Phương Thức Giáo Dục Quyền Và Bổn Phận Trẻ Em Cho Học Sinh Thcs Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm

Một là: Hình thành cho học sinh những tri thức, hiểu biết về nội dung các quyền và bổn phận của trẻ em đã được quy định trong các văn bản pháp luật. Đó là các quyền thuộc 4 nhóm quyền trong công ước, bao gồm: quyền được sống còn, quyền được phát triển, quyền được bảo vệ, quyền được tham gia và bổn phận trẻ em bao gồm: bổn phận người con trong gia đình, người học sinh ở nhà trường và người công dân tại cộng đồng sinh sống. Đối với nội dung giáo dục hình thành kiến thức cho học sinh về các quyền và bổn phận cơ bản có thể khai thác chủ yếu thông qua nội dung sau:

- Hoạt động hướng vào bản thân: trong đó tập trung vào hai loại hoạt động là khám phá bản thân và rèn luyện bản thân.

- Hoạt động hướng đến tự nhiên gồm: hoạt động chăm sóc gia đình, hoạt động xây dựng nhà trường, hoạt động xây dựng cộng đồng.

- Hoạt động hướng đến tự nhiên: hoạt động tìm hiểu và bảo vệ môi trường.

- Hoạt động hướng nghiệp: hoạt động lựa chọn định hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp.

Hai là: Giáo dục cho học sinh kỹ năng thực hiện các quyền và bổn phận của mình trong học tập ở nhà trường, trong sinh hoạt gia đình và khi tham gia các hoạt động xã hội. Bởi mục tiêu mà quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em hướng tới là việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em trong các hoạt động sống thường ngày. Các kỹ năng đó bao gồm: Nhóm kỹ năng xác định quyền được hưởng và bổn phận cần thực hiện; Nhóm kỹ năng thể hiện hành vi phù hợp với quyền và bổn phận trẻ em; Nhóm kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi bị xâm phạm các quyền được hưởng; Nhóm kỹ năng tuyên truyền, chia sẻ hiểu biết về quyền và bổn phận trẻ em.

Đối với nội dung giáo dục hình thành các kỹ năng, giáo viên cần gắn với các nội dung hoạt động trải nghiệm sau:

- Hoạt động hướng vào bản thân: tập trung vào hoạt động rèn luyện bản thân.

- Hoạt động hướng đến tự nhiên gồm: hoạt động chăm sóc gia đình, hoạt động xây dựng nhà trường, hoạt động xây dựng cộng đồng.

- Hoạt động hướng đến tự nhiên: hoạt động tìm hiểu và bảo vệ môi trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

- Hoạt động hướng nghiệp: hoạt động rèn luyện phẩm chất và năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp và hoạt động lựa chọn định hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp.

Ba là: Giáo dục cho học sinh thái độ tích cực và sự tự ý thức về việc thực hiện quyền và bổn phận của bản thân trong các mối quan hệ xung quanh. Mục tiêu của quá trình này là hình thành niềm tin ở học sinh về hệ thống các quyền trẻ em được quy định trong các văn bản pháp luật, hướng tới hiện thực hóa các quyền của trẻ em trong đời sống giúp học sinh cảm nhận được mình thực sự có những quyền gì, các quyền đó được thể hiện như thế nào? Để đảm bảo các quyền của bản thân học sinh phải tự ý thức về việc thực hiện bổn phận của mình, đòi hỏi sự tôn trọng của người khác đối với mình cũng đồng nghĩa với việc cần tôn trọng quyền của mọi người xung quanh.

Quản lý giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên - 5

Đối với nội dung này có thể được thực hiện với các nội dung hoạt động trải nghiệm sau:

- Hoạt động hướng vào bản thân: tập trung vào hoạt động khám phá bản thân, rèn luyện bản thân.

- Hoạt động hướng đến tự nhiên gồm: hoạt động chăm sóc gia đình, hoạt động xây dựng nhà trường, hoạt động xây dựng cộng đồng.

- Hoạt động hướng đến tự nhiên: hoạt động tìm hiểu và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, tìm hiểu và bảo vệ môi trường.

- Hoạt động hướng nghiệp: hoạt động rèn luyện phẩm chất và năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp và hoạt động lựa chọn định hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp.

Bốn là: Giáo dục tăng cường khả năng vận dụng sáng tạo các quyền và bổn phận của học sinh vào các tình huống khác nhau. Từ đó giúp học sinh có khả năng lựa chọn và thực hiện có hiệu quả các quyền và bổn phận của mình, biết bảo vệ bản thân khi bị xâm phạm và biết tôn trọng quyền của người khác.

Sự thể hiện các quyền trẻ em diễn ra trong nhiều môi trường và hoàn cảnh khác nhau dẫn đến có những quan niệm không giống nhau trong mỗi cá nhân, mỗi gia đình và tại mỗi địa phương, cùng với đó yêu cầu về bổn phận của trẻ em cũng diễn ra với những cấp độ khác nhau. Quá trình giáo dục hướng tới việc trang bị cho các em những hiểu biết và những nguyên tắc hành động chung nhất song cũng cần phát triển khả năng lựa chọn, thích ứng với những tình huống đa dạng của cuộc sống.

Đối với nội dung giáo dục này có thể vận dụng linh hoạt trong tất cả các nội dung hoạt động trải nghiệm với các hoạt động cụ thể. Tuy nhiên hoạt động này đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt và sáng tạo các quyền trong các hoạt động giáo dục trải nghiệm ở nhà trường, gia đình và ngoài xã hội.

1.3.5. Phương thức giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm

Việc tổ chức giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm có nhiều phương thức tổ chức rất đa dạng và phong phú. Trong chương trình hoạt động trải nghiệm, có bốn phương thức giáo dục được thực hiện, cụ thể như sau:

- Phương thức có tính khám phá: Thực địa, thực tế, tham quan, cắm trại, trò chơi…

- Phương thức có tính thể nghiệm, tương tác: Diễn đàn, Giao lưu, Hội thảo, Sân khấu hoá, Đóng vai, Thảo luận, Trình diễn…

- Phương thức có tính cống hiến: Thực hành lao động; Hoạt động tình nguyện, nhân đạo...

- Phương thức có tính nghiên cứu: Dự án, Khảo sát, Điều tra, Sáng tạo công nghệ...

Đối với nội dung giáo dục các quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh THCS có thể lựa chọn từ các phương thức tổ chức hoạt động trải nghiệm một số hình thức hoạt động phù hợp với thực tiễn giáo dục trong nhà trường THCS như sau:

- Hình thức thực tế, tham quan, cắm trại gắn với giáo dục các quyền và bổn phận nhất định: Đây là những hình thức phù hợp với đặc điểm độ tuổi học sinh THCS. Để giáo dục các quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh, GV có thể thiết kế cho học sinh đến thăm quan, đi thực tế để tìm hiểu các hoàn cảnh sống khác nhau của học sinh ở các địa phương từ đó giúp các em hiểu được bản thân có các quyền nào, đang được thụ hưởng các quyền đó ở mức độ nào từ đó phải thể hiện được bổn phận của bản thân trước những điều kiện sống hiện tại ra sao? Hoạt động cắm trại cho học sinh THCS cũng sẽ giúp các em hiểu rõ hơn các nhóm quyền như quyền được phát triển, quyền được tham gia đồng thời thể hiện được trách nhiệm của mình trong các hoạt động chung của tập thể.

- Hình thức tổ chức các trò chơi có chủ đề về quyền và bổn phận trẻ em: Đối với lứa tuổi học sinh THCS, chơi trò chơi không chỉ để thỏa mãn nhu cầu giải trí mà đây còn là hình thức giáo dục phù hợp thu hút được hứng thú của các em. Đối với lứa tuổi này có thể tổ chức các trò chơi giải trí để giáo dục cho học sinh các kỹ năng thể hiện quyền của mình đồng thời có thể tổ chức các trò chơi mang tính trí tuệ để trang bị thêm kiến thức về các quyền và bổn phận phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS.

- Hình thức diễn đàn, giao lưu về chủ đề quyền và bổn phận trẻ em: đây là hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của học sinh thông qua việc các em tham gia trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến, đề xuất nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của mình với đông đảo, bạn bè, nhà trường, thầy cô, cha mẹ và những người lớn khác có liên quan về một vấn đề nào đó. Ngoài ra đây cũng là dịp để các em biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau. Diễn đàn là một sân chơi rất linh hoạt, phong phú, đa dạng với các hình thức hoạt động cụ thể, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh THCS. Thông qua hoạt động này các em có điều kiện thể nghiệm các quyền như: quyền được học tập, quyền được tham gia, quyền được phát triển đồng thời giúp các em hiểu được các bổn phận phù hợp với từng chủ đề của diễn đàn, giao lưu.

- Hình thức sân khấu hóa, trình diễn những tiết mục ở các thể loại có nội dung về quyền và bổn phận trẻ em: Đây là một trong các hình thức trải nghiệm tạo được sự thu hút với học sinh và được thực hiện phổ biến ở các trường THCS. Đối với nội dung giáo dục quyền và bổn phận được thực hiện bằng các hình thức này có thể thiết kế các nôi dung trực tiếp đề cập đến các quyền và bổn phận của trẻ em với các hoạt động cụ thể như thi tìm hiểu Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; thi hiểu biết về quyền trẻ em... Hoặc thiết kế các nội dung hoạt động gián tiếp đề cập đến các quyền và bổn phận trẻ em như các tiết mục kịch, văn nghệ có bao hàm ý nghĩa giáo dục phổ biến đến học sinh những hiểu biết các nội dung trên.

- Các hoạt động tình nguyện, nhân đạo, thực hành lao động nâng cao hiểu biết về quyền trẻ em và những bổn phận trẻ phải thực hiện: Thông qua hình thức hoạt động này, các bổn phận cần thực hiện của học sinh được giáo dục một cách trực tiếp. Học sinh khi tham gia các hoạt động tình nguyện, nhân đạo vừa có ý nghĩa giáo dục đạo đức còn giúp học sinh thấy được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trước cộng đồng và người xung quanh. Để giáo dục các bổn phận cho học sinh GV cần lựa chọn các nội dung hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, có khả năng tác động vào tư tưởng tình cảm đạo đức của lứa tuổi học sinh THCS.

- Dự án hoặc các hoạt động sáng tạo có liên quan đến vấn đề quyền và bổn phận của trẻ em: Đây là hình thức hoạt động kích thích được sự nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo của học sinh THCS, để đảm bảo hiệu quả giáo dục các dự án cần thiết thực, có ý nghĩa trong thực tiễn, gần gũi với cuộc sống của học sinh. Những dự án phù hợp để giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh THCS như: thành lập CLB quyền trẻ em để học sinh trợ giúp các thành viên đảm bảo được các quyền cơ bản của các em; dự án sáng tạo các sản phẩm tuyên truyền, cố động nâng cao hiểu biết về thực hiện quyền trẻ em...

1.3.6. Các lực lượng tham gia giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh Trung học cơ sở thông qua hoạt động trải nghiệm

Để giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm đạt hiệu quả cao thì mỗi trường học phải huy động và phối hợp tốt các lực lượng giáo dục, trong đó bao gồm lực lượng giáo dục trong nhà trường và lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.

1.3.6.1. Lực lượng giáo dục trong nhà trường bao gồm

* Đoàn thanh niên, Đội TNTP HCM

Tham mưu cho Hiệu trưởng thiết kế nội dung, chương trình hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho Đội viên và Đoàn viên của trường theo phương hướng được đề ra đầu năm học.

Tổ chức hệ thống liên đội trong nhà trường; bồi dưỡng, huấn luyện các Chi đội trưởng nhằm thực hiện tốt công tác tuyên truyền và thực hiện kế hoạch giáo dục quyền và bổn phận mà nhà trường đã đề ra.

* Tổ chuyên môn:

- Tổ chuyên môn tham mưu với Hiệu trưởng về kế hoạch GD quyền và bổn phận trẻ em đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, trình độ của học sinh.

- Phối hợp lồng ghép kế hoạch giáo dục quyền và bổn phận trẻ em với kế hoạch hoạt động chuyên môn của tổ để đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả cao.

- Tổ chuyên môn phải phối hợp tốt với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường khi thực hiện kế hoạch giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh.

* Giáo viên chủ nhiệm:

Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất lớn trong quá trình giáo dục toàn diện nhân cách học sinh. Chính vì vậy việc thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm để giáo dục các quyền và bổn phận cho học sinh phụ thuộc vào năng lực giáo dục của giáo viên chủ nhiệm. Cụ thể, GVCN thực hiện các nhiệm vụ sau:

Giáo viên chủ nhiệm là người phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn và với các lực lượng giáo dục khác để xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm một cách khoa học, mang tính khả thi cao.

Giáo viên chủ nhiệm là người thực hiện xã hội hóa nguồn lực phục vụ cho các hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm chẳng hạn như việc huy động nguồn kinh phí hỗ trợ từ cha mẹ học sinh hoặc những lực lượng giáo dục khác.

Giáo viên chủ nhiệm là những người gần gũi học sinh nên việc đánh giá sự tiếp thu, trải nghiệm những quyền và bổn phận của học sinh vào đời sống thường ngày sẽ chính xác hơn. Điều đó sẽ giúp cho việc kiểm tra đánh giá kết quả các hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm của học sinh được công bằng và khách quan hơn.

1.3.6.2. Các lực lượng bên ngoài nhà trường

* Gia đình học sinh.

- Gia đình là nơi đảm bảo các quyền cơ bản đồng thời cũng là nơi học sinh phải thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ phù hợp. Gia đình là nơi đảm bảo điều kiện sống (quyền được sống còn), đảm bảo nhu cầu học tập (quyền được phát triển); bảo đảm sự an toàn cho trẻ (quyền được bảo vệ). Chính vì vậy gia đình có tầm quan trọng đặc biệt trong giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh.

- Gia đình là nơi để các em trải nghiệm những bổn phận đã học được vào cuộc sống, môi trường gia đình lành mạnh sẽ hình thành cho học sinh niềm tin vào những giá trị học được.

- Gia đình là lực lượng phối hợp giáo dục đồng thời đóng góp hiệu quả nguồn tài chính hỗ trợ các hoạt động hoạt động trải nghiệm trong nhà trường nhằm giáo dục toàn diện học sinh trong đó có giáo dục quyền và bổn phận.

* Chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội

Chính quyền địa phương giữ vai trò lãnh đạo và quản lý hoạt động văn hóa giáo dục có tính chất quyết định trong công tác xã hội hóa giáo dục ở các nhà trường. Chỉ đạo các đơn vị, cơ quan chuyên môn có trách nhiệm hỗ trợ nhà

trường làm công tác giáo dục, trong đó có giáo dục quyền và bổn phận trẻ em. Chẳng hạn như lực lượng công an: hỗ trợ nhà trường tổ chức các hoạt động trải nghiệm giáo dục cho học sinh về Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em, bổn phận của trẻ em theo quy định. Hay các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ: hỗ trợ về cơ sở vật chất, nguồn ngân sách để trường THCS tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung và tổ chức các hoạt động trải nghiệm giáo dục quyền và bổn phận trẻ em nói riêng.

1.4. Lý luận về quản lý giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua hoạt động trải nghiệm

1.4.1. Mục tiêu của quản lí giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm

Mục tiêu quản lý giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm trong các trường Trung học cơ sở là làm cho giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác ở trong và ngoài nhà trường khai thác được ưu thế của hoạt động trải nghiệm để giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh, hướng tới sự phát triển toàn diện học sinh. Đây là quá trình nhà quản lí tiến hành các tác động tổ chức, chỉ đạo làm cho quá trình giáo dục các quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm vận hành đồng bộ, hiệu quả để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Cụ thể mục tiêu quản lí hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm bao gồm:

- Về nhận thức: Các lực lượng giáo dục có được nhận thức đúng và đầy đủ về tầm quan trọng của việc giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm là nhằm góp phần phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo yêu cầu xã hội hiện nay. Mục tiêu về nhận thức cho các lực lượng giáo dục bao gồm việc nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh THCS và ưu thế của hoạt động trải nghiệm trong tổ chức giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh. Trên cơ sở đó, họ có ý thức trong việc khai thác tối đa ưu thế của hoạt động trải nghiệm trong quá trình tổ

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 28/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí