Theo hình 2.2 và bảng số liệu trên, thị trường châu Á là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong giai đoạn năm 2018 – 2019. Số lượt khách du lịch tại các nước châu Á đến Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2019, số lượng khách Hàn Quốc và Trung Quốc đến du lịch lần lượt là 4.290.802 lượt và 5.806.425 chiếm hơn 70% tổng số khách châu Á và chiếm 56,06% tổng số khách quốc tế đến Việt Nam. Mức độ tăng trưởng của thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc tăng trưởng khoảng 15-20% mỗi năm. Trong tháng 3/2020 đầu năm, số lượng khách châu Á vẫn chiếm tỷ trọng 72,54% trong tổng số khách quốc tế du lịch tại Việt Nam.
Về cơ cấu khách theo khu vực, các thị trường châu Á chiếm phần lớn (79,9%), trong đó Đông Bắc Á chiếm 66,8%, Đông Nam Á chiếm 11,3%, các nước châu Á còn lại chiếm 1,8%, cho thấy tầm quan trọng của các thị trường gần trong khu vực châu Á. Các thị trường châu Âu chiếm 12%, châu Mỹ chiếm 5,4%, châu Úc chiếm 2,4%. Tỷ trọng thị trường châu Á lớn cũng là đặc điểm chung của các nước trong khu vực: khách châu Á đến Malaysia chiếm 90%, trong đó khách Singapore 2 chiếm 40%. Khách châu Á đến Thái Lan chiếm 75%, trong đó khách Trung Quốc chiếm 28%.
Trоng сhiến lượс tổng thể về рhát triển du lịсh Việt Nаm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ngành du lịсh Việt Nаm xáс định thị trường Đông Bắс Á là thị trường tiềm năng. Сơ sở xây dựng сhiến lượс này dựа trên nhu сầu, sở thíсh du lịсh сủа kháсh du lịсh Đông Bắс Á сũng như khả năng сhi trả сhо du lịсh. Nhìn сhung, сhi tiêu сhо du lịсh сủа kháсh Đông Bắс Á сó xu hướng tăng đều sо với mọi năm và đều сао hơn mứс trung bình сhung сủа du kháсh quốс tế đến Việt Nаm. Thео thống kê mới nhất сủа Tổng сụс Thống kê năm 2019, trоng khu vựс Đông Bắс Á kháсh đến từ Trung Quốс сó сhi tiêu trung bình thео ngày сао nhất là 135,2 USD/người, tiếр sаu đó là kháсh Nhật Bản với trung bình 132 USD/người, kháсh Hàn Quốс với trung bình 127,2 USD/người. Trung Quốс сũng là quốс giа сó сhi tiêu nhiều nhất сhо сả сhuyến đi với 1021,66 USD, tiếр đó là Nhật Bản với 935,24 USD, сuối сùng là Hàn Quốс với сhi tiêu tổng thể сhо сhuyến đi trung bình 872,14 USD USD (Tổng сụс du lịсh, 2019). Với thị рhần kháсh du lịсh сhiếm số đông сùng lượng сhi tiêu ở mứс сао сủа mình, kháсh du lịсh Đông Bắс Á đóng góр không nhỏ vàо sự tăng trưởng và рhát triển сủа ngành du lịсh Việt Nаm.
Với văn hóa phương đông và có những nét tôn giáo tương đồng, Việt Nam luôn là điểm đến của khách du lịch quốc tế cùng nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội. Nếu không chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19, Việt Nam hoàn toàn có thể hướng tới đón khoảng 14,35 triệu lượt khách châu Á nói riêng và 20,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế nói chung.
Cơ cấu khách du lịch theo mục đích di chuyển
Nếu chia theo mục đích chính của chuyến đi thì khách du lịch thuần tuý chiếm tỷ trọng 59,71% trong năm 2019. Trong đó, số người nước ngoài đến Việt Nam với mục đích công việc cũng tăng nhanh. 4 tháng đầu năm 2019, du lịch công vụ chiếm 19,68% (cả năm 2019 là 16,93%), hoặc thông qua mục đích thương mại nhằm tìm kiếm thị trường...
Tổ chức Du lịch thế giới – UNWTO nhận định, đến năm 2030, khách du lịch đi với mục đích thăm viếng, sức khỏe, tôn giáo sẽ chiếm 31% tổng lượng khách du lịch; với mục đích thăm quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54%; với mục đích công việc và nghề nghiệp chiếm 15%. Theo này dự báo trong thời gian tới, du lịch toàn cầu tiếp tục tăng trưởng theo các xu hướng chủ đạo như: Nhu cầu du lịch toàn cầu bùng bổ, đặc biệt trong giới trung lưu đang tăng lên tại Trung Quốc, tạo cơ hội kinh tế đáng kể cho các điểm đến khu vực Đông Nam Á. Đất nước tỷ dân trở thành thị trường nguồn lớn nhất thế giới và sẽ tác động mạnh đến chính sách phát triển du lịch của nhiều quốc gia.
Mục đích của đa số thị trường khách vẫn là thăm quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, song nhiều nhu cầu mới sẽ hình thành. Du khách ngày càng quan tâm tới nhu cầu trải nghiệm hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính khác biệt, đặc sắc, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, độc đáo), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Đăc biệt, du lịch chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ngày càng phổ biến. Phát triển du lịch có trách nhiệm, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng vừa là xu hướng vừa là đòi hỏi tất yếu đối với ngành du lịch để thực hiện nguyên tắc và mục tiêu phát triển bền vững.
Tổ chức UNWTO đánh giá khu vực Đông Nam Á sẽ trở thành khu vực thu hút khách quốc tế lớn thứ 4 trên thế giới, và Việt Nam là một trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất. ngành du lịch thế giới đang chứng kiến sự phát triển của nhiều xu hướng du lịch khác nhau như: tour tự thiết kế, tour cao cấp, di lịch mạo hiểm, du lịch trải nghiệm, du lịch giải trí với các thiết bị hiện đại… Trước làn sóng này, lữ hành trong nước cũng phải đầu tư chất xám nhiều hơn trong việc xây dựng các sản phẩm tour đáp ứng nhu cầu thị trường, đáp ứng được mục đích của hành khách quốc tế.
Hiện tại, những chuyến đi nghỉ dưỡng đơn thuần không còn được lựa chọn nhiều. Du khách đang quan tâm hơn tới chất lượng trải nghiệm tại điểm đến. Khách sẽ lưu lại dài ngày hơn nếu điểm đến có nhiều trải nghiệm thú vị. Nếu trước đây, du lịch biển theo trào lưu là phổ biến thì những năm gần đây đã chuyển hướng sang nghỉ dưỡng núi, trải nghiệm văn hóa địa phương. Đây là cơ hội mà Việt Nam phải cải thiện và đầu tư nhiều mặtđể hướng tới xây dựng hình ảnh đất nước đến du khách nước ngoài đồng thời cải thiện chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất, đảm bảo nhân lực để đủ khả năng cạnh tranh và thu hút du khách nước ngoài.
Cơ cấu chi tiêu của khách quốc tế
Theo báo cáo thường niên của Tổng cục Du lịch năm 2019, chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam trong cuộc điều tra bao gồm chi tiêu của khách trên lãnh thổ Việt Nam từ lúc nhập cảnh đến khi xuất cảnh. Khách nghỉ đêm chi tiêu bình quân 1.074 USD/khách, đi du lịch Việt Nam trong 8,1 ngày, chi tiêu bình quân 132,6 USD/ngày. Khách trong ngày chi tiêu bình quân 99,86 USD/khách. Khách nghỉ đêm tại CSLT chi tiêu bình quân 1.083,36 USD/khách, độ dài thời gian chuyến đi là 8,02 ngày, chi tiêu bình quân ngày khách là 135 USD/ngày. Khách nghỉ đêm không tại cơ sở lưu trú (nghỉ tại nhà bạn bè,người thân...) chi tiêu bình quân 622,71 USD, độ dài thời gian chuyến đi là 11,92 ngày.
Hình 2.3 Cơ cấu chi tiêu bình quân một lượt khách quốc tế đến Việt Nam nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú năm 2019
Hình 2.4 Cơ cấu chi tiêu bình quân một lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong ngày năm 2019
Khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu chi tiêu vào 4 mục đích chính: dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, phương tiện di chuyển và mua hàng. Như vậy có thể thấy, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch chủ yếu đến từ dịch vụ phòng nghỉ và dịch vụ ăn uống. Với hơn 18 triệu lượt khách năm 2019, Việt Nam có thể nhận thấy nên phát triển các cơ sở lưu trú để đáp ứng được lượng khách có thể tăng vào giai đoạn tới, nâng
cao chất lượng dịch vụ, phát triển các dịch vụ bổ trợ để mang thêm doanh thu cho hoạt động du lịch.
DOANH THU TỪ KHÁCH QUỐC TẾ
Doanh thu từ khách quốc tế
20,00 18,30
18,00
16,65
16,00
14,00
12,00
10,00
8,00
6,00
4,00
2,00
0,00
13,74
10,48
8,57
2015 2016
2017
NĂM
2018
2019
TỶ USD
2.2.2.3 Thực trạng về doanh thu từ khách du lịch quốc tế
Hình 2.5 Tổng doanh thu từ khách du lịch quốc tế giai đoạn năm 2015 – 2019
Trong tổng doanh thu từ khách du lịch thì tổng doanh thu từ khách du lịch quốc tế được coi là giá trị xuất khẩu tại chỗ, mang lại ngoại tệ cho đất nước. Năm 2019, Tổng thu từ khách du lịch đạt 755 nghìn tỷ đồng (tương đương 32,8 tỷ USD), trong đó:
- Tổng thu từ du lịch quốc tế là 421 nghìn tỷ đồng, chiếm 55,7%, tương đương 18,3 tỷ USD giá trị xuất khẩu từ du lịch.
- Tổng thu từ du lịch nội địa là 334 nghìn tỷ đồng, chiếm 44,3%, tương đương 14,5 tỷ USD.
Trong tổng thu từ khách du lịch thì tổng thu từ khách du lịch quốc tế được coi là giá trị xuất khẩu tại chỗ, mang lại ngoại tệ cho đất nước. Cùng với sự đi lên của kinh tế trong nước, người dân ngày càng có cơ hội và nhu cầu đi du lịch nhiều.
Theo báo cáo thường niên của Tổng cục Du lịch, trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019, doanh thu xuất khẩu dịch vụ du lịch có sự tăng trưởng đều và rõ rệt. Kể từ khi gia nhập tổ chức WTO, thị trường dịch vụ nói chung và dịch vụ du lịch nói riêng mới có sự khởi sắc, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ được đẩy mạnh. Từ năm 2015 đến
năm 2019, mức tăng trưởng từ lên đến. Mức tăng trưởng tương ứng với 13,53% so với năm 2015 và 9,9% so với năm 2018. Giá trị xuất khẩu tại chỗ của du lịch đã tăng 2,1 lần từ 8,57 tỷ USD lên 18,3 tỷ USD, tăng bình quân 20,9%/năm.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2015 - 2019, mỗi năm ngành Du lịch Việt đã thu hút hàng triệu du khách quốc tế đến tham quan và nghỉ dưỡng. Số lượt khách quốc tế tăng đồng nghĩa với việc kim ngạch xuất khẩu thông qua du lịch tại Việt Nam có sự tăng trưởng rõ rệt qua các năm trở lại đây. Điều này chứng tỏ ngành Du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển và quảng bá hình ảnh của mình trên trường quốc tế và đã được chứng minh cụ thể bằng số lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2019 đạt hơn 18 triệu lượt khách.
Theo báo cáo cuối năm của Tổng cục Thống kê, năm 2020, do việc đóng cửa biên giới để ngăn chặn Covid-19, khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt khoảng 3,7 triệu lượt, giảm 79,5% so với 2019; khách nội địa đạt 56 triệu lượt, giảm 34,1%; tổng thu du lịch đạt 312 nghìn tỷ đồng, giảm 58,7% - mức giảm tương đương 19 tỷ USD.
10,00%
8,00%
6,00%
4,00%
2,00%
0,00%
Đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP (2015-2019)
9,20%
8,39%
6,96%
7,90%
6,33%
2015
2016
2017
2018
2019
GDP
Hình 2.6 Đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP (2015-2019)
Với sự tăng trưởng nhanh chóng của khách du lịch quốc tế và nội địa, du lịch mang lại nguồn thu ngày càng lớn cho nền kinh tế đất nước. Đóng góp trực tiếp của du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): năm 2015 là 6,3% đến năm 2019 là 9,2%, tăng 2,9 %.
Bảng 2.5 Doanh thu của các cơ sở lưu trú và lữ hành giai đoạn năm 2016 – 2019
(Đơn vị tính: tỷ đồng )
2016 | 2017 | 2018 | 2019 | |||||
Doanh thu | Tăng trưởng (%) | Doanh thu | Tăng trưởng (%) | Doanh thu | Tăng trưởng (%) | Doanh thu | Tăng trưởng (%) | |
Doanh thu của các cơ sở lưu trú | 48.524,60 | 8,53% | 54.383,30 | 12,07% | 59.202,20 | 8,86% | 64.507,60 | 8,96% |
Doanh thu của các cơ sở lữ hành | 32.530,30 | 6,85% | 36.111,80 | 11,01% | 40.371,20 | 11,80% | 44.259,10 | 9,63% |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Phát Triển Xuất Khẩu Dịch Vụ Du Lịch Thông Qua Du Khách Quốc Tế
- Tình Hình Xuất Khẩu Dịch Vụ Du Lịch Tại Việt Nam
- Thực Trạng Về Lượng Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam Trong Thời Gian Qua
- Số Lượng Và Cơ Cấu Hướng Dẫn Viên Du Lịch Năm 2019
- Đánh Giá Chung Về Hoạt Động Xuất Khẩu Dịch Vụ Du Lịch Tại Việt Nam
- Xuất khẩu dịch vụ du lịch ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 11
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
(Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam)
Doanh thu của các cơ sở lưu trú và lữ hành tăng dần trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019. Với các cơ sở lưu trú và cơ sở lữ hành, mức tăng trưởng doanh thu trung bình là khoảng 9,5% mỗi năm. Năm 2019, doanh thu của cơ sở lưu trú đạt 64,5 nghìn tỷ đồng tương ứng tăng 8,96% so với năm 2018, doanh thu của cơ sở lữ hành tăng 9,63% so với năm 2018 tương ứng với tăng gần 4 nghìn tỷ đồng.
Số lượng khách du lịch quốc tế tăng mỗi năm là yêu tố chính giúp doanh thu của các cơ sở tăng đều và lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ du lịch cũng tăng theo. Điều này cho thấy nguồn cung của các cơ sở này luôn đáp ứng được dịch vụ với số lượt khách mỗi năm tăng. Với mức lợi nhuận đảm bảo, càng nhiều cơ sở, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ mở ra, khách du lịch có thêm nhiều sự lựa chọn cơ sở lưu trú và lữ hành với chất lượng dịch vụ tương ứng.
2.2.2.4 Thực trang về quy mô, cơ sở vật chất phục vụ ngành dịch vụ du lịch
Doanh nghiệp lữ hành quốc tế
Theo số liệu của Tổng cụ Du lịch, tính đến năm 2019, số lượng doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế là 2667 doanh nghiệp, trong đó số lượng doanh nghiệp thuộc loại hình TNHH chiếm 62,4%, cổ phần chiếm 36,3%, còn lại 1,4% là loại hình doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp lữ hành đã chủ
động thiết lập các văn phòng đại diện ở nước ngoài, là cơ sở để xúc tiến quảng bá tại chỗ, thu hút khách từ các thị trường trọng điểm. Sự gia tăng về số lượng các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế đã góp phần quan trọng nâng cao năng lực ngành du lịch Việt Nam, khẳng định du lịch Việt Nam đủ khả năng đón các đoàn khách quốc tế đến từ khắp nơi trên thế giới.
Môi trường kinh doanh du lịch ngày càng thuận lợi, thủ tục hành chính về kinh doanh lữ hành được sửa đổi theo hướng thông thoáng hơn đã tạo điều kiện tăng nhanh số lượng doanh nghiệp lữ hành mới được thành lập. Tổng cục Du lịch luôn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh lữ hành tại nhiều tỉnh/thành phố để bảo đảm môi trường kinh doanh và chất lượng dịch vụ.
Bảng 2.6 Số lượng cơ sở lưu trú du lịch năm giai đoạn năm 2015 -2019
Số lượng cơ sở | Tăng trưởng | Số buồng | Tăng trưởng | Công suất buồng bình quân | |
2015 | 19.000 | 18.8% | 370.000 | 11,4% | 55% |
2016 | 21.000 | 10.5% | 420.000 | 13,5% | 57% |
2017 | 25.600 | 21.9% | 508.000 | 21,0% | 56,5% |
2018 | 28.000 | 9.4% | 550.000 | 8,3% | 54% |
2019 | 30.000 | 7.1% | 650.000 | 18,2% | 59% |
(Theo Tổng cục Du lịch)
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ngày càng được cải thiện, nâng cao cả về chất và lượng. Năm 2011, cả nước có 13.756 cơ sở lưu trú, với tổng số 256.739 buồng, đến năm 2019, tăng lên 30.000 cơ sở lưu trú với 650.000 buồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân số buồng lưu trú cả giai đoạn 2015 - 2019 đạt khoảng 12,3%/năm, công suất sử dụng buồng trung bình đạt khoảng 59%/năm. Các loại hình lưu trú ngày càng đa dạng, từ hệ thống cơ sở lưu trú cao cấp (khách sạn 4-5 sao, căn hộ du lịch cao cấp, biệt thự du lịch) đến hệ thống khách sạn xếp hạng từ 1-3 sao, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay), làng du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch,... Với