hành, kinh nghiệm khác nhau. Ngân hàng thương mại quốc doanh trung ương với quy mô huy động vốn của cá nhân có thể lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng, với mức phí này thì phí bảo hiểm có thể lên đến con số rất lớn trong lúc mức độ rủi ro của các cá nhân tại các ngân hàng này không đáng kể, ngược lại ở ngân hàng cổ phần thì cao hơn mhiều, quỹ tín dụng nhân dân do tính chất giúp đỡ thành viên trong cộng đồng, hơn nữa mới ra đời nên rủi ro không phải là ít, ngân hàng chính sách thì rủi ro có thể lớn hơn v. v. . . Thêm vào đó, phí phạt đối với các trường hợp nộp chậm là 0, 1% số tiền nộp chậm một ngày; nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài tới 30 ngày, tổ chức BHTG có quyền yêu cầu ngân hàng nhà nước (hoặc các TCTD, kho bạc nhà nước) trích tài khoản tiền gửi của các TCTD (hoặc các tổ chức khác có tham gia hoạt động ngân hàng) để chuyển nộp phí bảo hiểm và các khoản tiền phạt. Tổ chức BHTG sẽ quyết định chấm dứt việc bảo hiểm và thông báo ra công chúng nếu tổ chức tham gia bảo hiểm không nộp phí bảo hiểm quá thời hạn 3 tháng, trách nhiệm bảo hiểm đối với tiền gửi trong trường hợp này tiếp tục được bảo tồn với thời hạn là 6 tháng.
c. Mức tiền được bảo hiểm tiền gửi
Mức tiền tối đa mà một người gửi tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được BHTG Việt Nam trả là 30 triệu (cả gốc và lãi) lớn hơn 30 triệu đồng tại một tổ chức tham gia BHTG thì phần vượt so với quy định trên đây sẽ được hoàn trả trong quá trình thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG phù hợp với quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.
Như vậy mức tiền mà BHTG Việt Nam trả ngay cho một người gửi tiền của tất cả các khoản tiền gửi tối đa chỉ 30 triệu đồng, bất chấp người đó gửi nhiều hay ít. Sự cào bằng đó sẽ dẫn đến hạn chế múc tiền của mỗi người gửi vào các TCTD. Nếu gửi trên mức 30 triệu thì khi TCTD rơi vào tình trạng bị phá sản thì chỉ là sự thiệt thòi đáng kể. Sự chênh lệch trên mức 30 triệu có thể rất lớn, nếu đợi chờ hoàn trả trong quá trình
thanh lý tài sản thì quả là "ế ẩm". Không chỉ vì thời gian kéo dài mà có thể rơi vào nhiều tình huống: Nếu giá trị tài sản còn lại của TCTD đủ thanh toán các khoản nợ của các chủ nợ thì mỗi chủ nợ (cá nhân) được thanh toán đủ số nợ của mình. Nhưng ngược lại không đủ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng. Thế thì dại gì họ gửi trên mức 30 triệu để phải thấp thỏm lo âu!
d. Đối tượng tham gia bảo hiểm tiền gửi
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo hiểm tiền gửi và thị trường bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam - 1
- Bảo hiểm tiền gửi và thị trường bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam - 2
- Tính Tất Yếu Khách Quan Hình Thành Thị Trường Bhtg
- Bảo hiểm tiền gửi và thị trường bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam - 5
- Bảo hiểm tiền gửi và thị trường bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam - 6
- Bảo hiểm tiền gửi và thị trường bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam - 7
Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.
Bảo hiểm tiền gửi là một tổ chức tài chính nhà nước được thành lập nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và góp phần duy trì sự ổn định của các TCTD, bảo đảm sự an toàn, lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. Chính vì vậy, đối tượng tham gia BHTG là tất cả các TCTD và các tổ chức không phải là TCTD nhưng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của luật các TCTD bắt buộc phải tham gia BHTG.
e. Đối tượng được bảo hiểm
Theo điều 3 của NĐ 89/1999/NĐ-CP quy định " tiền gửi được bảo hiểm là đồng Việt Nam của các cá nhân gửi tại tổ chức tham gia BHTG" như vậy là:
-Đối tượng chính được điều chỉnh của NĐ này là cá nhân. Vậy thì tiền gửi là đồng Việt Nam của các pháp nhân thì giải quyết như thế nào? Các ngân hàng thương mại thì có quan hệ với các pháp nhân rất nhiều và họ có một khối lượng tiền gửi khổng lồ. Nhưng nếu theo quy định trên thì không được BHTG. Đây còn là vấn đề bất hợp lý và không công bằng trước pháp luật. Điều đó tất yếu sẽ hạn chế pháp nhân gửi vốn vào TCTD.
-Chỉ BHTG là đồng Việt Nam. Như vậy tiền gửi ngoại tệ không được bảo hiểm. Trong lúc đó NĐ63/1988 NĐ-CP của Chính Phủ về quản lý ngoại hối hiện hành thì cho phép: tổ chức cá nhân có ngoại tệ tiền mặt hợp pháp được bảo đảm quyền sử dụng ngoại tệ của mình.
Rõ ràng giữa NĐ 89/1999 NĐ-CP và NĐ 63/1988 có một nghịch lý! Ngoại tệ không được bảo hiểm sẽ có tác động ngược lại, không nhưng không khuyến khích tổ chức, cá nhân có ngoại tệ hợp pháp gửi, bán cho các TCTD được phép kinh doanh ngoại hối hay cá nhân có ngoại tệ (không kể nguồn gốc) gưỉ tiền tiết kiệm vào ngân hàng, mà thậm chí còn tạo "sơ hở", "điều kiện" để họ mua bán ngoại tệ ở thị trường tự do trái với yêu cầu mục đích của chủ trương quản lý ngoại hối của ta hiện nay.
f. Loại tiền gửi cần được bảo hiểm
Như chúng ta đều biết, tiền gửi thông thường được chia làm hai loại: tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. BHTG lại là một nghiệp vụ hoàn toàn mới mẻ ở nước, chúng ta còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong tổ chức kinh doanh BHTG, Mặt khác do tính luân chuyển vốn, tiền gửi không kỳ hạn mang tính chất thất thường nên việc tính toán phí rất phức tạp. Do đó, ở thời kỳ đầu của việc thử nghiệm bảo hiểm tiền gửi, chúng ta chỉ nên bảo hiểm tiền gửi loại có kỳ hạn và là bản tệ thì phù hợp hơn. Thực tế trên thế giới, việc bảo hiểm các loại tiền gửi cũng không giống nhau, chẳng hạn các nước Mỹ, Italy, Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha thì bảo hiểm tất cả các loại tiền gửi. Nhưng ở các nước Nhật, Pháp, Anh thì bảo hiểm tiền gửi bằng bản tệ.
g. Hình thức áp dụng bảo hiển tiền gửi
Để thực sự đảm bảo niềm tin cho khách hàng khi gửi tiền, khai thác tối đa nguồn
vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư phù hợp với thực tế nước ta hiện nay là quỹ tín dụng nhân dân mới ra đời, (hợp tác xã tín dụng cũ đổ vỡ còn để lại dư âm, trình độ quản lý, trình độ dân trí nhiều mặt còn hạn chế), cần áp dụng hình thức bảo hiểm tiền gửi bắt buộc mà không nên dùng cơ chế tự nguyện mua bảo hiểm tiền gửi.
Tuy nhiên, theo quyết định 101/TCQD- BH ngày 1 tháng 2 năm 1994 của Bộ tài chính, thì việc mua bảo hiểm tiền gửi dựa trên cơ sở ký kết hợp đồng giữa đôi bên. Điều này cũng không hoàn toàn mâu thuẫn với ý kiến cho rằng mua BHTG là bắt buộc đối với quỹ tín dụng nhân dân; không mâu thuẫn với mục tiêu của các nhà kinh doanh bảo hiểm tiền gửi. Vì rằng hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo mô hình mới đang ở giai đoạn làm thử thì việc hướng dẫn, chỉ ra cho các quỹ tín dụng nhân dân thấy rõ trách nhiệm của mình, thấy rõ mua BHTG là cần thiết và hoàn toàn phù hợp với thực tế. Hơn nữa tính bắt buộc ở đây là đối với quỹ tín dụng nhân dân nơi nhận tiền gửi. Họ phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn tiền gửi cho khách hàng, chứ không phải bắt buộc người gửi tiền mua bảo hiểm; có thể coi như một "nguyên tắc" trong những "điều kiện cần và đủ" để quỹ tín dụng nhân dân ra đời và hoạt động an toàn.
Trên thế giới ngay cả nước tiên tiến, đã có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh bảo hiểm như Nhật, Pháp, Anh, Hà Lan. . cũng vẫn dùng hình thức bảo hiểm bắt buộc với tiền gửi.
Như vậy, việc dùng hình thức bảo hiểm bắt buộc hay tự nguyện trong kinh doanh bảo hiểm tiền gửi là tuỳ thuộc điều kiện tình hình, đặc điểm, trình độ tổ chức quản lý
v. v. . của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng, không có một khuôn mẫu thống nhất cho mọi nước.
3. Những điểm còn tồn tại thị trong thị trường BHTG ở Việt Nam
Mặc dù BHTG có vai trò to lớn trong việc bảo vệ người gửi tiền và góp phần làm sôi động thêm các hoạt động ngân hàng ở nước ta. Tuy nhiên, còn thấy một số điểm còn tồn tại sau:
Thứ nhất: đây là loại hình bảo hiểm, bảo hiểm bắt buộc và là tổ chức bảo hiểm duy nhất, điều này sẽ nảy sinh sự bắt bình đẳng trong cơ chế thị trường và sự độc quyền.
Thứ hai: tỷ lệ phí bảo hiểm 0, 15% tính trên số tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG. Theo nhiều ý kiến (cả những người quan tâm và các TCTD) là cao và chưa phù hợp với tình hình thực tế, ảnh hưởng đến hoạt động, đặc biệt trong trường hợp các TCTD vừa phải xử lý tồn tại cũ, vừa phải trích dự phòng rủi ro và như vậy sẽ ảnh hưởng tới hoạt động thu chi tài chính và đời sống cán bộ, nhân viên của TCTD. Đối với các tổ chức tín dụng nhà nước hiện nay thì phí đóng BHTG là lớn nhất, nhưng việc bảo hiểm tiền gửi phải can thiệp thì hầu như ít xẩy ra do có những đặc thù riêng (năng lực huy động vốn thường xuyên dồi dào, do là ngân hàng của nhà nước. . . ).
Thứ ba: những quy định về trích và nộp phí bảo hiểm còn cứng (do là bảo hiểm bắt buộc). Mặt khác, một tổ chức tài chính của nhà nước ( thực chất như là một công ty) không có chức năng quản lý nhà nước (vừa thực hiện hoạt động bảo hiểm, vừa có tính kinh doanh) nhưng lại được phép xử lý vi phạm hành chính đối với các đơn vị tham gia BHTG (cảnh cáo, phạt tiền. . . ).
Thứ tư: việc tổ chức giám sát rủi ro của BHTG đối với các đối tượng tham gia bảo hiểm tiền gửi là vấn đề cần phải xem xét.
Chúng ta thấy rằng, bất cứ một tổ chức nào khi mới đi vào hoạt động không thể không có những thiếu sót. Chính vì vậy, trước khi đưa vào hoạt động chúng ta phải phân tích kỹ càng và nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của những nước đi trước.
4. Kinh nghiệm hoạt động BHTG ở một số nước trên thế giới và định hướng tổ chức BHTG ở Việt Nam
a. Kinh nghiêm hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở một số nước trên thế giới
Hoạt động BHTG rất phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Trong mỗi nước do điều kiện kinh tế xã hội và lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng có những nét khác nhau nên hệ thống bảo hiểm tiền tệ của các nước rất đa dạng.
ở Canada, hệ thống quỹ tín dụng Desjardins của Canada được thành lập từ năm 1900 tại Quebéc (Canada) đến nay hệ thống quỹ tín dụng này hoạt động rất an toàn, bởi có một môi trường pháp lý và các điều kiện, yếu tố về kinh tế, về tổ chức hết sức chặt chẽ và có hiệu quả.
Về môi trường pháp lý, nhà nước đã ban hành các đạo luật có liên quan để các hoạt động của người cho vay, người đi vay, người gửi tiền và người sản xuất kinh doanh đều trong hành lang pháp luật, mọi hoạt động trong lĩnh vực này đều được pháp luật điều chỉnh. Để điều chỉnh các hoạt động của quỹ tín dụng có: "luật về quỹ tiết kiệm và tín dụng"; "Luật về tổng thanh tra các định chế tài chính". Để điều chỉnh các hoạt động vay nợ, cho vay, gửi tiền có: "Luật về công ty tài chính nông nghiệp"; "Luật về bảo hiểm cho vay nông nghiệp" và "Luật về bảo hiểm tiền gửi".
Về bộ máy thực thivà nguồn tài chính bảo đảm an toàn cho hoạt động của các quỹ tín dụng, phải kể đến cả hai hệ thống: bên ngoài hệ thống quỹ tín dụng và bên trông hệ thống quỹ tín dụng Desjardins.
Bên ngoài hệ thống Desjardins, nhà nước lập ra ba tổ chức, cơ quan ảo hiểm nông nghiệp của Quebéc, cơ quan tín dụng và cơ quan BHTG của Quebéc.
Cơ quan bảo hiểm nông nghiệp của Quebéc làm dịch vụ bảo hiểm thị trường và bảo hiểm mùa màng. Bảo hiểm thị trường là bảo hiểm về giá cả. Nếu giá bán nông phẩm trên thị trường bị giảm sút so với mức giá tính bảo hiểm thì cơ quan này sẽ trả cho phần chênh lệch giá đó, với mức bảo hiểm 80%. Cơ cấu nguồn bảo hiểm được chia làm ba phần: một phần cho nông dân đóng góp, hai phần còn lại do chính phủ tiểu bang tài trợ. Bảo hiểm mùa màng tức là bảo hiểm về năng suất thu hoạch của cây trồng. Nếu do những yếu tố khách quan làm cho năng suát thu hoạch giảm sút, thì cơ quan bảo hiểm trả cho phần giảm đó. Nguồn kinh phí bảo hiểm loại này do nông dân đóng góp 50%, Chính phủ tiểu bang Quebéc: 25% và Chính phủ Canada tài trợ 25%.
Cơ quan tín dụng của Quebéc chỉ làm nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng. Cơ quan này bảo lãnh cho người đi vay quỹ tín dụng, hoặc vay của các ngân hàng, Nếu người đi vay không trả được nợ thì cơ quan tín dụng trả thay. Từ năm 1990 trở về trước, người đi vay phải nộp phí bảo lãnh là 2% trên số tiền vay. Nhưng từ năm 1991 trở lại đây, người vay được miễn phí hoàn toàn. Theo luật của Canada, Bộ tài chính tạm ứng cho cơ quan tín dụng này 10 triệu đô la canada, với lãi suất rất thấp và có những điều kiện nhất định do chính phủ tiểu bang Quebéc quy định để làm nguồn bảo lãnh. Đến năm 1993 cơ quan tín dụng này được đổi tên thành Cônh ty tài chính nông nghiệp.
Cơ quan BHTG của Quebéc có trách nhiệm bảo hiểm cho những người gửi tiền ở các ngân hàng hoặc ở quỹ tín dụng Desjardins. Mức tiền bảo hiểm tối đa cho một người là 60. 000 đô la Canada. Nguồn tài chính cho quỹ bảo hiểm này là tất cả các quỹ
tín dụng Desjardins phải đóng góp 1/15 của 1% tổng số các loại tiền gửi ngắn hạn và dài hạn tại quỹ tín dụng (1. 327 quỹ tín dụng Desjardins hàng năm phải đóng góp 11 triệu đo la canada cho quỹ bảo hiểm này). Người gửi tiền phải đống góp 1/15 trên 1% của tổng số tiền được bảo hiểm.
Trong hệ thống quỹ tín dụng Desjardins có công ty an toàn vốn và quỹ bảo hiểm nhân thọ.
Công ty an toàn vốnlà một tổ chức của tổng liên đoàn quỹ tín dụng được thành lập từ năm 1949. Công ty này chỉ bảo hiểm tiền gửi cho những người gửi tiền trong hệ thống quỹ tín dụng Desjardins. Công ty có vai trò rất quan trọng nó không để cho bất kỳ quỹ tín dụng nào mất khả năng chi trả, tức là gián tiếp bảo vệ những người gửi tiềnvào quỹ tín dụng. Nguồn tài chính để bảo hiểm là phí do các quỹ tín dụng nộp cho công ty an toàn vốn theo mức 0, 65 tiền gửi và cá nhân người gửi tiền đóng phí 1/15 của 1% tiền gửi được bảo hiểm. Khi quỹ tín dụng gặp tình huống khủng hoảng, công ty an toàn vốn gửi người đến xem xét để xử lý việc trợ giúp quỹ tín dụng để có nguồn trả cho người gửi tiền.
Ngoài ra còn có tổ chức bảo hiểm nhân thọ để mỗi xã viên của quỹ tín dụng mua bảo hiểm đề phòng lúc ốm đau, tuổi già.
Như vậy, ở Canada, để đảm bảo an toàn cho sự hoạt động của các quỹ tín dụng Desjardins và bảo đảm an toàn về tiền gưỉ cho người gửi tiền, người ta tổ chức đồng thời nhiều cơ quan bảo hiểm khác nhau và có nhiều hình thức bảo hiểm khác nhau. Về nguồn phí bảo hiểm thì có sự tài trợ lớn của chính phủ bang và tiểu bang và có sự đóng góp cuả quỹ tín dụng, còn người gửi tiền chỉ đóng góp một phần.