Giáo Dục Quyền Và Bổn Phận Trẻ Em Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm

chức hoạt động theo hướng tạo điều kiện để từng HS được tham gia trực tiếp và làm chủ thể của hoạt động, giúp học sinh củng cố thói quen tích cực, nền nếp trong học tập và sinh hoạt, hành vi giao tiếp ứng xử có văn hoá và tập trung hơn vào phát triển trách nhiệm cá nhân; trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình, cộng đồng; hình thành các giá trị của cá nhân theo chuẩn mực chung của xã hội; hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống; biết tổ chức công việc một cách khoa học; có hứng thú, hiểu biết về một số lĩnh vực nghề nghiệp, có ý thức rèn luyện những phẩm chất cần thiết của người lao động và lập được kế hoạch học tập, rèn luyện phù hợp với định hướng nghề nghiệp khi kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản”.

Nội dung Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên, với nghề nghiệp và được tổ chức thành 4 mạch hoạt động sau: Hoạt động hướng vào bản thân, Hoạt động hướng đến xã hội, Hoạt động hướng đến tự nhiên và Hoạt động hướng nghiệp.

Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được thực hiện trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học; theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường; với bốn loại hình hoạt động chủ yếu là Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc bộ; với sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên môn học, cán bộ tư vấn tâm lí học đường, cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cán bộ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, cán bộ phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Ban Giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong xã hội.

Các phương thức hoạt động trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở bậc THCS bao gồm:

Phương thức Khám phá; Phương thức Thể nghiệm, tương tác; Phương thức Cống hiến; Phương thức nghiên cứu. Nội dung đánh giá chủ yếu tập

trung vào sự đóng góp của học sinh cho các hoạt động tập thể, số giờ tham gia các hoạt động và việc thực hiện có kết quả hoạt động chung của tập thể. Ngoài ra, các yếu tố như động cơ, tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm, tính tích cực đối với hoạt động chung của học sinh cũng được đánh giá thường xuyên trong quá trình tham gia hoạt động. Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và đánh giá của cộng đồng; giáo viên chủ nhiệm lớp chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá [6].

1.2.4. Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm

Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh là một nội dung giáo dục quan trọng song chưa được đưa vào thành một nội dung giáo dục riêng biệt trong nhà trường. Giáo dục các quyền và bổn phận cho học sinh muốn đạt được kết quả cao cần gắn với các hoạt động sống để tăng cơ hội trải nghiệm việc thực hiện các bổn phận và quyền được hưởng của trẻ em.

Trong chương trình giáo dục nhà trường hiện nay chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là nội dung giáo dục bắt buộc. Nếu hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em khai thác dựa trên các ưu thế của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp sẽ góp phận chính thức hóa nội dung giáo dục quyền và bổn phận trẻ em trong nhà trường từ đó sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nội dung này.

Theo cách tiếp cận nghiên cứu của đề tài có thể hiểu “giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm là quá trình giáo viên lựa chọn và thiết kế các nội dung giáo dục quyền trẻ em, bổn phận trẻ em trong các chủ đề hoạt động trải nghiệm có ưu thế để tổ chức hoạt động giáo dục. Từ đó giúp học sinh nhận diện được các quyền và bổn phận của mình, chuyển hóa để thực hiện các bổn phận ngay trong chính hoạt động trải nghiệm được tổ chức ở nhà trường đồng thời có khả năng áp dụng vào các hoàn cảnh tương tự trong cuộc sống”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

1.2.5. Quản lí giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường Trung học cơ sở

* Quản lý giáo dục quyền và bổn phận trẻ em

Quản lý giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên - 4

Quản lí giáo dục quyền và bổn phận trẻ em là những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí nhà trường tới quá trình giáo dục các quyền và bổn phận cần thực hiện và những lực lượng có liên đới nhằm tổ chức và điều hành có hiệu quả mục tiêu, nội dung giáo dục quyền trẻ em và các bổn phận mà học sinh THCS cần thực hiện góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh.

* Quản lí giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường Trung học cơ sở

Đây là những tác động có mục đích, có kế hoạch của Hiệu trưởng nhà trường nhằm chỉ huy, điều hành giáo viên thiết kế, tổ chức các hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em gắn với chương trình hoạt động trải nghiệm ở trường THCS đạt được mục tiêu giáo dục quyền và bổn phận đề ra từ đó góp phần phát triển toàn diện nhân cách học sinh.

Dựa trên các chức năng quản lý, hoạt động quản lí giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh THCS được thực hiện thông qua hoạt động trải nghiệm là việc chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo việc lập kế hoạch giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm; tổ chức chỉ đạo giáo viên thực hiện kế hoạch giáo dục đã lập và kiểm tra việc thực hiện hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh dựa trên kế hoạch đó đồng thời xã định sự phát triển về nhận thức, thái độ và hành vi phù hợp với các quyền và bổn phận của học sinh sau khi được giáo dục từ giáo viên.

1.3. Một số vấn đề về giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua hoạt động trải nghiệm

1.3.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh Trung học cơ sở

Học sinh Trung học cơ sở trong độ tuổi từ 12-15 tuổi, đây là quãng thời gian diễn ra nhưng sự thay đổi đặc biệt có sự nhảy vọt về cả thể chất và tâm lí. Do sự trưởng thành và tích lũy ở giai đoạn trước các em đã có một vị trí xã hội

mới: hoàn toàn không còn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn. Đây là giai đoạn quá độ từ trẻ con sang người lớn, là giai đoạn đặc trưng với các dấu hiệu của tuổi dạy thì ở cả nam và nữ.

Đời sống tình cảm của học sinh bị chi phối bởi 2 yếu tố đó là sự cải tổ về mặt giải phẫu sinh lí dẫn đến sự phát dục (dậy thì) và hoạt động giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi, với người lớn của các em được mở rộng. Trẻ quan tâm nhiều hơn đến thế giới xung quanh, có ước mơ và nhen nhóm những hoài bão về tương lai. Cuối độ tuổi THCS các em có sự rung động với bạn khác giới, xuất hiện các biểu hiện của tình yêu, tuy nhiên tình cảm mang màu sắc cảm tính bắt nguồn từ sự cảm mến những ưu điểm nổi trội của bạn khác giới.

Ở lứa tuổi THCS, học sinh bắt đầu quan tâm đến hình dáng bên ngoài, những cảm xúc giới tính xuất hiện, có sự chú ý đến hành vi, cử chỉ lời nói để khẳng định sự trưởng thành của bản thân.

Do sự phát triển mất cân đối của hệ cơ và hệ xương, học sinh độ tuổi này lóng ngóng, vụng về, hậu đậu. Học sinh luôn cho mình là người lớn trong khi khả năng và sự phát triển của độ tuổi chưa phải là một cá nhân đã trưởng thành. Tính tình xốc nổi, hiếu thắng và muốn thể hiện bản thân, đây là độ tuổi diễn ra sự khủng hoảng mạnh trong tâm lí của học sinh.

Như vậy, muốn giáo dục các em biết được mình có các quyền nào đồng thời có nghĩa vụ phải thực hiện bổn phận gì có vai trò đặc biệt quan trọng với lứa tuổi này. Tuy nhiên để giáo dục có hiệu quả giáo viên phải nắm được các đặc điểm tâm sinh lí của học sinh, có sự quan tâm đúng mức đến tâm tư, nguyện vọng của các em để kịp thời có những điều chỉnh đối với những hành vi lệch lạc.

1.3.2. Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh

i. Đặc điểm của quá trình giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh

Quá trình giáo dục quyền và bổn phận cho trẻ em là quá trình tổ chức đa dạng các loại hình hoạt động và giao lưu cho học sinh, tạo môi trường để học

sinh có cơ hội trải nghiệm thực tế thông qua đó chuyển hóa một cách tự giác yêu cầu về việc thực hiện quyền, bổn phận của trẻ em thành nhu cầu thể hiện hành vi, thói quen phù hợp với quyền và bổn phận. Quá trình giáo dục này mang các đặc điểm sau:

Quá trình giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh mang tính pháp luật

Thực hiện quá trình giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh hướng đến mục đích trạng bị cho học sinh những hiểu biết các quyền và bổn phận trẻ em được quy định trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em và Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Công ước quốc tế là văn bản pháp luật tiến bộ nhất quy định những vấn đề liên quan đến trẻ em được thừa nhận trên toàn thế giới, được cụ thể hóa trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở Việt Nam. Việc tuân thủ, thực hiện các điều khoản trong Công ước và trong Luật được đảm bảo bằng pháp luật của Nhà nước.

Quá trình giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh hướng tới thực hiện mục tiêu giáo dục cấp học.

Giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh chính là quá trình thực hiện hướng tới mục tiêu thiết lập cho học sinh những hiểu biết căn bản về xã hội. Tạo ra nền tảng cho sự hình thành phẩm chất đạo đức và kỹ năng để các em vững vàng hơn trong cuộc sống ở giai đoạn tiếp theo.

Quá trình giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh phải đặc biệt chú ý đến đặc điểm nhân cách của các em.

Để biến những điều luật, những quy định cứng nhắc trở nên dễ hiểu, dễ cảm nhận và có tác dụng giáo dục không có cách nào đem lại hiệu quả cao hơn khi được tích hợp trong các hoạt động giáo dục của nhà trường

ii. Các con đường giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh trong nhà trường Giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh trong nhà trường thông qua

con đường dạy học và tổ chức hoạt động giáo dục.

Dạy học là một trong những con đường cơ bản để giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh. Chương trình dạy học trong nhà trường hiện nay chưa biên soạn nội dung giáo dục quyền và bổn phận là một môn độc lập mà được tích hợp trong các bài học của môn Giáo dục công dân...Thông qua các bài học gắn với các quyền và bổn phận giúp học sinh sẽ tăng cường nhận thức và sự hiểu biết để từ đó hình thành thái độ tích cực đồng thời biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào những tình huống cụ thể của đời sống.

Hoạt động giáo dục là môt con đường ưu thế để giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh, trong thực tế chương trình giáo dục này được áp dụng ở các tiết chào cờ, tiết sinh hoạt lớp hoặc trong các hoạt động tập thể khác của trường, của lớp. Hoạt động giáo dục là môi trường thuận lợi để giáo dục quyền trẻ em một cách toàn diện, có hệ thống.

iii. Nội dung và phương pháp giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh

* Nội dung giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh tiểu học người Tày - Nùng Hình thành cho học sinh những tri thức, hiểu biết về nội dung các quyền

và bổn phận của trẻ em đã được quy định trong các văn bản pháp luật. Đó là các quyền thuộc 4 nhóm quyền trong công ước gồm quyền được sống còn, quyền được phát triển, quyền được bảo vệ, quyền được tham gia và bổn phận người con trong gia đình, học sinh ở nhà trường và bổn phận người công dân tại cộng đồng sinh sống. Giáo dục cho học sinh kỹ năng thực hiện các quyền và bổn phận của mình trong học tập ở nhà trường, trong sinh hoạt gia đình và khi tham gia các hoạt động xã hội. Giáo dục cho học sinh thái độ tích cực và sự tự ý thức về việc thực hiện quyền và bổn phận của bản thân trong các mối quan hệ xung quanh. Giáo dục tăng cường khả năng vận dụng sáng tạo các quyền và bổn phận của học sinh vào các tình huống khác nhau. Từ đó giúp học sinh có khả năng thích nghi và thực hiện có hiệu quả các quyền và bổn phận của mình, biết bảo vệ bản thân khi bị xâm phạm.

* Các phương pháp giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh tiểu học người Tày - Nùng

Quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục quyền - bổn phận cho học sinh tiểu học sử dụng tri thức văn hóa bản địa có thể được tổ chức với hai nhóm phương pháp giáo dục sau:

* Nhóm 1: Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục Phương pháp tổ chức tọa đàm, thảo luận

Phương pháp rèn luyện các hành vi phù hợp với quyền và bổn phận thông qua các bài tập tình huống hoặc trải nghiệm qua các hoạt động văn hóa tại địa phương.

Phương pháp tổ chức trò chơi Phương pháp kể chuyện

Phương pháp hỏi - đáp giữa giáo viên và học sinh Phương pháp giảng giải

Phương pháp giáo dục bằng tình huống và sắm vai giải quyết tình huống

1.3.3. Mục đích giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường Trung học sơ sở

Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sẽ giúp khắc phục những hạn chế của thực trạng giáo dục trong các nhà trường đó là giúp học sinh gắn tri thức lý thuyết với thực tiễn cuộc sống. Đây là phương thức giáo dục trong đó học sinh được thể nghiệm các quyền của bản thân đồng thời phải thể hiện được các hành vi phù hợp với bổn phận trong các hoạt động giáo dục. Phương thức phối hợp này dựa vào những ưu thế sau đây của hoạt động trải nghiệm:

- Nội dung hoạt động trải nghiệm gắn với đời sống thực tiễn, địa phương, cộng đồng, đất nước và dễ vận dụng vào thực tế; được tích hợp từ nhiều lĩnh vực giáo dục, môn học và thiết kế thành các chủ đề mang tính chất mở và tương đối độc lập với nhau để học sinh và nhà trường lựa chọn, tổ chức thực

hiện một cách phù hợp, hiệu quả. Chính trong quá trình này, các quyền bổn phận của học sinh được thể hiện theo những cách tự nhiên nên dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng.

- Hoạt động trải nghiệm sẽ tạo môi trường học tập mới mẻ, sinh động cho học sinh, khắc sâu những quyền và bổn phận cơ bản làm cho nhận thức toàn diện hơn, mở rộng sự hiểu biết của mình.

- Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh tiếp nhận kiến thức về các quyền và bổn phận khô cứng theo luật bằng những hình thức hoạt động sinh động, sôi nổi, mở rộng môi trường hoạt động, ít gò bó mà hiệu quả giáo dục rất tích cực, góp phần củng cố thêm kiến thức cho học sinh.

- Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh thỏa mãn được nhu cầu muốn tìm hiểu, khám phá những quyền và bổn phận cơ bản trong thực tiễn cuộc sống của học sinh, đó lại chính là đặc điểm nổi bật của học sinh lứa tuổi THCS.

Vì vậy, để học sinh tiếp cận với các quyền và bổn phận một cách đầy đủ, khoa học hơn thì bên cạnh với việc sử dụng phương pháp giáo dục quyền và bổn phận gắn với các tiết học trên lớp ở các môn học có ưu thế, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm để giáo dục quyền và bổn phận sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Giúp học sinh được tiếp nhận các quyền và bổn phận của mình một cách nhẹ nhàng, chủ động hơn, đồng thời các quyền và bổn phận ấy lại được học sinh suy ngẫm, đánh giá thông qua các hoạt động trải nghiệm từ đó hiểu sâu hơn, có kỹ năng vận dụng tốt hơn trong đời sống hàng ngày, tạo sự gắn bó chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn cuộc sống.

1.3.4. Nội dung giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm

Theo cách tiếp cận của khoa học giáo dục đồng thời căn cứ vào mục đích của quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm, nội dung của quá trình giáo dục được xác định là:

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 28/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí