Mối Quan Hệ Giữa Các Giải Pháp Quản Lý Giáo Dục Y Đức Cho Sinh Viên Ngành Điều Dưỡng Trường Cao Đẳng Y Tế

173


+ Tăng cường huy động các nguồn lực xã hội hóa từ các đơn vị sử dụng lao động, các cơ sở y tế và hệ thống các tập đoàn, doanh nghiệp đặt hàng đào tạo NNL điều dưỡng, thông qua liên kết xây dựng chương trình đào tạo nâng cao chất lượng NNL điều dưỡng, các doanh nghiệp trong lĩnh vực cung ứng NNL điều dưỡng, các tổ chức nước ngoài tiếp nhận NNL điều dưỡng để phát triển các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục y tế nhằm nâng cao chất lượng môi trường giáo dục y đức cho SV trong các trường CĐYT.

+ Phát triển các nguồn lực về con người, tài chính và cơ sở vật chất, để đảm bảo các điều kiện đào tạo NNL điều dưỡng theo đặt hàng của doanh nghiệp và giảm thiểu chi phí đào tạo từ phía nhà trường đầu tư, để đảm bảo yếu tố tự chủ trong giai đoạn mới của các trường CĐYT hiện nay.

- Nội dung thực hiện giải pháp:

+ Các trường CĐYT cần xây dựng chiến lược phát triển và lộ trình xây dựng phát triển ngành điều dưỡng thành nghề trọng điểm quốc gia, khu vực và quốc tế, để từ đó xây dựng các giải pháp về xúc tiến đầu tư, kêu gọi đầu từ các tập đoàn, doanh nghiệp đặt hàng đào tạo NNL điều dưỡng.

+ Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo các phòng chức năng phối hợp với các doanh nghiệp, CSYT … chương trình hợp tác trong xây dựng chương trình đào tạo NNL diều dưỡng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

+ Các trường tổ chức hợp tác, liên doanh thông qua hợp đồng liên kết, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, mô hình học tập…

+ Hợp tác với các CSYT, doanh nghiệp trong việc sử dụng các chuyên gia của doanh nghiệp, CSYT tham gia hướng dẫn cho SV trong việc giáo dục y đức thông qua thực hành giáo dục y đức, giúp SV tiếp cận với thị trường việc làm thông qua các CSYT, doanh nghiệp.

- Cách thức thực hiện giải pháp:

+ Trên cơ sở chiến lược, mục tiêu đào tạo NNL điều dưỡng và các năng lực, phẩm chất đạo đức người điều dưỡng. Lãnh đạo nhà trường cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá các ngành nghề đào tạo của trường, nhằm thu hút sự quan tâm đầu tư của các cơ sở y tế, các tập đoàn cung ứng nhân lực điều dưỡng, các tổ chức nước ngoài trong lĩnh vực đào tạo NNL điều dưỡng.

174


+ Thành lập Ban hoặc giao nhiệm vụ cho phòng chức năng tiếp nhận và triển khai các hoạt động về hợp tác đầu tư của các cơ sở y tế, các tổ chức nước ngoài và các tập đoàn, doanh nghiệp cung ứng nhân lực điều dưỡng.

+ Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo Ban hoặc phân công phòng chức năng tiến hành soạn thảo hợp đồng liên doanh, liên kết, đảm bảo quyền lợi của các bên và theo các văn bản quy định và tổ chức triển khai theo nội dung được thống nhất giữa các bên.

- Điều kiện thực hiện biện pháp:


+ Lãnh đạo nhà trường cần tạo mối quan hệ liên thông và gắn kết giữa nhà trường với các doanh nghiệp, các cơ sở y tế, tổ chức dự báo nhân lực điều dưỡng, đánh giá chất lượng đào tạo NNL điều dưỡng để nhà trường thiết lập kênh hướng nghiệp cho SV, đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở y tế trong việc đào tạo, giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu thị trường NNL điều dưỡng.

+ Các trường tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở y tế, các doanh nghiệp

trong nước và các tổ chức nước ngoài trong quá trình triển khai thực hiện như: Quá trình chuyên giao công nghệ, trao đổi kinh nghiệm, các yếu tố pháp lý, … nhằm nâng cao chất lượng đào tạo NNL điều dưỡng của trường.

3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trường cao đẳng y tế

Luận án đã đề xuất sáu giải pháp, mỗi giải pháp có vị trí, vai trò và tính độc lập tương đối về nội dung, cách thức thực hiện khác nhau. Mỗi giải pháp có ưu thế tác động đến đối tượng giáo dục khác nhau. Các giải pháp trong Luận án đều có mối quan hệ chặt chẽ tác động lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Trước hết, cần nâng cao nhận thức của CBQL, GV và SV về mục đích, yêu cầu và sự cần thiết của giáo dục y đức cho SV. Từ đó, xác định chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo NNL điều dưỡng. Trên cơ sở đó, lãnh đạo nhà trường chỉ đạo tổ chức phát triển nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT; Quản lý xây dựng và triển khai Bộ tiêu chí chất lượng giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT; Tổ chức phát triển đội ngũ giảng viên tham gia giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT; Tổ chức đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT; Chỉ đạo xây dựng cơ chế phối hợp với cơ sở y tế trong giáo dục y


đức thông qua TTLS cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT; Quản lý huy động các nguồn lực đảm bảo cho giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT.

Khi tổ chức, triển khai thực hiện các giải pháp về quản lý giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT cần phải tiến hành thực hiện đồng bộ các giải pháp, không xem nhẹ giải pháp nào. Đồng thời, căn cứ vào đặc thù, nguồn lực, các yếu tố tác động và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo NNL điều dưỡng của các trường CĐYT để tổ chức, triển khai thực hiện các giải pháp, mang lại hiệu quả tốt nhất trong QLGD y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT.

Mối quan hệ giữa các giải pháp:


GP1

GP5

GP2

GP6

GP3

GP4


Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các giải pháp QLGD y đức cho SV ngành điều dưỡng

Các giải pháp đề xuất có mối quan hệ qua lại biện chứng với nhau, muốn nâng cao hiệu quả của công tác quản lý giáo dục y đức và nâng cao chất lượng đào tạo NNL điều dưỡng trong các trường CĐYT, thì phải thực hiện đồng bộ các giải pháp với cách thức thực hiện và đề xuất cụ thể. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng trường có thể xác định giai đoạn cần tập trung thực hiện vào một hoặc một vài giải pháp một cách quyết liệt và hiệu quả.


3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các giải pháp

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Khảo nghiệm nhằm đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã được Luận án đề xuất cho phù hợp với thực tiễn QLGD y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT. (Xem phụ lục 2)

3.4.2. Đối tượng và phạm vi khảo nghiệm

- Đối tượng khảo nghiệm: Ban giám hiệu, Trưởng và phó trưởng khoa hoặc bộ môn, phòng ban liên quan, Giảng viên và các cở sở thực tập. Số lượng tham gia khảo nghiệm: 470 người.

- Phạm vi khảo nghiệm: Gồm 7 trường: Trường CĐYT Hà Nội, Trường CĐYT Hà Đông, Trường CĐYT Hà Tĩnh, Trường CĐYT Phú Thọ, Trường CĐYT Sơn La, Trường CĐYT Huế và Trường CĐYT Cần Thơ.

3.4.3. Nội dung và phương pháp khảo nghiệm

Lập phiếu khảo sát theo các nội dung giải pháp Luận án đề xuất để lấy ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất trong Luận án, các ý kiến đánh giá theo các mức độ như sau:

- Mức độ để đánh giá tính cấp thiết gồm: Rất cấp thiết; Cấp thiết; Bình thường; Ít cấp thiết; Không cấp thiết.

- Mức độ để đánh giá tính khả thi gồm: Rất khả thi; Khả thi; Bình thường; Ít khả thi; Không khả thi.

Phương pháp sử dụng khảo nghiệm là phương pháp dùng bảng hỏi đối với những khách thể tham gia đào tạo, QLGD y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT và CSYT (cơ sở thực tập).

3.4.4. Tổ chức khảo nghiệm

- Tổ chức khảo sát lấy ý kiến Lãnh đạo nhà trường, CBQL các phòng, khoa hoặc bộ môn và giảng viên của 7 trường CĐYT về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp.

- Cách thức tiến hành khảo nghiệm: Khảo nghiệm được thực hiện bằng phát phiếu cho các đối tượng tham gia trả lời phiếu.

- Xử lý số liệu phiếu khảo nghiệm: Xử lý bằng phần mềm SPSS và phân tích độ tương quan trong các mức độ khảo nghiệm cấp thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất.


3.4.5. Tiêu chí và thang điểm số khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp

- Tiến hành biên soạn bảng hỏi, phỏng vấn, trao đổi để khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất. Xử lý bằng phần mềm SPSS và phân tích độ tương quan trong các mức độ khảo nghiệm cấp thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất.

- Thang đo: Câu hỏi được thiết kế có thang điểm với 5 mức giá trị tương ứng các chỉ số đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi các giải pháp đề xuất.

Mức độ khoảng cách ĐTB được tính bằng công thức:

L n 1 5 1 0,8

n 5

Tính cấp thiết và tính khả thi ở mỗi giải pháp được cụ thể hóa và được đánh giá bằng điểm số tương ứng với các mức độ từ cao đến thấp. Nghiên cứu sinh sử dụng bảng 3.1 để làm căn cứ để đưa ra các nhận xét cụ thể cho từng tiêu chí.

Bảng 3.1. Bảng thang điểm đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi


Tiêu chí

Chỉ số

Thang điểm

đánh giá

Điểm trung bình


Tính cấp thiết của các giải pháp

Không cấp thiết

1

1,0 <ĐTB ≤1,8

Ít cấp thiết

2

1,8 < ĐTB ≤ 2,6

Bình thường

3

2,6 < ĐTB ≤ 3,4

Cấp thiết

4

3,4 < ĐTB ≤ 4,2

Rất cấp thiết

5

4,2 < ĐTB ≤ 5,0


Tính khả thi của các giải pháp

Không khả thi

1

1,0 <ĐTB ≤1,8

Ít khả thi

2

1,8 < ĐTB ≤ 2,6

Bình thường

3

2,6 < ĐTB ≤ 3,4

Khả thi

4

3,4 < ĐTB ≤ 4,2

Rất khả thi

5

4,2 < ĐTB ≤ 5,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế - 24


3.4.6. Kết quả khảo nghiệm

3.4.6.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các giải pháp

Qua kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các giải pháp ở bảng 3.2 có ĐTB từ 5,22- 4,43 tương đương mức “ Rất cấp thiết” . Trong đó: Giải pháp quản lý xây dựng và triển khai Bộ tiêu chí chất lượng giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng


trong các trường CĐYT có ĐTB 4,43 xếp thứ nhất; Giải pháp chỉ đạo xây dựng cơ chế phối hợp với CSYT trong giáo dục y đức thông qua thực tập lâm sàng cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT có ĐTB 4,34 xếp thứ hai; Giải pháp phát triển ĐNGV tham gia giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT có ĐTB 4,31 xếp thứ ba; Giải pháp quản lý huy động các nguồn lực đảm bảo cho giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT có ĐTB 4,29 xếp thứ tư; Giải pháp tổ chức phát triển nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT có ĐTB 4,25 xếp thứ năm và giải pháp tổ chức đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT có ĐTB 4,22 xếp thứ sáu. Qua trao đổi, phỏng vấn với CBQL&GV của các trường, phần lớn các ý kiến đều cho rằng: Nghề điều dưỡng đang phát triển thành một ngành dịch vụ thiết yếu cho mọi người, mọi gia đình và cộng đồng xã hội, chuẩn mực chăm sóc sức khỏe của người dân và cộng đồng xã hội đòi hỏi cao hơn cả về số lượng và chất lượng. Điều này cho thấy, vai trò và vị thế nghề nghiệp của người điều dưỡng đã có những thay đổi để đáp ứng yêu cầu xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Vì vậy, các trường CĐYT cần đổi mới công tác quản lý đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo NNL điều dưỡng.

179


Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các giải pháp



Các giải pháp

Mức độ ( n=470)

Điểm trung bình

Xếp thứ bậc

Không

cấp thiết

Ít

cấp thiết

Bình

thường

Cấp thiết

Rất

cấp thiết

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

GP1: Tổ chức phát triển nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường

CĐYT.


10


2,13


16


3,40


72


15,32


119


25,32


253


53,83


4,25


5

GP2: Quản lý xây dựng và triển khai Bộ tiêu chí

chất lượng giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT


10


2,13


5


1,06


55


11,70


102


21,70


298


63,40


4,43


1

GP3: Phát triển đội ngũ giảng viên tham gia giáo

dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT


5


1,06


5


1,06


31


6,60


228


48,51


201


42,77


4,31


3

GP4: Tổ chức đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong

các trường CĐYT.


3


0,64


36


7,66


284


60,43


147


31,28


470


100,00


4,22


6

GP5: Chỉ đạo xây dựng cơ chế phối hợp với cơ sở y tế trong giáo dục y đức thông qua thực tập lâm sàng cho SV ngành điều dưỡng trong các trường

CĐYT.


4


0,85


3


0,64


21


4,47


245


52,13


197


41,91


4,34


2

GP6: Quản lý huy động các nguồn lực đảm bảo cho giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng

trong các trường CĐYT.


7


1,49


3


0,64


16


3,40


265


56,38


179


38,09


4,29


4

180


3.4.6.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp

Qua kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các giải pháp ở bảng 3.3 có ĐTB từ 3,45-4,43 tương đương mức “Khả thi” và “Rất khả thi”. Trong 6 giải pháp đề xuất thì giải pháp quản lý xây dựng và triển khai Bộ tiêu chí chất lượng giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT được đánh giá ở mức rất khả thi có ĐTB 4,43 xếp thứ nhất; Giải pháp tổ chức phát triển nội dung giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT được đánh giá ở mức rất khả thi có ĐTB 4,25 xếp thứ hai; Giải pháp tổ chức đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT được đánh giá ở mức khả thi có ĐTB 3,98 xếp thứ ba. Điều này cũng phù hợp với nhận thức của các nhà quản lý, giảng viên của các trường CĐYT về yêu cầu đặt ra đối với chất lượng đào tạo NNL điều dưỡng, đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay. Các giải pháp chỉ đạo xây dựng cơ chế phối hợp với cơ sở y tế trong giáo dục y đức thông qua thực tập lâm sàng cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT có ĐTB 3,61 xếp thứ tư; Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên tham gia giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT có ĐTB 3,52 xếp thứ năm và giải pháp quản lý huy động các nguồn lực đảm bảo cho giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT được đánh giá ở mức rất khả thi có ĐTB 3,45 xếp thứ sáu. Các giải pháp được đánh giá thấp hơn, nhưng không có nghĩa là không khả thi trong các trường CĐYT hiện nay, đây là các giải pháp cần phải có lộ trình, thời gian và nguồn kinh phí thực hiện, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo NNL điều dưỡng.

Như vậy, với kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT mà Luận án đề xuất cho thấy, các trường cần có lộ trình, thời gian và huy động các nguồn lực để triển khai các giải pháp cho phù hợp với bối cảnh của các trường hiện nay.

Xem tất cả 264 trang.

Ngày đăng: 11/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí