Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại các trường trung học phổ thông thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long - 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT‌



STT

Viết đầy đủ

Viết tắt

1

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ GDĐT

2

Cán bộ quản lí

CBQL

3

Cha mẹ học sinh

CMHS

4

Giáo viên chủ nhiệm

GVCN

5

Giáo viên bộ môn

GVBM

6

Hiệu trưởng

HT

7

Hoạt động bồi dưỡng

HĐBD

8

Học sinh

HS

9

Quản lí giáo dục

QLGD

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại các trường trung học phổ thông thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG T

rang

Bảng

2.1.

Bảng

2.2.

Bảng

2.3.

Bảng

2.4.


2.5.


sát……………………...

5



Bảng

Thực trạng nhận thức về các mục tiêu của hoạt động bồi


4

2.6.


dưỡng đội ngũ GVCN lớp.......................................................

5



Bảng

Thực trạng triển khai nội dung bồi dưỡng cho đội ngũ



2.7.


GVCN


4



lớp…………………………………………………………..

7



Bảng

Đánh giá hình thức bồi dưỡng cho đội ngũ GVCN



2.8.


lớp……….................................................................................


5




0



Bảng

Đánh giá mức độ thực hiện các phương pháp bồi dưỡng



2.9.


cho đội ngũ GVCN


5



lớp…………………………………………

2



Bảng

Đánh giá các hình thức kiểm tra sau các đợt bồi


5

2.10.


dưỡng……….

4


Bảng

Số lượng trường học và lớp học qua các 3

năm……………… 9

Số liệu thống kê về học 4

lực...................................................... 0

Số liệu thống kê về hạnh 4

kiểm................................................. 1

Số liệu thâm niên giáo viên làm công tác chủ nhiệm của

02 trường khảo 4

sát……………………………………………… 2

Kết quả độ tin cậy của 4 câu hỏi khảo 4


Bảng

2.11.


Đánh giá việc xây dựng kế hoạch, hoạt động bồi dưỡng

đội ngũ GVCN 5

lớp……………………………………………… 6

Bảng

2.12.


Bảng

2.13.


Bảng

2.14.


Bảng

2.15.


Bảng

2.16.

Đánh giá việc tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội

ngũ GVCN 5

lớp……………………………………………………. 8

Đánh giá việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội

ngũ GVCN 6

lớp……………………………………………………. 1

Đánh giá việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội

ngũ GVCN 6

lớp……………………………………………………. 4

Đánh giá các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng đội

ngũ GVCN 6

lớp……………………………………………………. 6

Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp và quản lý hoạt động bồi dưỡng

đội ngũ GVCN lớp…………………………………………. 7

0

Bảng

3.1.


Bảng

3.2.


Bảng

3.3.

Đánh giá các biện pháp về quản lý nâng cao nhận thức

của CBQL, 9

GV…………………………………………………… 4

Đánh giá các biện pháp về đổi mới việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp, đảm bảo phù hợp với

yêu cầu đổi mới của giáo dục và đặc thù của đơn 9

vị…………………… 6

Đánh giá các biện pháp về đổi mới và cải tiến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng đội

ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp………………………………… 9

7

Bảng

3.4.

Đánh giá các biện pháp về phát huy vai trò chủ động,

tích cực của giáo viên chủ nhiệm lớp trong hoạt động tự bồi 9

dưỡng…... 9

Bảng

3.5.

Đánh giá các biện pháp về xây dựng và thực hiện quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng đội ngũ

GVCN lớp……………………………………………………. 1

00

Bảng

3.6.


Bảng

3.7.

Đánh giá các biện pháp về đảm bảo các điều kiện phục

vụ tốt cho kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVCN 1

lớp………………….. 01

Bảng tổng hợp tương quan tính cần thiết, tính khả thi của

1

các biện

03

pháp……………………………………………………


MỞ ĐẦU‌


1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu‌

Trong di tích của Hồ Chí Minh, Bác đã viết “Bồi dưỡng cho thế hệ Cách Mạng đời sau là một việc hết sức quan trọng và cần thiết….”. Ngay từ đầu Bác đã thấy thế hệ trẻ là người chủ tương lai của đất nước. Họ sẽ kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của cha anh đi trước để bảo vệ và xây dựng tổ quốc ngày càng giàu mạnh hơn, đưa đất nước ngày một “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Muốn vậy thì khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em phải được trang bị đầy đủ về trình độ văn hóa - học vấn - nhân cách và đạo đức cách mạng. Để làm được điều này đòi hỏi đội ngũ GV (GV) của nhà trường phải vừa hồng vừa chuyên.

Trong giáo dục, nhân tố làm nên bộ mặt nhà trường, quyết định chất lượng giáo dục toàn diện chính là đội ngũ GV, những người được xã hội giao phó trọng trách đào tạo thế hệ trẻ, người chủ tương lai của xã hội. Điều này được thể hiện rõ trong nhiệm vụ và giải pháp thứ sáu của Nghị Quyết 29/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế: “Phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo”. Ta thấy rằng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL được xem là giải pháp đột phá, đảm bảo nguồn lực để thực hiện tốt yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Đội ngũ GV là lực lượng nòng cốt của nhà trường, là cầu nối giữa nền văn hóa nhân loại với việc tái sản xuất nền văn hóa đó ở thế hệ trẻ. Nếu GV bộ môn là người giúp HS (HS) biến tinh hoa của nền văn hóa thành tài sản riêng của chính các em thì người GVCN (GVCN) lớp là những người giúp các em HS dệt nên bức tranh tri thức cho riêng mình. Để bức tranh tri thức của các em HS luôn phù hợp với nhu cầu của xã hội hôm nay và mai sau, để uy tín của ngôi trường luôn là niềm tin vững chắc trong lòng người dân thì nhà trường phải quan tâm hàng đầu đến việc bồi dưỡng toàn diện cho GV. Bên cạnh công tác chuyên môn, công tác chủ nhiệm cũng được xem là công việc quan trọng không thể thiếu đối với người GV, điều này được ghi rõ trong Điều


lệ trường phổ thông cũng như được ghi nhận trong thực tiễn giáo dục ở trường học. GVCN lớp là lực lượng góp phần không nhỏ vào việc quyết định sự thành bại chất lượng đào tạo của nhà trường. GVCN lớp giữ một vai trò quan trọng trong giáo dục đạo đức HS, là nhịp cầu nối liền nhà trường - gia đình - xã hội, là người lắng nghe, cảm thông, chia sẻ, bênh vực, bảo vệ, quan tâm sâu sát, là chỗ dựa tinh thần của các em HS, là sự gắn kết giữa GV bộ môn - Đoàn thanh niên, Ban giám hiệu với HS. Với năng lực tổ chức điều hành, GVCN lớp sẽ vạch kế hoạch tổ chức lớp thực hiện các hoạt động trong nhà trường. Chính vì vậy, việc tổ chức các hoạt động bồi dưỡng (HĐBD) năng lực làm công tác chủ nhiệm cho đội ngũ GVCN lớp trong các nhà trường phổ thông là một việc làm hết sức có ý nghĩa, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Thực hiện các mục tiêu trên, trong thời gian qua, các trường trung học phổ thông (THPT) trong tỉnh Vĩnh Long đã đổi mới các HĐBD đội ngũ GVCN lớp đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục. Nội dung và hình thức tổ chức trong nhà trường thực hiện qua các buổi hội thảo chuyên đề.

Tuy nhiên, HĐBD cho đội ngũ GVCN lớp vẫn chưa thật sự hiệu quả, hình thức tổ chức chưa được phong phú, đa dạng và chưa được các trường THPT trên địa bàn thị xã Bình Minh, tĩnh Vĩnh Long thực sự quan tâm. Thực tế cho thấy vẫn còn nhiều GVCN lớp yếu và thiếu nghiệp vụ sư phạm trong việc quản lí và giáo dục HS. Bên cạnh đó, công tác quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp còn nhiều hạn chế, cần được nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm để tìm ra những vấn đề cần giải quyết và xác định những giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp tại các trường THPT.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến công tác chủ nhiệm, GVCN và quản lí HĐBD đội ngũ GV cho GV các bậc học khác nhau tại nhiều địa phương trên cả nước. Các nghiên cứu này cho thấy vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ và những biện pháp cần thiết và khả thi mà CBQL cần để quản lí tốt công tác chủ nhiệm hoặc bồi dưỡng năng lực cho GVBM nói chung. Tuy nhiên, nghiên cứu vấn đề quản lí về HĐBD đội ngũ GVCN lớp tại các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long chưa có tác giả nào nghiên cứu.

3


Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp tại các trường trung học phổ thông thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long”.

2. Mục đích nghiên cứu‌

Hệ thống hóa cơ sở lí luận và tìm hiểu thực trạng quản lý HĐBD đội ngũ GVCN lớp tại các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long và đề xuất biện pháp quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp tại các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu‌

3.1. Khách thể nghiên cứu‌

Quản lí đội ngũ GVCN ở trường THPT.

3.2. Đối tượng nghiên cứu‌

Quản lý HĐBD đội ngũ GVCN lớp tại các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

4. Giả thuyết khoa học‌

Quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp tại các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đã được quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số hạn chế, bất cập trong việc xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng; hoạt động tổ chức, chỉ đạo cũng như công tác kiểm tra, đánh giá sau đợt bồi dưỡng chưa phù hợp và hiệu quả hoạt động bồi dưỡng chưa rõ nét..

Trên cơ sở hệ thống lí luận về quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp tại các trường THPT và xác định thực trạng quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp tại các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, sẽ đề xuất được các biện pháp quản lí hoạt động này có tính cần thiết, khả thi.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu‌

5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý HĐBD đội ngũ GVCN lớp ở trường phổ thông;

5.1. Khảo sát thực trạng quản lý HĐBD đội ngũ GVCN lớp tại các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long;

4


5.3. Đề xuất biện pháp quản lý HĐBD đội ngũ GVCN lớp tại các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

6. Phạm vi nghiên cứu‌

6.1. Về nội dung nghiên cứu‌

Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý HĐBD đội ngũ GVCN lớp của chủ thể quản lý là HT trường THPT.

6.2. Về địa bàn khảo sát

Khảo sát tại 02 trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

6.3. Về đối tượng khảo sát‌

Dự kiến khảo sát: 07 CBQL và 123 GVCN tại 02 trường THPT Bình Minh và THPT Hoàng Thái Hiếu.

6.4. Về thời gian khảo sát‌

Khảo sát thực trạng trong năm học: 2016 - 2017 và năm học 2017– 2018.

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu‌

7.1. Phương pháp luận‌

7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc‌

Tiếp cận quan điểm hệ thống – cấu trúc vào trong đề tài HĐBD đội ngũ GVCN lớp ở trường THPT là một hệ thống với các yếu tố có liên hệ với nhau như một hệ thống gồm: Mục đích, nội dung, chủ thể, khách thể, hình thức, biện pháp và các điều kiện. Các thành tố này có mối liên hệ biện chứng với nhau.

Bên cạnh đó, quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp ở trường THPT cũng được xem như một hệ thống của các yếu tố hợp thành: mục tiêu quản lí, nội dung quản lí, chủ thể và khách thể quản lí, hình thức quản lí, biện pháp quản lí và các điều kiện quản lí.

Ngoài ra quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp ở trường THPT có liên quan với các mặt quản lí khác trong trường THPT.

7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic

Tiếp cận quan điểm lịch sử trong nghiên cứu đề tài này là xem xét và phân tích HĐBD và quản lí HĐBD cho đội ngũ GVCN lớp tại các trường THPT trong bối cảnh và quan điểm hiện tại của Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/08/2023