Xác định hiệu quả kinh tế của du lịch Việt Nam năm 2005 theo quan điểm tiếp cận TSA - 12

Thứ hai, hỗ trợ các cơ sở đào tạo trong việc phối hợp chỉ đạo và hướng dẫn thực tập tốt nghiệp. Đây là mối quan hệ không thể thiếu bởi lẽ đây chính là khoảng thời gian quan trọng để sinh viên vận dụng lý thuyết với thực tế. Nói cách khác, đây chính là thời gian dành cho việc huấn luyện. Để đảm bảo sự kết hợp hài hòa có hiệu quả và đạt chất lượng, đòi hỏi các bên cần làm tốt các nội dung sau:

+ Phía các cơ sở đào tạo cần xây dựng kế hoạch học tập chi tiết về nội dung, yêu cầu, tiến độ để các cơ sở nơi tiếp nhận học viên thực tập nắm được và có kế hoạch phối hợp. Đồng thời, các giáo viên hướng dẫn cần phải có sự liên hệ chặt chẽ với các cơ sở để cùng phối hợp thực hiện và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế khi cần thiết.

+ Phía các doanh nghiệp triển khai kế hoạch của các cơ sở đào tạo thành kế hoạch cụ thể để phối hợp thực hiện (xây dựng lịch làm việc với các bộ phận, cử người hướng dẫn...). Điều này vừa đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, vừa đảm bảo thực hiện nghiêm túc nội dung, yêu cầu thực tập.

g. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo lao động trong kinh doanh du lịch

Trong điều kiện nền kinh tế mở và xu hướng hợp tác quốc tế về du lịch ngày càng sâu sắc, việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng lao động cho kinh doanh du lịch là không thể thiếu. Hội nhập tạo ra cơ hội, nhưng cũng phát sinh thách thức và cạnh tranh. Muốn đứng vững, chủ động hội nhập thì không còn cách nào khác, phải chuẩn bị đồng bộ, khẩn trương về mọi mặt. Cần tập trung vào một số định hướng chính sau:

+ Đẩy mạnh việc đưa giáo viên, cán bộ giảng dạy đi đào tạo, tham quan, khảo sát ở nước ngoài, nhất là các nước có công nghệ du lịch khách sạn tiên tiến để đào tạo ra đội ngũ giáo viên có trình độ cao, bắt kịp với trình độ khoa học - công nghệ du lịch khách sạn tiên tiến trên thế giới.

+ Mời các chuyên gia, các giáo sư nước ngoài vào giảng dạy tại Việt Nam (nhất là đối với các nước có du lịch phát triển) để tiếp thu kiến thức mới và tranh thủ sự giúp đỡ về kinh phí, trang thiết bị dạy học.

+ Có chính sách thu hút các nhà khoa học du lịch là Việt kiều đang công tác giảng dạy tại nước ngoài về công tác giảng dạy tại Việt Nam

+ Mở rộng việc đào tạo ngoại ngữ, tin học chuyên ngành du lịch để bổ sung nâng cao nghiệp vụ, có điều kiện giao lưu tiếp xúc với tài liệu, phương tiện kỹ thuật của nước ngoài.

+ Hợp tác với các chuyên gia du lịch, các cơ sở đào tạo của nước ngoài trong việc xây dựng chương trình, giáo trình, nội dung, phương pháp giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Việt Nam với điều kiện thực tế của Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

h. Tăng cường giáo dục du lịch toàn dân

Bản chất của hoạt động du lịch là giao lưu, tiếp xúc giữa các cá thể, giữa các cộng đồng có thế giới quan không phải luôn luôn đồng nhất. Quá trình giao tiếp này cũng là môi trường để các ảnh hưởng tiêu cực thâm nhập vào xã hội một cách nhanh chóng. Nạn nghiện hút, mại dâm, trộm cướp... không phải do du lịch đẻ ra. Trước khi du lịch phát triển, chúng đã tồn tại ở các mức độ khác nhau. Nhưng không ai phủ nhận rằng hoạt động du lịch làm cho các tệ nạn này (đặc biệt là mại dâm) gia tăng đáng kể.

Xác định hiệu quả kinh tế của du lịch Việt Nam năm 2005 theo quan điểm tiếp cận TSA - 12

Ngày nay, không ít những khách du lịch có nhu cầu tìm “của lạ” ở nơi đến du lịch, có “cầu” tất có “cung”, nhiều kẻ cò mồi muốn làm giàu trên thân xác phụ nữ. Do đó, du lịch được coi là môi trường tốt để kẻ ham hưởng lạc và kẻ trục lợi gặp nhau. (Năm 2006, một loạt các khách sạn lớn trên địa bàn Hà Nội dính líu vào đường dây tổ chức hoạt động mại dâm cho người nước ngoài và đã bị khởi tố). Đồng thời, cũng với cách nhìn nhận về đạo đức khác nhau, vẫn còn có một số

người có suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc, nhiều công nhân viên chức đã phải bỏ việc chỉ vì những dị nghị của xã hội hay sức ép của gia đình, nhất là đối với lao động nữ khi phải đi làm ca đêm về muộn. Xuất phát từ những vấn đề này, ngành du lịch Việt Nam cần nâng cao công tác tuyên truyền hiểu biết của người dân về du lịch nhằm tránh những ý nghĩ không hay về những người làm việc trong ngành du lịch.

i. Tăng cường kiểm tra và đánh giá công tác đào tạo

Tăng cường công tác kiểm tra và đánh giá công tác đào tạo phải được làm định kỳ. Kiểm tra giám sát là một trong những chức năng của quản lý. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục Du lịch và các cấp, ngành chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực từ việc tuyển sinh, chương trình, giáo trình, giáo viên, kiểm tra, thi, cấp văn bằng, chứng chỉ cho đến việc tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ trong ngành du lịch sao cho phát huy tính tích cực của mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng. Bởi vì, chất lượng đào tạo, hiệu quả lao động và ngược lại sử dụng lao động tối ưu sẽ là đòn bẩy thúc đẩy việc dạy và học ở nhà trường theo tiếng gọi của thực tế doanh nghiệp. Trên cơ sở kiểm tra đánh giá thường xuyên, tìm ra những biện pháp kịp thời nhằm không ngừng đảm bảo và nâng cao chất lượng của tất cả các khâu trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch.

3.1.2.5. Liên kết ngành

Du lịch là một ngành thứ nguyên, sự phát triển của du lịch phải dựa trên cơ sở sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Vì vậy, một trong những yêu cầu không thể thiếu để du lịch có thể phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao là cần có sự liên kết, phối hợp đồng bộ giữa du lịch với các ngành, các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Nhận thức sâu sắc điều này, từ 13/2/1999, Chính phủ đã ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch do một Phó Thủ tướng làm Trưởng ban chỉ đạo, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch làm Phó ban. Trong đó có sự tham

gia của đại diện lãnh đạo các Bộ, Ngành liên quan như: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa – Thông tin, Cục Hàng không dân dụng, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ.

- Du lịch với văn hóa

Đối với bất cứ một quốc gia nào cũng vậy, việc phát triển du lịch đều dựa trên tiềm năng về tự nhiên, kinh tế – xã hội. Trên cơ sở các tiềm năng đó, ngành du lịch tạo ra diện mạo riêng và thế mạnh nhất định để thu hút du khách. Nhiều nước có thế mạnh về văn hóa truyền thống đặc biệt coi trọng phát triển loại hình du lịch văn hóa. Thông thường, các biểu tượng văn hóa cũng trở thành hình ảnh du lịch hấp dẫn của các quốc gia này. Ví dụ như Ai Cập với những Kim tự tháp – một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại - thách thức gió cát sa mạc, hay Trung Quốc với dãy Vạn Lý Trường Thành sững sững... Ở nước ta, cùng với thế mạnh là thiên nhiên cận nhiệt đới gió mùa, với đường bờ biển trải dài từ bắc chí nam, nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc riêng. Di sản văn hóa của dân tộc ta có ở mọi miền đất nước, hiện nay Việt Nam đã có 5 di sản văn hóa thế giới (cả hữu thể và phi vật thể) được UNESCO công nhận. Tuy nhiên nhiều năm trước đây, ta chưa có định hướng đúng, chính xác để phát triển du lịch, tiềm năng văn hóa chưa được đầu tư khai thác đúng mức nên nhiều di sản văn hóa – lịch sử bị xâm phạm và xuống cấp nghiêm trọng.

Ngày nay, định hướng phát triển du lịch Việt Nam đã được thể hiện trên những nghị quyết của Đảng và Nhà nước: phát triển du lịch gắn liền với việc giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa Việt Nam, đồng thời khai thác các di sản văn hóa nghệ thuật có giá trị, giàu bẳn sắc văn hóa dân tộc, các di tích lịch sử, công trình văn hóa nổi tiếng. Mặt khác, ngành du lịch phát triển sẽ tạo điều kiện cho nền văn hóa nước ta được giới thiệu với bạn bè thế giới. Đồng thời, nguồn thu từ du

lịch góp phần duy trì, phục hồi và phát triển nhiều loại hình văn hóa truyền thống có nguy cơ mai một.

- Du lịch với giao thông vận tải

Du khách quốc tế ngày nay nhờ cậy chủ yếu vào các hãng hàng không quốc gia và quốc tế để thực hiện các chuyến thăm viếng, du lịch tới nhiều miền đất xa xôi một cách thuận tiện. Do vậy, lẽ đương nhiên sự tăng tốc của hàng không và du lịch phụ thuộc vào nhau, làm tiền đề cho nhau phát triển. Không ngoài xu hướng đó, sự phát triển của du lịch Việt Nam tỷ lệ thuận với sự phát triển của giao thông vận tải, đặc biệt là hàng không. Kết quả của sự phối hợp đó không chỉ ở mặt lợi nhuận mà quan trọng hơn là tác động lẫn nhau, hai ngành được nâng lên cả về trình độ và chất lượng. Hiện nay, do nhu cầu đi lại nói chung và du lịch nói riêng không ngừng tăng lên, Việt Nam cần có nhiều giá vé với các mức tiền khác nhau để đáp ứng nhu cầu của nhiều tập khách khác nhau, tăng số lượng các hãng hàng không giá rẻ. Thực tế, vào những mùa cao điểm, không đủ chuyến bay để phục vụ hành khách, nhiều khi hành khách phải chờ đợi nhiều tiếng đồng hồ, chưa có nhiều chuyến bay thẳng đến các thành phố lớn trong khu vực và trên thế giới (Đơn cử với nước láng giềng Trung Quốc, chúng ta chưa có đường bay thẳng tới các sân bay nội địa lớn của Trung Quốc như Thượng Hải hay Quảng Châu). Thực trạng này ảnh hưởng xấu đến chất lượng của tour du lịch.

Đối với đường bộ, trong những năm gần đây nước ta đã thực hiện dự án cải tạo quốc lộ 1, nâng cấp quốc lộ 5, quốc lộ 18, xây dựng hầm đèo Hải Vân, đường Hồ Chí Minh qua các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên vv..., các tuyến đường nội tỉnh, đường nối huyện nối xã cũng được tu bổ dần. Trong việc khảo sát xây dựng giao thông nói chung và xây dựng đường bộ nói riêng đã tính đến các vùng, điểm du lịch, tạo ra một mạng lưới đường bộ thuận tiện cho phát triển du lịch của nước ta.

Cùng với đó, tuyến đường sắt Việt – Trung cũng đã được khôi phục, mở ra tiềm năng phát triển du lịch đường sắt giữa Việt Nam, Trung Quốc và các nước lân cận. Nếu cải tạo lại đường sắt Bắc Nam, hiện đại hóa ngành đường sắt thì du lịch đường sắt sẽ chắc chắn thu hút được ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước.

Nhiều cảng biển nước sâu được xây dựng, mở rộng và khai thác có hiệu quả (cảng Cái Lân, Đà Nẵng...) góp phần không nhỏ thu hút lượngkhách du lịch tàu biển đến Việt Nam trong thời gian qua.

- Du lịch với thông tin liên lạc

Tốc độ phát triển của ngành thông tin liên lạc – bưu chính viễn thông ở nước ta vào loại nhanh nhất trong khu vực và ở mức cao trên thế giới, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy du lịch phát triển. Riêng đối với du lịch, du khách nước ngoài có nhu cầu sử dụng thông tin liên lạc về nước, với gia đình và bạn bè cơ quan. Đối với doanh nghiệp du lịch, thông tin liên lạc đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành, tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy tốc độ tăng trưởng của ngành cao nhưng trên nền một xuất phát điểm thấp, thêm vào đó là tình trạng độc quyền hoặc “đặc quyền đặc lợi” của một số tập đoàn, doanh nghiệp khiến chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông ở nước ta còn thấp nhưng lại có giá thành tương đối cao so với khu vực và thế giới. Đơn cử là giá cước điện thoại của Việt Nam còn cao, nhiều mạng lưới điện thoại di động thường xuyên tắc nghẽn trong dịp cao điểm mà khách hàng không hề được bồi thường thiệt hại. Mạng Internet tuy đã triển khai đường truyền ADSL nhưng nhiều khi vẫn trục trặc, tốc độ chậm vv... Hiện trạng nói trên ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh du lịch.

- Du lịch với hải quan

Một yếu tố quan trọng là môi trường pháp lý cho du khách phải thuận tiện, việc làm thủ tục hải quan xuất nhập cảnh, đi lại, tiếp xúc phải thoải mái, không gò bó phiền hà...đối với du khách mà vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý an ninh trật tự. Phải thừa nhận rằng hải quan Việt Nam trong mấy năm qua đã có nhiều đổi mới trong quy trình thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đối ngoại, đầu tư và du lịch. Việt Nam hiện có quy chế miễn thị thực cho công dân các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc cùng một số nước Bắc Âu. Việc cấp thị thực cho du khách được đa dạng hóa như cấp trực tiếp tại đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, tại cửa khẩu quốc tế cho khách vào không quá 15 ngày. Đây là một trong những yếu tố góp phần quan trọng cho quá trình tăng trưởng du khách đến nước ta trong thời gian qua. Đặc biệt, việc triển khai từng bước “hải quan điện tử” đã và đang góp phần cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, tạo sự nhanh chóng và thuận tiện và thoải mái hơn cho du khách. Tuy nhiên, nhiều du khách, nhiều doanh nghiệp vẫn còn phàn nàn về tình trạng cửa quyền, quan liêu, nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ hải quan. Tại một cửa khẩu sân bay quốc tế, có du khách cho biết, chuyện phải kẹp tờ 5 USD – 10 USD vào visa, hộ chiếu thì sẽ được làm thủ tục xuất nhập cảnh nhanh là có thật. Nếu ai không biết “quy tắc” này thì sẽ phải chờ đợi lâu hơn, hành lý bị khám xét kỹ hơn. Điều này ảnh hưởng rất xấu đến hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế, và ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến hoạt động đón khách quốc tế của ngành du lịch.

- Du lịch với ngoại giao

Ngành du lịch được xem là ngành “công nghiệp không khói”, là ngành xuất khẩu tại chỗ. Người làm du lịch được ví như đại sứ thiện chí trên chính quê hương mình. Hiện nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia, mở rộng quan hệ ngoại thương với hơn 100 nước. Việt Nam cũng là thành viên của nhiều diễn đàn, tổ chức quốc tế quan trọng như Liên Hợp Quốc, ASEAN, ASEM... Đặc

biệt, chúng ta đã gia nhập WTO - Tổ chức Thương mại Thế giới, hưởng Quy chế Quan hệ Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Mỹ... Tất cả các thành tựu nói trên có ý nghĩa rất tích cực trong việc thúc đẩy sự giao lưu, hợp tác của nước ta với khu vực và thế giới trên nhiều lĩnh vực, trong đó có du lịch.‌

3.2. Một số đề xuất và kiến nghị

3.2.1. Đối với Nhà nước

Hiện nay có hai khái niệm khác nhau là đóng góp của ngành du lịch và đóng góp của kinh tế du lịch cho GDP cả nước. Kinh nghiệm của các nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực và trên thế giới cho thấy, tỷ số giữa đóng góp của ngành du lịch và đóng góp của kinh tế du lịch càng nhỏ (tức là doanh thu của du lịch thấp trong khi đóng góp của kinh tế du lịch cao) thì càng có nhiều cơ hội thu hút khách quốc tế, xuất khẩu tại chỗ, thu ngoại tệ và có lợi hơn cho nền kinh tế. Nên chăng, Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch cần nghiên cứu và trình Chính phủ để có cơ chế phân chia trách nhiệm, xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước nhưng không thể đặt yêu cầu ngành du lịch phải có doanh thu cao (mức thuế đối với du lịch hiện nay cũng chưa thật hợp lý). Hiệu quả của ngành du lịch không nên chỉ xem xét ở khoản đóng góp của doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, mà quan trọng hơn là tính bằng tổng lượng khách, số ngày lưu trú trung bình, số lần quay trở lại và chi tiêu trung bình của 1 lượt khách. Ngành du lịch cần được xem là đòn bẩy giúp các ngành khác phát triển và cần nhận được sự quan tâm, hỗ trợ thích đáng.

3.2.2. Đối với Tổng cục Du lịch

Bên cạnh việc nghiên cứu thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của du lịch, Tổng cục Du lịch cần nghiên cứu phối hợp với ngành Thương mại để xây dựng và phát triển các trung tâm sản xuất, bán sản phẩm dành cho du khách. Các trung tâm này ưu tiên phát triển các sản phẩm trưng của vùng miền, đất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2024