Thực Trạng Sử Dụng Các Hình Thức Giáo Dục Hướng Nghiệp‌


2.2.2. Thực trạng sử dụng các hình thức giáo dục hướng nghiệp

Các hình thức tổ chức GDHN tương đối phong phú. Các trường THPT đã vận dụng hình thức GDHN nhằm nâng cao năng lực hướng nghiệp cho HS. Qua việc khảo sát về thực trạng mức độ sử dụng các hình thức tổ chức dạy học ở các trường THPT gồm CBQL, người dạy, CBQL đào tạo tại cơ sở liên kết, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.3. Kết quả đánh giá về thực hiện các hình thức tổ chức GDHN‌

STT

Hình thức tổ chức GDHN

CBQL

GV

CBLK

GDHN

Học

sinh

1

Hình thức GDHN theo định hướng tích hợp nội dung hướng nghiệp vào các

môn học, lao động sản xuất và học nghề phổ thông

Tích hợp nội dung GDHN vào các môn học

0.71

0.91

0.94

0.71

Lao động sản xuất

0.29

0.29

0.66

0.29

Học nghề phổ thông

0.5

0.5

0.63

0.6

2

Hình thức GDHN theo hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp

GDHN cho HS về TTLĐ, TGNN, điều kiện KT-

XH của địa phương, khu vực, đất nước

0.43

0.43

0.86

0.76

GDHN cho HS hệ thống GDHN và GDNN

0.86

0.86

0.66

0.45

GDHN cho HS về kỹ thuật an toàn lao động nghề

nghiệp

1.00

1.00

0.83

0.95

GDHN cho HS biết tìm kiếm thông tin nghề và cơ

sở đào tạo cần thiết cho bản thân

0.43

0.86

0.86

0.23

GDHN cho HS tự đánh giá năng lực bản thân, điều

kiện gia đình và nhu cầu xã hội

0.07

0.14

0.29

0.06

3

Hình thức GDHN theo các hoạt động về trải nghiệm, ngoại khóa, tham quan

Hoạt động trải nghiệm và ngoại khóa

0.14

0.14

0.77

0.31

Hoạt động tham quan

0.57

0.57

0.83

0.51

Hoạt động xã hội

0.86

0.86

0.89

0.56

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 304 trang tài liệu này.

Từ bảng 2.3 thấy rằng các hình thức GDHN được phân bổ thành 3 nhóm trong đó gồm: nhóm các hình thức GDHN theo định hướng tích hợp nội dung hướng nghiệp vào các môn học, lao động sản xuất và học nghề phổ thông, nhóm các hình thức GDHN theo hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp và nhóm GDHN theo các hình thức ngoại khóa, tham quan với nhóm hình thức GDHN theo định hướng tích hợp nội dung hướng nghiệp vào các môn học, lao động sản xuất và dạy nghề phổ


thông thì 91% giáo viên sử dụng tích hợp nội dung GDHN vào các môn học, các cán bộ GDHN ở các cơ sở liên kết (TTGDNN-GDTX, doanh nghiệp v.v...) thì quan tâm nhiều tới định hướng lao động sản xuất và học nghề phổ thông; Có 63% đến 66% ý kiến cho rằng nhóm hình thức GDHN theo hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp thì hình thức GDHN cho HS về hệ thống GDĐH và GDNN, hình thức GDHN cho HS về kỹ thuật an toàn lao động nghề nghiệp được cả 3 nhóm khách thể được hỏi cho đánh giá được thực hiện, mặc dù chưa đồng đều (từ 83% đến 100%). 86% giáo viên đánh giá sử dụng hình thức GDHN cho HS về hệ thống GDĐH, GDNN.

Có 77% đến 89% ý kiến đánh giá việc GDHN ở các trường THPT của tỉnh Tuyên Quang đã được thực hiện theo các hoạt động trải nghiệm và ngoại khóa, tham quan ở các cơ sở liên kết (TTGDNN-GDTX, doanh nghiệp...). Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy về hình thức tổ chức GDHN tại các trường được các trường triển khai tương đối phong phú;

Tuy nhiên qua trao đổi. vẫn còn một số trường chưa coi trọng tất cả các hình thức GDHN nhằm phát triển năng lực hướng nghiệp cho học sinh THPT. Ý kiến của hiệu trưởng trường THPT P.L. cho biết “Trường không tổ chức hợp tác với trung tâm dạy nghề -GDTX và các doanh nghiệp trong hướng nghiệp cho học sinh; hình thức GDHN chủ yếu phân công GV thực hiện 1 tiết/ tuần theo kiểu lớp bài; hướng dẫn HS tìm thông tin nghề nghiệp qua mạng, sách báo, GV tư vấn thêm;

Hoặc có hiệu trưởng nêu lý do: GDHN qua hoạt động trải nghiệm tại cơ sở sản xuất, doanh nghiệp thì trường không làm vì địa phương chủ yếu trồng cam. Nội dung trồng cam thì học sinh khá thành thạo, vì 100% học sinh tham gia trực tiếp trồng cam cùng gia đình, không cần thiết phải tổ chức trải nghiệm vừa hình thức, vừa tốn kém; các nội dung khác do cơ sở sản xuất ở khá xa trường, nhà trường không huy động được kinh phí để thực hiện”

Đây là vấn đề cần được xem xét thêm trong nhận thức của CBQL trường học về hình thức tổ chức GDHN cho học sinh.

2.2.3. Thực trạng sử dụng phương tiện giáo dục hướng nghiệp

Kết quả điều tra CBQL, người dạy về thực trạng sử dụng phương tiện dạy học (biểu đồ 2.3) trong GDHN như sau: Đối với các thiết bị dạy học thì hầu hết các trường đều sử dụng với tỷ lệ cao. Các CBQL và GV được hỏi có 98,2% đánh giá là


có sử dụng thiết bị dạy học trong GDHN ở mức thường xuyên; Sử dụng các học liệu trong GDHN có 31,6% ý kiến cho rằng mới thỉnh thoảng sử dụng; việc sử dụng mô hình trong giảng dạy ít hơn được đánh giá thấp nhất (24,5% ý kiến cho rằng ít sử dụng và 37,5% ý kiến cho rằng chưa sử dụng) và chỉ có 0,63 % y kiến cho rằng có sử dụng thường xuyên thiết bị mô phỏng trong GDHN.

Biểu đồ 2 3 Kết quả đánh giá của CBQL người dạy về sử dụng phương 1

Biểu đồ 2.3. Kết quả đánh giá của CBQL, người dạy về sử dụng phương tiện DH trong GDHN‌‌‌

Có 26,3% đến 32,1% học sinh (biểu đồ 2.4) đánh giá về mức độ sử dụng các phương tiện dạy học cao hơn vì khi học sinh học nghề ở các cơ sở sản xuất, tại đây người học được sử dụng mô hình, các thiết bị mô phỏng.

Biểu đồ 2 4 Đánh giá của học sinh về mức độ sử dụng phương tiện dạy 2

Biểu đồ 2.4. Đánh giá của học sinh về mức độ sử dụng phương tiện dạy học‌


Qua phân tích thực tế sử dụng phương tiện dạy học cho thấy, các phương tiện dạy học thuộc về thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng nhiều trong GDHN; Còn các thiết bị mô phỏng và các mô hình được sử dụng trong GDHN tại các trường THPT ít hơn hoặc có trường còn không có, không sử dụng.

2.2.4. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học giáo dục hướng nghiệp‌

Việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học là do năng lực và thói quen của người dạy và các điều kiện của việc thực hiện các phương pháp như cơ sở vật chất, trang thiết bị và môi trường dạy học.

Qua phỏng vấn sâu một số CBQL và GV cho thấy hầu hết người dạy vẫn nghiêng về sử dụng phương pháp thuyết trình tại phòng học lý thuyết, ngoài ra một số phương pháp cũng được sử dụng thường xuyên trong giảng dạy thực hành như vấn đáp (57,9%); trình diễn thao tác mẫu (81,1%); làm việc nhóm (41,45%) (phụ lục 16). Ngoài ra, phương pháp dạy học "Làm việc nhóm" cũng ít được sử dụng nên người học cũng không có điều kiện rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, phối hợp công việc trong nhóm... Đó cũng là điểm yếu của người học hiện nay cần được khắc phục. Đặc biệt, dạy học tích hợp cũng rất ít người dạy sử dụng (14,69%). Như vậy, phương pháp giảng dạy đã chú trọng nhiều hơn đến việc hình thành và luyện tập kỹ năng chuyên môn.

Qua trao đổi với một số GV, trở ngại lớn nhất để đổi mới phương pháp dạy học là đầu tư thiết bị và bồi dưỡng về "công nghệ dạy học" cho GV. Một số người dạy trẻ rất muốn sử dụng máy tính, máy chiếu để phục vụ bài giảng nhưng không phải lúc nào cũng được đáp ứng. Ngược lại, một số giáo viên cao tuổi việc tiếp cận công nghệ mới của máy tính, máy chiếu, các mô hình mô phỏng với công nghệ mới là khá khó khăn.

Sự phân bổ phương tiện dạy học chưa được đồng đều, vì điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện nhân lực chuyên trách còn hạn chế nên việc phân bổ thiết bị phục vụ giờ học còn nhiều hạn chế, nhiều phòng học chưa được trang bị các thiết bị hiện đại, các phòng học có thiết bị mô phỏng không nhiều chủ yếu vẫn tập trung ở xưởng thực hành vì vậy khó khăn trong thực hiện thao tác mẫu của giáo viên ngay trên lớp học và cũng hạn chế khả năng thực hành tại chỗ của học sinh.


Biểu đồ 2 5 Đánh giá về sử dụng phương tiện trong dạy học GDHN Qua 3

Biểu đồ 2.5. Đánh giá về sử dụng phương tiện trong dạy học GDHN‌

Qua sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với giáo viên ở các trường THPT: Trường THPT Hàm Yên; Trường THPT Thái Hòa; Trường THPT Phù Lưu;Trường THPT Ỷ La; Trường THPT Hòa Phú; Trường THPT Chiêm Hóa; Trường THPT Sơn Dương; Trung tâm GDNN-GDTX Tỉnh và phân tích về việc sử dụng phương pháp giảng dạy trong GDHN cho thấy giáo viên đã bước đầu thực hiện quy trình dạy học trong đó hướng tới rèn luyện năng lực hướng nghiệp cho học sinh, tuy nhiên giáo viên tập trung nhiều vào các bước cơ bản của hoạt động dạy học như hướng dẫn nghiên cứu kiến thức lý thuyết liên quan nghề nghiệp, kỹ năng nghề và bước hướng dẫn quy trình rèn luyện kỹ năng nghề. Có 97,6% ý kiến đánh giá giáo viên thực hiện thường xuyên phương pháp thuyết trình trong tư vấn nghề; Trong tổ chức cho học sinh học nghề phổ thông để GDHN, GV thường sử dụng phương pháp thuyết trình trong dạy lý thuyết nghề và phương pháp hướng dẫn thực hành trong dạy kỹ năng nghề; 86,4% ý kiến đánh giá giáo viên thường xuyên sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin nghề nghiệp.

Tuy nhiên, có một số bước rất quan trọng giúp giáo viên xác định chính xác mục tiêu, nội dung bài dạy và xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá năng lực hướng nghiệp học sinh để định hướng cho sử dụng phương pháp dạy học trong GDHN chưa được giáo viên quan tâm thực hiện như: Nghiên cứu đối tượng dạy học (18,2% ý kiến), tuyên bố mục tiêu học tập (15,6% ý kiến), tuyên bố chuẩn đánh giá


(78,3% ý kiến) và hướng dẫn sử dụng công cụ để tự đánh giá năng lực (61,15% ý kiến). Đây là những vấn đề mà CBQL trường học cần quan tâm chỉ đạo GV phải cải thiện trong quá trình GDHN; Vì các việc này nếu được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc sẽ nâng cao chất lượng GDHN. Từ thực trạng ra thấy để thay đổi hiện trạng cần nâng cao năng lực về đổi mới PPDH cho đội ngũ GV, đồng thời phải tạo cơ chế, chính sách và môi trường để họ thay đổi thói quen. Phải chú ý đến việc đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ cho việc sử dụng các PPDH.

2.2.5. Thực trạng hoạt động dạy của giáo viên trong giáo dục hướng nghiệp‌

Thực tế dự một số giờ GDHN của GV thực hiện cho thấy, giáo viên mới chỉ tập trung vào việc chuẩn bị các điều kiện để trình bày kiến thức. Các hoạt động giúp học sinh thực hành, tăng cường khả năng giải quyết công việc gắn với tình huống hướng nghiệp, phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học sinh ít được giáo viên thực hiện. Phỏng vấn hiệu trưởng trường THPT Sơn Dương, THPT Na Hang cũng xác nhận điều này.

Qua nghiên cứu kế hoạch bài giảng GDHN của giáo viên các trường THPT trong phạm vi nghiên cứu cũng có sự khác nhau, hầu hết đều tập trung vào trình bày nội dung kiến thức, ít tập trung vào thiết kế các tình huống và hoạt động học tập để hình thành các năng lực hướng nghiệp cho học sinh, các bước lên lớp không rõ ràng, không có dự kiến phân bố thời gian cho từng nội dung (từng bước công việc). Một số trường có mẫu kế hoạch bài giảng để người dạy lập theo mẫu, tuy nhiên, theo người dạy kế hoạch bài giảng chỉ sử dụng để đối phó với kiểm tra, thanh tra giáo dục, việc dạy học GDHN thực tế chỉ dựa vào đề cương bài giảng.

Việc chuẩn bị tài liệu và phương tiện dạy học có ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hiệu quả dạy - học trên lớp của giáo viên và học sinh. Nếu giáo viên chuẩn bị đầy đủ, chu đáo sẽ giảm được sức lao động, tăng cường tính chủ động và chú trọng đến việc chuẩn bị các phương tiện giúp học sinh luyện tập kỹ năng hướng nghiệp là do các nguyên nhân sau: Thứ nhất, hiện nay GV các trường THPT đều có khối lượng giờ giảng lớn nên thời gian để họ chuẩn bị tài liệu và phương tiện cho mỗi bài giảng rất hạn chế. Thứ hai, mặc dù các trường THPT đã có nhiều biện pháp khuyến khích giáo viên sử dụng phương tiện kỹ thuật đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tuy nhiên các biện pháp này chưa tạo được động lực cho


GV. Thứ ba, hiện nay cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học ở các trường THPT còn thiếu và lạc hậu.

Về thực hiện hoạt động dạy học trong GDHN, qua khảo sát cho thấy vấn đề liên quan tới "Việc tổ chức các chủ đề trong GDHN thực hiện như thế nào?" (84,46%) ý kiến cho thấy "Dạy học riêng lý thuyết trên lớp, sau đó dạy học thực hành tại xưởng thực hành (do 2 người dạy khác nhau)"; số ý kiến còn lại (15,54%) cho rằng "Lý thuyết và thực hành dạy tích hợp theo từng bài cụ thể". Như vậy, việc tổ chức dạy học phần lớn đã không còn theo hình thức dạy tích hợp lý thuyết và thực hành, lý do có thể thấy do người dạy hạn chế về mặt năng lực thực hành nên khó có thể tích hợp lý thuyết và thực hành tại một thời điểm, cùng một không gian như yêu cầu. Nói đến việc đảm bảo mục tiêu GDHN khi không tiến hành dạy học tích hợp, kết quả trả lời của người dạy và người học được lượng hóa và thể hiện trong biểu đồ 2.7; theo đó, tỷ lệ bảo đảm đúng mục tiêu GDHN đối với từng người học là thấp, khoảng 40%.

Biểu đồ 2 6 Đánh giá về khả năng đảm bảo GDHN khi dạy không tích 4

Biểu đồ 2.6. Đánh giá về khả năng đảm bảo GDHN khi dạy (không tích hợp)‌‌‌

2.2.6. Thực trạng hoạt động học tập của học sinh trong giáo dục hướng nghiệp‌

Để khảo sát về việc thực hiện hoạt động học tập của học sinh, chúng tôi đã tiến hành thăm dò các nội dung sau: hoạt động học tập trong giờ học trên lớp; hoạt động học tập trong giờ học ở xưởng trường; hoạt động học tập trong giờ học tập thực tập ngoài nhà trường; hoạt động học tập trong các buổi tham quan, thực địa...; hoạt động học tập ngoại khóa, đoàn thể tại trường; hoạt động học tập ngoài giờ lên


lớp; phối hợp nhà trường - gia đình - địa phương trong kiểm tra thực hiện hoạt động học tập hướng nghiệp của HS;

Sau khi tiến hành phân tích kết quả điều tra về việc thực hiện các hoạt động học tập của học thể hiện ở bảng 2.4.

Bảng 2.4. Ý kiến đánh giá về nội dung hoạt động học



TT


Nội dung hoạt động học

Mức độ sử dụng (tính theo %)

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Ít khi

Chưa

thực hiện

1

Hoạt động học tập trong giờ học trên lớp

32.1

35

23.4

9.5

2

Hoạt động học tập trong giờ học ở phòng thí

nghiệm, xưởng trường

55.2

23.3

22.5

0

3

Hoạt động học tập trong giờ học thực tập

ngoài nhà trường

12.2

36.1

33.9

17.8

4

Hoạt động học tập trong các buổi tham quan,

thực địa...

4.8

12.3

35.1

47.8

5

Hoạt động học tập ngoại khóa, đoàn thể... tại

trường

2.6

12.5

32.4

52.5

6

Hoạt động học tập ngoại khóa, đoàn thể...

ngoài trường

4.9

5.5

7.1

82.5

7

Hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp

4.3

12.1

27.3

56.3

8

Phối hợp nhà trường - gia đình - địa phương

trong GDHN

4.4

6.7

17.8

71.1


Nhìn vào bảng 2.4 có thể thấy: việc thực hiện hoạt động học tập của học sinh mới chỉ tập trung chủ yếu ở các hoạt động trong giờ học và trong khuôn khổ nhà trường trong đó việc hoạt động học tập trong xưởng thực hành của học sinh được chú ý nhất với số ý kiến đánh giá là thường xuyên đạt 55,2%,; hoạt động học tập trên lớp của học sinh được đánh giá ở mức thực hiện thường xuyên thứ hai với tỷ lệ ý kiến đánh giá là 32,1%; trong khi đó các hoạt động khác như hoạt động ngoại khóa, hoạt động phối hợp nhà trường, gia đình và địa phương chưa thực sự được quan tâm với ý kiến đánh giá là 71,1% và 82,5% là chưa thực hiện.

Qua phỏng vấn sâu HS ở các trường THPT: Trường THPT Hàm Yên; Trường THPT Thái Hòa;Trường THPT Phù Lưu; Trường THPT Ỷ La; Trường THPTHòa Phú; Trường THPT Chiêm Hóa; Trường THPT Sơn Dương; Trung tâm GDNN- GDTX Tỉnh thấy nhiều ý kiến cho rằng việc hình thành các năng lực hướng nghiệp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2023