Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lí Hoạt Động Bồi Dưỡng Đội Ngũ Gvcn Lớp Ở Trường Trung Học Phổ

5


Tiếp cận quan điểm Logic trong nghiên cứu đề tài này, người nghiên cứu trình bày các phần trong luận văn theo trật tự hợp lý; tiến hành nghiên cứu theo một trật tự hợp logic. Từ tên đề tài, người nghiên cứu phát biểu nghiên cứu, phát biểu giả thuyết là câu trả lời tạm cho câu hỏi nghiên cứu, sử dụng các sản phẩm để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu để thu thập thông tin.

7.1.3. Quan điểm thực tiễn

Tiếp cận quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu đề tài này là khảo sát, đánh giá thực trạng HĐBD cho đội ngũ GVCN lớp và quản lí HĐBD cho đội ngũ GVCN lớp tại các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Từ đó, đề xuất những biện pháp quản lí HĐBD cho đội ngũ GVCN lớp. Những kết quả nghiên cứu có thể vận dụng vào HĐBD cho đội ngũ GVCN lớp và quản lí HĐBD cho đội ngũ GVCN lớp các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

7.2. Phương pháp nghiên cứu

7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận‌

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nội dung chủ yếu trong các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến HĐBD và quản lí HĐBD cho đội ngũ GVCN lớp nhằm hệ thống cơ sở lý luận về HĐBD và quản lí HĐBD cho đội ngũ GVCN lớp tại các trường THPT.

7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn‌

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm nhằm tìm hiểu thực trạng HĐBD đội ngũ GVCN lớp và quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp của CBQL tại 02 trường THPT Bình Minh và THPT Hoàng Thái Hiếu thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long để có số liệu chứng minh giả thuyết và để khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất.

Xây dựng bảng hỏi và gửi đến cán bộ quản lý, GVCN tại 02 trường THPT Bình Minh và THPT Hoàng Thái Hiếu thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại các trường trung học phổ thông thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long - 3

- Phương pháp phỏng vấn


Tìm hiểu thực trạng quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp, các yếu tố ảnh hưởng và biện pháp quản lý HĐBD đội ngũ GVCN lớp của 02 trường THPT tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

Đối tượng, số lượng: 03 cán bộ quản lý, 02 GVCN.

Cách thực hiện: Phỏng vấn lần lượt với từng cán bộ quản lý, GVCN lớp bằng các câu hỏi đã định sẵn về các nội dung liên quan đến đề tài.

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

Tác giả tiến hành phân tích các hồ sơ, tài liệu, văn bản của các trường THPT được khảo sát liên quan đến QL HĐBD đội ngũ GVCN lớp tại các trường THPT.

7.2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu

Sử dụng phương pháp thống kê toán học, phần mềm SPSS, và phần mềm Excel để xử lí các số liệu, kết quả nghiên cứu thu thập được trong quá trình nghiên cứu. Trong phân tích số liệu của đề tài, tác giả sử dụng phần mềm SPS để xác định giá trị trung bình của các nội dung cần tìm hiểu, và phần mềm Excel để xác định tỉ lệ phần trăm của các mức độ ở đối tượng khảo sát.

Sử dụng phương pháp phân tích nội dung xử lí các dữ liệu định tính thu được từ phỏng vấn.

8. Dự thảo cấu trúc luận văn‌

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lí luận về HĐBD và quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp ở trường THPT.

Chương 2. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp tại các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

Chương 3. Biện pháp quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp tại các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GVCN LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ‌

THÔNG


1.1. Lịch sử nghiên cứu hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT‌

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài về bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp‌

Hoạt động bồi dưỡng GV là vấn đề cơ bản trong phát triển giáo dục mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quan tâm. Việc tạo mọi điều kiện để mọi người có cơ hội học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời để kịp thời bổ sung kiến thức và đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo dục HS cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội là phương châm hành động của các cấp QLGD.

Tại Pakistan có chương trình bồi dưỡng về sư phạm do nhà nước qui định trong thời gian 3 tháng gồm các nội dung như: giáo dục nghiệp vụ dạy học, cơ sở tâm lý giáo dục, phương pháp nghiên cứu, đánh giá và nhận xét HS,… đối với đội ngũ GV mới vào nghề chưa quá 3 năm (Hà Sĩ Hồ, Lê Tuấn, 1995).

Tại Thái Lan, từ năm 1998 việc bồi dưỡng GV được tiến hành ở các trung tâm học tập cộng đồng nhằm thực hiện giáo dục cơ bản, huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp và thông tin tư vấn cho mọi người dân trong xã hội (Hà Sĩ Hồ, Lê Tuấn,1995).

Ở Philippin đã xây dựng kế hoạch tổng thể đào tạo bồi dưỡng GV 10 năm (1998- 2008), trong đó có những giải pháp đáng chú ý. Chẳng hạn, thu hút những HS trung học có học lực khá giỏi vào ngành sư phạm, tạo việc làm cho GV mới ra trường, giảm bớt tình trạng thất nghiệp đối với GV mới, thể chế hóa và củng cố việc bồi dưỡng tại chức, nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của nghề dạy học và vị thế của GV trong xã hội (Hà Sĩ Hồ, Lê Tuấn, 1995).

Đối với Cộng hòa Pháp, một quốc gia có nền giáo dục rất phát triển ở Châu Âu, đã xây dựng 49 nguyên tắc mới cho giáo dục. Trong đó có đề cập đến công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên GV: mỗi GV được hưởng ít nhất 35 giờ đối với công tác đào tạo tiếp tục hàng năm. Tăng cường làm việc theo nhóm để chia sẻ và học hỏi kinh


nghiệm giảng dạy lẫn nhau. Thời gian làm việc của GV giảm từ 18 giờ xuống 15 giờ/tuần, thạc sĩ giảm từ 15 giờ xuống 14 giờ/tuần. Nhưng GV phải có 4 giờ/tuần có mặt trong nhà trường để nghiên cứu tài liệu chuẩn bị cho các hoạt động giảng dạy, đối với thạc sĩ là 3 giờ/tuần tức là 132 giờ/năm. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ QLGD được chú trọng (Hà Sĩ Hồ, Lê Tuấn, 1995).

Ở Ấn Độ vào năm 1988 đã quyết định thành lập hàng loạt các trung tâm học tập trong cả nước nhằm tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người. Việc bồi dưỡng GV được tiến hành ở các trung tâm này đã mang lại hiệu quả rất thiết thực. Trong mỗi tổ chức giáo dục, mỗi nhà trường, nhân sự chủ yếu là đội ngũ GV. Đây là lực lượng nòng cốt có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục, như tiến sĩ Raja Roy Singh (Ấn Độ) đã đưa ra nhận xét: “Không một hệ thống giáo dục nào có thể vươn cao quá tầm những GV làm việc cho nó”. (Nền giáo dục cho thế kỷ

XXI. Những triển vọng của châu Á – Thái Bình Dương, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Hà Nội 1994, tr 115).

Tại Nhật Bản, việc bồi dưỡng và đào tạo cho đội ngũ GV, CBQL giáo dục là nhiệm vụ bắt buộc. Tùy theo tình hình thực tế của từng đơn vị, cá nhân mà cấp QLGD đề ra các phương thức bồi dưỡng khác nhau trong một phạm vi theo yêu cầu nhất định. Ngoài ra, Nhật còn có quy chế bắt buộc bồi dưỡng hàng năm đối với GV phổ thông mới vào nghề. GV đương nhiệm được bồi dưỡng bằng nhiều hình thức, ở nhiều cấp với phương thức đổi mới, đa dạng. Chính sách đãi ngộ GV chủ yếu thể hiện qua lương, phụ cấp, trợ cấp. Mức tăng lương dựa vào thành tích và thâm niên công tác, trung bình 1 năm hoặc 2 năm một lần ( Trích lại từ Mạc Thị Việt Hà, 2008).

Tại Thái Lan, từ năm 1988 việc bồi dưỡng GV được tiến hành ở các trung tâm học tập cộng đồng nhằm thực hiện giáo dục cơ bản, huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp và thông tin tư vấn cho mọi người trong xã hội. (Trích lại từ Nguyễn Thị Liễu, 2017).

Hội nghị UNESCO tổ chức tại Nepal vào năm 1998 về tổ chức QL nhà trường đã khẳng định: “Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ GV là vấn đề cơ bản trong phát triển giáo dục”. (Trích lại từ Nguyễn Thị Liễu, 2017).

9


Đại đa số các trường sư phạm ở Úc, New Zeland, Canada… đã thành lập các cơ sở chuyên bồi dưỡng GV để tạo điều kiện thuận lợi cho GV tham gia học tập nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. (Nguyễn Thị Liễu, 2017).

Khi đề cập đến công tác chủ nhiệm lớp của GVCN lớp đã có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu như các tác giả nước ngoài như T.A.Ilina; A.X.Macarencô…;Tuy nhiên, hầu hết chỉ dừng lại ở mức khái quát chung về công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT ( Trích lại từ Nguyễn Văn Được, 2012).

Qua đó cho thấy ở các nước trên thế giới từ những nước chậm phát triển, nước đang phát triển và nước phát triển thì công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ GV được đặc biệt quan tâm.

1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước về bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông‌

Ở Việt Nam, GV giữ vai trò chủ đạo trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Do đặc điểm của công việc, GV phải thường xuyên được bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội. Để HĐBD diễn ra có hiệu quả thì công tác quản lí đóng vai trò quan trọng. Do đó, quản lí HĐBD đội ngũ GV là một trong những vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, có rất nhiều công trình nghiên cứu đến quản lí HĐBD GV nói chung và ở nhiều khía cạnh khác nhau, cụ thể:

Các giải pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Luận văn Thạc sĩ giáo dục học năm 2006 của Mai Văn Nhân với đề tài “Các biện pháp quản lí công tác bồi dưỡng đội ngũ GV THPT tỉnh Sóc Trăng” có đề cập đến các giải pháp như nâng cao nhận thức về công tác bồi dưỡng GV, quy hoạch công tác bồi dưỡng GV THPT, đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng GV, cải tiến, đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp bồi dưỡng…

Luận văn Thạc sĩ giáo dục học năm 2009 của Trịnh Hùng Cường với đề tài “Thực trạng và biện pháp quản lí bồi dưỡng GV trường THPT ở các huyện trong tỉnh Cà Mau” có đề ra các giải pháp quản lí mục tiêu, chương trình bồi dưỡng GV.

Bùi Thị Loan trong bài viết “Về công tác bồi dưỡng GV THPT hiện nay” đề cập đến thực trạng chất lượng và điều kiện của công tác đào tạo bồi dưỡng GV hiện nay,


có đề xuất các giải pháp là cần quan tâm bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THPT về năng lực đánh giá, phân loại GV, trong đó chú ý nhiều đến kỹ năng phân loại năng lực GV, kỹ năng tác động đến GV, kỹ năng huy động các nguồn lực từ phía GV. Cần bồi dưỡng cho HT năng lực thiết kế nội dung, xây dựng chương trình bồi dưỡng GV, huấn luyện cho GV năng lực nhận biết, hiểu đối tượng giáo dục và kỹ năng cơ bản trong sử dụng công nghê thông tin trong quản lí chuyên môn. Luận văn Thạc sĩ giáo dục học năm 2011 của Nguyễn Thị Thanh Trúc với đề tài “Thực trạng quản lí HĐBD đội ngũ GV ở các trường THPT thành phố Hồ Chí Minh” đã chỉ ra những thành tựu và hạn chế trong công tác quản lí HĐBD.

Luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành QLGD của Vũ Hồng Điệp. (2017). “Quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Trung học phổ thông Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ” đã đề xuất các giải pháp như xây dựng quy hoạch bồi dưỡng GV, các biện pháp cho công tác bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng thay sách giáo khoa, tự bồi dưỡng. Đẩy mạnh công tác thanh tra GV. Chứng nhận lại trình độ nghề nghiệp và nâng chuẩn lại GV. Có kế hoạch cụ thể sử dụng công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ việc dạy. Đồng thời với những biện pháp trên là sự đổi mới thực sự về công tác quản lí về chế độ, chính sách đãi ngộ GV tham gia bồi dưỡng, tự bồi dưỡng.

Như vậy có thể thấy, hoạt động nghiên cứu về quản lí HĐBD đội ngũ GV diễn ra thường xuyên, trong suốt quá trình phát triển của giáo dục Việt Nam. Từ đó, có thể khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nghiên cứu vấn đề này.

Các tài liệu và công trình nghiên cứu liên quan đến công tác chủ nhiệm

Khi đề cập đến công tác chủ nhiệm lớp của GVCN, trên phương diện lý luận, đã có nhiều tác giả nghiên cứu đề cập đến công tác GVCN lớp như: Hà Nhật Thăng, Nguyễn Thị Kim Dung, Phạm Viết Vượng; Nguyễn Thanh Bình, Vũ Đình Mạnh, Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ …Với cách tiếp cận khác nhau, song các tác giả đều khẳng định vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng của GVCN lớp đối việc giáo dục, phát triển nhân cách của HS ở trường phổ thông. Theo các tác giả, nâng cao hiệu quả QLGD nói chung, công tác GVCN nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.


Các tài liệu và công trình nghiên cứu liên quan đến biện pháp quản lí công tác chủ nhiệm lớp

Bên cạnh những công trình nghiên cứu của những nhà khoa học nói trên, còn có một số luân văn Thạc sĩ cũng đề cập đến GVCN lớp. Các luận văn này cũng giúp cho bản thân hiểu sâu hơn về cách thức xử lý số liệu, cách đọc và phân tích số liệu và cách thức của một bảng hỏi luận văn như:

Nguyễn Xuân Tuyên với nghiên cứu “Biện pháp quản lí công tác GVCN lớp của HT trường THPT ở tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay năm 2006” và Đàm Liên Quân, (2012). “Biện pháp quản lí bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên trường trung học phổ thông Yên Hòa, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay”. Trong luận văn, tác giả tiến hành khảo sát cán bộ Sở Giáo dục, CBQL nhà trường, GVCN lớp, GVBM, HS. Nội dung khảo sát về vai trò của GVCN lớp; nội dung công tác của GVCN lớp; ảnh hưởng của GVCN lớp trong quá trình giáo dục HS và đánh giá của HS về các hoạt động của GVCN lớp. Tác giả đã đề xuất 6 nhóm giải pháp quản lí công tác GVCN lớp.

Vũ Thị Thanh Huyền. (2003) “Các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng trường THPT bán công trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”. Tuy không sử dụng biện pháp khảo sát, song bằng phương pháp quan sát thực tế, tác giả đã nêu lên khá toàn diện những mặt hạn chế của đội ngũ GVCN lớp tại trường và những biện pháp quản lí của HT. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số biện pháp cải tiến quản lí đội ngũ GVCN lớp của HT thông qua quản lí tổ GVCN theo khối.

Trần Châu Hoàn với nghiên cứu “Biện pháp quản lí của HT đối với công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng”. Ngoài khảo sát về vai trò của GVCN lớp, nội dung công việc của GVCN lớp, tác giả còn khảo sát đánh giá về phẩm chất, năng lực của GVCN lớp và biện pháp quản lí của HT đối với công tác chủ nhiệm lớp. Trên cơ sở phân tích thực tế những mặt hạn chế, tác giả đề xuất 7 nhóm biện pháp quản lí công tác chủ nhiệm lớp.

Lê Kim Hương (2013) với đề tài nghiên cứu “Biện pháp quản lí công tác chủ nhiệm lớp tại các trường THPT trên địa bàn huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh”. Tác giả khảo sát về nhận thức của GVCN, CBQL, HS và CMHS về công tác chủ nhiệm


và nội dung và các hoạt động GVCN lớp đang thực hiện; thực trạng về quản lí công tác GVCN của HT các trường THPT địa bàn huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh. Trên cơ sở phân tích thực tế những mặt hạn chế, tác giả đề xuất 5 nhóm biện pháp quản lí công tác chủ nhiệm lớp.

Các tác giả đã nghiên cứu thực trạng về công tác chủ nhiệm ở các đơn vị công tác của mình và trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lí công tác GVCN lớp ở trường phổ thông nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp. Tuy nhiên vấn đề quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp ở trường THPT thì chưa được các tác giả đề cập nhiều và nghiên cứu chưa sâu.

1.2. Khái niệm cơ bản‌

1.2.1. Hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp Khái niệm giáo viên chủ nhiệm‌

Trong hệ thống tổ chức của các trường phổ thông, đơn vị cơ bản được tổ chức để giảng dạy và giáo dục HS là lớp học. Để quản lí và giáo dục HS một cách tốt nhất, nhà trường phân công một trong những GV đang giảng dạy lớp đó làm GVCN lớp. GV này phải có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm tốt, có kinh nghiệm trong công tác quản lí, giáo dục HS được hội đồng giáo dục nhất trí phân công chủ nhiệm lớp. Như vậy, GVCN lớp là GV bộ môn dạy lớp học đó, thay mặt HT làm công tác quản lí và giáo dục HS ở một lớp nhất định. Thông thường GV là người có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục HS, được HT tin tưởng giao trách nhiệm. Khi nói đến người GVCN là đề cập đến vị trí, vai trò, chức năng của người làm công tác chủ nhiệm lớp.

Khái niệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp

Đội ngũ được hiểu là tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng, nhiệm vụ hoặc nghề nghiệp, hợp thành lực lượng hoạt động trong một hệ thống (tổ chức). Như vậy, đội ngũ GVCN lớp là tập hợp các GV làm công tác chủ nhiệm lớp theo chủ đích của HT, được tổ chức và hoạt động theo nội quy, qui định cụ thể nhằm làm cho công tác giáo dục , quản lí HS của GVCN lớp có hiệu quả nhất.

Khái niệm bồi dưỡng giáo viên

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 10/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí