Theo lý thuyết QLGDHN, dưới khía cạnh kinh tế đó là kế hoạch thực hiện GDHN để có được sự đồng bộ về chất lượng và số lượng HS; dưới khía cạnh giáo dục thì tập trung vào công tác giáo dục, đào tạo, BD để nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên HN và năng lực HN của HS; dưới khía cạnh tâm lý thì sự phát triển nhân cách cá nhân đặt trong sự đồng thuận, trong môi trường của tổ chức; dưới khía cạnh chính trị, xã hội là các chính sách, các điều kiện hỗ trợ bảo đảm quyền tự do, dân chủ về GDHN. Như vậy, có thể mô hình hóa quản lý GDHN như sau:
Quản lý GDHN cho học sinh THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục
Kiểm tra và đánh giá GDHN cho học sinh THPT
Mục tiêu GDHN cho học sinh THPT
Nội dung GDHN cho học sinh THPT
Hình thức GDHN cho học sinh THPT
Phương pháp, phương tiện GDHN cho học sinh THPT
Hoạt động dạy học trong GDHN cho HS THPT
Kiểm tra đánh giá GDHN cho HS THPT
Lập kế hoạch quản lý GDHN cho học sinh THPT
Tổ chức và chỉ đạo thực hiện GDHN
cho học sinh THPT
Sơ đồ 1.8. Quản lý GDHN cho học sinh THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục
Trên cơ sở sơ đồ quản lý GDHN cho học sinh THPT, các trường căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu và tình hình thực tiễn để cụ thể hóa thành các nội dung cần thực hiện, bảo đảm tính lôgic và hợp lý. Các nội dung cần thực hiện là: Quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, kiểm tra đánh giá GDHN cho học sinh THPT. Các nội dung trong quản lý GDHN cho học sinh THPT có thể hình dung theo ma trận sau:
Kế hoạch | Tổ chức | Chỉ đạo | Kiểm tra | |
1. Mục tiêu GDHN | Lập kế hoạch tổ chức GDHN của trường hay chỉ đạo GV lập kế hoạch GDHN cho HS phải quán triệt mục tiêu GDHN trong bối cảnh đổi mới giáo dục | Tổ chức thực hiện các mục tiêu GDHN cho HS THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục | Chỉ đạo thực hiện mục tiêu GDHN trong bối cảnh đổi mới giáo dục Giao quyền tự chủ cho các trường thực hiện mục tiêu GDHN | Kiểm tra việc thực hiện mục tiêu GDHN trong bối cảnh đổi mới giáo dục |
2. Nội dung chương trình GDHN | Lập kế hoạch thực hiện các nội dung chương trình GDHN cho HS THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục theo đúng qui định. | Tổ chức thực lực lượng giáo dục để hiện nội dung chương trình GDHN cho HS THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục. | Chỉ đạo thực hiện theo đúng nội dung chương trình GDHN. Giao quyền cho các trường thực hiện xây dựng nội dung chương trình GDHN. | Kiểm tra việc thực hiện nội dung chương trình GDHN trong bối cảnh đổi mới giáo dục |
3. Hình thức GDHN | Chỉ đạo GV lựa chọn các hình thức GDHN đưa vào kế hoạch GDHN cho HS phù hợp bối cảnh đổi mới giáo dục, điều kiện nhà trường, địa phương | Tổ chức triển khai các hình thức GDHN trong bối cảnh đổi mới giáo dục; huy động các lực lượng phối hợp, tham gia GDHN | Chỉ đạo thực hiện các hình thức GDHN trong bối cảnh đổi mới giáo dục | Kiểm tra đánh giá việc thực hiện các hình thức GDHN trong bối cảnh đổi mới giáo dục |
4.Phương pháp, phương tiện GDHN | Chỉ đạo GV lựa chọn các phương pháp, phương tiện GDHN trong XD kế hoạch GDHN cho HS trong bối cảnh đổi mới giáo dục | Tổ chức BD GV về các phương pháp dạy học tích cực, phương tiện GDHN phù hợp trong bối cảnh đổi mới giáo dục | Chỉ đạo thực hiện các phương pháp DHTC và phương tiện GDHN trong bối cảnh đổi mới giáo dục | Kiểm tra đánh giá kết quả đổi mới việc thực hiện các phương pháp và phương tiện GDHN trong bối cảnh đổi mới giáo dục |
5. Hoạt động dạy học trong GDHN | Xây dựng TKB các giờ GDHN; Hướng dẫn GV lập kế hoạch dạy học GDHN phù hợp yêu cầu đổi mới giáo dục và phê duyệt kế hoạch GDHN. | Tổ chức phân công GV, xây dựng cơ chế phối hợp với các TTGDNN-GDTX, các cơ sở sản xuất, kinh doanh…để triển khai thực hiện hoạt động dạy và hoạt | Chỉ đạo việc thực hiện hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của HS trong GDHN đúng yêu cầu đổi mới giáo dục. | Kiểm tra hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của HS trong GDHN . Kiểm tra việc quản lý, ghi chép sổ sách theo dõi hoạt động |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lý Giáo Dục Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trong Bối Cảnh Đổi Mới Giáo Dục
- Giáo Dục Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trong Bối Cảnh Đổi Mới Giáo Dục
- Hướng Nghiệp Qua Các Môn Văn Hóa Và Môn Công Nghệ
- Quản Lý Hoạt Động Dạy Của Giáo Viên Và Hoạt Động Học Của Học Sinh Trong Giáo Dục Hướng Nghiệp
- Thực Trạng Giáo Dục Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Tỉnh Tuyên Quang Trong Bối Cảnh Đổi Mới Giáo Dục
- Thực Trạng Sử Dụng Các Hình Thức Giáo Dục Hướng Nghiệp
Xem toàn bộ 304 trang tài liệu này.
Kế hoạch | Tổ chức | Chỉ đạo | Kiểm tra | |
động học GDHN trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Tổ chức thực hiện hệ thống mẫu biểu, sổ sách phục vụ quản lý hoạt động dạy học GDHN | Chỉ đạo việc quản lý, ghi chép sổ sách theo dõi hoạt động dạy GDHN. | dạy GDHN. | ||
6.Kiểm tra đánh giá kết quả GDHN | Lập kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả GDHN theo yêu cầu đỏi mới GD | Tổ chức lực lượng thực hiện công tác kiểm tra đánh giá kết quả GDHN trong bối cảnh đổi mới giáo dục Tổ chức kiểm tra đánh giá định kỳ, thường xuyên HĐ GDHN | Chỉ đạo việc kiểm tra đánh giá định kỳ, đánh giá thường xuyên kết quả GDHN trong bối cảnh đổi mới giáo dục | Kiểm tra công tác kiểm tra đánh giá kết quả GDHN. Đề xuất đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả GDHN trong bối cảnh đổi mới giáo dục |
Nội dung quản lý GDHN cho HSTHPT cụ thể gồm:
1.7.1. Quản lý mục tiêu giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông
Quản lý mục tiêu GDHN là thông qua các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra tác động đến việc thực hiện mục tiêu GDHN nhằm hỗ trợ người học hình thành các năng lực hướng nghiệp.
Theo chương trình giáo dục phổ thông được ban hành theo Thông tư số 32/2018 –TT-BGDĐT ngày 26-12-2018, mục tiêu của giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của mục tiêu giáo dục được qui định trong chương trình giáo dục trung học phổ thông: giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân; khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động; khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.
Quản lý GDHN góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục. Các hoạt động GDHN nhằm cụ thể hóa mục tiêu "Nâng cao dân trí" và "Đào tạo nhân lực". Để đạt
được mục tiêu ấy, Sở GD-ĐT phải dựa trên chỉ thị nhiệm vụ năm học hàng năm hướng dẫn các trường THPT xác định mục tiêu cụ thể về GDHN của trường để xây dựng kế hoạch thực hiện;
Quản lý mục tiêu GDHN cho học sinh THPT phải đảm bảo quán triệt các quan điểm chỉ đạo về đổi mới chương trình giáo dục THPT, gắn với việc tích hợp các môn học với các lĩnh vực kinh tế xã hội, thị trường lao động, coi trọng giáo dục nghề phổ thông, cung cấp các thông tin cần thiết về nhu cầu lao động trong xu thế phát triển chung của thế giới, của thực tiễn đất nước đặt ra, từ đó tạo tiền đề cho học sinh có định hướng ngay từ cấp học THPT để rèn luyện, khẳng định bản thân, định hướng và có khả năng giải quyết tốt đối với nhu cầu nghề nghiệp sau cấp THPT học sinh có khả năng học tiếp lên cấp học cao hơn hoặc định hướng học nghề bảo đảm vừa đúng với sở thích và nhu cầu nghề nghiệp của địa phương.
Quản lý mục tiêu GDHN trong trường THPT, hiệu trưởng phải chủ trì việc xác định mục tiêu GDHN của trường, theo đó chỉ đạo GV xác định mục tiêu GDHN cụ thể cho từng lớp mà họ được phân công phụ trách để xây dựng kế hoạch thực hiện dựa trên cơ sở phân tích cụ thể bối cảnh nhà trường, địa phương, đất nước, đặc điểm HS của lớp, của trường.
Trong quản lý mục tiêu GDHN cho học sinh THPT cốt yếu để tìm ra điểm chung, mối tương quan giữa các yếu tố năng lực bản thân - Hoàn cảnh gia đình - Ngành nghề trong xã hội - Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và phát triển kinh tế của địa phương. Đó là tìm ra điểm chung nhất trong mối quan hệ giữa các yếu tố trong chỉnh thể các thành phần có ảnh hưởng đến định hướng chọn nghề của các em HS. Các em không những cần thiết phải biết mình có năng lực gì, sở trường, thiên hướng, mong muốn nghề nghiệp của bản thân, các điều kiện hoàn cảnh của gia đình có ảnh hưởng như thế nào đến việc thực hiện nguyện vọng nghề nghiệp mà còn phải biết đặt nó trong mối quan hệ với những nhu cầu phát triển nhân lực, phát triển kinh tế của địa phương và khu vực. Sự phù hợp nghề ở đây chính là sự phù hợp của ba yếu tố: tôi thích (hứng thú) - tôi cần phải (nhu cầu xã hội) - tôi có thể (năng lực). Đối với học sinh THPT, ngoài ba yếu tố trên, cần phải tính đến những điều kiện, hoàn cảnh gia đình của bản thân trong công việc tạo điều kiện cho các em theo đuổi nghề mình đã lựa chọn.
1.7.2. Quản lý nội dung giáo dục hướng nghiệp
Quản lý nội dung GDHN tức là việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện nội dung GDHN nhằm hỗ trợ người học hình thành các năng lực hướng nghiệp.
Trong chương trình giáo dục phổ thông được ban hành theo Thông tư số 32/2018 -TT-BGDĐT ngày 26-12-2018, nội dung GDHN bao gồm: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được thiết kế thành các chủ đề; học sinh được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.
Nội dung chương trình hướng nghiệp được ban hành cho các khối lớp về cơ bản đáp ứng được yêu cầu hướng nghiệp cho học sinh. Tuy vậy, nội dung, chương trình chưa cụ thể, chi tiết, chưa phản ánh đầy đủ thực tế hiện nay, định kỳ cấp có thẩm quyền cần bổ sung các thông tin để cập nhật thông tin về kinh tế xã hội, nhất là thông tin nghề nghiệp để học sinh có nhiều cơ hội lựa chọn.
Căn cứ vào hướng dẫn của sở GD&ĐT, hiệu trưởng các trường THPT trong quản lý xây dựng nội dung chương trình GDHN phải chỉ đạo các tổ chuyên môn, các GV có sự chọn lọc sao cho phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông, với năng lực học sinh để các em tiếp cận các điều kiện thuận lợi trong việc định hướng nghề nghiệp. Đồng thời chỉ đạo thực hiện các nội dung GDHN phù hợp có tác động đến việc cung cấp nguồn lực cho địa phương. Nội dung GDHN phải thể hiện tính thiết thực, theo đặc điểm tâm lý độ tuổi học sinh, nâng cao năng lực thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Mặc khác, chương trình nội dung GDHN phải xây dựng theo hướng mở, không cứng nhắc, được liên thông các cấp học, kiến thức gắn nhu cầu ngành nghề phát triển của địa phương.
Trong chỉ đạo tổ chuyên môn, GV phối hợp với các lực lượng GD khác để lựa chọn nội dung chương trình về GDHN hiệu trưởng cần lưu ý tính thực tiễn, chẳng hạn, đối với lớp 10 thì hướng nghiệp chỉ mang tính định hướng phù hợp chủ đề em thích nghề gì, chú trọng triển vọng nghề tương lai; lớp 12 thì hướng nghiệp sát thực tế hơn, gắn với cơ sở đào tạo và tư vấn chọn nghề cho các em.
Trong quản lý thực hiện nội dung GDHN phải chú ý nội dung GDHN đáp ứng mục tiêu: góp phần hình thành nhân cách học sinh, giáo dục toàn diện học sinh,
rèn tính năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng với tình huống, linh hoạt thích ứng với công việc, ngành nghề xã hội có nhu cầu sát hợp với nguyện vọng bản thân.
Quản lý thực hiện nội dung GDHN phải chú ý tính mềm dẻo, phân hóa: Chỉ đạo việc xây dựng nội dung hướng nghiệp phải được tiến hành dựa vào những khác biệt về năng lực, sở thích, nguyện vọng, các điều kiện... nhằm phát triển tốt nhất cho người học. Tăng thời lượng thực hành, thực tế, tham quan trang bị các tri thức, kỹ năng lao động nghề nghiệp. GDHN có tính phân hóa đáp ứng yêu cầu đào tạo và phân công lao động xã hội để mỗi thành viên đóng góp hiệu quả nhất trong công việc trên cơ sở đã được chuẩn bị tốt theo định hướng từ nhà trường.
Nội dung GDHN mang tính cơ bản, thiết thực: GHDN phải chỉ rõ cho người học có nhận thức đúng đắn về vai trò định hướng nghề nghiệp mà xã hội đang cần, đồng thời giúp các em lựa chọn hướng đi của mình một cách tốt nhất, phù hợp với năng lực học tập và sở trường của mình. Đối với các em có học lực khá tốt được đánh giá qua các kỳ kiểm tra, các kỳ thi thì tiếp tục học lên và đi vào các trường đại học. Các em có học lực hạn chế được hướng nghiệp để lựa chọn con đường học nghề phù hợp với khả năng của mình, các em sẽ có tương lai rõ ràng hơn, một môi trường học tập, rèn luyện tốt để trở thành công dân có ích cho xã hội và cho bản thân.
Quản lý GDHN phải đổi mới theo xu thế hội nhập và phát triển các nước trên thế giới và trong khu vực. Nội dung GDHN gắn với các tiến bộ khoa học hiện đại, ứng dụng các công nghệ 4.0 vào các lĩnh vực nghề nghiệp, GDHN thông qua các ngành nghề truyền thống của địa phương, học sinh bậc THPT có cơ hội phát triển, tiếp cận các khu công nghiệp điện, điện tử, công nghiệp chế biến và các ngành nghề thủ công đặc thù như gốm sứ, sơn mài, điêu khắc... là nhũng nội dung mà quản lý GDHN phải hướng đến để phát triển.
Vấn đề cần quan tâm hơn nữa, quản lý nội dung GDHN phải chú trọng đến con người nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho đất nước và cho địa phương, vừa định hướng cho học sinh THPT mà người lao động nói chung được bồi dưỡng cập nhật thường xuyên về kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp đáp ứng mong đợi của nền kinh tế đã và đang phát triển hiện nay.
1.7.3. Quản lý các hình thức giáo dục hướng nghiệp
Quản lý các hình thức GDHN tức là việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các các hình thức GDHN nhằm hỗ trợ người học hình thành các năng lực hướng nghiệp. Quản lý các hình thức GDHN cần phải tác động đến GV và các lực lượng GD để sử dụng các hình thức GDHN hết sức linh hoạt, phát huy được năng lực của học sinh.
Quản lý các hình thức GDHN theo định hướng: Hiệu trưởng nhà trường tác động đến GV và các lực lượng GD lựa chọn các hình thức tham quan học tập tại các CSSX, giúp HS hiểu về thế giới nghề nghiệp; nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, bố trí thời gian phù hợp để tổ chức cho học sinh tham quan thực tế tại các nhà máy, xí nghiệp, nông trường, hoặc tổ chức sinh hoạt thường xuyên tại các câu lạc bộ, trung tâm học tập cộng đồng ở địa phương. Đồng thời phối hợp tổ chức cho các em tham quan ở các cơ sở đào tạo như các trường TCCN trên địa bàn.
Hiệu trưởng thông qua các tổ trưởng chuyên môn tác động đến GV để định hướng cho GV thực hiện GDHN thông qua quá trình dạy học các môn học. Hình thức phân ban, phân hóa trong cấp THPT là cách để học sinh có định hướng về sở trường, năng lực học tập các môn thuộc khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên, là tiền đề để các em hiểu rõ bản thân cần phải làm gì, chọn nghề gì cho tương lai. Chính vì thế ở trường THPT, chỉ đạo GV ngay trong dạy học các môn học, chẳng hạn những học sinh học lựa chọn lĩnh vực khoa học tự nhiên định hướng cho các em lựa chọn các ngành kỹ thuật, công nghệ thông tin, kỹ sư... còn các em học các môn khoa học xã hội thì định hướng lựa chọn các nghề nghiệp thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật, xã hội...
Hình thức hoạt động tổ nhóm GDHN: Ngay trong cấp THPT, hiệu trưởng phải chỉ đạo GV hình thành các tổ, các nhóm có cùng sở thích, năng khiếu để tham gia các hoạt động mang tính định hướng GDHN, có thể chia thành các nhóm khác nhau, có mục đích khác nhau, từ đó chọn lựa các phương pháp để giáo dục phù hợp theo từng lĩnh vực để giáo dục có hiệu quả nói chung và GDHN nói riêng. Đặc biệt lớp 12, học sinh đã có ý thức tổ chức nhóm cao, nhất là chọn các môn thi tốt nghiệp để hướng tới học cao hơn hoặc định hướng nghề nghiệp sau cấp học THCS như hiện nay.
Hơn nữa, việc hình thành các tổ nhóm hướng nghiệp với cùng mục tiêu và sở trường sẽ phát huy được tiềm năng của học sinh thông qua các cơ hội cùng nhau làm việc, cùng nhau học tập, cùng nhau tham gia, tham quan các môi trường, các cơ sở sản xuất, cơ quan, xí nghiệp... điều đó sẽ khắc sâu thêm lĩnh vực mà các em yêu thích, tác dụng GDHN sẽ mang lại thiết thực, tích cực và đúng hướng hơn.
Giáo dục nghề phổ thông hiện nay vừa là nội dung GDHN vừa là hình thức GDHN, các em học sinh THPT có cơ hội tiếp cận các môn, ngành nghề như điện, cơ khí, tin học, may công nghiệp, đan, thêu... thời lượng chiếm khá lớn trong giáo dục nghề phổ thông. Trong quá trình tổ chức, triển khai và thực tập nghề cho học sinh cấp THPT, hiệu trưởng cần yêu cầu GV giáo dục định hướng cho các em vào các ngành nghề gần gũi với địa phương, các lĩnh vực nghề nghiệp mà địa phương đang cần, hết sức tránh việc lệch lạc trong việc nhận thức và chọn nghề không phù hợp với nhu cầu kinh tế xã hội của địa phương, dẫn đến việc lãng phí, làm mất cơ hội nghề nghiệp, các em đồng thời ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp và tương lai của các em.
Hiệu trưởng chủ trì thiết lập mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với các cơ sở dạy nghề, các cơ sở sản xuất nhằm tạo điều kiện để các em tiếp cận thế giới nghề nghiệp, tạo niềm tin cho các em trong quá trình giáo dục kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, từ đó các em sẽ nỗ lực và quyết tâm phấn đấu để lựa chọn ngành nghề mà mình yêu thích đồng thời khắc phục được hiện tượng chỉ thấy lý thuyết suông tốt đẹp mà không tính thực tiễn, hậu quả dẫn đến là tác dụng không mong muốn, học sinh sẽ mất nhiều công sức, thời gian, tiền bạc phải đào tạo đi, đào tạo tại nhiều lần với các lĩnh vực ngành nghề khác nhau.
Có kế hoạch và chỉ đạo tổ chức tọa đàm, tư vấn hướng nghiệp để giúp học sinh có cái nhìn tổng thể, khái quát về thế giới nghề nghiệp, về thị trường lao động nhu cầu lao động, nguồn nhân lực. Cần quan tâm sự ảnh hưởng của "truyền thông về GDHN" ở THPT; Phối hợp với các cơ quan, tổ chức "Ngày hội hướng nghiệp và việc làm" cho HS giúp học sinh có cơ hội định hướng nghề nghiệp tốt.
1.7.4. Quản lý các phương pháp và phương tiện giáo dục hướng nghiệp
Quản lý phương pháp GDHN là quá trình hướng dẫn GV lập kế hoạch GDHN, lựa chọn PPDH để tổ chức GDHN, chỉ đạo và đánh giá việc thực hiện của GV; Chỉ đạo và hỗ trợ GV áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm hỗ trợ người học hình