Thực Trạng Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Giáo Dục Hướng Nghiệp‌


của học sinh qua các hoạt động ngoài trường cũng được thực hiện tuy nhiên chỉ ở mức độ bắt buộc phải thực hiện như kỹ năng hợp tác nhóm, kỹ năng tự giải quyết vấn đề, kỹ năng thông tin, kỹ năng chung sống... chứ không căn cứ vào các chuẩn năng lực hướng nghiệp để thực hiện.

2.2.7. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục hướng nghiệp‌

Để khảo sát thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả GDHN chúng tôi tiến hành khảo sát với tổng số 876 phiếu gồm (CBQL, GV, HS, cán bộ doanh nghiệp, cán bộ Sở GD&ĐT). Tùy từng nội dung cần khai thác mà chúng tôi lựa chọn thông tin trong các phiếu khác nhau. Kết quả đánh giá thực trạng như sau:

2.2.7.1. Việc sử dụng các tiêu chí trong đánh giá kết quả học tập của học sinh

Do chương trình chưa có hệ thống tiêu chí cụ thể vì vậy việc đánh giá kết quả học tập của học sinh hiện nay vẫn dựa trên mục đích, yêu cầu của bài học, môn học. Vì vậy, có thể củng một sản phẩm hoặc một thao tác nghề nghiệp sẽ có những đánh giá khác nhau ở các giáo viên khác nhau. Thực trạng này dẫn đến kết quả đánh giá không nhất quán, không khẳng định được năng lực hướng nghiệp của học sinh đã đạt khi có nhiều ý kiến khác nhau.

Kết quả điều tra cho thấy việc đánh giá kết quả học tập của học sinh không hẳn đã tuân thủ đúng mục tiêu của dạy học (tích hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ).

2.2.7.2. Các nội dung đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Kết quả thăm dò các nội dung đánh giá kết quả học tập cho thấy, giáo viên thường tập trung vào đánh giá kiến thức (67,7%), sản phẩm (51,8%), chỉ có một số ít đánh giá quy trình thực hiện hoặc kết hợp cả hai. Sự phối hợp hoạt động với người khác trong nhóm, năng suất thực hiện lao động nghề phổ thông và thái độ trong quá trình thực hiện ít được đánh giá.

2.2.7.3. Hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh

Kết quả nghiên cứu được cho thấy: Các hình thức KTĐG chủ yếu là đánh giá định kỳ (64,4 - 68%) và đánh giá tổng kết (84,9% - 90,1%) chương, học phần, môn học hoặc cuối học kỳ, cuối năm... Việc đánh giá kết quả thực hiện công việc theo bài học nhằm cung cấp thông tin phản hồi đến học sinh giúp họ thưởng xuyên điều chỉnh hoạt động học tập chưa hoặc rất ít khi được thực hiện (93,2%). KTĐG sơ bộ trước khi bắt đầu môn, bài học là nhằm xác định mức độ năng lực hướng nghiệp


ban đầu của người học để lựa chọn nội dung, phương pháp phù hợp đối với mỗi học sinh được hầu như người dạy không thực hiện

2.2.7.4. Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập

Để đánh giá thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả học sinh thì phiếu hỏi được thiết kế cho 4 nhóm đối tượng gồm: CBQL, GV, học sinh, cán bộ phụ trách GDHN tại cơ sở liên kết cho thấy:

Bảng 2.5. Ý kiến về mức độ sử dụng phương pháp đánh giá kết quả GDHN cho học sinh‌


Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Chưa thực

hiện

Đánh giá qua bài thi lý thuyết

90.1

9.9

0

Đánh giá qua bài thi thực hành

45.3

35.1

19.6

Đánh giá qua hồ sơ học tập

53.3

44.5

0.2

Đánh giá qua bài tập dự án

62.4

11.7

25.9

Tự đánh giá

75.8

8.6

15.6


100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Đánh giá qua Đánh giá qua Đánh giá qua Đánh giá qua Tự đánh giá bài thi lý thuyết bài thi thực hồ sơ học tập bài tập dự án

hành

Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa thực hiện


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 304 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 13

Biểu đồ 2.7. Ý kiến về mức độ sử dụng PPĐG kết quả học tập của học sinh‌

Nhìn vào Biểu đồ 2.5. cho thấy, các phương pháp KTĐG được thường xuyên sử dụng là viết tự luận (90,1%), kiểm tra thực hành (43,5%), vấn đáp (12,9%). Các phương pháp được người dạy sử dụng thường xuyên nhằm hỗ trợ việc đánh giá như: Đánh giá qua hồ sơ học tập (55,3%); tự đánh giá (15,6%); đánh giá đồng đẳng (1,9%) và thực hiện bài tập dự án (25,9%). Cho thấy phương pháp đánh giá của giáo viên cũng đã theo hướng tích cực. Tuy nhiên phần lớn giáo viên vẫn đánh giá theo kinh nghiệm chủ quan, định tính.


Như vậy, phương pháp KTĐG kết quả học tập của học sinh ở các trường THPT đều chưa đa dạng mặc dù các trường đã có quan tâm hơn tới các năng lực hướng nghiệp của học sinh song các phương pháp KTĐG được sử dụng chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh cũng như hình thành ở họ kỹ năng tự đánh giá.

2.3. Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ

thông tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Để đánh giá được thực trạng quản lý GDHN, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của 876 người (gồm 26 CBQL, 53GV, 34 cán bộ doanh nghiệp, 727 học sinh, 36 CB Sở và Phòng Giáo dục và Đào tạo). Nội dung đánh giá thực trạng quản lý GDHN gồm: Thực trạng quản lý mục tiêu GDHN; thực trạng quản lý nội dung chương trình GDHN; thực trạng quản lý hình thức GDHN; thực trạng quản lý phương pháp, phương tiện GDHN; thực trạng quản lý hoạt động dạy học; thực trạng quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả GDHN thông qua 4 chức năng quản lý chính đó là chức năng lập kế hoạch thực hiện, thực trạng tổ chức thực hiện, thực trạng chỉ đạo thực hiện và thực trạng kiểm tra đánh giá việc thực hiện.

2.3.1. Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu giáo dục hướng nghiệp trong bối cảnh đổi mới giáo dục‌

Việc quản lý thực hiện mục tiêu GDHN được đánh giá qua việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và đánh giá việc triển khai thực hiện việc xây dựng chương trình GDHN; Lập kế hoạch GDHN, quyết định hình thức GDHN; quyết định phương pháp giảng dạy; Tổ chức GDHN theo mục tiêu; Tổ chức kiểm tra đánh giá mục tiêu.

Về triển khai thực hiện xây dựng chương trình GDHN: Hầu hết các trường đều triển khai xây dựng chương trình môn học đầy đủ;trong cấu tạo chương trình GDHN cũng gồm có các tiêu chuẩn cụ thể về kiến thức, kỹ năng, thái độ cho từng môn học, chủ đề cụ thể.

Kế hoạch GDHN được các trường thực hiện khá nghiêm túc, theo đánh giá của cán bộ quản lý các trường thì có tới 64,2% (phụ lục 16) các ý kiến của CBQL cho rằng có thực hiện và thực hiện rất đầy đủ.

Chỉ đạo lựa chọn hình thức GDHN để thực hiện mục tiêu: Nhiều trường không lựa chọn được các hình thức mong muốn như lớp cạnh xí nghiệp, liên kết


doanh nghiệp trong dạy học thực hành. Lý do có thể nhận thấy rất rõ đó là do các trường THPT còn bị hạn chế về mặt kinh phí và chính sách hợp tác nên chưa thể lựa chọn các hình thức GDHN phù hợp với yêu cầu về các điều kiện đảm bảo cho GDHN. Hầu hết các trường chỉ lựa chọn những hình thức GDHN trong khuôn khổ của nhà trường có thể quyết định vì vậy việc xây dựng cơ chế hợp tác nhà trường - xí nghiệp là cần thiết để hỗ trợ các trường THPT giải quyết được vấn đề cấp thiết bắt buộc nhằm đảm bảo hình thành các năng lực hướng nghiệp cho người học.

Chỉ đạo GV lựa chọn phương pháp giảng dạy theo yêu cầu thực hiện mục tiêu GDHN: Kết quả điều tra cho thấy, trong GDHN việc chỉ đạo GV ứng dụng các phương pháp giảng dạy tích cực trong đó có giảng dạy tích hợp lý thuyết và thực hành trong cùng một giờ học là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không phải giáo viên nào cũng có khả năng vừa dạy lý thuyết, vừa thao tác thực hành mẫu và hướng dẫn học sinh thực hành được. Ở nhiều trường vẫn phải phân công giáo viên giảng dạy lý thuyết riêng (giờ học lý thuyết riêng) và giáo viên giảng dạy thực hành riêng (giờ học thực hành riêng), kết quả là giờ lý thuyết học quá nhiều kiến thức trong khi giờ thực hành học sinh chỉ được thao tác một phần kiến thức có được hoặc sự chênh nhau giữa giáo viên giảng dạy lý thuyết và giáo viên giảng dạy thực hành dẫn tới học sinh mất đi cơ hội vừa lĩnh hội tri thức mới, vừa hình thành năng lực hướng nghiệp. Đây cũng là vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến hình thành thái độ hướng nghiệp đối với học sinh. Từ thực tế trên cho thấy, cần thiết phải bồi dưỡng đội ngũ giáo viên khả năng giảng dạy môn học/ chủ đề cho học sinh thông qua bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tích hợp.

Đối với việc chỉ đạo tổ chức GDHN theo mục tiêu đề ra: Qua phân tích kết quả điều tra định tính và định lượng cho thấy, các trường THPT có quản lý GDHN theo mục tiêu đã đề ra tương đối tốt với 87,7% ý kiến đánh giá của CBQL và 64,7% ý kiến đánh giá của giáo viên (phụ lục 16) cho rằng trường THPT đã thực hiện đạt mức độ khá tốt. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm ở đây đó là mục tiêu đề ra đối với mỗi nghề đã đúng và đủ để hình thành các năng lực hướng nghiệp cho người học hay chưa cần được quan tâm cụ thể hơn.

Tổng hợp kết quả phân tích thông tin điều tra cho thấy, trong GDHN thì xây dựng mục tiêu GDHN căn cứ tiêu chuẩn năng lực hướng nghiệp là quan trọng nhất


thì hầu hết các trường chưa cập nhật dược các yêu cầu năng lực hướng nghiệp hiện tại. Vì vậy cần thiết phải cập nhật mục tiêu GDHN thường xuyên hơn.

Bảng 2.6. Ý kiến đánh giá của CBQL, GV, HS về việc quản lý thực hiện mục tiêu GDHN

TT

Nội dung quản lý


Mức độ thực hiện

Thứ

bậc

Tốt

Khá

TB

Yếu

TB

1

Lập kế hoạch quản lý thực hiện

mục tiêu GDHN

S. lượng

343

212

311

10

3.4

1

Tỉ lệ %

39.56

24.45

35.87

0.12

2

Tổ chức thực hiện mục tiêu

GDHN

S. lượng

315

376

125

60

3.3

2

Tỉ lệ %

36.3

43.4

14.4

1.74

3

Chỉ đạo thực hiện mục tiêu

GDHN

S. lượng

288

154

392

42

2.8

3

Tỉ lệ %

33.2

17.8

45.2

3.81

4

Kiểm tra đánh giá thực hiện

mục tiêu GDHN

S. lượng

211

125

257

283

2.4

4

Tỉ lệ %

24.3

14.4

29.6

31.6


Tổng






3.0


Kết quả thống kê tại bảng 2.6 cho thấy việc quản lý mục tiêu GDHN được thực


hiện ở mức khá X

= 3.0. Có 36,3% đến 39,5% ý kiến cho rằng việc lập kế hoạch và tổ

chức thực hiện mục tiêu GDHN ở mức độ tốt. Việc kiểm tra đánh giá vẫn là khâu được ít quan tâm nhất, trên 60% ý kiến đánh giá thực hiện ở mức độ TB và yếu.

Nhìn chung việc quản lý thực hiện mục tiêu có tương đối ổn khi so điểm


trung bình đánh giá khá vào khoảng X

= 3.0 tuy nhiên khâu đánh giá là quan trọng

để điều chỉnh quy trình quản lý thì bị bỏ ngỏ vì vậy việc quản lý thực hiện mục tiêu GDHN nhằm hình thành các năng lực nghề nghiệp cho người học không được quan tâm nhiều mà chủ yếu quản lý dựa vào cấu tạo chương trình đã xây dựng sẵn.

2.3.2. Thực trạng quản lý nội dung, chương trình giáo dục hướng nghiệp trong bối cảnh đổi mới giáo dục‌

Việc quản lý nội dung chương trình GDHN thể hiện qua việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và đánh giá việc xây dựng và thực hiện nội dung chương trình GDHN.

Quản lý nội dung chương trình GDHN gồm: quản lý xây dựng chương trình, quản lý thực hiện chương trình, quản lý phát triển chương trình GDHN. Về thực trạng xây dựng nội dung chương trình, cũng giống như thực trạng xây dựng mục tiêu phần chương trình tự chọn, phần chương trình GDHN cơ bản hầu như theo chương trình đã được Bộ GD & ĐT phê duyệt.


Tiến hành thăm dò ý kiến và qua phỏng vấn sâu CBQL, GV, người học, CB liên

kết ở các trường THPT thuộc phạm vi khảo sát cho thấy việc quản lý thực hiện nội


dung chương trình GDHN (Bảng 2.7) được thục hiện ở mức khá X

= 2.8 trong đó

việc lập kế hoạch được xếp thứ bậc 1 với 69,9% ý kiến đánh giá là thực hiện tốt và không có ý kiến đánh giá là thực hiện yếu, trong khi đó việc chỉ đạo thực hiện chưa rõ ràng (36,3%) và kiểm tra đánh giá thực hiện nội dung GDHN bị đánh giá ở mức độ kém hơn (24,3%).

Bảng 2.7. Ý kiến về quản lý thực hiện nội dung chương trình giáo dục hướng nghiệp‌

TT

Nội dung quản lý


Mức độ thực hiện

Thứ

bậc

Tốt

Khá

TB

Yếu

TB

1

Lập kế hoạch quản lý nội dung

chương trình GDHN

S. lượng

580

212

84

0

3.2

1

Tỉ lệ %

66.90

24.45

9.69

0.0

2

Tổ chức thực hiện nội dung

chương trìnhGDHN

S. lượng

215

367

125

169

2.7

3

Tỉ lệ %

24.8

42.3

14.4

19.5

3

Chỉ đạo thực hiện nội dung

chương trìnhGDHN

S. lượng

315

154

392

15

2.9

2

Tỉ lệ %

36.3

17.8

45.2

1.7

4

Kiểm tra nội dung chương trình

GDHN

S. lượng

211

125

257

283

2.4

4

Tỉ lệ %

24.3

14.4

29.6

32.6


Tổng






2.8



Qua phỏng vấn sâu để khai thác dữ liệu định tính, nhận thấy việc quản lý thực hiện nội dung chương trình GDHN còn bị bỏ ngỏ và chủ quan. Hỏi về quản lý thực hiện nội dung chương trình GDHN, hiệu trưởng THPT Y.L. cho biết: căn cứ vào các văn bản phân phối chương trình GDHN, chuẩn kiến thức kỹ năng GDHN đã qui định để yêu cầu GV thực hiện; kiểm tra việc lập kế hoạch, sổ ghi đầu bài xem GV có thực hiện đúng phân phối chương trình không; dự giờ để nắm được nội dung GDHN được GV thực hiện, xác định được thành tích hay khó khăn trong thực hiện nội dung chương trình GDHN; Hiệu trưởng THPT P.L, THPT T.H quản lý triển khai thực hiện GDHN theo qui định của Bộ GD&ĐT, triển khai đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng HS sau THPT giai đoạn 2018-2025 của Chính phủ; quản lý bằng xây dựng thời khoá thực hiện chương trình, kiểm tra hồ sơ chuyên môn, dự giờ GDHN...Qua các ý kiến trao đổi thấy rằng các trường trong quản lý thực hiện chương trình chủ yếu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra GV


thực hiện theo đúng chương trình GDHN do Bộ GD&ĐT qui định. Chỉ có một số ít trường đã tiến hành quản lý phát triển nội dung chương trình GDHN, ở mức độ rất hạn chế.

Qua khảo sát về việc phát triển chương trình GDHN cho thấy các cơ quan xí nghiệp, các doanh nghiệp hợp tác GDHN chủ động thực hiện đề xuất thay đổi, phát triển trong nội dung chương trình là chính. Do vậy ở các trường THPT có liên kết với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp càng nhiều thì có sự cập nhật nội dung chương trình GDHN theo hướng tiếp cận với sản xuất theo qui trình công nghệ hiện đại. Tuy nhiên việc phát triển chương trình chưa được tổ chức bài bản.

Khi phỏng vấn sâu ở các trường:Trường THPT Hàm Yên;Trường THPT Thái Hòa;Trường THPT Phù Lưu;Trường THPT Ỷ La; Trường THPT Hòa Phú;Trường THPT Chiêm Hóa; Trường THPT Sơn Dương về việc phát triển chương trình GDHN thì nhiều trường cho rằng từ lâu không cập nhật mới và nếu có cập nhật thì cũng chưa thực hiện các bước phát triển chương trình GDHN một cách khoa học như: 1. Thành lập Ban chỉ đạo, bộ phận thường trực; 2. Lập kế hoạch phát triển CTGDHN; 3. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức phát triển CTGDHN; 4. Kiểm tra, đánh giá phát triển CTGDHN; 5. Ban hành CTGDHN; 6. Tổ chức dạy học theo CTGDHN; 7. Điều chỉnh, bổ sung hàng năm. Do nhu cầu nhân lực và các ngành nghề trong xã hội luôn thay đổi tương ứng với sự phát triển khoa học công nghệ; do đó việc phát triển chương trình GDHN cần được quan tâm hơn trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

2.3.3. Thực trạng quản lý hình thức giáo dục hướng nghiệp trong bối cảnh đổi mới giáo dục‌

Trong thực tế, hình thức GDHN được lựa chọn ngay khi xây dựng mục tiêu GDHN và phần lớn phụ thuộc vào điều kiện mỗi cơ sở giáo dục THPT. Vì vậy, với các cơ sở giáo dục THPT có cơ chế hợp tác với cơ sở sản xuất, doanh nghiệp thì việc lựa chọn hình thức GDHN theo mục tiêu, nội dung, hương trình GDHN phong phú hơn.

Khi đánh giá việc quản lý hình thức GDHN, bằng tiến hành điều tra qua phiếu hỏi trên 876 CBQL, GV, CBDN và HS. Kết quả cho thấy, trong cơ chế mở hiện nay nhiều trường đã lựa chọn cho mình những hình thức GDHN phù hợp qua đó có thể tranh thủ được thế mạnh của các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp về đội


ngũ công nhân lành nghề, cơ sở vật chất gắn với thực tế. Tuy nhiên việc quản lý các hình thức GDHN này chưa thực sự được đánh giá cao.

Kết quả đánh giá về quản lý các hình thức GDHN được thể hiện ở bảng 2.8

Bảng 2.8. Ý kiến đánh giá của CBQL, GV, HS, CBDN

về việc quản lý hình thức GDHN


TT

Nội dung quản lý


Mức độ thực hiện

Thứ

bậc

Tốt

Khá

TB

Yếu

TB

1

Lập kế hoạch quản lý các hình

thức GDHN

S. lượng

275

212

279

110

3.4

1

Tỉ lệ %

0.31

0.24

0.32

0.13

2

Tổ chức thực hiện hình thức

GDHN

S. lượng

215

211

326

124

3.3

2

Tỉ lệ %

0.25

0.24

0.37

0.14

3

Chỉ đạo thực hiện hình thức

GDHN

S. lượng

288

154

392

42

2.8

3

Tỉ lệ %

0.33

0.18

0.45

0.05

4

Kiểm tra đánh giá kết quả của

hình thức GDHN

S. lượng

151

125

257

343

2.4

4

Tỉ lệ %

0.17

0.14

0.29

0.39


Tổng






3,0



Từ các số liệu trong bảng 2.8. cho thấy ý kiến đánh giá việc quản lý hình thức tổ chức GDHN của các trường THPT chưa thực sự cao. Trong đó ý kiến đánh giá về hình thức GDHN có tác động tích cực cho việc hình thành các năng lực cho người học với 32% ý kiến đánh giá ở mức trung bình; việc tổ chức thực hiện các hình thức này cũng được đánh giá tốt với 25% ý kiến đồng ý; việc chỉ đạo thực hiện hình thức GDHN cũng như việc kiểm tra đánh giá các hình thức tổ chức GDHN có đáp ứng hình thành các năng lực hướng nghiệp cho học sinh còn hạn chế.

Qua toạ đàm, trao đổi và phân tích thông tin định tính cho thấy, nhiều trường THPT lựa chọn hình thức GDHN liên kết GDHN với doanh nghiệp theo đó nhà trường và cơ sở sản xuất cùng kết hợp GDHN thực hành cho người học (ý kiến của hiệu trưởng trường THPT TT; trường THPT Y.L.). Tuy nhiên do các quy định của cấp trên chưa rõ ràng cùng quy chế còn lỏng lẻo nên việc quản lý hình thức GDHN này còn nhiều khó khăn và hạn chế (ý kiến của hiệu trưởng trường THPT H.Y.). Để thực hiện giáo dục hướng nghiệp gắn với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Tuyên Quang thì đây là vấn đề cần quan tâm quản lý để đảm bảo tất cả các trường THPT trên địa bàn khai thác có hiệu quả hình thức GDHN này.

Xem tất cả 304 trang.

Ngày đăng: 24/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí