Đánh Giá Mức Độ Cần Thiết Của Các Biện Pháp Đề Xuất (N= 128)


- Tình hình sử dụng kinh phí và trang thiết bị phục vụ hoạt động BD của các trung tâm bồi dưỡng chính trị.

3. Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chuyên môn của đội ngũ giảng viên chuyên trách của trung tâm bồi dưỡng chính trị trong hoạt động BD cán bộ.

Để kiểm tra, đánh giá được chất lượng chuyên môn của giảng viên trong hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở tại các trung tâm cần thực hiện các nội dung sau:

a. Tổ chức kiểm tra trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giảng viên chuyên trách của các trung tâm bồi dưỡng chính trị:

- Kiểm tra trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giảng viên được tiến hành thông qua các giờ dạy trên lớp. Có thể tiến hành xếp loại kết quả từng tiết làm căn cứ xem xét, làm tiêu chuẩn đánh giá giảng viên về các mặt như: Về nội dung, phương pháp, các hình thức tổ chức, phong thái của giảng viên, kết quả nhận thức của học viên.

- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên như thực hiện đầy đủ ngày, giờ các buổi lên lớp, các buổi sinh hoạt chuyên môn, việc ghi chép các loại hồ sơ sổ sách, chuẩn bị giáo án, đề cương bài giảng, kế hoạch giảng dạy, việc chấm bài, trả bài theo quy định.

- Kiểm tra kết quả giảng dạy của giảng viên thông qua kết quả khảo sát chất lượng, xếp loại học tập BD của học viên theo từng chương trình BD.

- Tiến hành kiểm tra theo một số nội dung khác như việc tự học tập, BD nâng cao nhận thức và trình độ của giảng viên, công tác chủ nhiệm lớp, sinh hoạt tổ chuyên môn, ý thức tham gia các hoạt động do trung tâm tổ chức, viết và vận dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy,…

b. Tiến hành tổ chức đánh giá chất lượng giảng viên theo hệ thống các tiêu chí đã xây dựng, theo các thứ bậc nhất định. Có thể đánh giá xếp loại theo các bước như sau:

- Bước 1. Giảng viên tiến hành tự đánh giá.

Giảng viên tự đánh giá là bước rất quan trọng vì chính giảng viên mới có thể cung cấp một cách đầy đủ và chính xác tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao và yêu cầu với những điều kiện cần thiết cho việc hoàn thành khối lượng công việc cá


nhân một cách tốt nhất. Đồng thời, trên cơ sở đó để xây dựng được khung năng lực đánh giá giảng viên của trung tâm chuẩn hơn.

Từng giảng viên tự đánh giá mình, tự nhìn nhận bản thân của mình sẽ thấy cởi mở hơn đối với vấn đề cần đánh giá. Từ đó, cán bộ quản lý, cán bộ phụ trách giảng viên chỉ ra những hạn chế, thiếu sót của giảng viên, đặt ra những yêu cầu thay đổi, bổ khuyết về các mặt công tác cũng như những ứng xử với cấp trên và đồng nghiệp để ngày càng tiến bộ hơn.

- Bước 2. Cấp trên trực tiếp đánh giá giảng viên:

Trên cơ sở thu thập và xử lý những dữ liệu, thông tin từ nhiều nguồn, cấp trên quản lý giảng viên tiến hành nghiên cứu đánh giá của cán bộ cấp dưới của mình. Có thể xem xét những ý kiến đánh giá từ các đồng nghiệp, đại diện học viên để tạo ra môi trường cởi mở, thân thiện và có mang tính xây dựng với giảng viên của trung tâm.

- Bước 3. Cấp trên gián tiếp tổ chức giám định kết quả đánh giá của cấp quản lý giảng viên:

Cấp trên một cấp tiến hành đánh giá kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ, giảng viên với mục đích chính là bảo đảm kết quả đánh giá được chính xác, đúng quy định hơn. Cũng trên cơ sở đó kết hợp kết quả đánh giá giảng viên với công tác cán bộ của trung tâm.

Ngoài ra, có thể lãnh đạo trung tâm tổ chức để đồng nghiệp hoặc viên chức dưới quyền, học viên tham gia đánh giá giảng viên.

4. Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động BD và việc cấp văn bằng chứng chỉ cho học viên của trung tâm

- Kiểm tra thực hiện đổi mới công tác tổ chức thi, kiểm tra để đánh giá đúng, thực chất kết quả học tập, rèn luyện của học viên. Trong đó chú ý xây dựng được tiêu chí đánh giá về khả năng vận dụng kiến thức đã được BD, trang bị vào thực tiễn công tác của cán bộ sau khi tham dự chương trình BD lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ tại trung tâm. Nội dung kiểm tra, đánh giá học viên chủ yếu dựa trên các khía cạnh: Nhận thức, kỹ năng vận dụng trong thực tiễn công tác, phẩm chất, đạo đức. Đánh giá mức độ đạt được của học viên sau BD so với của mục tiêu chương trình BD đã đặt ra.


- Kiểm tra, đánh giá việc hoàn thiện quy trình BD của các trung tâm, định ra tiêu chuẩn, tiêu chí để làm căn cứ đánh giá chất lượng, cụ thể như: Đặt ra các yêu cầu học tập trong một khóa BD, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng một chương trình, tiêu chuẩn đối với giảng viên…

Đánh giá chất lượng công tác BD cho cán bộ phải trên cơ sở so sánh yêu cầu của khung chương trình kế hoạch BD tiêu chuẩn của cấp ủy tỉnh, huyện đã xây dựng với kết quả BD thực tế của các trung tâm bồi dưỡng chính trị.

Sau mỗi lần kiểm tra, đánh giá đều phải có biên bản, ghi đầy đủ, rõ ràng những ý kiến nhận xét đánh giá của cán bộ kiểm tra về ưu điểm, nhược điểm, hạn chế, nguyên nhân và chỉ ra những biện pháp nhằm giúp cơ sở khắc phục hạn chế, yếu kém.

- Kiểm tra đánh giá chất lượng, kết quả BD ở các lớp BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở, từ công tác chuẩn bị, thực hiện nội dung BD, chọn lựa các phương pháp BD và kết quả BD được thể hiện ở mỗi học viên.

Đánh giá kết quả BD của học viên bao gồm đánh giá trong quá trình BD tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị như ý thức, thái độ, tinh thần học tập và kết quả sau khi được BD.

- Cần sử dụng phù hợp, linh hoạt các hình thức kiểm tra một cách hợp lý thực tiễn trên cơ sở mục tiêu, nội dung, thời gian và đặc điểm đối tượng cán bộ tham gia BD.

- Phải thông báo kịp thời kết quả kiểm tra, đánh giá tới từng giảng viên và đơn vị cử giảng viên tham gia BD lý luận chính trị và nghiệp vụ tại các trung tâm. Sử dụng kết quả để phân loại giảng viên và xét danh hiệu thi đua của giảng viên và đơn vị thực hiện BD trong từng đợt, từng năm học.

- Tổ chức kiểm tra việc cấp và quản lý văn bằng, chứng chỉ công nhận kết quả BD của học viên trong mỗi kỳ BD về: Điều kiện, tiêu chuẩn cấp bằng cho học viên; số lượng văn bằng cấp cho mỗi năm, trong mỗi kỳ BD; việc quản lý văn bằng chứng chỉ đã cấp của các cấp ủy, cơ quan quản lý cán bộ; việc quản lý các phôi văn bằng,…

5. Kiểm tra sử dụng kinh phí cho BD

- Trước tiên phải tiến hành kiểm tra các nguồn cấp kinh phí cho các hoạt động BD của trung tâm bồi dưỡng chính trị, gồm: Kinh phí được cấp từ nguồn ngân sách nhà


nước; kinh phí do các cơ quan, đơn vị, địa phương đóng góp; kinh phí do các đơn vị trên địa phương tài trợ, do học viên đóng góp theo quy định,…

Phải tiến hành kiểm tra việc tiếp nhận và công khai nguồn thu của các trung tâm theo nguyên tắc quản lý tài chính của Ban Bí thư Trung ương, của Bộ Tài chính, của tỉnh ủy, huyện ủy.

- Kiểm tra việc sử dụng kinh phí cho hoạt động ĐT, BD của các trung tâm về nội dung, nguyên tắc chi theo các quy định hiện hành.

Đặc biệt xem xét đối tượng chi, lý do sử dụng kinh phí và mức độ được phép chi trong hoạt động BD, bao gồm từ bước xây dựng kế hoạch, chuẩn bị tổ chức các lớp, các đợt BD trong năm, đến quá trình giảng dạy tại trung tâm và tổng kết, sơ kết hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ địa phương.

- Đồng thời, các cấp có thẩm quyền cần tiến hành kiểm tra việc sử dụng kinh phí cho việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở hạ tầng, phòng học, việc mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động BD và các hoạt động khác có liên quan của các trung tâm bồi dưỡng chính trị địa phương.

- Kết quả kiểm tra sử dụng kinh phí cần được công khai, minh bạch theo quy định của Đảng, nhà nước, đồng thời phải được thông báo đến cơ quan, cấp có thẩm quyền và các địa phương.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

- Căn cứ vào các văn bản quy định và hướng dẫn của Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cần chỉ đạo xây dựng được hệ thống kiểm định, đánh giá chất lượng các chương trình BD lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, BD phát triển cho đội ngũ giảng viên chuyên trách tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị; quy định quy trình và tiêu chí kiểm tra, đánh giá cán bộ sau khi được BD để thực hiện được thống nhất trong toàn tỉnh.

- Lãnh đạo, cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên các Trung tâm cần xác định rõ mục tiêu của việc kiểm tra, đánh giá đối với từng đợt, khóa BD để lựa chọn hình thức, nội dung, thời gian kiểm tra, đánh giá phù hợp điều kiện của mình nhất, đảm bảo tính chính xác, kịp thời, khách quan trong hoạt động kiểm tra, đánh giá.


Các tiêu chí kiểm tra, đánh giá phải phản ánh được kỹ năng nghề nghiệp của giảng viên, được xác định rõ ràng trong kế hoạch từng đợt kiểm tra với mục đích yêu cầu, nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra và thời gian hoàn thành đợt kiểm tra.

- Kết quả giảng dạy, học tập của giảng viên, học viên sau mỗi khóa BD phải được sử dụng như là một tiêu chuẩn trong bình xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng hàng năm; xét đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Nếu thực hiện việc này một cách thường xuyên, công khai, chặt chẽ sẽ tác động rất lớn đến cán bộ đi học, từ đó cán bộ sẽ dành thời gian, công sức để học tập, nghiên cứu một cách nghiêm túc, chất lượng và hiệu quả hơn.

- Năng lực tiến hành tổ chức và chỉ đạo kiểm tra, đánh giá của cán bộ quản lý các trung tâm trong khi tiến hành lập kế hoạch, tổ chức kiểm tra, kết thúc kiểm tra là điều kiện cần thiết để thực hiện biện pháp này đạt kết quả tốt.

3.3. Khảo nghiệm và thử nghiệm

3.3.1. Khảo nghiệm các biện pháp đã đề xuất

3.3.1.1. Mục đích khảo nghiệm

Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm nhằm đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

Tác giả luận án đã xây dựng mẫu phiếu khảo sát xin ý kiến của 128 giảng viên, cán bộ quản lý ở các cơ sở để đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp. Cách đánh giá như sau: Rất cần thiết: 5 điểm; cần thiết: 4 điểm; ít cần: 3 điểm; không cần thiết: 2 điểm; Không trả lời: 1 điểm; Rất khả thi: 5 điểm; khả thi: 4 điểm; ít khả thi: 3 điểm; Rất ít khả thi: 2 điểm; Không trả lời: 1 điểm. Các phương pháp xử lý số liệu theo phương pháp thống kê toán học.


3.3.1.2. Kết quả khảo nghiệm

a. Đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp

Bảng 3.1: Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất (n= 128)



STT


Các biện pháp

Mức độ cần thiết của các biện pháp


___

X


Thứ bậc

Rất cần

(5)

Cần

(4)

Ít cần

(3)

Không

cần (2)

Không

trả lời (1)

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Tổ chức học tập, quán triệt để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí về bồi dưỡng lý luận chính trị, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở




32


25,0


16


12.5


5


3.9


1


0.8


4.35


3

2

Xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng đảm bảo yêu cầu phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở




42


32.8


13


10.2


4


3.1


0


0.0


4.38


2

3

Chỉ đạo thực hiện đổi mới và đa dạng các hình thức bồi dưỡng phù hợp điều kiện thực tiễn




37


28.9


18


14.1


4


3.1


4


3.1


4.21


4

4

Kiện toàn và phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên, đầu tư các nguồn lực, điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng




22


17.2


5


3.9


8


6.3


5


3.9


4.41


1

5

Tổ chức kiểm tra thường xuyên, đánh giá đúng kết quả hoạt động bồi dưỡng




31


24.2


11


8.6


16


12.5


6


4.7


4.02


5

Trung bình %

56.26

25.62

9.86

5.78

2.5

4.27


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh - 19


Nhận xét: Kết quả khảo nghiệm đánh giá mức độ cần thiết của các giải pháp cho chúng ta thấy:

Tất cả các biện pháp được cho rằng rất cần thiết cho việc quản lý hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở. Bình quân chung mức độ rất cần và cần khoảng 80% (56,26% - rất cần và 25,62% - cần). Điểm trung bình chung là 4,27 (trên mức cần thiết). Mức độ không cần chung cho tất cả các biện pháp là 5,78%. Không trả lời 2,5% và ít cần thiết khoảng 10%.

Xét từng biện pháp cụ thể cho thấy, biện pháp được cho cần thiết nhất là đảm bảo các nguồn lực cho hoạt động bồi dưỡng, với điểm trung bình là 4,41 (ở giữa mức rất cần thiết và cần thiết). Có khoảng 86% người được hỏi cho là rất cần và cần, trong đó rất cần chiếm tỉ lệ 68,8%. Biện pháp thứ hai là xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng phù hợp, với điểm trung bình chung là 4,38. Cũng có khoảng 86% người được hỏi đánh giá ở mức rất cần thiết và cần thiết, trong đó tỉ lệ trả lời rất cần thiết là 53,9%.

Biện pháp được đánh giá ít cần thiết nhất là tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng, với điểm trung bình là 4,02. Có 12,5% người được hỏi đánh giá là không cần thiết.

b. Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp

Bảng 3.2: Đánh giá sự khả thi của các biện pháp đề xuất (n= 128)



STT


Các biện pháp

Mức độ khả thi của các biện pháp


___

X


Thứ bậc

Rất khả thi

(5)

Khả thi

(4)

Ít khả thi

(3)

Rất ít khả

thi (2)

Không trả

lời (1)

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Tổ chức học tập, quán triệt để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí về bồi dưỡng lý luận chính trị, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở


69


53.9


22


17.2


21


16.4


14


10.9


2


1.6


4.11


3



STT


Các biện pháp

Mức độ khả thi của các biện pháp


___

X


Thứ bậc

Rất khả thi

(5)

Khả thi

(4)

Ít khả thi

(3)

Rất ít khả

thi (2)

Không trả

lời (1)

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2

Xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng đảm bảo yêu cầu phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ mặt trận Tổ quốc

cấp cơ sở


53


41.4


56


43.8


12


9.4


6


4.7


1


0.8


4.20


1

3

Chỉ đạo thực hiện đổi mới và đa dạng các hình thức bồi dưỡng phù hợp

điều kiện thực tiễn


53


41.4


43


33.6


17


13.3


11


8.6


4


3.1


4.02


5

4

Kiện toàn và phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên, đầu tư các nguồn lực, điều kiện phục vụ

hoạt động bồi dưỡng


55


43


45


35.2


16


12.5


12


9.4


0


0.0


4.12


2

5

Tổ chức kiểm tra thường xuyên, đánh giá đúng kết quả hoạt động

bồi dưỡng


65


50.8


17


13.3


35


27.3


11


8.6


0


0.0


4.06


4

Trung bình %

46.10

28.62

15.78

8.44

1.1

4.10



Nhận xét: Cũng như đánh giá về mức độ cần thiết, kết quả đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp chênh lệch nhau không đáng kể, điểm trung bình chung gần tương đương nhau. Mức độ khả thi có thấp hơn đôi chút so với mức độ cần thiết nhưng vẫn ở mức trên cần thiết (điểm trung bình chung là 4,10).

Biện pháp được đánh giá khả thi nhất là xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng phù hợp, điểm trung bình chung là 4,20. Có khoảng 85% người được hỏi đánh giá ở mức khả thi và rất khả thi. Biện pháp đứng thứ hai về mức độ khả thi là đảm bảo các nguồn lực cho hoạt động bồi dưỡng, điểm trung bình chung là 4,12.

Xem tất cả 190 trang.

Ngày đăng: 21/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí