Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Giáo Dục Quyền Và Bổn Phận Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở

Sau mỗi lần đánh giá cần tìm ra những ưu điểm, hạn chế để từ đó tìm ra giải pháp khắc đồng thời điều chỉnh và đề ra phương hướng cho các hoạt động giáo dục quyền và bổn phận thông qua các hoạt động trải nghiệm tiếp theo.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh Trung học cơ sở

1.5.1. Về nội dung giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh

Hiện nay trong trường THCS, giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm không phải là một nội dung giáo dục chính thức, được xếp đơn lẻ mà được tích hợp cùng với các nội dung giáo dục khác. Hầu hết các nhà thường tổ chức các hoạt động trải nghiệm để phát triển năng lực chung cho học sinh. Chính vì vậy, các nội dung giáo dục có tính đặc thù như giáo dục quyền và bổn phận chưa được thực hiện đầy đủ trong nhà trường để đạt tới mục tiêu giáo dục đề ra. Chính vì vậy việc sắp xếp hài hòa giữa các nội dung giáo dục khác với nội dung giáo dục trải nghiệm đòi hỏi nhà quản lí phải nắm được các nội dung các hoạt động, phân chia theo mức độ và tính chất của từng nhiệm vụ giáo dục để tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh trong nhà trường thông qua hoạt động trải nghiệm.

1.5.2. Năng lực của cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên

Để công tác quản lý hoạt động giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh THCS thông qua các hoạt động trải nghiệm có hiệu quả thì chất lượng thực hiện các chức năng quản lý có vai trò quan trọng. Nếu người quản lý làm tốt các chức năng quản lý trong giáo dục quyền và bổn phận (lập kế hoạch cụ thể, tổ chức phân công hợp lý, chỉ đạo sát sao việc thực hiện, kiểm tra, đánh giá đúng…) thì công tác quản lý sẽ đạt hiệu quả cao. Ngược lại, nếu người quản lý làm không tốt các chức năng quản lý thì công tác quản lý khó có thể đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ giáo viên cũng là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. Thực tế, giáo viên thường chú tâm phát triển về

chuyên môn hoặc các hoạt động giáo dục hướng tới phẩm chất và năng lực cho học sinh theo quy định. Đối với những nội dung đặc thù như giáo dục quyền và bổn phận, giáo dục giá trị sống, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản... cũng ít được quan tâm hơn. Những kiến thức và kinh nghiệm giáo dục quyền và bổn phận thường chỉ được hình thành qua thực tiễn công tác của bản thân mỗi giáo viên vì vậy còn mang tính chất kinh nghiệm.

1.5.3. Tính tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm để giáo dục quyền và bổn phận của học sinh

Kết quả giáo dục quyền và bổn phận trẻ cho học sinh phụ thuộc vào thái độ tích cực và sự chủ động khi tham gia các hoạt động giáo dục của học sinh. Chính vì nếu học sinh tích cực và chủ động tham gia các hoạt động thì hiệu quả giáo dục đạt được sẽ cao, ngược lại nếu học sinh không hứng thú với các hoạt động, việc thực hiện theo yêu cầu và mệnh lệnh của giáo viên thì việc học sinh tiếp nhận các quyền và tự giác thực hiện các bổn phận sau khi được giáo dục sẽ khó thành hiện thực ở học sinh. Vai trò của nhà quản lí và giáo viên là phải tạo ra được sự hứng thú của học sinh, thu hút các em đến với các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường. Nhờ vậy mà hiểu quả giáo dục các nội dung quyền và bổn phận trẻ em tăng lên, đó cũng chính là cơ sở khẳng định hiệu quả quản lí của Hiệu trưởng nhà trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

1.5.4. Về tài chính, cơ sở vật chất phục vụ giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm

Đây là điều kiện cần thiết đảm bảo cho các hoạt động trải nghiệm tích hợp giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh được thực hiện thành công. Nếu nhà trường có sự đầu tư thỏa đáng thì hiệu quả giáo dục đạt được sẽ cao. Tuy nhiên, đối với các hoạt động trải nghiệm được tổ chức để giáo dục các quyền và bổn phận cho học sinh cần huy động nguồn lực từ phụ huynh học sinh và các lực lượng giáo dục khác để tạo ra nguồn tài chính dồi dào, đó là cơ sở và là

Quản lý giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên - 7

động lực để thực hiện các hoạt động giáo dục quyền và bổn phận đạt mục tiêu đề ra. Trong quá trình huy động các nguồn lực để giáo dục các quyền và bổn phận cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm, nhà trường phải phát huy vai trò nòng cốt trong quá trình phối hợp các lực lượng giáo dục. Hiệu trưởng nhà trường cần linh hoạt và chủ động thiết lập các mối quan hệ với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để hỗ trợ cho việc tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm tích hợp giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh.

1.5.5. Về phía gia đình học sinh và các lực lượng xã hội khác

Việc hiện thực hóa các quyền và bổn phận của học sinh được thực hiện cần có sự kết hợp với vai trò to lớn của các gia đình học sinh. Gia đình vừa là môi trường giáo dục lại là cơ sở để thể nghiệm các quyền và bổn phận của học sinh. Chính vì vậy để giáo dục thành công gia đình cần xây dựng được môi trường giáo dục phù hợp, thống nhất với các tác động giáo dục của nhà trường. Đồng thời phụ huynh học sinh có kiến thức về giáo dục quyền và bổn phận trẻ me, có nhận thức đúng và sẵn sàng đồng hành với nhà trường trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh.

Mặt trái của nền kinh tế thị trường có tác động ảnh hưởng không nhỏ dẫn đến sự sai lệch trong nhận thức của một bộ phận học sinh về các quyền và bổn phận. Học sinh có xu hướng đòi hỏi quyền lợi một cách không phù hợp và không thực hiện trách nhiệm của bản thân trong các mối quan hệ. Chính vì vậy nhà trường cần xác định rõ các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, huy động họ để hỗ trợ cho các tác động giáo dục thống nhất với giáo dục nhà trường.

Kết luận chương 1


Hoạt động giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm là một bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường, việc tổ chức hoạt động giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm là một con đường ưu thế, có sự thuận lợi rất lớn trong công tác giáo dục học sinh. Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh được thể nghiệm các quyền của bản thân và phát huy khả năng để thực hiện trọn vẹn các bổn phận của bản thân trong các mối quan hệ xung quanh. Giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm là một quá trình thống nhất với các thành tố như mục tiêu, nội dung, phương thức giáo dục và cách thức kiểm tra đánh giá kết quả từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng học sinh về lứa tuổi và điều kiện nơi sinh sống.

Để quản lý giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm phải đảm bảo một số vấn đề như: Việc lập kế hoạch quản lý, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục quyền và bổn phận thông qua trải nghiệm. Nếu thực hiện đồng bộ và chặt chẽ giữa các khâu sẽ là điều kiện để thực hiện hiệu quả các hoạt động giáo dục này của nhà trường.

Quản lý giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nội dung, chương trình giáo dục; năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên; tính tích cực của học sinh; điều kiện cơ sở vật chất, tài chính và các yếu tố thuộc về gia đình và xã hội. Giữa các yếu tố có sự ảnh hưởng đan xen nhiều chiều tạo ra sự phức tạp của hoạt động giáo dục. Muốn phối hợp tốt các yếu tố để tạo nên hiệu quả giáo dục tại các trường học đòi hỏi Hiệu trưởng phải thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm trong việc nâng sự hiểu biết về quyền và bổn phận cho học sinh nói riêng và nâng cao chất lượng đào tạo học sinh theo mục tiêu cấp học nói chung, góp phần đào tạo phát triển nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước.

Các nghiên cứu lí luận trên đây sẽ là nền tảng để tìm hiểu thực trạng công tác quản lí giáo dục quyền và bổn phận học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thuộc địa phương nghiên cứu của tác giả, từ đó đề ra được các biện pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh của nhà trường.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ HƯNG YÊN, TỈNH HƯNG YÊN

2.1. Đặc điểm tình hình giáo dục THCS trên địa bàn Thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

- Thành phố Hưng Yên là thủ phủ của tỉnh, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học của tỉnh. Do đó được tiếp thu những thông tin nhanh nhạy, dân trí cao và là nơi có truyền thống hiếu học; đồng thời được các ban, ngành, đoàn thể, hội cha mẹ học sinh quan tâm tạo mọi điều kiện về vật chất cũng như tinh thần cho sự nghiệp giáo dục.

- Đa số đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên nhiệt huyết, có tinh thần trách nhiệm cao, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, luôn say sưa yêu nghề, mến trẻ, tích cực học học, trau dồi kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, thực hiện đầy đủ và hoàn thành nhiệm vụ chức trách của nhà giáo.

- Trong hệ thống giáo dục cấp THCS thành phố Hưng Yên có 17 trường THCS và 01 trường có nhiều cấp học với khoảng 184 lớp, từ 6738 đến 7000 học sinh. Trong đó khối 6 có khoảng 52 lớp, khối 7 có khoảng 46 lớp, khối 8 có khoảng 46 lớp, khối 9 có khoảng 40 lớp.

- Ngay từ đầu các năm học, Phòng GD&ĐT thành phố đã chỉ đạo các trường thực hiện nhiệm vụ Giáo dục THCS trong đó nhấn mạnh các nội dung:

+ Tổ chức dạy học và kiểm tra đánh gia theo định hướng phát triển năng lực học sinh, đảm bảo đúng chuẩn kiến thức kỹ năng phù hợp với đối tượng học sinh theo đúng yêu cầu của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT.

+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; ứng dụng Công nghệ thông tin trong tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn, quản lý kết quả học tập của học sinh; tăng cường mô hình kết hợp

lớp học truyền thống với lớp học trực tuyến, hướng tới công bằng trong tiếp cận các dịch vụ giáo dục chất lượng cao. Tăng cường bồi dưỡng giáo viên và CBQL trực tuyến.

+ Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp với từng nhà trường theo 02 hình thức: Xây dựng chương trình riêng hoặc dạy lồng ghép, tích hợp trong các tiết học, môn học.

+ Giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng - an ninh, dạy học tự chọn theo đúng theo công văn hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT. Căn cứ vào tình hình thực tế thì mỗi đơn vị dạy các môn tự chọn khác nhau cho phù hợp với đơn vị mình.

+ Giáo dục tích hợp các nội dung: Giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống tham nhũng; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; an toàn giao thông; học tập thông qua di sản hoặc tại các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,… vào các môn học một cách phù hợp, hiệu quả. Chú ý cập nhật các nội dung học tập gắn với thời sự quê hương, đất nước, số liệu thống kê đối với các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân,…

+ Tổ chức và thực hiện tốt các hoạt động xã hội như an toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường, tích cực bảo vệ môi trường, lao động công ích.

+ Tổ chức các hoạt động xã hội về phòng chống các tai tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường, tích cực bảo vệ môi trường, lao động công ích như: tổ chức ngày nước sạch quốc gia, tham gia diễu hành hưởng ứng tháng an toàn giao thông, ngày hội đọc sách…

Chất lượng giáo dục THCS của thành phố Hưng Yên ngày một phát triển, học sinh Tốt nghiệp THCS đạt tỷ lệ cao; số học sinh trúng tuyển vào lớp 10 THPT chuyên Hưng Yên, lớp 10 THPT công lập, lớp 10 THPT tư thục và GDTX hằng năm đều chiếm tỷ lệ cao trong toàn tỉnh Hưng Yên. Chất lượng giáo dục đại trà được giữ vững, ổn định; chất lượng giáo dục mũi nhọn được nâng cao qua nhiều năm. Tỷ lệ học sinh được xếp loại hạnh kiểm khá, tốt; học lực khá giỏi chiếm đa số.

Giáo dục THCS thành phố Hưng Yên luôn tin tưởng rằng với sự phấn đấu nỗ lực của đội ngũ CBQL và giáo viên các trường THCS, sự quan tâm chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên và các ban ngành đoàn thể của thành phố, của tỉnh và sự ủng hộ của nhân dân thành phố. Phòng GD&ĐT sẽ đạt thành tích rực rỡ hơn nữa trong những năm học tiếp theo.

2.2. Những vấn đề chung về khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục tiêu khảo sát

Khảo sát thực trạng quản lí giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường THCS trên địa bàn thành phố Hưng Yên nhằm phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế của hoạt động giáo dục này để từ đó đưa ra biện pháp quản lý phù hợp nâng cao chất lượng công tác quyền và bổn phận trẻ em nói riêng và quá trình giáo dục toàn diện học sinh nói chung trong giai đoạn hiện nay.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Khảo sát thực trạng giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên

Khảo sát thực trạng quản lí giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên.

Khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên.

2.2.3. Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý và GV ở 15 trường THCS trên địa bàn thành phố Hưng Yên gồm: 65 GV, 15 CBQL.

Thời gian khảo sát: T12/2019.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: để đánh giá được thực trạng quản lí giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS trên địa bàn TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

- Phương pháp xử lí số liệu: Sau khi thu thập dữ liệu từ phiếu, được quy ra điểm ở các mức độ khác nhau của từng tiêu chí và dùng phương pháp thống kê toán học tính trị số trung bình, từ đó phân tích và rút ra kết luận nghiên cứu:

Công thức tính trị số trung bình


Trong đó: X : Điểm trung bình

X X1i

n


∑: Tổng số điểm của các khách thể khảo sát n: số khánh thể khảo sát

Xi: điểm số đạt được tại Xi của khánh thể khảo sát ở mỗi lần đo.

Phiếu điều tra được thiết kế với 2 mẫu phiếu dành cho 2 đối tượng: CBQL trường THCS, GV trường THCS.

Quy ước điểm số như sau:

Mức Rất tốt/Rất thường xuyên/Rất ảnh hưởng: 3 điểm Mức Tốt/Thường xuyên/ Ảnh hưởng: 2 điểm

Mức Chưa tốt/ Chưa thường xuyên/ Ít ảnh hưởng: 1 điểm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/02/2023