Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


NGUYỄN VIỆT PHƯƠNG


QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP TẠI HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

VIỆN HÀN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội - 1

NGUYỄN VIỆT PHƯƠNG


QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP TẠI HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.14.01.14


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN KHẮC BÌNH


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Hà Nội, ngày 30 tháng 02 năm 2020

Tác giả


Nguyễn Việt Phương


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 9

1.1. Một số khái niệm cơ bản 9

1.2. Hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp 15

1.3. Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp 19

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp 26

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP TẠI HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 30

2.1. Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội và công tác giáo dục, đào tạo huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội 30

2.2. Địa bàn, khách thể và phương pháp nghiên cứu thực trạng 35

2.3.Thực trạng hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội 37

2.4.Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội 44

Chương 3:BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP TẠI HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 59

3.1. Những nguyên tắc để đề xuất các biện pháp 59

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp 60

3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 74

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 77

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBQL CNTT GD GD&ĐT GV

HS KHCN KT-XH NXB UBND


: Cán bộ quản lý

: Công nghệ thông tin

: Giáo dục

: Giáo dục và Đào tạo

: Giáo viên

: Học sinh

: Khoa học công nghệ

: Kinh tế - xã hội

: Nhà xuất bản

: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 2. 1. Lớp học, số học sinh tiểu học huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội 32

Bảng 2. 2. Số lượng, chất lượng đội ngũ CBQL và GV các trường tiểu học 33

Bảng 2. 3. Kết quả đánh giá, phân loại CBQL, GV các trường tiểu học theo Chuẩn

...................................................................................................................................33

Bảng 2. 4. Sự cần thiết bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp 37

Bảng 2. 5. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của chương trình đào tạo, bồi dưỡng 38

Bảng 2. 6. Mức độ tổ chức hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp 39

Bảng 2. 7. Mức độ thực hiện nội dung bồi dưỡng 40

Bảng 2. 8. Mức độ thực hiện hình thức bồi dưỡng 41

Bảng 2. 9. Mức độ thực hiện các phương pháp bồi dưỡng 43

Bảng 2. 10. Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên tiểu học 44

Bảng 2. 11. Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp 47

Bảng 2. 12. Kết quả khảo sát thực trạng chỉ đạo hoạt động 49

Bảng 2. 13. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viêntiểu học theo chuẩn nghề nghiệp 51

Bảng 2. 14.Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu họctheo chuẩn nghề nghiệp 53

Bảng 3. 1. Phân công nhiệm vụ thực hiện công tác bồi dưỡng giáo viên 66

Bảng 3. 2. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp 75

Sơ đồ 1.1. Cấu trúc Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sang thế kỷ thứ XXI, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thông tin (CNTT), cách mạng công nghiệp 4.0, xu thế toàn cầu hóa, kinh tế tri thức…tạo ra những biến đổi sâu sắc và nhanh chóng. Trong bối cảnh chung của thế giới, Việt Nam cũng đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế thế giới, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội (KT -XH), xây dựng nền kinh tế tri thức phát triển nhanh, bền vững. Trước bối cảnh đó, yêu cầu đặt ra đòi hỏi nền giáo dục (GD) Việt Nam phải đẩy nhanh tiến trình đổi mới để đáp ứng sự phát triển KT-XH của đất nước, đồng thời rút ngắn khoảng cách trình độ phát triển về GD so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nghị quyết số 29- NQ/TW, Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI của Đảng (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã đề ra mục tiêu giáo dục là: "Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả". [3, tr.2]. Bám sát Nghị quyết số 29-NQ/TW và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, các cấp ủy, tổ chức đảng ở các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, góp phần đưa công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đi đúng lộ trình, từng bước tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Bậc học tiểu học là nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo viên (GV) tiểu học là lực lượng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục, đảm bảo mọi thành công của chủ trương đổi mới giáo dục, đồng thời là người trực tiếp thực hiện mục tiêu "Giáo dục tiểu học nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu


cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để HS tiếp tục học Trung học cơ sở" (Điều 27, Luật Giáo dục năm 2019) [20, tr.7]. Nhận thức rõ về tầm quan trọng về vấn đề này, trong những năm qua huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội luôn quan tâm nâng cao và chăm lo đến công tác bồi dưỡng GV nói chung và GV tiểu học nói riêng. GV tiểu học của huyện đã cơ bản đủ về số lượng và đáp ứng được nhu cầu dạy học, phần lớn GV có ý thức chính trị, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn cơ bản đáp ứng yêu cầu của công tác giáo dục, đào tạo của huyện, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp phát triển KT-XH, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương. Tuy nhiên, trước những yêu cầu của sự phát triển trong thời kỳ đổi mới, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý (CBQL) vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Một bộ phận GV tiểu học còn chưa đáp ứng được yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp. Vì vậy, việc vận dụng lý luận khoa học giáo dục để phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại địa phương góp phần nâng cao chất lượng nhà giáo là một yêu cầu bức thiết. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội”.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

-Các nghiên cứu trên thế giới:

J.A Comenxky (1592 - 1670) là nhà giáo dục vĩ đại người Tiệp Khắc (nay là Cộng hoà Séc) - người đặt nền móng cho lý luận dạy học hiện đại đã đánh giá cao vai trò của giáo dục và coi nghề dạy học là nghề vinh quang nhất. với tác phẩm nổi tiếng “Lý luận dạy học vĩ đại” (viết năm 1633-1638), đã đặt nền móng cho lý luận dạy học trong nhà trường. Trong đó, lý luận dạy học được ông xác định là một hệ thống tri thức khoa học về dạy học và ông xem lý luận dạy học như là một nghệ thuật chung để dạy cho tất cả mọi người. Những đóng góp to lớn của J.A.Cômenxki về hệ thống các nguyên tắc, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, sự phân chia tuổi học, những yêu cầu sư phạm đối với người GV cho đến nay vẫn còn giá trị sâu sắc về lý luận và thực tiễn.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 28/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí