Việc xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp, hiện đại, chất lượng cao là những tiêu chí được đánh giá là trường THCS chất lượng cao. Cơ sở vật chất khang trang thiết bị dạy học hiện đại góp phần tạo nên thành công của hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi.
3.2.7.3. Điều kiện thực hiện
CBQL có kế hoạch quản lí, sắp xếp, tổ chức hệ thống phòng học, phòng bộ môn phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, nhằm hỗ trợ tối đa cho GV trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Từng thành viên trong nhà trường phải có ý thức và tinh thần trách nhiệm trong việc bảo quản, giữ gìn đồ dùng dạy học, nghiên cứu cách sử dụng hiệu quả các trang thiết bị hiện có và tích cực tham gia làm đồ dùng dạy học phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng.
CBQL phải là người có kinh nghiệm và hiểu biết về thiết bị dạy học hiện đại mới có thể là người cố vấn đắc lực cho nhà trường trong việc đầu tư thiết bị phù hợp với điều kiện dạy học bộ môn, của nhà trường.
Phối hợp và huy động các lực lượng xã hội để hỗ trợ, cấp kinh phí để các trường làm, mua sắm, đầu tư các trang thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học cần thiết cho giáo dục.
Các thành viên trong nhà trường phải có ý thức và tinh thần trách nhiệm trong việc sử dụng và bảo vệ, giữ gìn thiết bị, đồ dùng dạy học.
Có người chuyên phụ trách kỹ thuật, am hiểu về máy móc để hỗ trợ cho GV sử dụng một cách hiệu quả nhất trong việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động bồi dưỡng HS giỏi ở các trường THCS chất lượng cao tỉnh Thái Bình trong bối cảnh mới có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau. Mỗi biện pháp có mục tiêu, nội dung và cách thức thực hiện, điều kiện thực hiện khác nhau nhưng có mối quan hệ hỗ trợ nhau. Do vậy, đối với Hiệu trưởng trường THCS chất lượng cao không được chú trọng một một pháp nào mà cần có sự kết hợp đồng bộ các biện pháp
trên và áp dụng tùy vào đặc điểm, tình hình của nhà trường.
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
3.4.1. Mục đích khảo sát
Khảo sát để xem xét tính cần thiết và tính khả thi từ các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS chất lượng cao tỉnh Thái Bình trong bối cảnh mới.
3.4.2. Đối tượng khảo sát
Cán bộ quản lý tại các trường THCS: 15 người. Giáo viên các trường THCS: 100 người.
Phụ huynh học sinh: 50 người.
3.4.3. Nội dung khảo sát và cách thức tiến hành
- Khảo sát và đánh giá tính cần thiết của các biện pháp thông qua trưng cầu ý kiến.
- Khảo sát và đánh giá tính khả thi của các biện pháp thông qua trưng cầu ý
kiến.
- Thu thập ý kiến, xử lý số liệu.
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm
Sử dụng câu hỏi 1 (phụ lục 2) chúng tôi lấy ý kiến của CBQL, GV, phụ huynh học sinh về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất, kết quả ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Khảo sát tính cần thiết của các biện pháp quản lý bồi dưỡng HS giỏi ở các trường THCS chất lượng cao tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hiện nay
Đánh giá: 1= Không cần thiết; 2= Ít cần thiết; 3= Phân vân; 4= Cần thiết; 5 = Rất cần thiết
Mức độ cần thiết | ĐTB | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||
SL | SL | SL | SL | SL | ||
(1) Tổ chức phát hiện và có phương pháp tuyển chọn đúng những học sinh thực sự giỏi | 11 | 22 | 21 | 39 | 72 | 3.84 |
(2) Xác định rõ nội dung, xây dựng và quản lý chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi | 4 | 12 | 13 | 77 | 59 | 4.06 |
(3) Xây dựng đội ngũ giáo viên bồi dưỡng HS giỏi ở các trường THCS chất lượng cao | 6 | 18 | 29 | 68 | 44 | 3.76 |
(4) Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục trong bồi dưỡng học sinh giỏi | 16 | 15 | 23 | 52 | 59 | 3.75 |
(5) Chỉ đạo hoạt động đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi | 12 | 11 | 22 | 47 | 73 | 3.96 |
(6) Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi | 17 | 16 | 26 | 45 | 61 | 3.71 |
(7) Đầu tư cơ sở vật chất một cách thỏa đáng cho hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi | 18 | 20 | 21 | 48 | 58 | 3.65 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Hs Giỏi Ở Các Trường Thcs Chất Lượng Cao Tỉnh Thái Bình Trong Bối Cảnh Hiện Nay
- Quản Lý Đội Ngũ Giáo Viên Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Ở Các Trường Thcs Chất Lượng Cao
- Đổi Mới Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi
- Bộ Gdđt, Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ban Hành Kèm Theo Thông Tư Số 32/2018/tt-Bgdđt Ngày 26 Tháng 12 Năm 2018 Của Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục Đào Tạo.
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở chất lượng cao tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hiện nay - 15
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở chất lượng cao tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hiện nay - 16
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
Sử dụng câu hỏi 2 (phụ lục 2) chúng tôi lấy ý kiến của CBQL, GV, phụ huynh học sinh về tính khả thi của các biện pháp đề xuất, kết quả ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng HS giỏi ở các trường THCS chất lượng cao tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hiện nay
Đánh giá: 1= Không khả thi; 2= Ít khả thi; 3= Phân vân; 4= Khả thi; 5 = Rất khả thi
Mức độ khả thi | ĐTB | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||
SL | SL | SL | SL | SL | ||
(1) Tổ chức phát hiện và có phương pháp tuyển chọn đúng những học sinh thực sự giỏi | 10 | 21 | 19 | 43 | 72 | 3.88 |
(2) Xác định rõ nội dung, xây dựng và quản lý chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi | 5 | 13 | 11 | 65 | 71 | 4.12 |
(3) Xây dựng đội ngũ giáo viên bồi dưỡng HS giỏi ở các trường THCS chất lượng cao | 7 | 17 | 24 | 69 | 48 | 3.81 |
(4) Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục trong bồi dưỡng học sinh giỏi | 17 | 14 | 22 | 54 | 58 | 3.74 |
(5) Chỉ đạo hoạt động đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi | 11 | 15 | 25 | 39 | 75 | 3.92 |
(6) Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi | 16 | 18 | 25 | 44 | 62 | 3.72 |
(7) Đầu tư cơ sở vật chất một cách thỏa đáng cho hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi | 20 | 11 | 21 | 48 | 65 | 3.77 |
Kết quả số liệu thống kê cho thấy, các biện pháp có tính cần thiết và tính khả thi cao.
Biện pháp 1: “Tổ chức phát hiện và có phương pháp tuyển chọn đúng những học sinh thực sự giỏi dựa vào năng lực”, CBQL, GV, phụ huynh đánh giá tính cần thiết 3.84 điểm; tính khả thi 3.88 điểm.
Biện pháp 2: “Xác định rõ nội dung, xây dựng và quản lý chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi”, CBQL, GV, phụ huynh đánh giá tính cần thiết 4.06 điểm; tính khả thi 4.12 điểm.
Biện pháp 3: “Quản lý đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS chất lượng cao”, CBQL, GV, phụ huynh đánh giá tính cần thiết
3.76 điểm; tính khả thi 3.81 điểm.
Biện pháp 4: “Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục trong bồi dưỡng học sinh giỏi”, CBQL, GV, phụ huynh đánh giá tính cần thiết 3.75 điểm; tính khả thi 3.74 điểm.
Biện pháp 5: ” Chỉ đạo hoạt động đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi dựa vào năng lực”, CBQL, GV, phụ huynh đánh giá tính cần thiết 3.96 điểm; tính khả thi 3.92 điểm.
Biện pháp 6: “Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi”, CBQL, GV, phụ huynh đánh giá tính cần thiết 3.71 điểm; tính khả thi 3.72 điểm.
Biện pháp 7: “Quản lý sử dụng hiệu quả và đầu tư cơ sở vật chất một cách thỏa đáng cho hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi”, CBQL, GV, phụ huynh đánh giá tính cần thiết 3.65 điểm; tính khả thi 3.77 điểm.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp có thể áp dụng vào quản lý bồi dưỡng HS giỏi ở trường THCS chất lượng cao tỉnh Thái Bình.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý bồi dưỡng HS giỏi ở trường THCS chất lượng cao tỉnh Thái Bình trong bối cảnh mới, cùng các nguyên tắc đề xuất biện pháp có thể đề xuất 6 biện pháp quản lý bồi dưỡng HS giỏi ở trường THCS chất lượng cao tỉnh Thái Bình. Kết quả khảo sát qua ý kiến đánh giá của chuyên gia có thể thấy: Các biện pháp được đề xuất là những biện pháp cần thiết và có tính khả thi. Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ nên cần được triển khai đồng bộ trong phạm vi toàn tỉnh nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng HS giỏi ở trường THCS chất lượng cao tỉnh Thái Bình.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu thu được, có thể rút ra các kết luận sau:
1.1. Bồi dưỡng HS giỏi ở các trường THCS chất lượng cao có ý nghĩa quan trọng trong nâng cao uy tín, thương hiệu nhà trường và nâng cao năng lực chuyên môn của GV, bồi dưỡng năng lực học tập và phẩm chất đạo đức cho HS. Vì vậy, phải chú trọng bồi dưỡng mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp và sự phối hợp các lực lượng giáo dục để công tác bồi dưỡng đạt hiệu quả cao, chính sách thi đua, khen thưởng.
1.2. Nội dung quản lý bồi dưỡng HS giỏi ở các trường THCS chất lượng cao trong bối cảnh mới bao gồm: Phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi; Phát triển đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi; Quản lý kế hoạch, nội dung, chương trình bồi dưỡng; Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên; Quản lý hoạt động học tập của học sinh; Quản lý điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi; Quản lý kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng học sinh giỏi.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ giáo viên làm tổng phụ trách. Trong đó có cả các yếu tố thuộc về chính người giáo viên và các yếu tố thuộc về các cấp quản lý và chất lượng tuyển sinh đầu vào, gia đình HS...
1.3. Công tác bồi dưỡng đã đạt được các kết quả nhất định, số lượng HS giỏi đạt thành tích trong các kỳ thi tăng lên, nội dung bồi dưỡng chú trọng theo chương trình giáo dục mới, hình thức bồi dưỡng phát huy khả năng tư duy logic, sáng tạo…của HS.
1.4. CBQL của Phòng Giáo dục Đào tạo và các trường THCS đã quan tâm đến phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi; Phát triển đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi; Quản lý kế hoạch, nội dung, chương trình bồi dưỡng; Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên; Quản lý hoạt động học tập của học sinh. Tuy nhiên, công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng còn xem nhẹ,
quản lý hồ sơ chuyên môn còn hình thức, HS chưa hình thành ý thức tự học, đội ngũ GV chưa được trẻ hóa…
1.5. Muốn nâng cao hiệu quả quản lý bồi dưỡng HS giỏi ở các trường THCS chất lượng cao trong bối cảnh mới, cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Biện pháp 1: Tổ chức phát hiện và có phương pháp tuyển chọn đúng những học sinh thực sự giỏi dựa vào năng lực.
Biện pháp 2: Xác định rõ nội dung, xây dựng và quản lý chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi.
Biện pháp 3: Quản lý đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS chất lượng cao.
Biện pháp 4: Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục trong bồi dưỡng học sinh giỏi.
Biện pháp 5: Chỉ đạo hoạt động đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi dựa vào năng lực.
Biện pháp 6: Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi.
Biện pháp 7: Quản lý sử dụng hiệu quả và đầu tư cơ sở vật chất một cách thỏa đáng cho hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi.
1.6. Bảy biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau nên khi triển khai cần được thực hiện đồng bộ. Kết quả trưng cầu ý kiến chuyên gia cho thấy: các biện pháp đều được đánh giá là cần thiết và khả thi, có thể vận dụng vào thực tiễn các trường THCS chất lượng cao tỉnh Thái Bình.
2. Khuyến nghị
2.1.Với Phòng GDĐT
Xây dựng chương trình bồi dưỡng, cung cấp tài liệu bồi dưỡng HS giỏi các
cấp.
Lãnh đạo Phòng GDĐT phân công chuyên viên đến hỗ trợ, giúp đỡ các
trường THCS chất lượng cao, bồi dưỡng cho GV tham gia dạy đội tuyển.
Lãnh đạo Phòng GDĐT chỉ đạo tổ chức các hội thảo chuyên đề về bồi dưỡng HS giỏi cho GV các trường THCS.
Lãnh đạo Phòng GDĐT tham mưu cho UBND huyện thuyên chuyển GV có năng lực, kinh nghiệm, thâm niên bồi dưỡng HS giỏi ở các trường trên địa bàn về công tác tại các trường THCS chất lượng cao. Thuyên chuyển GV yếu kém về năng lực, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Mời thêm các chuyên gia của trường sư phạm bồi dưỡng thêm cho đội ngũ GV thực hiện bồi dưỡng HS giỏi.
2.2. Với các trường THCS chất lượng cao tỉnh Thái Bình
Nâng cao năng lực của đội ngũ CBQL và GV, hoàn thiện công tác quy hoạch đội ngũ GV bồi dưỡng HS giỏi.
CBQL các trường tham mưu với lãnh đạo chính quyền địa phương tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí nhằm đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ hoạt động bồi dưỡng.
Cải tiến chính sách thi đua khen thưởng để động viên khuyến khích kịp thời những giáo viên có nhiều đóng góp và học sinh có thành tích cao trong học tập.