Đối Với Lãnh Đạo Trường Phổ Thông Dtnt Hòa An

cán bộ quản lý và giáo viên được hỏi vẫn tin tưởng vào khả năng có thể triển khai phương pháp này.

So sánh tương quan thứ bậc giữa tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp cho thấy: mối tương quan thứ bậc giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý có tương quan thuận và chặt chẽ, nghĩa là tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý có độ phù hợp cao. Cụ thể:

Biện pháp 1: Tính cấp thiết có điểm trung bình cao nhất ( X = 2,88 đ ) xếp thứ bậc 1; tính khả thi điểm trung bình ( X = 2,90 đ ) xếp thứ bậc 1.

Biện pháp 2: Tính cấp thiết có điểm trung bình là ( X = 2,85 đ ), xếp thứ bậc 2; tính khả thi có điểm trung bình là ( X = 2,36 đ ), xếp thứ bậc 2.

Biện pháp 3: Tính cấp thiết có điểm trung bình là ( X = 2,80 đ ) xếp thứ bậc 3; tính khả thi có điểm trung bình là ( X = 2,36 đ ), xếp thứ bậc 3.

Biện pháp 4: Tính cấp thiết có điểm trung bình là ( X = 2,75 đ ), xếp thứ bậc 4; tính khả thi có điểm trung bình là ( X = 2,30 đ ), xếp thứ bậc 4.

Biện pháp 5: Tính cấp thiết có điểm trung bình là ( X = 2,70 đ ), xếp thứ bậc 5; tính khả thi có điểm trung bình là ( X = 2,30 đ ), xếp thứ bậc 5.

Biện pháp 6 : Tính cấp thiết có điểm trung bình là ( X = 2,63 đ ) xếp thứ 6; tính khả thi có điểm trung bình là ( X = 2,20 đ ), xếp thứ bậc 6.

Tóm lại từ kết quả khảo sát có thể rút ra kết luận như sau:

Tất cả 6 biện pháp đều được đánh giá cao về tính cần thiết và tính khả thi. Trong đó, biện pháp 1 có tỷ lệ đánh giá về tính cần thiết cao nhất và cũng là biện pháp có tỷ lệ đánh giá về tính khả thi cao nhất. Biện pháp 6 có tỷ lệ đánh giá về tính cần thiết thấp nhất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Xét tỷ lệ đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy cả 6 biện pháp đều được đánh giá cao. Chứng tỏ các biện pháp được đề xuất đều đảm bảo tính khoa học, đúng đắn, phù hợp với thực tiễn trong quá trình quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh hiện nay. Điều đó cho thấy các biện pháp nêu trên đều có cơ sở và có thể áp dụng được vào trong thực tiễn công tác

quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh nội trú trường phổ thông DTNT Hòa An.

Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú Hòa An, tỉnh Cao Bằng - 13


Kết luận chương 3


Biện pháp tăng cường quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh nội trú trường Phổ thông DTNT Hòa An xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, đáp ứng cán bộ nguồn cho huyện Hòa An. Các biện pháp nêu trên đều hướng vào khơi dậy ý thức tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu, lòng say mê học tập và ý chí tiến thủ vươn lên trong học tập cũng như trong rèn luyện đạo đức, lối sống, nếp sống trên cơ sở tổ chức, hướng dẫn của các cán bộ quản lý, bao gồm cả Ban quản lý ký túc xá và giáo viên.

Biện pháp ban hành quy chế quản lý hoạt động giáo dục nếp sống cho học sinh nội trú phải gắn với biện pháp tăng cường tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng động cơ thái độ học tập, rèn luyện đạo đức, nếp sống văn hóa cho học sinh, các biện pháp còn lại có mối quan hệ thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một chỉnh thống nhất thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Các biện pháp nêu trên đều được đánh giá là cần thiết và khả thi. Nếu được thực hiện đồng bộ sẽ tăng cường được hoạt động quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh nói chung và học sinh nội trú nói riêng. Nếp sống văn hóa của học sinh chắc chắn sẽ được cải thiện.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu thu được, có thể rút ra các kết luận sau:

1.1. Hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa, quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở các trường phổ thông DTNT nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho các em, giúp các em thấy được những giá trị tốt đẹp của con người với những chuẩn mực của cuộc sống đương đại để các em lĩnh hội thành của chính mình và để rồi các em được thể hiện ra bằng chính hành vi tương ứng của mình, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, một xã hội văn minh, đáp ứng mục tiêu giáo dục THCS trong giai đoạn hiện nay.

Hiện nay, trong các nhà trường THCS ở nước ta đang rất quan tâm đến việc giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh để giúp các em không chỉ có hiểu biết tốt mà còn có các kỹ năng để thực hiện tốt những việc mình muốn làm, nhưng vấn đề giáo dục nếp sống văn hóa còn là vấn đề mà các nhà trường chưa thật sự quan tâm.

1.2. Quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục đạt mục tiêu đã đề ra. Quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa ở đây được hiểu là các hoạt động giáo dục nếp sống được tổ chức một cách chặt chẽ, có mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện và các nguồn lực hỗ trợ để đảm bảo thực hiện các mục tiêu đã xác định.

Quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh nội trú bao gồm quản lý mục tiêu giáo dục nếp sống văn hóa, quản lý nội dung hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa, quản lý phương pháp giáo dục nếp sống văn hóa, quản lý việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa, quản lý cơ sở vật chất hỗ trợ cho hoạt động giáo dục.

1.3. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy: nếp sống văn hóa của học sinh trường phổ thông DTNT Hòa An đang được cán bộ quản lý, giáo viên đặc biệt

quan tâm. Làm chuyển biến dần sự nhận thức từ đội ngũ cán bộ giáo viên đến học sinh về tầm quan trọng và sự cần thiết của nếp sống văn hóa. Đội ngũ cán bộ giáo viên có trách nhiệm, toàn tâm, toàn ý, thống nhất hành động theo mục tiêu đề ra. Tính tự giác thực hiện theo nếp sống văn hóa của học sinh có sự chuyển biến rõ nét.

Tuy đã có nhiều kết quả song nếp sống của học sinh vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định: Học sinh có nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của nếp sống văn hóa, nhưng chưa thể hiện bằng hành động cụ thể, còn thiếu sự cầu tiến, nỗ lực trong việc xây dựng và thực hiện nếp sống văn hóa. Tính tự quản nếp sống của tập thể lớp chưa cao. Các biện pháp quản lý nếp sống của học sinh chưa đủ mạnh, chưa tác động toàn diện đến đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh. Chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp, chưa bền vững.

Nguyên nhân chủ yếu là lãnh đạo nhà trường chưa thể chế hóa các chương trình hành động, các biện pháp quản lý nếp sống văn hóa của học sinh, chưa thường xuyên kiểm tra, đánh giá, giám sát.

1.4. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh chúng ta phải thực hiện tốt các biện pháp sau đây:

Biện pháp 1: Trang bị kiến thức, kỹ năng cho cán bộ giáo viên và học sinh về giáo dục nếp sống văn hóa

Biện pháp 2: Xây dựng và hoàn thiện quy chế quản lý học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú

Biện pháp 3: Phối hợp chặt chẽ các tổ, phòng ban trong quản lý trường học

Biện pháp 4: Phát huy vai trò tự quản của học sinh thông qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Biện pháp 5: Thực hiện công tác kiểm tra đánh giá và chế độ thi đua khen thưởng trong nhà trường

Biện pháp 6: Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động của học sinh

nội trú

1.5. Mỗi biện pháp quản lý được đề xuất đều có ý nghĩa, vai trò riêng nhưng chúng có mối quan hệ thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất thúc đẩy nhau phát triển. Do đó, quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh nội trú không thể thực hiện từng biện pháp riêng lẻ, rời rạc mà cần thực hiện một cách đồng bộ để phát huy tác dụng của chúng.

1.6. Các biện pháp quản lý giáo dục nếp sống văn hóa đã được khảo nghiệm qua ý kiến, cán bộ quản lí, giáo viên và chuyên gia. Kết quả cho thấy: các biện pháp đều được khẳng định là cần thiết và có tính khả thi.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng

Tiếp tục thực hiện Thông báo số 178-TB/TW của Ban Bí thư về tăng cường nghiên cứu và chỉ đạo vấn đề gia đình: “…đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa ở tất cả các địa phương, coi đây là công tác trọng tâm của cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa hiện nay”, thực hiện kết luận tại Hội nghị lần thứ 9 ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa IX: “…Tăng cường quản lý nhà nước, hoàn thiện cơ chế, chính sách và giải pháp đẩy mạnh việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh; hình thành các giá trị con người mới, giá trị xã hội mới làm cơ sở và động lực cho đất nước phát triển nhanh và bền vững”; Sở giáo dục và đào tạo Cao Bằng cần cụ thể hóa chủ trương của Ban Bí thư, kết luận tại Hội nghị lần thứ 9 ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa IX xây dựng văn bản hướng dẫn, các tiêu chí thi đua triển khai đồng bộ đến tất cả các trường đại học, cao đẳng, THCS.... trong toàn quốc nhằm đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa trong các trường học, đặc biệt lưu ý đến công tác xây dựng kí túc xá văn hóa.

2.2. Đối với lãnh đạo trường phổ thông DTNT Hòa An

- Cần có sự đầu tư mạnh mẽ, đồng bộ để tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động của học sinh ở kí túc xá. Xây dựng văn bản quy định cơ chế phối hợp hoạt động giữa ban quản lí kí túc xá với các phòng, tổ, giáo viên

chủ nhiệm, Đoàn thanh niên và Công đoàn nhà trường để làm hành lang pháp lý giúp các đơn vị trong nhà trường phối hợp một cách tốt nhất, hiệu quả nhất trong việc quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh .

- Tăng cường cán bộ có phẩm chất, năng lực quản lý, tổ chức hoạt động cho Ban quản lí kí túc xá để nâng cao đời sống tinh thần, hình thành thói quen tốt, nếp sống văn hóatrên tất cả các lĩnh vực cho học sinh nội trú, trong đó chú ý các lĩnh vực giao tiếp, ứng xử, học tập, hoạt động cá nhân, tập thể… Tạo điều kiện để Ban quản lí kí túc xá đi tham quan, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm ở các trường bạn việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện học sinh ở kí túc xá.

- Chỉ đạo Ban quản lí kí túc xá xây dựng Ban tự quản học sinh ở kí túc xá, cải tiến nội dung, hình thức quản lý nếp sống văn hóa của học sinh, thường xuyên giữ mối liên hệ với gia đình, phụ huynh của học sinh để kết hợp quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh.

- Tích cực đẩy mạnh các hoạt động thi đua xây dựng nếp sống văn hóa ở kí túc xá, thường xuyên kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, động viên những thành viên có nhiều sáng kiến cải tiến, quản lý giáo dục nếp sống văn hóa học sinh ở kí túc xá có hiệu quả thiết thực. Phê bình những tập thể, cá nhân không thực hiện nghiêm túc quy định của nhà trường và vi phạm nội quy kí túc xá.

2.3. Đối với học sinh ở Kí túc xá trường phổ thông DTNT Hòa An

- Nâng cao ý thức tự giác, tự quản, tự chịu trách nhiệm trong các hoạt động của kí túc xá. Rèn luyện nếp sống “Sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật” mà cụ thể và gần nhất là ý thức chấp hành quy định, quy chế của Sở giáo dục và đào tạo, nội quy, nề nếp của nhà trường, kí túc xá học sinh.

- Mỗi học sinh biết biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục, tích cực trong các hoạt động thi đua, xây dựng và thực hiện nếp sống văn hóatrong giao tiếp, ứng xử, học tập, sinh hoạt cá nhân,…thực hiện tốt những công việc, những phần việc ngay cả khi không có sự giám sát của thầy cô, cán bộ quản lý kí túc xá, gia đình và bạn bè.

2.4. Đối với Đoàn thanh niên trường phổ thông dân tộc nội trú Hòa An

+ Phối hợp các buổi tọa đàm, sinh hoạt về các chuyên đề tự học tại ký túc xá, hoạt động rèn luyện đạo đức, bài trừ tệ nạn xã hội ra khỏi ký túc xá.

+ Phát triển mạnh các câu lạc bộ, nhóm học, nhóm quản lý, nhóm trực ban... để học sinh trao đổi kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng học tập, kiểm tra, giám sát hoạt động tự học tại ký túc xá và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của trường, trên lớp học, cũng như tại ký túc xá.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ac-nôn-đốp A.I (chủ biên) (1981), Cơ sở lý luận văn hóa Mác - Lênin, người dịch Hoàng Vinh - Nguyễn Văn Hy, nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội.

2. Hoàng Anh (chủ biên) (2007), Hoạt động - Giao tiếp - Nhân cách, nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội.

3. Ban tư tưởng văn hóa Trung ương, Một số Văn kiện của Đảng về công tác tư tưởng - văn hóa, tập 2 (1986-2000), Nxb CTQG, Hà Nội.

4. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Thị Thu Huyền (2013), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý trường Phổ thông dân tộc nội trú. Dự án PTGV THPT & TCCN - Vụ Giáo dục dân tộc - Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Nxb Văn hóa - Thông tin.

5. Bêlôva (1977), Bàn về vấn đề khái niệm lối sống. Ủy Ban Khoa học xã hội- Viện xã hội học.

6. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2008), Quy chế Tổ chức và Hoạt động củatrường Phổ thông Dân tộc Nội trú.

7. Phạm Vũ Dũng (1996), Văn hóa giao tiếp, Nxb Văn hóa thông tin.

8. Vũ Dũng (1997), “Nếp sống sinh viên”, Tạp chí Thanh niên khoa học.

9. Phạm Ngọc Định (1994), “Giáo dục lối sống mới”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục.

10.Phạm Thị Đức (1992), Động cơ nhận thức trong hoạt động học tập của học sinh, NCGD số 4/1992 trang 21-22.

11.Lã Thu Hà (1995), Kỹ năng giao tiếp của giáo sinh người dân tộc, Hà Nội.

12.Ngô Công Hoàn, Hoàng Anh (1998), Giao tiếp sư phạm, Nxb Giáo dục Hà Nội. 13.Đặng Thành Hưng (2010), “Bản chất của quản lý giáo dục”, Tạp chí Khoa

học giáo dục, số 60.

14.Đỗ Huy (2001), Xây dựng MTVH ở nước ta hiện nay từ góc nhìn giá trị học, viện văn hóa, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 09/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí