Giải Pháp 4: Tổ Chức Đổi Mới Phương Pháp Và Hình Thức Giáo Dục Y Đức Cho Sinh Viên Ngành Điều Dưỡng Trong Các Trường Cao Đẳng Y Tế

157


- Xây dựng chuẩn nghề nghiệp GV dạy y đức cho SV nói chung đáp ứng theo quy định của GDNN.

- Phân loại các GV được tham gia giảng dạy y đức trong các nhà trường và có thể sàng lọc và thẩm định chất lượng theo phân chia các mức độ:

+ Loại 1: Giảng viên được bồi dưỡng cấp chứng chỉ giáo dục y đức;

+ Loại 2: Giảng viên phải tham gia công tác thực hành lâm sàng sau 01 năm và có nhận xét kết quả thực hành tại CSYT;

+ Loại 3: Giảng viên không được đào tạo về giáo dục y đức nhưng có trải nghiệm thực tiễn lâm sàng có xác nhận thành tích của các CSYT trong quá trình thực hành.

- Liên kết, hợp tác trong đào tạo để nâng cao chất lượng ĐNGV giảng dạy y đức thông qua trao đổi, hội thảo, tham quan, học tập kinh nghiệm của các tổ chức, hiệp hội ĐDV quốc tế có uy tín.

Trên cơ sở chủ trương, kế hoạch đã được xác định, lãnh đạo các trường CĐYT cần phải quán triệt các chủ trương, ý nghĩa của đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng ĐNGV tham gia giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong bối cảnh hiện nay. Phổ biến khai kế hoạch, thời gian và chương trình hành động đến các phòng, khoa, bộ môn và toàn thể cán bộ viên chức trong nhà trường để các phòng, khoa và bộ môn tự giác chấp hành chủ trương và chủ động, tích cực triển khai thực hiện theo kế hoạch đề ra. Do vậy, Hiệu trưởng và CBQL các trường CĐYT phân tích, thuyết phục, động viên và khích lệ ĐNGV tích cực hưởng ứng tham gia. Đồng thời, huy động sức mạnh của các tổ chức đoàn thể, chính trị trong các nhà trường tham. Trong quá trình tổ chức thực hiện, người lãnh đạo cần có sự kiểm tra, giám sát các cá nhân, đơn vị, để kịp thời xử lý những tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực hiện.

- Điều kiện thực hiện giải pháp:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.

Để giải pháp này có thể được thực hiện hiệu quả cần đảm bảo một số điều kiện cơ bản sau:

+ Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, Tổng cục GDNN ngành về xây dựng chuẩn nghề nghiệp GV thuộc khối giáo dục nghề nghiệp và chuẩn hóa ĐNGV tham gia giảng dạy y đức trong các trường CĐYT.

Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế - 22

+ Nhà trường cần có nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức, nghĩa vụ và


trách nhiệm cho các ĐNGV về giáo dục y đức cho SV để đảm bảo tính thống nhất cao trong triển khai thực hiện.

+ Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho ĐNGV, giao cho các đơn vị liên quan như phòng Quản lý đào tạo, các khoa, bộ môn triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị.

+ Kế hoạch phải có tính khả thi, đảm bảo sự thống nhất cao giữa các đơn vị liên quan. Cần thực hiện thường xuyên việc kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cho ĐNGV. Đồng thời, làm tốt công tác tuyên truyền động viên, khen thưởng kịp thời.

3.2.4. Giải pháp 4: Tổ chức đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế

3.2.4.1. Đổi mới phương pháp giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng

- Mục đích của giải pháp:

+ Phương pháp dạy học là cách thức chuyển tải nội dung chương trình, mang tính quyết định đến chất lượng đào tạo NNL y tế trong các trường CĐYT. Do vậy, để đạt được mục tiêu đào tạo này, các trường cần phải chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục theo hướng dạy học tích cực để có thể đạt được chuẩn năng lực cơ bản của ĐDV đã được quy định. Cần thay đổi phương pháp dạy học và hình thức dạy học truyền thống nặng về trang bị kiến thức, SV bị động, sang phương pháp dạy học tích cực, lấy SV làm trung tâm và dạy học dựa vào năng lực của SV. Giúp SV hình thành năng lực cần thiết để giải quyết, xử lý các tình huống trong hoạt động chuyên môn.

+ Các trường cần tổ chức đổi mới phương pháp dạy học tích cực cho phù hợp với yêu cầu đổi mới về giáo dục hiện nay như: Phương pháp đóng vai, phương pháp dạy học theo dự án và phương pháp tình huống sẽ giúp cho SV củng cố, phát triển kiến thức, kỹ năng và thái độ trong quá trình thực hiện và hình thành kỹ năng nghề, thông qua việc giải quyết các tình huống về đạo đức nghề điều dưỡng. Ngoài ra, các kỹ năng mềm được hình thành như: Kỹ năng lãnh đạo nhóm, kỹ năng thảo luận nhóm, kỹ năng phân tích bối cảnh xã hội, kỹ năng thuyết phục người bệnh, kỹ năng hành nghề,... Các báo cáo của từng nhóm được gọi là “Sáng kiến ngoại khóa”. Do đó, đây là phương pháp quan trọng để phát huy tối đa tính chủ động và sáng tạo trong tổ chức giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng trong trường CĐYT.


- Nội dung thực hiện giải pháp:

+ Lãnh đạo các trường CĐYT chỉ đạo phòng Đào tạo chủ trì phối hợp với các phòng chức năng liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tích cực như: Xây dựng các bài tập tình huống, xây dựng các video tình huống xử lý, phương pháp đóng vai, phương pháp dạy học dự án ... đến khoa, bộ môn. Trên cơ sở đó, các khoa, bộ môn tiến hành lựa chọn phương pháp phù hợp. Để các phương pháp dạy học tích cực triển khai có hiệu quả, các khoa, bộ môn và ĐNGV phải tuân thủ nguyên tắc chủ động, tích cực và tự giác thực hiện trong quá trình giáo dục. Đây là các phương pháp giáo dục cơ bản tác động hình thành kỹ năng nghề và đạo đức nghề cho SV trong các trường CĐYT.

+ Tổ chức quán triệt chủ trương, kế hoạch và nội dung đổi mới phương pháp dạy học đến toàn thể CBQL và ĐNGV trong trường tạo sự thống nhất trong quản lý và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.

+ Nhà trường có thể mời các chuyên gia có kinh nghiệm về tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho ĐNGV về các phương pháp dạy học tích cực đã được lựa chọn, đưa những nội dung, tình huống để trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia.

+ Các trường CĐYT tổ chức triển khai áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình tổ chức dạy học được thực hiện thông qua chương trình, nội dung và tổ chức các hoạt động học tập cho SV theo phân kỳ trong chương trình đào tạo ngành điều dưỡng. Trong quá trình giáo dục, ĐNGV là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn cho để SV thể hiện chủ động, tích cực và có hành vi chuẩn mực đạo đức đúng đắn, vận dụng những kinh nghiệm và phân tích để giải quyết tình huống, chứ không đơn thuần tiếp thu tri thức một cách thụ động thiếu sáng tạo.

+ Tổ chức thường xuyên việc kiểm tra, giám sát và dự giờ giảng viên để đánh giá chất lượng các bài giảng sau khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tích cực. Đồng thời, đánh giá kết quả học tập của SV được chú trọng rèn luyện những tri thức phương pháp (những quy tắc, quy trình, kỹ thuật trong chăm sóc) để tự học tập, tìm hiểu và khám phá những kiến thức và vận dụng để xử lý các tình huống trong thực tiễn. Qua đó, phát triển kỹ năng nghề và hình thành phẩm chất đạo đức nghề điều dưỡng.


+ Ngoài việc sử dụng các phương pháp cơ bản trên, giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng, cũng cần kết hợp chặt chẽ với các phương pháp khác để phù hợp với các trường hợp có với tính “cá biệt”. Để từ đó tạo sự tác động giáo dục từ nhiều phía của ĐNGV đến SV.

- Cách thức thực hiện giải pháp:

+ Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy, trong đó tập trung vào phương pháp dạy học dự án và phương pháp dạy học dựa trên tình huống.

+ Nhà trường chỉ đạo phòng Đào tạo chủ trì phối hợp với các phòng chức năng tổ chức triển khai các lớp tập huấn, bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học tích cực. Đồng thời, mời chuyên gia về lĩnh vực này về trao đổi, hướng dẫn thực hiện cho ĐNGV trong toàn trường.

+ Trên cơ sở, kế hoạch đã được xác định, lãnh đạo các trường CĐYT tổ chức quán triệt mục đích, yêu cầu của kế hoạch để từ đó đưa ra các phương án phù hợp nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra. Chỉ đạo phòng chức năng, các khoa, bộ môn và ĐNGV tiến hành thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy trong quá trình giáo dục. Hàng tháng các khoa, bộ môn tổ chức sinh hoạt chuyên đề trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực trong ĐNGV của đơn vị.

+ Giảng viên chủ động, tích cực học tập, bồi dưỡng để thực hiện đổi phương pháp dạy học tích cực phù hợp với năng lực cần đạt được của SV ngành điều dưỡng. Để làm được này, các GV cần cải tiến và kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, phương pháp đóng vai để cung cấp kiến thức. Đồng thời, tổ chức dạy học thông qua TTLS tại các CSYT, để giải quyết, xử lý các tình huống trong thực tiễn. Qua đó, SV được phát triển kỹ năng nghề và hình thành đạo đức nghề điều dưỡng.

+ Chỉ đạo phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục thường xuyên giám sát và dự giờ giảng viên để đánh giá chất lượng các bài giảng sau khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tích cực và kịp thời điều chỉnh phương pháp cho phù hợp với nội dung bài giảng và các tình huống lâm sàng tại CSYT.

- Điều kiện thực hiện giải pháp:

+ Lãnh đạo nhà trường ban hành văn bản chỉ đạo về tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với nội dung giáo dục y đức và đáp ứng mục


tiêu đào tạo NNL điều dưỡng.

+ Chỉ đạo phòng Đào tạo chủ trì phối hợp với phòng chức năng xây dựng kế hoạch, mời các chuyên gia về tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho ĐNGV về thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tích cực.

+ Chỉ đạo các khoa, bộ môn tích cực, chủ động thực hiện xây dựng hệ thống các tình huống, các video tình huống lâm sàng, các bài tập hay các câu hỏi phù hợp với phương pháp dạy học tích cực.

+ Đội ngũ giảng viên các trường CĐYT cần có trình độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao và luôn thể hiện được vai trò chủ đạo trong việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với nội dung giáo dục và đáp ứng mục tiêu đào tạo đề ra.

+ Các trường CĐYT cần xây dựng môi trường giáo dục để SV tích cực, chủ động học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức và kỹ năng nghề, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các CSYT trong việc hướng dẫn SV trong TTLS.

+ Giao phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục chủ trì phối hợp với các khoa/bộ môn tổ chức giám sát, dự giờ giảng viên thường xuyên.

3.2.4.2. Đổi mới hình thức giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng

- Mục đích của giải pháp:

Mục tiêu đào tạo ngành điều dưỡng trong các trường CĐYT hiện nay là hướng vào phát triển năng lực cho SV dựa trên chuẩn năng lực cơ bản của ĐDV và chuẩn đạo đức nghề nghiệp. Do vậy, năng lực của SV điều dưỡng được xác định theo các kiến thức, kỹ năng nghề và thái độ về chuẩn đạo đức nghề điều dưỡng, do đó các hình thức giáo dục y đức cho SV để đáp ứng được các mục tiêu đề ra. Do vậy, các trường CĐYT cần phải đổi mới hình thức giáo dục y đức thông qua các hoạt động như: Học tại phòng thực hành tiền lâm sàng, học tại giường bệnh, học qua giao ban với khoa của CSYT, học qua chăm sóc và theo dõi người bệnh và giáo dục qua thực tập trải nghiệm thực tế lâm sàng tại các CSYT; tổ chức sinh hoạt chuyên đề, tổ chức hội thảo cho SV, giáo dục qua các phương tiện truyền thông, hoạt động ngoại khóa… dựa theo phát triển năng lực về chuẩn đạo đức nghề điều dưỡng nhằm phát triển và hình thành kỹ năng nghề và đạo đức nghề cho SV, để đạt được mục tiêu đào tạo NNL điều dưỡng chất lượng cao.


- Nội dung thực hiện giải pháp:

Trên cơ sở mục tiêu đào tạo NNL ĐDV, các trường CĐYT xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai tổ chức thực hiện đổi mới hình thức giáo dục thông qua các hoạt động đến khoa, bộ môn. Trên cơ sở đó, chỉ đạo các khoa, bộ môn tiến hành lựa chọn các hoạt động cho phù hợp như:

+ Chỉ đạo các phòng, khoa,bộ môn tăng cường giáo dục y đức cho SV thông qua tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề là một trong những hình thức giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng. Các chuyên đề cần định hướng cho SV nghiên cứu, trao đổi về các vấn đề liên quan đến y đức của người cán bộ ngành y tế; Tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức; 12 điều y đức của Bộ Y tế ban hành; Chuẩn đạo đức nghề ĐDV của Hội điều dưỡng Việt Nam ban hành; tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết số 20-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”, v.v… Qua đó, giúp SV nhận thức sâu sắc ý nghĩa, vai trò của y đức trong hoạt động nghề nghiệp.

+ Chỉ đạo các khoa,bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục y đức cho SV thông qua TTLS tại CSYT: Cùng với việc học tập lý thuyết tại trường của SV ngành điều dưỡng, thì việc TTLS tại các CSYT là điều kiện cần thiết giúp SV phát triển kỹ năng nghề và hình thành phẩm chất đạo đức của người ĐDV trong tương lai. Hình thức học lâm sàng là hoạt động giáo dục ngay tại giường bệnh, giáo dục y đức cho SV qua chăm sóc và theo dõi người bệnh, SV được chia thành các nhóm nhỏ (5 -7 SV/nhóm) dưới sự hướng dẫn của GV, các nhóm được tiếp xúc, thăm khám lâm sàng và làm kế hoạch chăm sóc cho người bệnh. Việc TTLS trực tiếp trên người bệnh sẽ giúp cho SV áp dụng được những kiến thức, kỹ năng và thái độ đã học vào thực tế làm việc, thông qua TTLS, SV không chỉ nâng cao kỹ năng nghề mà còn nâng cao nhận thức về thái độ, hành vi đạo đức nghề và trách nhiệm của người ĐDV khi chăm sóc người bệnh với đồng nghiệp và cộng đồng, đồng thời hình thành các thói quen hành vi tốt đẹp cho bản thân.

+ Chỉ đạo Công đoàn trường, Đoàn thanh niên và Chi hội giảng viên tổ chức giáo dục y đức cho SV thông qua các hoạt động ngoài khóa: Các tổ chức Đoàn thể nhà trường chủ trì phối hợp với các tổ chức Đoàn thể của CSYT tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi thảo luận về những nội dung xoay quanh vấn đề y đức của người điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh. Qua đó, SV có cơ hội giao lưu với các y, bác sĩ có kinh nghiệm chuyên môn cao, chia sẻ môi trường làm việc, những tình


huống thực tế trong chăm sóc người bệnh và những tấm gương sáng trong việc rèn luyện phẩm chất y đức của đội ngũ y, bác sĩ. Bên cạnh đó, tổ chức cho SV tham gia các hoạt động thiện nguyện tham gia tư vấn sức khỏe và khám chữa bệnh cho người dân ở vùng sâu, vùng xa..., tổ chức hoạt động hiến máu nhân đạo trong SV. Đây là các hoạt động thường được tổ chức vào ngày nghỉ và kết hợp với các ngày kỷ niệm (Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2, ngày sinh nhật Bác Hồ, Ngày Thương binh liệt sĩ, ngày thành lập nhà trường…). Thông qua các hoạt động ý nghĩa này, cho thấy tác dụng của việc giáo dục cho SV về tinh thần tập thể, đoàn kết và có trách nhiệm với công việc và trách nhiệm cộng đồng. Đồng thời, giúp cho SV chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động thực tiễn và nhận thức sâu sắc về các chuẩn đạo đức nghề điều dưỡng.

- Cách thức thực hiện giải pháp:

+ Hiệu trưởng giao nhiệm vụ cho Phòng Đào tạo chủ trì xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đổi mới hình thức giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng. Phối hợp với các CSYT tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về y đức của người điều dưỡng và giáo dục y đức cho SV trong quá trình giáo dục.

+ Chỉ đạo phòng Đào tạo tổ chức triển khai và hướng dẫn các khoa, bộ môn và các đơn vị liên quan thực hiện; tổ chức tập huấn, hướng dẫn ĐNGV về các hình thức giáo dục y đức, nhằm nâng cao kiến thức cho CBQL và ĐNGV.

+ Lãnh đạo các trường CĐYT chỉ đạo Phòng Đào tạo chủ trì phối hợp với tổ chức Công đoàn và Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động ngoại khóa để tổ chức các hoạt động phù hợp và thu hút sự tham của SV gia hoạt động. Qua đó, rèn luyện phẩm chất đạo đức và kỹ năng nghề cho SV.

+ Chỉ đạo các khoa, bộ môn và từng GV xây dựng hệ thống các tình huống lâm sàng, các bài tập hay các câu hỏi cung cấp cho SV tham gia vào xử lý các tình huống đó, nhằm mục đích đánh giá nhận thức, thái độ và hành vi của SV. Từ đó giúp SV rèn luyện phẩm chất y đức nghề và tích lũy thêm kinh nghiệm.

+ Chỉ đạo phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động thực tập lâm sàng cho SV ngành điều dưỡng tại các CSYT.

Trong quá trình dạy học, GV cần sử dụng kết hợp nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau, đặc biệt là tổ chức các hoạt động giáo dục y đức gắn với TTLS tại các CSYT để nâng cao kỹ năng nghề cho SV.


- Điều kiện thực hiện giải pháp

Để thực hiện giải pháp này một cách hiệu quả cần có những điều kiện sau:

+ Lãnh đạo nhà trường ban hành văn bản, kế hoạch tổ chức thực hiện đổi mới hình thức dạy học phù hợp với nội dung giáo dục y đức và đáp ứng mục tiêu đào tạo NNL điều dưỡng.

+ Sự quan tâm thường xuyên của các lực lượng tham gia giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng mà trực tiếp là Ban giám hiệu, lãnh đạo các khoa, bộ môn, ĐNGV và tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, các CSYT liên quan đến tổ chức các hoạt động trong quá trình giáo dục, rèn luyện kỹ năng nghề và phẩm chất đạo đức nghề điều dưỡng cho SV.

- Tạo điều kiện môi trường giáo dục, học tập tích cực, chủ động của SV trong các trường, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các CSYT trong TTLS cho SV.

3.2.5. Giải pháp 5: Chỉ đạo xây dựng cơ chế phối hợp với cơ sở y tế trong giáo dục y đức thông qua thực tập lâm sàng cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế.

- Mục đích của giải pháp:

+ Nhằm thực hiện được chuẩn đạo đức nghề nghiệp và thực hiện “Học đi đôi với hành” của SV trong các trường CĐYT, thì việc tăng cường phối hợp với các CSYT (cơ sở thực tập lâm sàng) trong giáo dục y đức thông qua TTLS có vai trò quan trọng trong quá trình học tập, thực tập của SV. Hoạt động thực tập, thực tế lâm sàng của SV tạo nên một thể thống nhất trong quá trình giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng. Việc tăng cường phối hợp với các CSYT trong giáo dục y đức, làm tăng khả năng thực hành nghề nghiệp của SV và vận dụng kiến thức đã học để thực hành, xử lý các tình huống trong thực tế lâm sàng đáp ứng mục tiêu đào tạo NNL điều dưỡng trong các trường CĐYT. Đồng thời, đào tạo ra NNL điều dưỡng có kiến thức, kỹ năng nghề và có phẩm chất đạo đức và thái độ phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động trong nước và hội nhập quốc tế.

+ Các trường CĐYT chủ trì phối hợp chặt chẽ với các CSYT để tăng cường công tác quản lý các hoạt động TTLS về y đức của SV và có sự tham gia giảng dạy của GV nhà trường và các bác sĩ, điều dưỡng trưởng (GV thỉnh giảng) tại các khoa, phòng của CSYT trong rèn luyện kỹ năng nghề và đạo đức nghề nghiệp cho SV.

Xem tất cả 264 trang.

Ngày đăng: 11/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí