Biện pháp được đánh giá ít khả thi nhất là chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với thực tiễn. Điểm trung bình chung là 4,02.
Nói tóm lại, các biện pháp đề xuất được đánh giá mức độ cần thiết và khả thi khá cao.
3.3.2. Thử nghiệm
3.3.2.1. Mục đích thử nghiệm
Đánh giá các biện pháp có chuyển giao vào thực tiễn được không và có tác dụng nâng cao chất lượng bồi dưỡng không (chủ yếu thông qua tiêu chí kết quả và thái độ học bồi dưỡng của học viên).
3.3.2.2. Nguyên tắc thử nghiệm
- Đảm bảo đúng quy trình, chính xác, khoa học, hợp lý.
- Đảm bảo tính thực tiễn phù hợp với điều kiện của đơn vị tổ chức thử nghiệm và không làm ảnh hưởng đến quá trình bồi dưỡng cán bộ.
3.3.2.3. Đối tượng thử nghiệm
- Thử nghiệm tiến hành tại 02 huyện đó là huyện Yên Phong (TN) và huyện Gia Bình (ĐC) tổng số 152 cán bộ trong đó huyện Yên Phong 75 cán bộ làm công tác mặt trận; huyện Gia Bình 77 cán bộ làm công tác mặt trận.
- Đội ngũ tham gia là những cán bộ cơ sở ở xã, phường, thị trấn tham gia thử nghiệm đề tài.
3.3.2.4. Thời gian thử nghiệm
Từ tháng 3/2016 đến tháng 11/2017.
3.3.2.5. Nội dung thử nghiệm
Do điều kiện về mọi mặt trong quá trình nghiên cứu nên NCS khó có thể tiến hành thử nghiệm tất cả các biện pháp đề xuất. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn thử nghiệm đại diện một số biện pháp để khẳng định các biện pháp có thể triển khai vào thực tiễn, qua đó nâng cao chất lượng BD cán bộ.
Ở đây, NCS chọn 2 biện pháp, mỗi biện pháp thực hiện có khó khăn và thuận lợi riêng, nhưng tiến hành phối hợp các biện pháp để thực hiện. Đó là các biện pháp sau:
- Biện pháp1: Tổ chức học tập, quán triệt để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí về bồi dưỡng lý luận chính trị, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở.
- Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới và đa dạng các hình thức bồi dưỡng phù hợp điều kiện thực tiễn
3.3.2.6. Các bước tiến hành thử nghiệm
- Bước 1: Rà soát đội ngũ cán làm công tác mặt trận trong 02 huyện, đánh giá nhu cầu bồi dưỡng để triệu tập tham gia lớp BD.
- Bước 2: Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Yên Phong tổ chức cho cán bộ làm công tác Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở học tập, quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy về công tác BD và quản lý hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ.
- Bước 3: Xây dựng kế hoạch tập huấn cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc của 02 huyện, kế hoạch cụ thể rõ mục tiêu, nội dung tập huấn, thời gian địa điểm kinh phí tập huấn.
+ Đối với huyện Yên Phong:
Tổ chức lớp BD nghiệp vụ theo nội dung đã xây dựng để nâng cao vị thế vai trò của của cán bộ làm công tác mặt trận đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới đó là: Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước trong cuộc vận động các phong trào thi đua, thực hiện tốt vai trò giám sát phản biện xã hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng và giám sát hoạt động của chính quyền; trong công tác thanh tra nhân dân, nhiệm vụ giám sát đầu tư của cộng đồng, thực hiện Pháp lệnh ở cơ sở trong đó tập trung quy trình Bầu bãi miễn trưởng thôn, khu phố. Thực hiện Quyết định 217/QĐ- TW ngày 12 tháng 12 năm 2013 ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị-xã hội; Quyết định 218/QĐ-TW ngày 12 tháng 12 năm 2013 ban hành Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị-xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền và thành lập các hội đồng tư vấn phát huy vai trò các vị ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tham gia các hội đồng tư vấn cụ thể là hội động giám sát trong thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội trong giai đoạn mới.
- Bước 4: Tổ chức đổi mới phương thức tổ chức BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cơ sở huyện Yên Phong.
Tổ chức học tập, quán triệt đầy đủ nghiêm túc để nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lí về bồi dưỡng lý luận chính trị, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở.
Tập huấn BD theo chương trình mới xây dựng, tăng nghiệp vụ, chú trọng rèn kỹ năng, tăng thời lượng thực hành, bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống, cho tham quan học tập kinh nghiệm thực tế và đảm bảo đầy đủ các điều kiện phục vụ cho hoạt động BD tại trung tâm bồi dưỡng chính trị.
Thời gian tập huấn 3 ngày, bố trí học viên ăn ngủ nghỉ tại nơi tập huấn. Tài liệu tập huấn chuẩn bị mỗi học viên 01 bộ.
Xây dựng Kế hoạch tập huấn nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung thời gian địa điểm, thành phần tập huấn và các đơn vị phối hợp tập huấn (Phụ lục).
Tổ chức tập huấn đối với huyện Gia Bình
Tổ chức lớp BD nghiệp vụ theo nội dung như huyện Yên Phong.
Bước 4: Tổ chức BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cơ sở của huyện Gia Bình.
+ Thời gian tập huấn 3 ngày.
+ Tổ chức lớp tập huấn bình thường, học viên tự túc tiền ăn ở đi lại.
+ Tài liệu tập huấn chuẩn bị mỗi học viên/01 bộ.
+ Xây dựng Kế hoạch tập huấn nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung thời gian địa điểm, thành phần tập huấn và các đơn vị phối hợp tập huấn (Phụ lục).
3.3.3. Kết quả thử nghiệm
3.3.3.1. Kết quả khảo sát trước thử nghiệm
Tác giả tiến hành khảo sát, đánh giá thái độ học tập của học viên để đánh giá mức độ tương đương của hai nhóm thử nghiệm và đối chứng. Nếu hai nhóm tương đương thì sẽ tiến hành thử nghiệm, nếu không sẽ tiếp tục điều chỉnh giữa hai nhóm sao cho trước thử nghiệm phải tương đương nhau (sự khác biệt giữa chúng không có ý nghĩa thống kê).
Bảng 3.3: Kết quả thu được trước thử nghiệm
Nghiệm thể | Số người | Nội dung khảo sát | Mức độ đánh giá | ||||||
Bình thường | Tốt | Rất tốt | |||||||
Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | ||||
1 | ĐC | 74 | Tổ chức lớp học | 45 | 60.81 | 25 | 33.78 | 4 | 5.41 |
TN | 75 | 44 | 59.46 | 26 | 34.67 | 5 | 5.87 | ||
2 | ĐC | 74 | Quản lý lớp học | 47 | 63.51 | 24 | 32.43 | 3 | 4.05 |
TN | 75 | 43 | 58.11 | 26 | 34.67 | 6 | 7.23 | ||
3 | ĐC | 74 | Chương trình BD | 38 | 51.35 | 35 | 47.30 | 1 | 1.35 |
TN | 75 | 42 | 56.76 | 29 | 38.67 | 4 | 4.58 | ||
4 | ĐC | 74 | Thời gian BD | 48 | 64.86 | 25 | 33.78 | 1 | 1.35 |
TN | 75 | 41 | 55.41 | 28 | 37.33 | 6 | 7.26 | ||
5 | ĐC | 74 | Đội ngũ giảng viên | 37 | 50.00 | 25 | 33.78 | 12 | 16.22 |
TN | 75 | 39 | 52.70 | 30 | 40.00 | 6 | 7.30 | ||
6 | ĐC | 74 | Phối hợp các đơn vị tổ chức lớp học | 48 | 64.86 | 22 | 29.73 | 4 | 5.41 |
TN | 75 | 40 | 54.05 | 27 | 36.00 | 8 | 9.95 | ||
7 | ĐC | 74 | Ý thức của học viên tham gia lớp học | 36 | 48.65 | 31 | 41.89 | 7 | 9.46 |
TN | 75 | 42 | 56.76 | 29 | 38.67 | 4 | 4.58 | ||
8 | ĐC | 74 | Kết quả học tập BD | 37 | 50.00 | 31 | 41.89 | 6 | 8.11 |
TN | 75 | 45 | 60.81 | 27 | 36.00 | 3 | 3.19 | ||
9 | ĐC | 74 | Chế độ BD cho học viên | 46 | 62.16 | 20 | 27.03 | 8 | 10.81 |
TN | 75 | 42 | 56.76 | 19 | 25.33 | 14 | 17.91 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khuyến Khích Sử Dụng Các Hình Thức Giảng Dạy Phong Phú, Đa Dạng, Phù Hợp Với Điều Kiện Của Từng Địa Phương
- Tổ Chức Kiểm Tra Thường Xuyên, Đánh Giá Đúng Kết Quả Hoạt Động Bồi Dưỡng
- Đánh Giá Mức Độ Cần Thiết Của Các Biện Pháp Đề Xuất (N= 128)
- Công Tác Lãnh Đạo, Chỉ Đạo Của Các Cơ Quan Trung Ương
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh - 22
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh - 23
Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.
Nhận xét: Đánh giá về việc tổ chức BD các lớp tập huấn qua bảng số liệu
3.3 cho thấy, trước thử nghiệm trong 9 nội dung được khảo sát hai nhóm đối tượng (ĐC) và (TN) các nội dung được đánh giá tương đối đồng đều về các nội dung khảo sát không có sự chênh lệch nhau. Khi áp dụng các biện pháp tác động, đo lại kết
quả, nếu nhóm thử nghiệm đạt kết quả cao hơn sẽ đi đến kết luận các biện pháp có thể chuyển giao vào thực tiễn và có thể nâng cao chất lượng bồi dưỡng.
3.3.3.2. Kết quả khảo sát sau thử nghiệm
Bảng 3.4: Kết quả thu được sau thử nghiệm
Nghiệm thể | Số người | Nội dung khảo sát | Mức độ đánh giá | ||||||
Bình thường | Tốt | Rất tốt | |||||||
Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | ||||
1 | ĐC | 74 | Tổ chức lớp học | 40 | 54.05 | 30 | 40.54 | 4 | 5.41 |
TN | 75 | 15 | 20.27 | 26 | 35.14 | 34 | 44.59 | ||
2 | ĐC | 74 | Quản lý lớp học | 42 | 56.76 | 27 | 36.49 | 5 | 6.76 |
TN | 75 | 15 | 20.27 | 29 | 39.19 | 31 | 40.54 | ||
3 | ĐC | 74 | Chương trình BD | 41 | 55.41 | 20 | 27.03 | 13 | 17.57 |
TN | 75 | 12 | 16.22 | 29 | 39.19 | 34 | 44.59 | ||
4 | ĐC | 74 | Thời gian BD | 43 | 58.11 | 25 | 33.78 | 6 | 8.11 |
TN | 75 | 9 | 12.16 | 28 | 37.84 | 38 | 50.00 | ||
5 | ĐC | 74 | Đội ngũ giảng viên | 36 | 48.65 | 28 | 37.84 | 10 | 13.51 |
TN | 75 | 17 | 22.97 | 30 | 40.54 | 28 | 36.49 | ||
6 | ĐC | 74 | Phối hợp các đơn vị tổ chức lớp học | 37 | 50.00 | 30 | 40.54 | 7 | 9.46 |
TN | 75 | 14 | 18.92 | 35 | 47.30 | 26 | 33.78 | ||
7 | ĐC | 74 | Ý thức của học viên tham gia lớp học | 32 | 43.24 | 35 | 44.59 | 7 | 9.46 |
TN | 75 | 12 | 16.22 | 29 | 39.19 | 34 | 44.59 | ||
8 | ĐC | 74 | Kết quả học tập BD | 38 | 51.35 | 29 | 39.19 | 7 | 9.46 |
TN | 75 | 20 | 27.03 | 35 | 47.30 | 20 | 25.68 | ||
9 | ĐC | 74 | Chế độ BD cho học viên | 37 | 50.00 | 26 | 35.14 | 11 | 14.86 |
TN | 75 | 10 | 13.51 | 19 | 25.68 | 46 | 60.81 |
Nhận xét: Số liệu bảng 3.4 cho thấy sau thử nghiệm, 9 tiêu chí đánh giá của nhóm thử nghiệm đều cao hơn nhóm đối chứng. Sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê. Điều đó chứng tỏ các biện pháp quản lí đã có tác dụng nâng cao chất lượng bồi dưỡng cho cán bộ mặt trận tổ quốc cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh.
Kết luận Chương 3
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, quán triệt những nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc đảm bảo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi; Đảm bảo tính kế thừa và phát triển, tính hệ thống và đồng bộ; tính hiệu quả, tính khoa học và toàn diện luận án đã đề xuất được 5 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chsinh trị và nghiệp vụ cho cán bộ MTTQ cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh là: Tổ chức học tập, quán triệt để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí về bồi dưỡng lý luận chính trị, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở; Xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng đảm bảo yêu cầu phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở; Chỉ đạo thực hiện đổi mới và đa dạng các hình thức bồi dưỡng phù hợp điều kiện thực tiễn; Kiện toàn và phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên, đầu tư các nguồn lực, điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng; Tổ chức kiểm tra thường xuyên, đánh giá đúng kết quả hoạt động bồi dưỡng. Các biện pháp nói trên là một chỉnh thể thống nhất, bảo đảm tính khoa học và thực tiễn. Vì vậy, khi thực hiện phải tiến hành đồng bộ tuy nhiên căn cứ theo từng địa phương, tuỳ theo tình hình cụ thể từng trung tâm lựa chọn biện pháp ưu tiên có thể khác nhau.
Qua khảo nghiệm biện pháp bước đầu cho phép khẳng định 5 biện pháp do luận án đề xuất là cần thiết và có tính khả thi cao trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ MTTQ cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh. Kết quả thử nghiệm 2 biện pháp cho thấy việc vận dụng biện pháp trong thực tiễn góp phần cải thiện hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ MTTQ cấp cơ sở tại 2 trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện (Yên Phong và Gia Bình) thực hiện, kết quả thu được có ý nghĩa thống kê. Thực tiễn thử nghiệm và khảo nghiệm đã khẳng định 5 biện pháp đề xuất có thể áp dụng vào thực tiễn địa phương để nâng cao chất lượng BD cán bộ, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở địa phương.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Đảng ta luôn xác định công tác cán bộ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; vì vậy, Đảng trực tiếp quản lý đội ngũ cán bộ và chính sách cán bộ, thực hiện xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, nhất là trong tình hình hội nhập quốc tế sâu rộng. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác là mục tiêu phấn đấu của cả hệ thống chính trị nước ta. Để cụ thể hóa nhiệm vụ công tác cán bộ hiện nay, trong Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2011- 2020, Chính phủ đã chỉ rõ 1 trong 3 khâu đột phá là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức chính trị-xã hội chịu sự lãnh đạo của Đảng, có chức năng tập hợp toàn thể nhân dân cả nước thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc bảo vệ thành quả cách mạng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác cán bộ của Mặt trận Tổ quốc các cấp càng trở nên quan trọng, nhất là cấp cơ sở trên cả nước. BD lý luận chính trị, nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở là nhiệm vụ không thể thiếu trong công tác cán bộ của các địa phương nhằm nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn, góp phần quan trọng cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở.
1.2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề cho thấy, chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lí bồi dưỡng lí luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện. Luận án đã xây dựng được cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về bồi dưỡng lý luận chính trị, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở. Luận án đã xây dựng được bộ khái niệm công cụ của đề tài, mang tính chất đặc thù, phù hợp yêu cầu nghiên cứu đặt ra. BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở là quá trình trang bị những kiến thức, kỹ năng mới về công tác dân vận, tập hợp quần chúng để cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở có thể đảm nhận và thực hiện tốt hơn một (hoặc nhiều) công việc đã được ĐT, qua đó tăng cường năng lực và phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ này.
Quản lý hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở là các hoạt động chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, phối hợp các thành phần trong tổ chức nhằm tăng cường và không ngừng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở ở địa phương. Về phương diện lí luận, có nhiều cách tiếp cận quản lí bồi dưỡng lí luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở. Luận án tiếp cận ở góc độ chức năng quản lí (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá).
1.3. Nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công tác Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở ở tỉnh bắc Ninh, cho thấy: Việc bồi dưỡng lí luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở ở tỉnh Bắc Ninh đã được tiến hành thường xuyên, có kế hoạch, cơ bản thực hiện đúng đối tượng, mục tiêu, nội dung quy định, có phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp. Quản lý hoạt động bồi dưỡng thực hiện ở mức cận khá và khá ở tất cả các yếu tố lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá. Tuy nhiên, hiệu quả và chất lượng bồi dưỡng chưa cao; trình độ lí luận của giảng viên, ý thức học tập của học viên, sự quan tâm của chính quyền cấp cơ sở, kinh phí cho học viên đi bồi dưỡng… cần được quan tâm để thực hiện tốt hơn; các lực lượng tham gia quản lí công tác bồi dưỡng chưa nhịp nhàng, sự phối hợp chưa được tốt; việc bồi dưỡng phát triển đội ngũ giảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Đó là những cơ sở thực tiễn quan trọng để NCS nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quả bồi dưỡng cán bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới.
4. Để đề xuất được các biện pháp quản lí phù hợp, sát thực, NCS đã xây dựng một số nguyên tắc cơ bản, nhằm bảo đảm đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đảm bao tính thực tiễn, khả thi, tính kế thừa và phát triển, tính hệ thống và đồng bộ, tính hiệu quả, tính khoa học và toàn diện. Từ kết quả nghiên cứu của các nội dung trước, NCS đã đề xuất 5 biện pháp nhằm quản lý hoạt động BD lý luận chính trị, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ MTTQ cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh, đó là: Tổ chức học tập, quán triệt để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí về bồi dưỡng lý luận chính trị, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở; Xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng đảm bảo yêu cầu phát triển năng lực