Quản Lí Các Điều Kiện Cơ Sở Vật Chất, Trang Thiết Bị Đảm Bảo Cho Hoạt Động Bồi Dưỡng

âm nhạc TH là nội dung quan trọng, gi p BGH có cơ sở khoa học kiểm chứng sự đ ng đắn của mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH; nắm được chất lượng đội ngũ GV âm nhạc TH, cách thức quản lí phát huy vai trò chuyên môn của GV âm nhạc TH; nắm được kết quả sự tiến bộ về chuyên môn của GV; thấy rõ sự phối hợp của các chủ thể, các lực lượng trong thực hiện kế hoạch, chương trình hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH, đồng thời kịp thời điều chỉnh, bổ sung và có những quyết định quản lí cần thiết. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH được tiến hành theo nhiều phương pháp, hình thức như: tiến hành kiểm tra, đánh giá định kỳ; kiểm tra, đánh giá thường xuyên hoặc đột xuất; kiểm tra, đánh giá trực tiếp, hoặc gián tiếp.

Nội dung đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH như: kiểm tra chuyên đề; kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn; kiểm tra, đánh giá kết quả của từng nội dung hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH theo kế hoạch đã định; kiểm tra, đánh giá sự phối hợp của các bộ phận được phân công nhiệm vụ. Kiểm tra, đánh giá quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH phải tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc kiểm tra đánh giá, đảm bảo tính khách quan, trung thực và toàn diện. Đặc biệt, quá trình kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH phải bám sát các tiêu chí chuyên môn của chuẩn nghề nghiệp, đó chính là mục đích đồng thời là cơ sở để kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của mỗi GV, kết quả của quá trình quản lí, chất lượng các lực lượng, các bộ phận trong quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH.

1.4.5. Quản lí các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng

- Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học của trung tâm được xem như là phương tiện lao động sư phạm trong một nhà trường. Nó bao gồm: lớp học, các thiết bị dạy học và các thiết bị phục vụ cho các hoạt động sư phạm khác của trường. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường là một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành quá trình dạy học, bồi dưỡng.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phải phù hợp với mục tiêu bồi dưỡng, phù hợp với nội dung, phương pháp bồi dưỡng. Do vậy cùng với việc đổi mới nội dung, phương pháp bồi dưỡng thì cũng cần bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn. Do đó, nhà trường cần:

- Chuẩn bị trụ sở nơi bồi dưỡng (phòng học, phòng hoặc bãi tập, máy móc và thiết bị dạy học, điện nước, tổ chức nơi ở, chỗ ăn, phương tiện giao thông,...).

- Chuẩn bị nguồn kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng (tiền soạn thảo chương trình, giáo trình, tiền phụ cấp giảng cho giảng viên, tiền văn phòng phẩm, tiền thuê các thiết bị, ...) và các khoản chi phí khác để phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực

1.5.1. Những yếu tố thuộc về chủ thể quản lí

Tập trung vào chủ thể quản lí trực tiếp là hiệu trưởng trường tiểu học, những yếu tố gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

- Nhận thức về quản lí giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực:

Mọi thay đổi phải chắc chắn là được bắt đầu từ nhận thức của hiệu trưởng. Nhận thức đ ng về đội ngũ giáo viên âm nhạc TH, lập kế hoạch, chiến lược,tổ chức triển khai bằng các biện pháp thích hợp sẽ giúp hiệu trưởng đạt kết quả tốt trong quản lí nhà trường.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc tiểu học quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực - 6

- Kinh nghiệm quản lí: Được hình thành qua thực tiễn công tác của bản thân hiệu trưởng nhưng đồng thời việc học tập kinh nghiệm từ các đơn vị bạn, qua tài liệu, các phương tiện thông tin sẽ giúp hiệu trưởng làm việc đ ng, hạn chế những sai sót, khiếm khuyết. Hiệu trưởng phải tìm tòi, nghiên cứu, đọc, học, tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ.

- Kỹ năng quản lí giáo viên: Hiệu trưởng phải xác định được mục tiêu nhà trường mình đang quản lí. Từ đó, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, đo lường và kiểm tra những tiến bộ. Công việc này phải được làm cẩn trọng, khoa học, dân chủ và kiên trì đồng thời hiệu trưởng cần linh hoạt nếu tình hình có thay đổi.

- Phong cách lãnh đạo: Sử dụng đ ng phong cách lãnh đạo, phù hợp với đặc điểm, trình độ phát triển của nhà trường.

Vai trò của hiệu trưởng rất quan trọng tới công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên. Hiệu trưởng phải thường xuyên lắng nghe để động viên tinh thần công tác của giáo viên, dựa trên sự nhận thức và kỹ năng quản lý để kịp thời chỉ đạo kế hoạch bồi dưỡng trong mỗi nhà trường; sát sao với việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đ ng trọng tâm, phù hợp thực tiễn của nhà trường.

1.5.2. Những yếu tố thuộc về đối tượng được quản lí

Trong quản lí đội ngũ giáo viên âm nhạc trường tiểu học, người hiệu trưởng cần ch ý đến một số vấn đề sau:

- Nhận thức của giáo viên âm nhạc về nhiệm vụ phát triển năng lực nghề nghiệp, yêu cầu đổi mới, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành GD&ĐT;

- Động cơ nghề nghiệp;

- Năng lực nghề nghiệp;

- Kinh nghiệm dạy học và giáo dục.

Đối tượng được quản lý – đội ngũ giáo viên phải có ý thức phát triển các phẩm chất, kỹ năng nghề nghiệp. Tự đưa ra nhu cầu được bồi dưỡng trên cớ sở các kiến thức, kỹ năng chuyên môn đã được đào tạo, kết hợp với việc áp dụng trên thực tiễn công việc, nhiệm vụ được giao. Khi bản thân đội ngũ giáo viên đã có ý thức về hoạt động bồi dưỡng thì các kế hoạch bồi dưỡng mới thực sự được hiệu quả.

1.5.3. Những yếu tố thuộc về môi trường quản lí

- Nhóm chế độ chính sách:

Các chính sách của Đảng, Nhà nước, Ngành và của nhà trường có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lí đội ngũ của hiệu trưởng trường tiểu học. Các chính sách bao gồm: Nghị quyết VIII BCH TW khóa XI, Chính phủ có chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020, một số chính sách thể hiện sự quan tâm đến giáo dục, đến đời sống của giáo viên. Ngành đang có những chính sách quyết tâm

thực hiện đổi mới GD&ĐT. Đây là những cơ hội, tác động mạnh mẽ, tạo đà cho mỗi nhà trường phát triển.

- Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội:

Hiệu trưởng các trường tiểu học cần đánh giá được những tác động của xã hội như truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thống hiếu học, coi học tập là con đường để lập thân, lập nghiệp… đến sự nghiệp GD&ĐT nói chung và bậc tiểu học nói riêng. Kinh tế hiện nay tuy đã có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa thoát ra khỏi khó khăn trong một vài năm tới, điều này đã gây những khó khăn nhất định cho ngành GD&ĐT.

- Một môi trường làm việc của nhà trường tiểu học:

Hiệu trưởng cần tạo những điều kiện làm việc cho giáo viên âm nhạc TH thật thuận lợi bao gồm môi trường vật chất, hệ thống tài liệu tham khảo cũng như quan tâm xây dựng trường lớp xanh-sạch-đẹp để người giáo viên âm nhạc TH thấy nhẹ nhàng, vui và luôn tự hào về ngôi trường nơi mình công tác. Ngoài ra, văn hóa nhà trường như giá trị cốt lõi về kỷ cương, tình thương, trách nhiệm, dân chủ, minh bạch cũng cần được quan tâm xây dựng. Bên cạnh đó, những biện pháp như khen thưởng, động viên, chia sẻ, cảm thông là những công việc hàng ngày mà hiệu trưởng cần làm để tạo bầu không khí làm việc luôn tích cực, nhưng lại không căng thẳng, đội ngũ giáo viên tin tưởng, gắn bó.

Tiểu kết chương 1


Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu lí luận về quản lí bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH, đề tài đã hệ thống một số vấn đề lí luận sau:

1. Trong đào tạo âm nhạc, người GVÂN có vai trò quan trọng và có tính quyết định cho việc hình thành và phát triển năng lực cho HS tiểu học. Vì vây, bồi dưỡng NLDH cho GVÂN được đánh giá là hết sức cần thiết. Bồi dưỡng NLDH là hình thức đào tạo tiếp tục của cán bộ QLGD nhằm bổ sung kiến thức, kỹ năng, nâng cao năng lực nghiệp vụ và tình cảm nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp đào tạo âm nhạc TH theo hướng phát triển năng lực.

2. Việc quản lí bồi dưỡng NLDH cho GVÂN chính là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của cán bộ QLGD nhằm bổ sung kiến thức, kỹ năng, nâng cao năng lực nghiệp vụ, tình cảm nghề nghiệp để phát triển một cách toàn diện và tiếp cận được với xu thế của xã hội cũng như đạt được mục tiêu đặt ra với hiệu quả cao nhất cho GV âm nhạc TH.

3. Chương 1 đã hệ thống hóa một số khái niệm liên quan đến đề tài đó là khái niệm quản lí, quản lí giáo dục, quản lí hoạt động bồi dưỡng, khái niệm bồi dưỡng cho giáo viên âm nhạc TH, xác định nội hàm của quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH, mục tiêu, kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên âm nhạc TH, làm sáng tỏ những yêu cầu, nội dung đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục TH nói riêng... Từ đó phân tích và chỉ rõ những yêu cầu về quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực.

4. Để có được hiệu quả cao trong công tác quản lí bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH thì cần tìm hiểu các yếu tố tác động, làm ảnh hưởng đến việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc phải được hết sức quan tâm. Bởi các yếu tố đã tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lí cũng như bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH.

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN ÂM NHẠC TIỂU HỌC QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC


2.1. Khái quát chung về quận Long Biên, thành phố Hà Nội

2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế, chính trị, xã hội

Long Biên là một quận nằm ở phía Đông thành phố Hà Nội. Đây là quận duy nhất nằm ở tả ngạn sông Hồng, đồng thời là quận có diện tích lớn nhất của thủ đô Hà Nội. Quận Long Biên được thành lập theo Nghị định số 132/2003/NĐ- CP ngày 6 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ, trên cơ sở tách 10 xã: Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thụy, Việt Hưng, Hội Xá, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối và 3 thị trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng thuộc quậnGia Lâm. Đồng thời, thành lập các phường thuộc quận Long Biên như sau:

- Thành lập phường Gia Thụy trên cơ sở 77,68 ha diện tích tự nhiên và 7.207 nhân khẩu của thị trấn Gia Lâm, 42,64 ha diện tích tự nhiên và 2.514 nhân khẩu của xã Gia Thụy. hường Gia Thụy có 120,32 ha diện tích tự nhiên và 9.721 nhân khẩu.

- Thành lập phường Ngọc Lâm trên cơ sở 83,04 ha diện tích tự nhiên và 19.604 nhân khẩu của thị trấn Gia Lâm và 30 ha diện tích tự nhiên của xã Bồ Đề.

hường Ngọc Lâm có 113,04 ha diện tích tự nhiên và 19.604 nhân khẩu.

- Thành lập phường Bồ Đề trên cơ sở 379,92 ha diện tích tự nhiên và 9.888 nhân khẩu của xã Bồ Đề và 6.271 nhân khẩu của thị trấn Gia Lâm. hường Bồ Đề có 379,92 ha diện tích tự nhiên và 16.159 nhân khẩu.

Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Sở GD&ĐT Hà Nội, Quận ủy - Hội đồng nhân dân - UBND quận Long Biên, sự phối kết hợp, sự ủng hộ gi p đỡ của các hòng, Ban, Ngành đoàn thể trong quận, ngành GD&ĐT quận Long Biên ngày càng phát triển. Ngành GD&ĐT quận Long Biên luôn cố gắng phát huy những thành tựu, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học đề ra, từng bước nâng cao về chất lượng và hiệu quả giáo dục.

2.1.2. Khái quát về hệ thống giáo dục tiểu học

2.1.2.1. Quy mô trường lớp và học sinh tiểu học

- Tổng số trường Tiểu học: 29 (trong đó có 02 trường ngoài công lập) tăng 02 trường so với năm học 2017 - 2018

- Tổng số lớp: 764, trong đó ngoài công lập 86 lớp

- Tổng số học sinh: 32 102, trong đó ngoài công lập 1227 HS

2.1.2.2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, CNV

- Tổng số CB, GV, NV: 1 288 người, (trong đó: CBQL: 72; GV cơ bản: 780; GV chuyên biệt: 232; NV: 204).

- Trình độ đào tạo:

+ Đạt chuẩn: CBQL, GV, NV đạt chuẩn 100%

+ Trên chuẩn: Cán bộ quản lí 100%; Giáo viên cơ bản 96.5%; Nhân viên 65.2%

- Tỷ lệ GV biên chế/lớp trung bình: 1,35

- Cơ cấu giáo viên đảm bảo đủ các môn, các khối.

2.1.2.3. Chất lượng giáo dục toàn diện

Các trường thực hiện nghiêm t c chương trình giáo dục phổ thông; cách đánh, xếp loại học sinh theo Thông tư 22/2016/BGD&ĐT sửa đổi bổ sung Thông tư 30/2014. Đảm bảo đ ng quy định giảm tải nội dung giảng dạy một số môn học theo chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Kết quả đánh giá về phẩm chất: 99,97% đạt, chưa đạt 0.03%; đánh giá về năng lực: 99,45% đạt, chưa đạt 0,55%. Tỷ lệ học sinh được đánh giá “Hoàn thành môn học” đạt 96% trở lên (thành phố 99,6%).

2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng

2.2.1. ục đ ch nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH nhằm mục đích xây dựng cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho GV âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực..

2.2.2. Nội dung khảo sát

Đề tài tập trung nghiên cứu, điều tra khảo sát các vấn đề sau đây:

- Điều tra, khảo sát về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực.

- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và yếu tố ảnh hưởng của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV âm nhạc đối với hoạt động dạy học tại các trường tiểu học quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực.

2.2.3. Phương pháp khảo sát

* Chủ yếu sử dụng các phương pháp điều tra (trong đó dùng phiếu điều tra là cơ bản). Đề tài đã sử dụng các mẫu phiếu sau (Xem phụ lục):

Mẫu 1: Điều tra về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn ở trường tiểu học quận Long Biên, thành phố Hà Nội với nội dung cơ bản sau:

- Việc xác định mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn của GV âm nhạc ở trường tiểu học.

- Thực trạng quản lý nội dung, hình thức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV âm nhạc trường tiểu học.

- Quản lí phương pháp bồi dưỡng, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng.

- Quản lí các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng.

Mẫu 2: Trưng cầu ý kiến dành cho cán bộ quản lí hòng GD&ĐT, giáo viên về tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn ở trường tiểu học quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

Ngoài ra, tác giả luận văn còn sử dụng các phương pháp như: hương pháp phỏng vấn, trò chuyện với cán bộ quản lí hòng GD&ĐT, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; phương pháp quan sát thực tiễn; phương pháp tổng kết, đ c r t kinh nghiệm bồi dưỡng chuyên môn.

Tác giả cũng sử dụng các công thức toán thống kê, xử lý số liệu sau khi thu được kết quả khảo sát và r t ra nhận xét khoa học cho luận văn.

2.2.4. Phạm vi và đối tượng khảo sát

Tổng số 12 cán bộ quản lý, chuyên viên hòng GD&ĐT và 38 giáo viên trực tiếp giảng dạy môn âm nhạc thuộc quân Long Biên, thành phố Hà Nội. Cụ thể:

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 05/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí