đo biến phụ thuộc “Cảm nhận của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch” được đo lường qua 04 biến quan sát Y1, Y2, Y3, Y4.

Bảng 4.8 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo biến phụ thuộc “Cảm nhận của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch”


Biến quan sát

Trung bình

thang đo nếu loại biến

Phương sai

thang đo nếu loại biến

Tương quan tổng biến

Cronbach’s

Alpha nếu loại biến

Y1

10,17

3,277

0,599

0,747

Y2

10,18

3,363

0,606

0,745

Y3

10,18

3,033

0,581

0,761

Y4

10,23

3,193

0,647

0,724

Cronbach’s Alpha = 0,795

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 3) Dựa vào kết quả phân tích bảng 4.8, ta thấy độ tin cậy Cronbach‟s Alpha của thang đo là 0,795 (> 0,6) nên đảm bảo các biến trong yếu tố này có tương quan với nhau. Và hệ số tương quan tổng biến của tất cả các biến quan sát đều > 0,3; nên sự tương quan giữa các biến trong thang đo cao. Như vậy, thang đo biến phụ thuộc “Cảm nhận của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch” được đo lường qua 04 biến

quan sát Y1, Y2, Y3, Y4 đáp ứng độ tin cậy.

Kết quả sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach‟s Alpha:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023