Kết Quả Khảo Nghiệm Tính Khả Thi Của Các Giải Pháp

181


Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp



Các giải pháp

Mức độ ( n=470)

Điểm trung bình

Xếp Thứ bậc

Không khả thi

Ít Khả thi

Bình thường

Khả thi

Rất Khả thi

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

GP1:Tổ chức phát triển nội dung giáo dục y đức

cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT.

10

2,13

16

3,40

72

15,32

119

25,32

253

53,83

4,25

2

GP2: Quản lý xây dựng và triển khai Bộ tiêu chí chất lượng giáo dục y đức cho SV ngành điều

dưỡng trong các trường CĐYT


10


2,13


5


1,06


55


11,70


102


21,70


298


63,40


4,43


1

GP3: Phát triển đội ngũ giảng viên tham gia giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các

trường CĐYT


62


13,19


10


2,13


75


15,96


267


56,81


56


11,91


3,52


5

GP4: Tổ chức đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các

trường CĐYT.


25


5,32


4


0,85


36


7,66


296


62,98


109


23,19


3,98


3

GP5: Chỉ đạo xây dựng cơ chế phối hợp với cơ sở y tế trong giáo dục y đức thông qua thực tập lâm sàng cho SV ngành điều dưỡng trong các trường

CĐYT.


43


9,15


14


2,98


56


11,91


328


69,79


29


6,17


3,61


4

GP6: Quản lý huy động các nguồn lực đảm bảo cho giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các

trường CĐYT.


55


11,70


11


2,34


103


21,91


271


57,66


30


6,38


3,45


6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.


3.4 .6.3. Kết quả về mức độ tương quan về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp

Biểu đồ 3 1 Kết quả về mức độ tương quan về tính cấp thiết và tính 1

Biểu đồ 3.1. Kết quả về mức độ tương quan về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp

Với kết quả khảo nghiệm trong biểu đồ 3.1, chúng ta có được hệ số tương quan thứ bậc Spearman giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp, áp dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman:

N: Số giải pháp

D: Hiệu số tính cấp thiết và tính khả thi


Với kết quả r 0 81 cho phép chúng ta kết luận tương quan giữa tính cấp 2

Với kết quả r = 0,81, cho phép chúng ta kết luận tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải quản lý giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng


trường CĐYT là thuận và chặt chẽ. Có nghĩa là các giải pháp mà luận án đề xuất được đánh giá có tính cấp thiết và tính khả thi.

Như vậy, kết quả khảo nghiệm cho thấy các giải pháp được đề xuất đều nhận được sự đồng thuận về tính cấp thiết và tính khả thi tương đối cao. Với kết quả trên chúng ta có thể kết luận các giải pháp của luận án đề xuất nếu được áp dụng vào thực tiễn sẽ nâng cao chất lượng quản lý giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT.

3.5. Thử nghiệm giải pháp đề xuất

3.5.1. Mục đích thử nghiệm

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng quản lý giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT, luận án đã đề xuất 6 giải pháp, qua khảo nghiệm các giải pháp đã được đề xuất có tính cấp thiết và khả thi cao, có cơ sở căn cứ khoa học và thực tiễn, trong đó giải pháp “Tổ chức phát triển nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT” được đánh giá cao. Để khẳng định tính khoa học, thực tiễn của giải pháp đó, luận án tiến hành thử nghiệm giải pháp “Tổ chức phát triển nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT”.

- Tổ chức phát triển nội dung giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo NNL điều dưỡng, từ đó giúp cho SV sau sau tốt nghiệp đáp ứng với chuẩn đầu ra của SV ngành điều dưỡng. Đáp ứng yêu cầu về sử dụng nhân lực ĐDV trong nước và trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.

- Làm cơ sở chuẩn hóa chương trình đào tạo ĐDV đáp ứng với chuẩn năng lực điều dưỡng và chuẩn đạo đức nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu xã hội, để từ đó đề xuất các năng lực cần phải có và mức độ phải đạt được về kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức của ĐDV.

3.5.2. Phương pháp thử nghiệm

Luận án sử dụng phương pháp tác động, thực hiện tổ chức phát triển nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng. Sau đó, luận án so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp bằng việc tuân theo quy trình thử thích hợp và tổng hợp các ý kiến của các cấp quản lý để đánh giá kết quả.


3.5.3. Giả thuyết thử nghiệm

Nếu áp dụng giải pháp “Tổ chức phát triển nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT”một cách đồng bộ và toàn diện, cụ thể: Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nội dung giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong chương trình đào tạo điều dưỡng viên một cách khoa học tổ chức; Triển khai xây dựng nội dung giáo dục y đức dựa trên chuẩn năng lực cơ bản của ĐDV và chuẩn đạo đức nghề điều dưỡng; Xác định nguồn lực về nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất cho phát triển nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng đạt hiệu quả thì sẽ góp phần nâng cao chất đào tạo NNL điều dưỡng trong các trường CĐYT hiện nay.

3.5.4. Nội dung và tiêu chí đánh giá thử nghiệm

- Nội dung thử nghiệm: Tiến hành thử nghiệm để đánh giá mức độ phù hợp của giải pháp:“Tổ chức phát triển nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT”.

- Đối tượng thử nghiệm: Đối tượng mà chúng tôi chọn tham gia thử nghiệm gồm có: CBQL,GV và cơ sở thực tập của trường CĐYT Hà Đông: 72 người

- Địa bàn thử nghiệm: Giải pháp thử nghiệm được tiến tại trường CĐYT Hà Đông và cơ sở thực tập lâm sàng của trường.

- Thời gian thử nghiệm: Giải pháp thử nghiệm được triển khai từ tháng 8/2019 đến tháng 8/2020.

- Tiêu chí đánh giá thử nghiệm: Để tổ chức phát triển nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong trường CĐYT, Luận án đưa ra các tiêu chí đánh giá như sau:

Bảng 3.4. Tiêu chí đánh giá mức độ phù hợp trong tổ chức phát triển nội dung giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong trường cao đẳng y tế

TT

Tiêu chí

1

Xác định mục tiêu phát triển nội dung giáo dục y đức cho SV điều dưỡng

trong chương trình đào tạo ĐDV

2

Xác định mức độ đáp ứng của nội dung giáo dục y đức cho sinh viên ngành

điều dưỡng cần phát triển

3

Xây dựng kế hoạch phát triển nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều

dưỡng trong chương trình đào tạo ĐDV

4

Thành lập Ban soạn thảo phát triển nội dung giáo dục y đức cho SV ngành

điều dưỡng trong chương trình đào tạo ĐDV


TT

Tiêu chí

5

Tổ chức triển khai xây dựng nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều

dưỡng trong chương trình đào tạo ĐDV

6

Xin ý kiến các chuyên gia góp ý về hoàn thiện nội dung giáo dục y đức cho

SV ngành điều dưỡng trong chương trình đào tạo ĐDV

7

Tổ chức thẩm định nội dung giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng

mới được xây dựng


8

Tổ chức các nguồn lực về nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất để phục vụ phát triển nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong chương

trình đào tạo ĐDV


3.5.5. Cách tiến hành thử nghiệm

Quy trình thử nghiệm về mức độ đáp ứng và hiệu quả của tổ chức phát triển nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT. Trong quy trình xác định các bước, nhiệm vụ và chủ thể thực hiện tổ chức phát triển nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong chương trình đào tạo ĐDV và áp dụng quy trình trong thực tế đối với trường CĐYT Hà Đông.

Đồng thời, triển khai tổ chức xin ý kiến chuyên gia, các cấp quản lý và giảng viên thông qua phiếu hỏi và phỏng vấn. Luận án tổng hợp, phân tích số ý kiến đánh giá cán bộ quản lý, giảng viên và cơ sở y tế. So sánh trước và sau khi thử nghiệm để đưa ra nhận xét đánh giá. (xem Phụ lục số 3).

Luận án tiến hành triển khai quy trình thử nghiệm tại trường CĐYT Hà Đông, bao gồm các bước sau:

Bước 1: Khảo sát, đánh giá thực trạng, xác định mục tiêu và mức độ đáp ứng của tổ chức phát triển nội dung giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong trường CĐYT.

Bước 2: Căn cứ vào chuẩn năng lực của điều dưỡng viên và chuẩn đạo đức nghề điều dưỡng, là cơ sở đề xuất nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT.

Bước 3: Xây dựng kế hoạch tổ chức phát triển nội dung giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng, theo đúng mục tiêu, yêu cầu về đào tạo ĐDV.

Bước 4: Thành lập Ban soạn thảo phát triển nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong chương trình đào tạo ĐDV.

Bước 5: Ban hành kế hoạch tổ chức phát triển nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng, trong đó nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, tiến độ thực


hiện và phân công nhân sự tổ chức thực hiện phát triển nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng.

Bước 6: Tổ chức tập huấn, hướng dẫn CBQL&GV phát triển nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng dựa trên chuẩn năng lực cơ bản của ĐDV và chuẩn đạo đức nghề điều dưỡng theo đúng mục tiêu đề ra.

Bước 7: Tổ chức triển khai xây dựng nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong trường CĐYT. Trong đó, tổ chức thiết kế nội dung giáo dục y đức trong chương trình đào tạo ĐDV và tổ chức soạn thảo nội dung chi tiết nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong trường CĐYT.

Bước 8: Thành lập Hội đồng thẩm định và mời các chuyên gia ở các CSYT tham gia thẩm định nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong trường CĐYT.

Bước 9: Trình lãnh đạo nhà trường ký quyết định ban hành và gửi đến các Bộ môn và đơn vị liên quan để tổ chức thực hiện.

Bước 10: So sánh, đối chiếu kết quả đánh giá trước và sau khi áp dụng quy trình thử nghiệm về tổ chức phát triển nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong trường CĐYT.

3.5.6. Kết quả thử nghiệm

- Khảo sát trước khi thử nghiệm tổ chức tổ chức phát triển nội dung y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng.

Trước khi tiến hành xây dựng kế hoạch, tập huấn, hướng dẫn và triển khai kế hoạch về tổ chức phát triển nội dung y đức cho SV ngành điều dưỡng trong chương trình đào tạo ĐDV, nghiên cứu sinh tiến hành khảo sát, xin ý kiến đánh giá của CBQL&GV.

Kết quả được thể hiện ở bảng 3.5 cho thấy, các tiêu chí đánh giá ở mức Rất phù hợp, Phù hợp đều ở mức thấp, cụ thể: Các tiêu chí được đánh giá cao như: Tổ chức các nguồn lực về nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất để phục vụ phát triển nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong chương trình đào tạo ĐDV được đánh giá ở mức rất phù hợp chiếm 12,50%, phù hợp chiếm 58,33 % và Ít phù hợp chiếm 29,17%; Thành lập Ban soạn thảo phát triển nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong chương trình đào tạo ĐDV được đánh giá ở mức rất


phù hợp chiếm 9,72%, phù hợp chiếm 58,33 % và Ít phù hợp chiếm 31,95%; Xây dựng kế hoạch phát triển nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong chương trình đào tạo ĐDV được đánh giá ở mức rất phù hợp chiếm 8,33%, phù hợp chiếm 58,33%, Ít phù hợp chiếm 33,34%; Xin ý kiến các chuyên gia góp ý về hoàn thiện nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong chương trình đào tạo ĐDV được đánh giá ở mức rất phù hợp chiếm 9,72%, phù hợp chiếm 52,78%, ít phù hợp chiếm 37,50%; Tổ chức thẩm định nội dung giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng mới được xây dựng được đánh giá ở mức rất phù hợp chiếm 4,17%, phù hợp chiếm 56,94% , ít phù hợp chiếm 38,89%. Điều này cho thấy, các nguồn lực về tài chính, nhân lực và cơ sở vật chất đã được nhà trường chuẩn bị đầy đủ, đáp ứng yêu cầu để triển khai tổ chức phát triển nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng.

Bên cạnh đó, một số tiêu chí có mức đánh giá thấp như: Tổ chức triển khai xây dựng nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong chương trình đào tạo ĐDV được đánh giá ở mức độ rất phù hợp chiếm 5,56%, phù hợp chiếm 31,94%, ít phù hợp chiếm 62,50%; Xác định mức độ đáp ứng của nội dung giáo dục y đức SV ngành điều dưỡng cần phát triển được đánh giá ở mức độ rất phù hợp chiếm 6,94%, phù hợp chiếm 36,11%, ít phù hợp chiếm 56,95%; Xác định mục tiêu phát triển nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong chương trình đào tạo ĐDV được đánh giá ở mức độ rất phù hợp là 9,72%, phù hợp là 36,11% và ít phù hợp là 54,17%; Kết quả này cho thấy, việc quản lý hoạt động phát triển nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong trường CĐYT thực hiện chưa hiệu quả.

Với kết quả trên khảo sát trên, đặt ra cho nhà trường cần tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho ĐNGV để triển khai tổ chức phát triển nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ĐDV trong trường CĐYT đáp ứng NNL điều dưỡng cho nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.


Bảng 3.5. Kết quả khảo sát trước khi tổ chức phát triển nội dung y đức cho SV ngành điều dưỡng trong chương trình đào tạo ĐDV


Tiêu chí đánh giá

Mức độ

Rất

phù hợp

Phù hợp

Ít

phù hợp

SL

%

SL

%

SL

%

1.Xác định mục tiêu phát triển nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong chương

trình đào tạo ĐDV


7


9,72


26


36,11


39


54,17

2.Xác định mức độ đáp ứng của nội dung giáo

dục y đức SV ngành điều dưỡng cần phát triển

5

6,94

26

36,11

41

56,95

3. Xây dựng kế hoạch phát triển nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong

chương trình đào tạo ĐDV


6


8,33


42


58,33


24


33,34

4.Thành lập Ban soạn thảo phát triển nội dung

giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong chương trình đào tạo ĐDV


7


9,72


42


58,33


23


31,95

5.Tổ chức triển khai xây dựng nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong chương

trình đào tạo ĐDV


4


5,56


23


31,94


45


62,50

6. Xin ý kiến các chuyên gia góp ý về hoàn thiện nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều

dưỡng trong chương trình đào tạo ĐDV


7


9,72


38


52,78


27


37,50

7.Tổ chức thẩm định nội dung giáo dục y đức

cho sinh viên ngành điều dưỡng mới được xây dựng


3


4,17


41


56,94


28


38,89

8. Tổ chức các nguồn lực về nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất để phục vụ phát triển nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong

chương trình đào tạo ĐDV


9


12,50


42


58,33


21


29,17

Trung bình


8,33


48,61


43,06


- Khảo sát sau khi thử nghiệm tổ chức tổ chức phát triển nội dung y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng.

Kết quả thu được sau khi thử nghiệm tổ chức phát triển nội dung y đức cho SV ngành điều dưỡng trong chương trình đào tạo ĐDV, cho thấy đã có sự thay đổi rõ dệt theo hướng phát triển. Qua bảng khảo sát ý kiến thử nghiệm về tổ chức phát

Xem tất cả 264 trang.

Ngày đăng: 11/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí