Phong cách nghệ thuật Sơn Nam - 13


cá chết dại, Hết thời oanh liệt, Vạch một chân trời

Nóp cũng là một hình thức cư trú của phần lớn người dân mở còi. Trên đường đi lúc nào họ cũng trang bị xuồng để đi lại, cái phảng để phá rừng, cái cà ràng để nấu ăn và un muỗi, một cái nóp để tối đến chui vào đó ngủ để tránh muỗi, rắn rết, thú dữ và không phải lo âu vì không có chỗ trú tạm khi đêm đến, cô Tư Hạnh dù là phụ nữ, về đêm cô vẫn ngủ một mình trong nóp giữa rừng sâu mà không hãi sợ (Ăn to xài lớn).

Nam Bộ có nhiều hình thức cư trú, là vùng thường xuyên xảy ra úng lụt nên nhà sàn, nhà cao cẳng thường là lựa chọn tối ưu. Ngoài ra còn những hình thức cư trú khác như chòi, ghe xuồng. Khi khá giả họ có thể làm nhà kiên cố hơn. Hầu như các lưu dân đều trang bị chiếc nóp bên mình để có thể dùng bất cứ lúc nào trên đường rong ruổi.

3.3.1.3. Văn hóa giao thông:

Là vùng có hệ thống sông rạch chằng chịt, vấn đề giao thông của miền Nam không giống ở các vùng đồng bằng khác. Ghe, xuồng, tàu, bè, tam bản… là những phương tiện thiết yếu sử dụng để đi lại trên sông nước của người dân Nam Bộ. Tuy nhiên trong tác phẩm Sơn Nam, xuồng máy, tàu đò rất hiếm khi xuất hiện vì những phương tiện này chỉ dành cho những người lắm tiền, nhiều của như các điền chủ giàu có hoặc các quan Tây. Còn người lao động bình dân thường chỉ dùng xuồng, ghe, bè, tam bản… để di chuyển đến nơi họ muốn. Trong tập sách biên khảo Đồng bằng sông Cửu Long khi đề cập đến phương tiện lưu thông của người Nam Bộ, Sơn Nam viết “Đi xóm thăm bạn bè, mua trà mua bánh (…) vẫn dùng ghe xuồng. Thậm chí kẻ trộm, kẻ cướp cũng dùng đường sông rạch để đến đột ngột rồi bôn tẩu cho nhanh. (…). Về quân sự, những cuộc hành quân lớn của ta, của địch đều dùng đường thủy” [21b; 32]. Trong sáng tác của Sơn Nam hiếm có những tác phẩm mà không có sự xuất hiện của ghe, xuồng… Sống ở môi trường sông nước, những hoạt động hàng ngày của người dân Nam Bộ thường gắn với ghe, xuồng.

Ghe xuồng là phương tiện di chuyển đi lại (Bức tranh con heo, Xóm Bàu Láng, Ngôi nhà mặt tiền…); dùng để mưu sinh như đưa đò cho khách sang sông (Con Bảy đưa đò), dùng xuồng để chuyên chở củi sinh sống (Sông Gành hào, Nhứt phá sơn lâm…), dùng xuồng tìm bắt hổ (Hết thời oanh liệt), giết sấu đem sự yên lành cho dân (Con Sấu cuối cùng, Bắt sấu rừng U Minh Hạ, Sông Gành Hào…), giăng câu, bắt cá kiếm sống (Người mù giăng câu, Con bà Tám, Con cá chết dại…), dùng xuồng để hái bàng đan cà ròn kiếm sống (Ông Bang cà ròn), sử dụng ghe xuồng buôn bán từ xứ này sang xứ khác (Ngày hội ba khía, Tâm sự chú lái nồi…), lênh đênh đi đây đó thỏa


chí giang hồ như nhân vật Tư Bá, Hai Tam (Xóm Bàu Láng), sử dụng tam bản tạo thành “ghe trà vải” như một tiệm tạp hóa lưu động của nhân vật Hai Kim (Thằng điếm vô danh). Ghe xuồng còn dùng để chuyên chở sản phẩm làm ra như lúa, đậu, dừa, dưa hấu… của nông dân trong quá trình sản xuất.

Trâu cũng là một phương tiện di chuyển của người Nam Bộ ở những vùng đầm lầy. Trong công trình biên khảo Lịch sử khẩn hoang, Sơn Nam ghi lại rằng người ta dùng xuồng nhỏ để đi lại trên những con sông nhỏ, con rạch vào mùa nước lũ, nhưng vào mùa khô hết nước, nhưng vẫn lầy lội, đi bộ không được, đi thuyền thì không có khả năng nên phải dùng cộ có trâu để kéo. Trong Tình nghĩa giáo khoa thư, người có nhiệm vụ đưa thầy phái viên đến nhà Tư Có ở ấp Cà Bây Ngọp đã giải thích “Mọi lần mùa hạn, nước cạn queo, dưới sông đầy bùn non, tôi cưỡi trâu trên bờ mà kéo. Chiếc tam bản đi như cộ kéo lúa” [16a; 260]. Trong Bà Chúa Hòn, lão Bá Vạn muốn thằng Thiếu thực hiện công việc do lão giao phó nhanh chóng “tao thấy chống xuồng mệt hơn là cỡi trâu. Lát nữa tao mượn con trâu cộ cho mày cưỡi” [8a; 105]. Ngoài ra họ còn dùng xe ngựa để di chuyển ở những vùng có đường xá tốt như cai tổng Hiền (Xóm Bàu Láng).

Ghe xuồng còn là cảm hứng, mạch nguồn cảm xúc có mặt trong đời sống văn hóa của người dân Nam Bộ. Nó là phương tiện truyền tải văn hóa dân gian đi khắp miền Nam lục tỉnh. Ghe, xuồng gắn liền với tình yêu đôi lứa: để tìm hạnh phúc cho thằng Mến nhân vật Lão Khăn Đen và thằng Mến lưu lạc từ Hà Tiên đến xóm Bàu Láng (Xóm Bàu Láng), Hai Tam và Nhung trốn gia đình, lênh đênh trên xuồng đi tìm cuộc sống mới (Vạch một chân trời), đến mối tình đau đớn của thằng Lợi và con Lài cũng diễn ra trên xuồng (Cây huê xà). Ghe xuồng liên quan đến những cuộc thanh toán đẫm máu giữa những người mang mối hận thù trong cuộc sống (Bà chúa Hòn, Vạch một chân trời, Một kiểu anh hùng, Hồn người trong ly rượu…). Tàu là thuyền lớn, hình thức phương tiện tàu xuất hiện trong tác phẩm Sơn Nam thường liên quan đến giặc ngoại xâm như bọn Tàu ô (Vạch một chân trời…), với thực dân Pháp (Đồng thanh tương ứng). Ghe còn gắn với tâm linh của người Nam Bộ (Chiếc ghe ngo), với các hình thức văn hóa sông nước (Con Bảy đưa đò, Vọc nước giỡn trăng, Thơ núi Tà Lơn, Hát bội giữa rừng…)

Vì môi trường sông ngòi đan chéo nhau chằng chịt nên văn hóa giao thông Nam Bộ, đặc biệt là vùng Tây Nam Bộ chủ yếu là ghe xuồng. Tần số xuất hiện phương tiện đi lại trong sáng tác Sơn Nam rất cao. Trong Văn hóa Nam Bộ qua cái nhìn của Sơn Nam, tác giả Vò Văn Thành đã thống kê được tần số xuất hiện của ghe xuồng, tàu, bè,


tam bản trong 65 truyện ngắn Hương rừng Cà Mau như sau: xuồng (160/65); ghe (138/65); tàu 98/65; tam bản (31/65); bè (16/65). Như vậy, có thể thấy rằng bình quân mỗi truyện Sơn Nam con người sử dụng phương tiện giao thông ở Nam Bộ:

PHƯƠNG TIỆN

XUỒNG

GHE

TÀU

TAM BẢN

TẦN SỐ XUÂT HIỆN

160/65

138/65

98/65

31/65

16/65

BÌNH QUÂN

2,46/1tr

2,12/1tr

1,50/1tr

0,48/1tr

0,25/1tr

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.

Phong cách nghệ thuật Sơn Nam - 13

Ngoài ra, những vùng đồng cỏ hay đầm lầy, người dân Nam Bộ có thể sử dụng trâu kéo cộ, kéo ghe xuồng để đỡ mất sức. Sự trở đi trở lại các phương tiện giao thông trong tác phẩm thể hiện nét độc đáo của nhà văn vùng sông nước Nam Bộ.

3.3.1.4. Văn hóa ẩm thực:

Không gian sông nước nên ẩm thực của người dân Nam Bộ cũng bị ảnh hưởng theo môi trường tự nhiên, nó mang đậm dấu ấn thời khẩn hoang. Trong sáng tác văn chương của Sơn Nam, vấn đề ẩm thực có vai trò quan trọng. Nhà văn quan tâm đến việc ăn uống của lớp người trên bước đường khai hoang, lập ấp… nên những trang văn viết về ẩm thực bao giờ cũng được nhà văn miêu tả tỉ mỉ và công phu chứng tỏ sự hiểu biết về ẩm thực của vùng đất Nam Bộ của nhà văn vô cùng sâu sắc. Ông nhận thấy sự giao thoa rất rò rệt trong vấn đề ẩm thực của người Việt, người Hoa và người Khmer ở Nam Bộ. Trong công trình biên khảo Đất Gia Định, Bến Nghé xưa, Sơn Nam giới thiệu “Mắm cá lóc đem chưng cách thủy, thêm chút mỡ, chút thịt bằm, kiểm “hầm dủy” của người Hoa, nhưng mùi vị ngon hơn” [44b; 110]. Ngoài ra, người Việt cũng tiếp nhận những món ăn như món canh chua, Xiêm – lo… của người Khmer.

Ở miền Nam, nơi mà được thiên nhiên đãi ngộ, dưới sông, dưới rạch có đầy lươn, cua, tôm, cá, ếch, rắn, chuột đồng…; rau dại, măng tre, bí rợ, mướp đắng, bông điên điển mọc khắp đồng, trên rừng, dưới sông … Bất cứ con gì, rau gì ăn được họ cũng ăn, trong báo Sài Gòn tiếp thị, có một nhận xét rất thú vị, hài hước về sự ăn uống của đoàn người Nam tiến “Mười hai con giáp, con gì cũng ăn, chỉ trừ con rồng vì không tìm thấy, nếu thấy cũng ăn tuốt” (Sơn Nam, 1996). Ngoài ra, còn các loại lá, đọt non nào ăn không chết họ đều có thể ăn “cứ thò tay lên bờ sông, bẻ những đọt non dưới bãi làm rau, thí dụ như đọt vừng, đọt chiếc, thậm chí lục bình trôi, trái bần non” [2a; 276]. Như vậy, chúng ta có thể mường tượng các thế hệ đi trước đã phải trả giá đắt như thế nào cho việc nhận biết loại thảo mộc nào độc hoặc không để ngày nay chúng ta có một danh sách các loại rau vùng sông nước đa dạng và phong phú “gọi nôm na là rau rừng: nghễ, bông súng, rau dừa chỉ, cỏ hẹ, đọt xoài, đọt xộp, đọt vừng,


đọt chiếc, dây rau cau…” [19b; 66].

Trong một bữa ăn của người dân Nam Bộ thường đầy đủ cơm – canh – rau – món ăn mặn. Cơm là thành phần chủ yếu nhất trong mỗi bữa ăn. Theo quan niệm của đại đa số người miền Nam “Ăn cơm thì chắc bụng” [2a; 20], mỗi ngày ăn ba bữa cơm thì có đủ năng lượng làm việc suốt cả ngày. Món thứ hai là canh, không ít những tác phẩm của Sơn Nam trong cả hai mảng sáng tác và biên khảo đề cập đến món canh. Canh rất cần thiết trong một bữa ăn, sống ở vùng khí hậu quanh năm nóng và ẩm, canh chua là món ăn hữu ích và ưa thích nhất của cư dân Nam Bộ “Mùa nắng, ăn canh chua vừa khỏe, vừa đỡ khát” [41b; 85]. Canh chua tùy theo mùa mà chế biến theo cho phù hợp, có thể nấu canh chua với trái bần chín; “bông điên điển nấu canh chua” [2a; 42], hay “cá linh còn tươi, nấu canh chua ăn ngon ngọt” [3a; 157]…; Về thức ăn mặn, có thể là cá, tôm, tép, cua, lươn hay một loại thủy sản khác hoặc thịt heo hay thịt bò… thay đổi trong mỗi bữa ăn, nhưng thường là thủy sản. Theo họ thì dân ở vùng nước mặn đồng chua có bốn thức ăn sang trọng: đó là lươn, ếch, rùa, rắn còn cá, tôm, thịt bò, thịt heo là những món ăn mà họ cho là hơi “nhàm”. Người miền Nam có thói quen ăn cơm với cá kho thật mặn, vì cá kho mặn dù ở xứ có thời tiết nóng, ẩm vẫn có thể để được lâu, không dễ bị hỏng trên đường đi đây đó. Đây là dấu ấn thời khẩn hoang xưa, người khai hoang trên bước đường Nam tiến có thể vừa đi vừa ăn, không mất thời gian ngừng xuồng, lên bờ nấu ăn (xem 64c).

Những món ăn mà người miền Nam ưa chuộng khá đa dạng, món cá lóc nướng trui “đậm đà phong vị thời khẩn hoang” xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm của Sơn Nam “cá lóc được xỏ lụi, để trên mớ than hồng. Mùi cá vừa thơm vừa ngon bốc lên” [9a; 189]. Họ đãi những người bạn, người quen biết hoặc những người khách lạ món cá lóc nướng ăn cùng với muối ớt đơn giản và có sẵn. Trong Đại chiến với thầy Chà, lão Chòi Mui “bắt hai con cá lóc đốt lửa nướng trui…” [15a; 53 – 54] để tiếp đón một vị khách không quen biết. Không chỉ cá lóc mà cá trê nướng cũng là món ăn khoái khẩu, trong Đảng xăm mình, tác giả kể những kẻ ăn trộm “đang chuẩn bị cặp vào gắp tre chừng mười con cá trê mà nướng tiếp theo” [15a; 85]. Khô, mắm cũng là những món ăn đặc trưng của miền Nam, được người dân tự hào là món ăn mang phong vị quê hương. Đây là những sản phẩm được chế biến từ thủy sản; khô là cá, mực… sau khi đánh bắt, ướp muối rồi phơi khô. Nam Bộ đất đai phì nhiêu, tôm cá cũng dồi dào, ăn không hết mà không thể bán nên người dân nghĩ cách làm mắm để ăn dần, hầu như nhà nào cũng có mắm dự trữ quanh năm. Từ đó có thói quen “ăn mặn uống đậm” và người Nam Bộ còn đúc kết thành một kinh nghiệm “Ăn cơm


mắm, thấm về lâu”. Viết về cuộc sống ở vùng đất phương Nam mà không đề cập đến vấn đề này là bỏ qua một nét văn hoá “ẩm thực” đặc sắc mang sắc thái “miệt vườn”. Có nhiều loại mắm: nước mắm, mắm cá lóc, mắm cá sặc, mắm cá gộc, mắm bò hóc, mắm thái Châu Đốc (cũng làm từ cá lóc, cá linh nhưng được chế biến công phu hơn)… Trong công trình biên khảo Đất Gia Định, Bến Nghé xưa & Người Sài Gòn, Sơn Nam giới thiệu “Mắm thái Châu Đốc, gốc xa xưa là mắm ruột cá lóc, pha chế với mắm cá lóc, xắt nhỏ, kèm thịt ba chỉ luộc, chuối chát, khế, vài cọng rau thơm” [44b; 493]. Ngoài ra, người miền Nam còn chế biến các món ăn từ chim, lươn, ếch, nhái, rắn, rùa, chuột đồng, đuông, dơi… Trong Hội ngộ bến Tầm Dương, người chủ quán quảng cáo “Quán này bán đồ ngon,/ bán thịt sấu, thịt trăn, thịt mèo./ Gà quay, phá lấu, bồ câu/ Lại thêm đủ thứ thịt hươu, thịt rừng./ Thịt chồn xào lộn với củ hành./ Còn đầu ông Địa tôi nấu canh chua/ Lại thêm cỏ nhác, rượu Tây, rượu Tàu./ Còn rượu đế tôi ngâm với rắn mối,/ Gà xào, chuột lột, tôi nấu cà ri./ Rắn hổ hành, làm sạch tôi nấu rô ti,/ Xin mời quí khách! Muốn xơi thứ nào?/ Thịt bò chiên làm chả giò,/ còn thịt heo sống, tôi bóp tái thật chua,/ Nem tôm, nem thịt lại thêm mắm lòng./ Hầu hết quí khách ăn chơi cho phỉ!/ Còn thịt xá xíu tôi chặt lộn với thịt phay,/ Thịt phá lấu ăn với cải xanh./ Còn thứ ngon nhứt: Cải bắp nấu canh thịt chuột cống xù…” [15a; 243-244]. Cách quảng bá này hơi khoa trương và khá hài hước, nhưng rò ràng người chủ tiệm ăn đã giới thiệu được khá đầy đủ các món ăn đặc sản của miền Nam.

Đọc tác phẩm Sơn Nam, người đọc luôn cảm thấy thú vị vì nhà văn đã cung cấp cho họ những hiểu biết về văn hóa vật thể của người dân Nam Bộ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX như văn hóa mưu sinh, văn hóa cư trú, văn hóa ẩm thực, văn hóa giao thông… Nhiều nhà văn cũng đề cập đến văn hóa vật thể Nam Bộ trong tác phẩm của mình nhưng rò ràng không ai có cái nhìn thấu đáo và sâu sắc như Sơn Nam, không chỉ thế ông còn có những tập sách biên khảo và những bài viết để chứng minh cho những vấn đề ông đề cập đến trong các sáng tác văn chương của mình. Những thế hệ sau này sẽ cảm thấy trân trọng và tự hào với những công lao to lớn của tiền nhân trong việc mở rộng bờ còi và tạo lập một miền Nam với nét văn hóa vật thể đặc trưng độc đáo đã được nhà văn vùng sông nước mô tả đầy đủ và chi tiết.

3.3.2. Văn hóa tinh thần

Văn hóa tinh thần hay văn hóa phi vật thể, theo nghĩa rộng, đó là toàn bộ kinh nghiệm tinh thần của nhân loại, của các hoạt động trí tuệ cùng những kết quả của chúng như những ý niệm, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, chuẩn mực, hành vi đối xử, văn học nghệ thuật ... đã được hình thành trong những điều kiện xã hội mang tính


lịch sử cụ thể. Còn theo nghĩa hẹp, văn hóa tinh thần là một phần của nền văn hóa gắn với cuộc sống tâm linh, thể hiện những giá trị, lí tưởng, kiến thức… của con người.

Sơn Nam được mệnh danh là cuốn “Tự điển Nam Bộ”, ông sở hữu một kho tàng tri thức về đất và người miền Nam khó ai bì kịp. Những điều ông viết ra đều mang chiều sâu văn hóa của một vùng miền. Tiếp cận với tác phẩm Sơn Nam là tiếp cận với nền văn hóa tinh thần phong phú của con người Nam Bộ. Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi đề cập đến văn hóa ứng xử, văn hóa tín ngưỡng, văn hóa nghệ thuật.

3.3.2.1. Văn hóa ứng xử:

Một trong những biểu hiện của văn hóa tinh thần là cung cách ứng xử của con người với môi trường sống. Đó là cách cư xử giữa con người với thiên nhiên, con người với con người. Văn hóa ứng xử thể hiện trong ngôn ngữ, giọng điệu, nét mặt, cử chỉ, hành động… Tác phẩm Sơn Nam đã giúp người đọc có những kiến thức về văn hóa ứng xử của người bình dân Nam Bộ thuở trước.

Văn hóa ứng xử của con người với thiên nhiên: Sống trong môi trường khắc nghiệt “Muỗi vắt nhiều hơn cỏ/ Chướng khí mù như sương” [14a; 7], hay “Chèo ghe sợ sấu cắn chưn/ Xuống sông sợ đỉa lên rừng sợ ma” (Ca dao)… Họ đã hình thành một lối ứng xử rất đặc trưng, đó là ứng xử với thiên nhiên. Thiên nhiên Nam Bộ, thuở ban sơ tiềm tàng những hiểm nguy khó đoán, những người khẩn hoang phải tìm những phương cách để thích ứng môi trường thiên nhiên khắc nghiệt. Trong Vạch một chân trời, nhân vật Hai Tam suýt bị “chết ngộp” vì đi vào vùng “trấp”. Đây là nơi mà biết bao nhiêu người “bỏ mạng tại rừng U Minh”. Nó là “những con kinh ăn luồn dưới mặt đất” [4a; 47] không thể nhìn thấy. Chỉ có những người giàu kinh nghiệm sông nước mới có thể xử lý khi ghe xuồng của họ đi vào vùng nước có “trấp”. Trong Vẹt lục bình, lão Ngượt đã khôn ngoan dạy Hai Cần “khi đi xuồng trên rạch nước chảy xuôi mà gió ngược “cháu lấy sợi dây ở mũi xuồng buộc vô gốc cây bần này cho thật chắc. Nó trôi theo dòng nước, nó kéo xuồng mình đi tới càng nhanh, bất chấp gió thổi nguợc ra sao” [12a; 259], đến khi nước chảy ngược mà gió xuôi thì lão lại sáng tạo ra kiểu chạy buồm mới “một nắm gió bằng ba bó chèo”, lão bày chặt một tàu dừa nước để làm buồm và để “Hai Cần ngồi trước mũi, dựng tàu lá này lên cao, cho nó bọc gió” [12a; 260]. Sông nước gắn liền với cuộc sống của người dân Nam Bộ, Sơn Nam sinh ra và lớn lên ở vùng sông nước. Cái chất sông nước ngấm sâu vào máu thịt, là cốt hồn của nhà văn. Hầu như trong những truyện về làng quê Nam Bộ, Sơn Nam đều có đề cập đến sông. Sông nước bao quanh, con người sống trên ghe, kiếm sống trên xuồng, đi đây đi đó bằng ghe, phiêu lưu rong ruổi trên xuồng…, họ đã biết tận dụng cảnh


sông nước để tổ chức các hoạt động phục vụ cho đời sống, đó chính là cách ứng xử với thiên nhiên để tồn tại của những lưu dân mở còi. Sông nước gắn liền với công ăn việc làm của con người. Hai Tỵ biết rò thời gian khi nào nước biển tràn vào vùng nước ngọt để cá phải “chết dại” mà chỉ cho mẹ con Hồng đến vớt cá (Con cá chết dại). Tư Cồ nghĩ ra cách trồng lúa Xom Mà Ca trên vùng sông nước mênh mông mà ngay cả Tây cũng phải chịu thua vì cho vùng này ngập lụt, khó khăn, muỗi mòng... Trồng lúa theo kiểu này đỡ phải tốn thời gian. Từ ngày gieo mạ đến lúc thu hoạch chỉ tốn có một ngày rưỡi: phát cỏ một buổi, gieo giống một buổi rồi bỏ đó, bốn tháng sau đến thu hoạch, tốn thêm một buổi nữa, thế là có lúa ăn “Tư Cồ cầm dao, chém cỏ, chém gốc dưới nước (…). Hai tháng nữa, nước giựt xuống. Cỏ đã thúi, trở thành loại phân tốt” (Ruộng Lò Bom) [14a: 177]. Ở Người mù giăng câu, một ông già tuy hai mắt bị mù nhưng rất thành công trong việc giăng câu bắt cá, được người trong xóm tôn là “Sư tổ giăng câu” vì ông rất khôn ngoan và có nhiều kinh nghiệm. Ông nắm được đặc tính của dòng sông, đặc điểm của các loài cá “Rạch nào lắm ghe xuồng qua lại, cá ăn ở sát bờ. Rạch nào im lặng, cá lội ngay giữa dòng. Trước khi giăng cá trê, phải quậy cho nước đục. Mỗi chỗ cá chỉ ăn một lần” [14a: 98 – 99].

Ngoài ra, còn kể đến thái độ của con người đối với loài vật: những thú dữ như cọp, sấu… mà họ phải chống chọi trên đường phá rừng, tạo ruộng, hoặc rày đây mai đó để kiếm sống… như thầy vò Quảng Nam, thầy Râu đuổi cọp để yên dân (Hết thời oanh liệt); ông Năm Hên quyết tâm giết con sấu làm hại dân lành để giảm bớt tai họa cho dân làng (Bắt sấu rừng U Minh Hạ); ông Năm Cháy, ông Năm Tự gan dạ dũng cảm chiến đấu với con heo dữ phá hoại mùa màng nhà cửa của dân (Con heo khịt); cha con chú Tư Đức giết con sấu – nỗi kinh hoàng của con người trước sự kinh ngạc và ngưỡng mộ của ông Tây kiểm lâm Rốp (Sông Gành Hào)...Với loài chim thì họ có cách ứng xử khác, trong Tháng chạp chim về, ông Tư ngậm ngùi ngắm con chim già nua khi nó trở về sân chim cũ “Giữa ông và con chim nọ… là Bá Nha với Tử Kỳ cảm thông nhau" [16a; 203]. Người dân Nam Bộ sống nhờ vào thiên nhiên nên có mối quan hệ mật thiết với chim muông, cây cỏ, sông nước...

Văn hóa ứng xử giữa con người với con người: Trong văn hóa ứng xử giữa người với người, cung cách của người Nam Bộ có sự thống nhất trong đa đạng. Nét chung của họ là bộc trực, thẳng thắn, nghĩ sao nói vậy, kiệm lời, không quá quỵ lụy, không hoa hòe, giả tạo… Thuở mới mở đất, cuộc sống con người vô cùng khó khăn vì chướng khí, muỗi mòng, rắn rết, thú dữ…, vì lạ lẫm, cô đơn nên họ luôn “thèm người”, nhiệt tình đón nhận những người lang thang, cơ nhỡ, chưa rò gốc gác… dù là


ai, có thể họ là những người đi khai hoang, người “tha phương cầu thực” hay người trốn thuế thân, người trốn tù đày, là tay giang hồ hảo hán, hoặc những tên cướp… đều được họ tiếp đãi niềm nở “Mới đây, trong xóm lại xuất hiện một tay “anh hùng mới” gọi nôm na là Tư Cồ” [14a; 167-168], Tư Tôm trong Một vũng máu tầm thường chỉ cần một hành động “độn thổ” thông minh và ngoạn mục, ngay tức khắc được mọi người chấp nhận vào cộng đồng sau những tràng cười sảng khoái… Khái niệm “dân ngụ cư” như ở Bắc Bộ không tồn tại ở vùng đất này.

Trong văn xuôi của Sơn Nam, ta gặp nhiều kiểu cách ăn nói như lối ăn nói xấc xược, ngạo mạn của Bảy Tiểu (Cậu Bảy Tiểu), cai Tổng Biện (Xóm Bàu Láng), Xã Tư (Hồn người trong ly rượu), Hai Điền (Bà Chúa Hòn), lão Henri Nhan (Hình bóng cũ)… có lúc ta bắt gặp giọng điệu ngang tàng, nghĩa hiệp của Tư Hiền - thủ lĩnh Đảng cướp (Đảng Cánh buồm đen), lão Khăn Đen (Xóm Bàu Láng), có khi là giọng điệu cao đạo như ông Tây kiểm lâm Rốp (Sông Gành Hào), thâm trầm sâu sắc thích triết lý như Lục cụ Tăng Liên (Chiếc ghe Ngo)… Ngoài ra còn gặp cung cách giao tiếp của người Miên, người Hoa, người Pháp, sau này có thêm người Mỹ… và đủ mọi thành phần khác nhau trong xã hội Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX. Điều đó cho thấy có sự lai tạp văn hóa rất lớn diễn ra trên vùng đất năng động này.

Trải qua một quá trình đấu tranh sinh tồn rất gian nan, bền bỉ, người dân Nam Bộ đã hình thành nên một mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa con người với con người và con người với thiên nhiên. Họ sống gần gũi với thiên nhiên và thuận theo lẽ tự nhiên để mong có cuộc sống bình yên, có tình cảm chan hòa với nhau giữa chốn cùng trời cuối đất này. Họ sống “điệu nghệ” với cả thiên nhiên và con người. Điều này có lẽ từ quan niệm “điệu nghệ” của dân miền Nam mà ra. Sơn Nam có một quan niệm rất riêng, rất độc đáo về sự “điệu nghệ” của người Nam Bộ, theo ông thì “điệu nghệ” có nghĩa là “đại nghĩa”, trong công trình biên khảo Đồng bằng sông Cửu Long, Nét sinh hoạt xưa & văn minh miệt vườn, Sơn Nam lý giải “Điệu là đạo nói trại ra. Nghệ là nghĩa nói trại ra”, như vậy, theo họ “Điệu nghệ” đơn giản là “đạo nghĩa”, sống phải biết đến tình nghĩa anh em, vợ chồng, biết thói ăn chơi, thú tiêu dao; sống không lợi dụng quyền thế để lấn hiếp kẻ yếu, không đánh kẻ té ngựa, ăn ở thủy chung, dám liều thân vì nghĩa lớn, biết yêu thương, nhân ái với loài vật...

Quan niệm của Sơn Nam rất gần với quan niệm “vạn vật nhất thể” của người xưa: Thiên chính là trời gồm Trời Phật, thần linh, thánh thần; Địa là đất những gì thuộc về đất như rừng núi, cây cỏ, chim muông, đất đai, sông suối…; Nhân là người, tức thuộc những gì của con người. Tất cả chi phối ảnh hưởng lẫn nhau nên từ đó sinh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022