Kết Quả Khảo Sát Thực Trạng Giáo Dục Quyền Và Bổn Phận Cho Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Thành Phố Hưng

2.2. Kết quả khảo sát thực trạng giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường Trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

2.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về mục đích giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

Để khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL và GV về mục đích của hoạt động giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 trong phần phụ lục 1 và 2. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1: Nhận thức của CBQL và GV các trường THCS thành phố Hưng Yên về mục đích giáo dục quyền và bổn phận trẻ em

thông qua hoạt động trải nghiệm



STT


Nội dung khảo sát

Ý kiến


Đồng ý

Không Đồng

ý

Phân vân


1

Hoạt động trải nghiệm gắn các quyền và bổn phận phù hợp với đời sống để học sinh dễ vận dụng vào thực tế; được tích hợp từ nhiều lĩnh vực giáo dục, môn học và thiết kế thành các chủ đề mang tính chất mở và tương đối độc lập với nhau để học sinh và nhà trường lựa chọn, tổ chức thực hiện một

cách phù hợp, hiệu quả.


75

(93,7%)


1

(1,3%)


4 (5%)


2

Hoạt động trải nghiệm sẽ tạo môi trường học tập mới mẻ, sinh động cho học sinh, khắc sâu những quyền và bổn phận cơ bản làm cho nhận thức toàn

diện hơn, mở rộng sự hiểu biết của học sinh.


78

(97,5%)


0 (0%)


2

(2,5%)


3

Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh tiếp nhận kiến thức về các quyền và bổn phận khô cứng theo luật bằng những hình thức hoạt động sinh động, sôi nổi, mở rộng môi trường hoạt động, ít gò bó mà hiệu quả giáo dục rất tích cực, góp phần củng

cố thêm kiến thức cho học sinh.


80

(100%)


0 (0%)


0 (0%)


4

Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh thỏa mãn được nhu cầu muốn tìm hiểu, khám phá những quyền và bổn phận cơ bản trong thực tiễn cuộc sống của học sinh, đó lại chính là đặc điểm nổi bật

của học sinh lứa tuổi THCS.


77

(96,3%)


0 (0%)


3

(3,7%)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên - 8

Kết quả khảo sát tại bảng 2.1 cho thấy, có 100% giáo viên cho rằng “Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh tiếp nhận kiến thức về các quyền và bổn phận khô cứng theo luật bằng những hình thức hoạt động sinh động, sôi nổi, mở rộng môi trường hoạt động, ít gò bó mà hiệu quả giáo dục rất tích cực, góp phần củng cố thêm kiến thức cho học sinh”. Có 97,5% ý kiến đánh giá “Hoạt động trải nghiệm sẽ tạo môi trường học tập mới mẻ, sinh động cho học sinh, khắc sâu những quyền và bổn phận cơ bản làm cho nhận thức toàn diện hơn, mở rộng sự hiểu biết của học sinh”. Đối với 2 nội dung khảo sát là “Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh thỏa mãn được nhu cầu muốn tìm hiểu, khám phá những quyền và bổn phận cơ bản trong thực tiễn cuộc sống của học sinh, đó lại chính là đặc điểm nổi bật của học sinh lứa tuổi THCS” có 03 ý kiến phân vân và “Hoạt động trải nghiệm gắn các quyền và bổn phận phù hợp với đời sống để học sinh dễ vận dụng vào thực tế; được tích hợp từ nhiều lĩnh vực giáo dục, môn học và thiết kế thành các chủ đề mang tính chất mở và tương đối độc lập với nhau để học sinh và nhà trường lựa chọn, tổ chức thực hiện một cách phù hợp, hiệu quả” có 1 ý kiến không đồng ý và 4 ý kiến phân vân. Để làm rõ thực trạng này chúng tôi tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên thầy B.N.L - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyết Tất Thành” và N.Đ.C với câu hỏi “Theo thầy cô, mục đích giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm là gì? Ý kiến của cả 2 thầy cô đều cho rằng “hoạt động trải nghiệm rất có ưu thế để giáo dục quyền và bổn phận trẻ em bởi nó giúp chuyển hóa các quyền đó vào những vấn đề của cuộc sống giúp học sinh hình dung rõ hơn các nội dung về quyền mà bản thân được hưởng và trách nhiệm phải thực hiện các công việc phù hợp với độ tuổi”

2.2.2. Thực trạng nội dung giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS Thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

Để khảo sát thực trạng nội dung giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 trong

phần phụ lục 1 khảo sát với 65 GV các trường THCS trên địa bàn TP Hưng Yên. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2: Thực trạng nội dung giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên


STT


Nội dung

Mức độ thực hiện


TBC

Rất tốt

Tốt

Chưa tốt

SL

Tỷ lệ

%

SL

Tỷ lệ

%

SL

Tỷ lệ

%


1

Hình thành cho học sinh những tri thức, hiểu biết về nội dung các quyền và bổn phận của trẻ em đã được quy định trong các văn bản pháp luật. Đó là các quyền thuộc 4 nhóm quyền

trong công ước và bổn phận trẻ em


12


18.5


49


75.4


4


6.2


2.12


2

Giáo dục cho học sinh kỹ năng thực hiện các quyền và bổn phận của mình trong học tập ở nhà trường, trong sinh hoạt gia đình và

khi tham gia các hoạt động xã hội


14


21.5


49


75.4


2


3.1


2.18


3

Giáo dục cho học sinh thái độ tích cực và sự tự ý thức về việc thực hiện quyền và bổn phận của bản thân

trong các mối quan hệ xung quanh


15


23.1


48


73.8


2


3.1


2.20


4

Giáo dục tăng cường khả năng vận dụng sáng tạo các quyền và bổn phận của học sinh vào các tình huống khác nhau. Từ đó giúp học sinh có khả năng lựa chọn và thực hiện có hiệu quả các quyền và bổn phận của mình, biết bảo vệ bản thân khi bị xâm phạm và biết tôn trọng

quyền của người khác


15


23.1


49


75.4


1


1.5


2.22

Kết quả khảo sát về thực trạng nội dung giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm của giáo viên các trường THCS thành phố Hưng Yên cho thấy “Giáo dục tăng cường khả năng vận dụng sáng tạo các quyền và bổn phận của học sinh vào các tình huống khác nhau. Từ đó giúp học sinh có khả năng lựa chọn và thực hiện có hiệu quả các quyền và bổn phận của mình, biết bảo vệ bản thân khi bị xâm phạm và biết tôn trọng quyền của người khác” là nội dung được GV thực hiện tốt nhất với điểm TB là 2.22. Trong đó chỉ có 1 ý kiến chưa thực hiện tốt và có 49 ý kiến đánh giá thực hiện tốt. Nội dung “Hình thành cho học sinh những tri thức, hiểu biết về nội dung các quyền và bổn phận của trẻ em đã được quy định trong các văn bản pháp luật. Đó là các quyền thuộc 4 nhóm quyền trong công ước và bổn phận trẻ em” được đánh giá với điểm TB thấp nhất là 2.12. Để làm rõ nguyên nhân vì sao có sự đánh giá chênh lệch về nội dung trang bị kiến thức về quyền và bổn phận trẻ em, tác giả đã tiến hành phỏng vấn thầy/ cô N.T.L - Hiệu trưởng trường THCS Tân Hưng và V.T.H - giáo viên trường THCS Tân Hưng với câu hỏi: Thầy cô có ý kiến gì về thực trạng: trong các nội dung giáo dục quyền và bổn phận trẻ em được khảo sát, nội dung “Hình thành cho học sinh những tri thức, hiểu biết về nội dung các quyền và bổn phận của trẻ em đã được quy định trong các văn bản pháp luật” được đánh giá với mức điểm thấp nhất. Câu trả lời nhận được như sau. Thực tế tại các trường, nội dung giáo dục được thực hiện phổ biến chính là trang bị cho học sinh những kiến thức lí thuyết về các quyền và bổn phận của học sinh. Tuy nhiên vấn đề đưa ra khảo sát ở đây là giáo dục quyền và bổn phận thông qua hoạt động trải nghiệm thì chắc là việc chuyển hóa thành các yêu cầu sẽ được GV lựa chọn nhiều hơn. Đây cũng là vấn đề thực trạng đáng quan tâm thể hiện giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của hoạt động trải nghiệm đối với việc giáo dục các quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh THCS.

2.2.3. Thực trạng phương thức giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

Để khảo sát thực trạng phương thức giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 trong phần phụ lục 1 khảo sát với 65 GV các trường THCS trên địa bàn TP Hưng Yên. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.3: Thực trạng phương thức giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên,

tỉnh Hưng Yên



STT


Nội dung

Mức độ thực hiện


TBC

Rất TX

TX

Chưa TX


SL

Tỷ lệ

%


SL

Tỷ lệ

%


SL

Tỷ lệ

%


1

Phương thức có tính khám

phá: Thực địa, thực tế, tham quan, cắm trại, trò chơi…


15


23.1


48


73.8


2


3.1


2.20


2

Phương thức có tính thể nghiệm, tương tác: Diễn đàn, Giao lưu, Hội thảo, Sân khấu hoá, Đóng vai, Thảo luận,

Trình diễn…


16


24.6


48


73.8


1


1.5


2.23


3

Phương thức có tính cống hiến: Thực hành lao động; Hoạt

động tình nguyện, nhân đạo....


15


23.1


49


75.4


1


1.5


2.22


4

Phương thức có tính nghiên cứu: Dự án, Khảo sát, Điều

tra, Sáng tạo công nghệ....


15


23.1


49


75.4


1


1.5


2.22

Trong các phương thức giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm được đưa ra khảo sát có thể thấy phương thức có tính thể nghiệm, tương tác như Diễn đàn, Giao lưu, Hội thảo, Sân khấu hoá, Đóng vai, Thảo luận, Trình diễn… được thực hiện thường xuyên nhất với điểm TB là

2.33. “Phương thức có tính cống hiến: Thực hành lao động; Hoạt động tình nguyện, nhân đạo” và “Phương thức có tính nghiên cứu: Dự án, Khảo sát, Điều tra, Sáng tạo công nghệ....” đều có mức điểm TB là 2.22. “Phương thức có tính khám phá: Thực địa, thực tế, tham quan, cắm trại, trò chơi…” có điểm TB thấp nhất là 2.2. Qua phỏng vấn nhanh một số GV tham gia khảo sát với câu hỏi “Trong các phương thức vừa khảo sát ở trên, theo thầy cô phương thức nào là ưu thế nhất đối với các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên”. Kết quả phỏng vấn nhanh có sự trung khớp với kết quả khảo sát sau khi đã xử lí phiếu đó là phương thức diễn ra trong phạm vi nhà trường như Diễn đàn, giao lưu, sân khấu hóa, trình diễn… được thực hiện thường xuyên vì có sự phù hợp cao với đặc điểm học sinh và điều kiện của nhà trường, phụ huynh học sinh.

Để tìm hiểu rõ hơn những hình thức giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cụ thể đã được thực hiện tại địa phương, chúng tôi tiếp tục khảo sát với câu hỏi số 4 phần phụ lục 1. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.4: Thực trạng hình thức giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên,

tỉnh Hưng Yên



STT


Nội dung công việc

Mức độ thực hiện


TBC

Rất TX

TX

Chưa TX

SL

Tỷ lệ

%

SL

Tỷ lệ

%

SL

Tỷ lệ

%


1

Hình thức thực tế, tham quan, cắm trại gắn với giáo dục các

quyền và bổn phận nhất định


25


38.5


38


58.5


2


3.1


2.35

2

Hình thức tổ chức các trò chơi có

chủ đề về quyền và bổn phận trẻ em

28

43.1

36

55.4

1

1.5

2.42

3

Hình thức diễn đàn, giao lưu về

chủ đề quyền và bổn phận trẻ em

21

32.3

42

64.6

2

3.1

2.29


4

Hình thức sân khấu hóa, trình diễn những tiết mục ở các thể loại có nội dung về quyền và bổn phận

trẻ em


28


43.1


36


55.4


1


1.5


2.42


5

Các hoạt động tình nguyện, nhân đạo, thực hành lao động nâng cao hiểu biết về quyền trẻ em và

những bổn phận trẻ phải thực hiện


19


29.2


43


66.2


3


4.6


2.25


4

Dự án hoặc các hoạt động sáng tạo có liên quan đến vấn đề quyền

và bổn phận của trẻ em


19


29.2


45


69.2


1


1.5


2.28

Hình thức “Hình thức tổ chức các trò chơi có chủ đề về quyền và bổn phận trẻ em” và “Hình thức sân khấu hóa, trình diễn những tiết mục ở các thể loại có nội dung về quyền và bổn phận trẻ em” là những hình thức tổ chức thường xuyên với mức điểm TB cao nhất là 2.42. Kết quả khảo sát này có sự

thống nhất với kết quả khảo sát về các phương thức chung ở trên. Hình thức “Các hoạt động tình nguyện, nhân đạo, thực hành lao động nâng cao hiểu biết về quyền trẻ em và những bổn phận trẻ phải thực hiện” là nội dung có điểm TB thấp nhất với 2.25. Các hình thức như “Hình thức thực tế, tham quan, cắm trại gắn với giáo dục các quyền và bổn phận nhất định” có điểm TB là 2.35; Hình thức diễn đàn, giao lưu về chủ đề quyền và bổn phận trẻ em có điểm TB là 2.29; Dự án hoặc các hoạt động sáng tạo có liên quan đến vấn đề quyền và bổn phận của trẻ em có điểm TB là 2,28. Như vậy dựa vào số liệu khảo sát có thể thấy có những điểm trùng với nội dung các phương thức ở trên song cũng có những điểm đánh giá đối lập nhau như “Hình thức thực tế, tham quan, cắm trại gắn với giáo dục các quyền và bổn phận nhất định” có điểm TB chung khá cao

2.35 điểm trong đó khảo sát phương thức ở bảng 2.3 thì điểm TB có 2.2. Để tìm hiểu thêm thông tin thực trạng, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn cô giáo

V.T.H.L - giáo viên trường THCS An Tảo với câu hỏi: “cô hãy xếp theo các mức độ thường xuyên của các hình thức giáo dục quyền và bổn phận trẻ em mà nhà trường tổ chức cho học sinh” thì được biết, các hoạt động giáo dục được tổ chức thường xuyên là các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường như diễn đàn, giao lưu, sân khấu hóa, các hoạt động tập thể vui chơi, giải trí; tiếp theo là các hoạt động như tham quan, thực tế; còn các hoạt động tình nguyện nhân đạo chúng tôi chỉ tổ chức trong phạm vi hẹp, các dự án để giáo dục quyền và bổn phận trẻ em hầu như chưa có ở các trường trên địa bàn.

2.2.4. Các lực lượng tham gia giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

Để tìm hiểu thực trạng các lực lượng tham gia giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh, chúng tôi tiến hành khảo sát với câu hỏi số 5 ở phần phụ lục

1. Kết quả khảo sát như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/02/2023