Khả Năng Đáp Ứng Các Điều Kiện Của Ngân Hàng :


Tất nhiên, khi quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp, các ngân hàng không phải chỉ nhìn vào tài sản đảm bảo của doanh nghiệp để cho vay mà phải xem xét nhiều yếu tố. Tuy nhiên, có thể nói rằng, tài sản đảm bảo là “ chốt chặn” cuối cùng của ngân hàng nếu rủi ro doanh nghiệp không trả được nợ xảy ra. Vì thế, tài sản đảm bảo cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc vay vốn của doanh nghiệp. Thực tế, hiện nay có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa mặc dù có phương án kinh doanh và kế hoạch trả nợ rất tốt, tình hình tài chính lành mạnh nhưng vẫn không vay được vốn ngân hàng với một lý do rất đơn giản là không có tài sản đảm bảo.

Kira (2013) với nghiên cứu được thực hiện vào năm 2012 bằng cách khảo sát mẫu gồm 164 doanh nghiệp tại Tanzanian. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả đã xác định được nhân tố tài sản đảm bảo thật sự có tác động đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra, Berger and Udell (1995) cũng chỉ ra rằng hơn 70% trong các khoản vay có giá trị nhỏ hơn 50 ngàn Đô la Mỹ có tài sản đảm bảo.

Do đó, chúng ta có thể thấy rằng tài sản đảm bảo là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến khả năng vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng.

2.4.1.6 Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp

Trình độ học vấn của chủ doanh nghiêp hoặc người quản lý doanh nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng để một doanh nghiệp thành công. Nếu chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn cao sẽ biết cách sắp xếp, cơ cấu tổ chức cho doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả hơn, mang đến cho doanh nghiệp một kết quả hoạt động kinh doanh tốt và ngược lại.

Kira (2013) trong một bài nghiên cứu của mình đã chứng minh được rằng trình độ học vấn của nhà quản lý doanh nghiệp thật sự có tác động cùng chiều với khả năng vay vốn của doanh nghiệp. Hạ Thị Thiều Dao và cộng sự (2012) cũng đã cho thấy trình độ chủ DN có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV.


2.4.1.7 Quan hệ với ngân hàng‌

Quan hệ với ngân hàng ở đây được hiểu là doanh nghiệp đã có sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như : tiền gửi, tiền vay, thanh toán quốc tế, dịch vụ chuyển tiền trong nước và các dịch vụ liên quan khác trước khi gửi giấy đề nghị vay vốn đến ngân hàng. Việc các doanh nghiệp đã có quan hệ với ngân hàng từ trước đó sẽ tạo điều kiện để ngân hàng hiểu doanh nghiệp hơn, do đó công tác thẩm định doanh nghiệp sẽ được tiến hành dễ dàng hơn, cởi mở hơn. Thực tế, các ngân hàng hiện nay đều có các chính sách tích điểm để trở thành các khách hàng VIP của ngân hàng khi doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Lợi ích các doanh nghiệp có thể được hưởng trong tương lai là được giảm lãi suất, giảm phí dịch vụ, áp dụng các chương trình cho vay ưu đãi dành cho cán bộ nhân viên của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Cresanta et al. (2002) đã xác định được mối quan hệ với ngân hàng của các doanh nghiệp thật sự cần thiết để các doanh nghiệp có được hạn mức tín dụng cao hơn từ các ngân hàng. Diamond ( 1984) đã tìm thấy rằng một doanh nghiệp có mối quan hệ thân thiết với các tổ chức tín dụng sẽ được vay với lãi suất thấp hơn và nguồn vốn tài trợ của các tổ chức tín dụng dành cho họ cũng sẽ nhiều hơn so với các doanh nghiệp khác có mối quan hệ ít thân thiết hơn. Ngoài ra, Petersen and Rajan (1995) đã chứng minh được rằng việc xây dựng được mối quan hệ thân thiết với các ngân hàng lớn sẽ giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng trong việc huy động thêm nguồn vốn vay để mở rộng dự án.

2.4.1.8 Khả năng đáp ứng các điều kiện của ngân hàng :‌

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trên địa bàn Tp.HCM - 5

Hiện tại, phần lớn các ngân hàng đều tung ra các gói cho vay ưu đãi lãi suất dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, để được hưởng lãi suất thấp, các doanh nghiệp phải chấp nhận các điều kiện kèm theo gói cho vay này như : sử dụng dịch vụ chi hộ lương, thanh toán hóa đơn điện, nước, điện thoại qua ngân hàng, sử dụng thẻ ATM và thẻ tín dụng, sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng, dịch vụ nộp thuế điện tử qua ngân hàng, mua bảo hiểm cho tài sản tại công ty bảo hiểm do ngân hàng chỉ định, chuyển


doanh thu hoạt động về tài khoản mở tại ngân hàng đó…Nếu doanh nghiệp không đồng ý các điều kiện kèm theo như kể trên thì rất có thể ngân hàng sẽ không đồng ý cấp tín dụng hoặc doanh nghiệp đó sẽ không được hưởng lãi suất ưu đãi như cam kết ban đầu của ngân hàng. Do đó, khả năng đáp ứng đầy đủ các điều kiện của ngân hàng cũng là một trong những nhân tố có thể ảnh hưởng đến khả năng vay được vốn ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Zhao et al. (2006) bằng cách sử dụng mô hình hồi quy OLS và mô hình logit dựa trên mẫu số liệu gồm 342 DNNVV đã xác định được tính sẵn lòng chấp nhận các điều kiện của ngân hàng là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng vay vốn và số vốn vay ngân hàng của các DNNVV.

2.4.1.9 Phương án kinh doanh của doanh nghiệp :‌

Khi nộp đơn vay vốn tại ngân hàng, thông thường các doanh nghiệp sẽ gửi kèm theo phương án kinh doanh. Nhìn vào phương án kinh doanh của doanh nghiệp các ngân hàng sẽ đánh giá được phần nào phương án kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp liệu có khả thi hay không, bởi lẽ với các dữ liệu về mặt hàng kinh doanh, các đối tác đầu vào đầu ra của doanh nghiệp, ngành nghề doanh nghiệp đang kinh doanh và thế mạnh kinh doanh của doanh nghiệp, các ngân hàng không khó để dự đoán được liệu phương án kinh doanh này có tạo ra dòng tiền trong tương lai để trả nợ cho ngân hàng không. Nếu doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng là thế mạnh của doanh nghiệp từ khi thành lập đến nay và sản phẩm mà doanh nghiệp dự kiến tạo ra đang thu hút sự quan tâm của thị trường thì việc ngân hàng mở hầu bao đối với doanh nghiệp là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Abdesamed and Wahab (2012) với mẫu khảo sát gồm 76 doanh nghiệp SMEs tại Tripoli và Sabha, Libya và bằng cách sử dụng mô hình hồi quy logit, các tác giả đã xác định được phương án kinh doanh thật sự có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Lybia.


2.4.1.10 Lịch sử quan hệ tín dụng của doanh nghiệp :‌

Khi tiến hành thẩm định doanh nghiệp nộp đơn vay vốn tại ngân hàng, thông thường các ngân hàng sẽ thẩm định doanh nghiệp dựa trên nguồn thông tin hiện hữu và nguồn thông tin trong quá khứ. Thông tin hiện hữu của doanh nghiệp sẽ được thể hiện trên báo cáo tài chính, phương án kinh doanh kết hợp với công tác thẩm định thực tế tại trụ sở doanh nghiệp. Thông tin trong quá khứ về lịch sử quan hệ tín dụng tại các ngân hàng của doanh nghiệp sẽ được thể hiện trên báo cáo chi tiết về khách hàng vay thể nhân do trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước cung cấp. Thông qua báo cáo này, các ngân hàng sẽ biết được trong quá khứ doanh nghiệp đã từng vay tại tổ chức tín dụng nào và đã từng bị nợ quá hạn tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào chưa. Nếu doanh nghiệp đã từng phát sinh nợ quá hạn nhóm 2 trở lên tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào trong vòng 12 tháng hoặc 24 tháng gần nhất kể từ thời điểm doanh nghiệp nộp đơn xin vay vốn thì có khả năng rất cao ngân hàng sẽ từ chối đơn xin vay vốn của doanh nghiệp. Kira (2013) với bài nghiên cứu The Evaluation of the factors Influence the access to debt financing by Tanzanian SMEs đã xác định các nhân tố tư cách doanh nghiệp (đại diện bởi các yếu tố là lịch sử rủi ro của doanh nghiệp và thu nhập của doanh nghiệp) ảnh hưởng đến khả năng vay vốn và lượng vốn vay được của các doanh nghiệp. Lịch sử rủi ro của doanh nghiệp theo như nội dung bài nghiên cứu của tác giả chính là lịch sử trả nợ của doanh nghiệp trong quá khứ.

2.4.2 Các nhân tố xuất phát từ tình hình kinh tế vĩ mô :

2.4.2.1 Sự phát triển của nền kinh tế‌

Sự phát triển của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Nó tạo môi trường rất thuận lợi để mở rộng hoạt động cho vay.

Bất cứ một Ngân hàng nào cũng chịu sự chi phối của các chu kỳ kinh tế. Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển ổn định, doanh nghiệp làm ăn tốt thì doanh nghiệp có nhiều


nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên nhu cầu vay vốn tăng. Mặt khác, khi nền kinh tế bước vào giai đoạn hưng thịnh thì khả năng trả nợ của các doanh nghiệp cũng sẽ được đảm bảo hơn, do đó trong thời điểm này nếu doanh nghiệp nộp đơn xin vay vốn thì khả năng được Ngân hàng chấp thuận sẽ cao hơn.

2.4.2.2 Chính sách tiền tệ của Chính phủ :


Việc điều hành chính sách tiền tệ của chính phủ sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố của nền kinh tế hiện hành. Tuy nhiên việc chính sách tiền tệ như thế nào sẽ có tác động khá lớn đến khả năng vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp.

Khi nền kinh tế tăng trưởng khá nóng, lạm phát tăng trưởng ở mức hai con số. Khi đó, với mục tiêu kiềm chế lạm phạt thì Chính phủ sẽ thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, thông qua nghiệp vụ thị trường mở để giảm lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế. Cung tiền bị giảm đột ngột, trong khi đó nhu cầu vốn của các doanh nghiệp vẫn đang cao. Khi đó, với nguồn vốn bị hạn chế, các Ngân hàng không thể tài trợ vốn cho tất cả các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn mà sẽ chọn lựa các doanh nghiệp, các dự án tốt để cho vay. Điều này vô hình trung làm cho rất nhiều doanh nghiệp không thể tiếp cận vốn vay từ Ngân hàng.

2.4.2.3 Lạm phát của nền kinh tế‌


Khi nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, nếu cung tiền tăng nhanh hơn so với sản lượng thực tế sẽ gây ra lạm phát. Lạm phát vừa phải sẽ là động lực cho nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, nếu lạm phát quá cao, khoản hai con số trở lên sẽ có những tác động tiêu cực cho nền kinh tế cũng như góp phần ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp.

Như ta đã biết lãi suất danh nghĩa của các ngân hàng sẽ bằng lãi suất thực cộng với tỷ lệ lạm phát. Như vậy nếu tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế tăng cao thì bắt buộc lãi suất danh nghĩa phải tăng để ngân hàng có thể tiếp tục thu hút vốn từ dân cư. Ngân hàng là một


doanh nghiệp đi vay để cho vay. Như trên đã phân tích, lãi suất danh nghĩa tăng nên lãi suất cho vay ra đối với các khách hàng phải tăng theo để bù đắp chi phí hoạt động. Khi đó, người chịu thiệt cuối cùng vẫn sẽ là các doanh nghiệp. Lãi suất cho vay tăng cao, cũng sẽ có doanh nghiệp chịu đựng được để vay được vốn, tuy nhiên cũng sẽ có doanh nghiệp không chịu được mức lãi suất cho vay sẽ không thể tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng, ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2.4.2.4 Hệ thống pháp luật‌


Trong nền kinh tế thị trường mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải đảm bảo trong khuôn khổ của pháp luật.

Nếu những quy định của pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ, có nhiều kẽ hở thì sẽ rất khó khăn cho Ngân hàng trong các hoạt động nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Với những văn bản pháp luật đầy đủ rõ ràng, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng yên tâm hoạt động kinh doanh, mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp. Đây là cơ sở pháp lý để Ngân hàng khởi kiện, xử lý tài sản đảm bảo khi doanh nghiệp không trả được nợ cho ngân hàng.

2.4.3 Các nhân tố xuất phát từ phía ngân hàng thương mại :‌

2.4.3.1 Nguồn vốn của Ngân hàng:‌

Ngân hàng cũng như một doanh nghiệp, muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có vốn. Hai nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng là vốn tự có và vốn huy động.

Trong thực tế, Ngân hàng chủ yếu cho vay khách hàng bằng nguồn vốn huy động của mình. Điều đó có nghĩa là hoạt động cho vay của Ngân hàng ngày càng được tăng trưởng và mở rộng nếu Ngân hàng duy trì và tăng trưởng được nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế . Còn nếu lượng vốn ít thì Ngân hàng sẽ không đủ tiền cho khách hàng


vay, do đó Ngân hàng sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư, lợi nhuận của Ngân hàng sẽ không cao và việc tăng trưởng hoạt động cho vay sẽ bị hạn chế.

2.4.3.2 Chính sách tín dụng:‌

Chính sách tín dụng của Ngân hàng được hiểu ở đây bao gồm một số yếu tố về giới hạn mức cho vay đối với một khách hàng, kỳ hạn của khoản vay, lãi suất cho vay, phương thức cho vay, tài sản đảm bảo...tất cả các yếu tố đó có tác dụng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc mở rộng cho vay của Ngân hàng. Nếu như tất cả những yếu tố thuộc chính sách tín dụng kể trên đúng đắn, hợp lý, linh hoạt, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng về vốn thì Ngân hàng đó sẽ thành công trong việc tăng trưởng hoạt động cho vay, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng tín dụng. Ngược lại, nếu những chính sách trong cho vay khách hàng bất hợp lý, cứng nhắc, không theo sát tình hình thực tế sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tăng trưởng hoạt động cho vay của mình.

2.4.3.3 Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng‌


Ngân hàng muốn tồn tại, phát triển thì phải có phương hướng, chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh càng phù hợp thì hoạt động cho vay ngày càng được mở rộng. Trên thực tế thì trước đây một số ngân hàng lớn với mục tiêu trở thành ngân hàng bán buôn, do đó bỏ rơi phân khúc dành cho các khách hàng là các DNNVV. Điều đó đồng nghĩa với việc các ngân hàng sẽ không mặn mà trong việc tăng cường cho vay các DNNVV, khiến việc tiếp cận vốn vay của các DNNVV trở nên khó khan hơn.

2.5 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI :‌

Một số bài nghiên cứu trước đây tại Việt Nam về các yếu tố tác động đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa đã xác định được khá nhiều nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, dường như chừng đó nhân tố là chưa đủ vì theo các nghiên cứu thực nghiệm từ các nhà nghiên cứu khác trên thế giới thì thực tế vẫn còn khá nhiều nhân tố được tìm thấy ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, bài nghiên cứu này chủ yếu tập trung nghiên cứu thêm


một số nhân tố mới bên cạnh các nhân tố đã được một số bài nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam phát hiện. Một số nhân tố mới được đưa vào mô hình nghiên cứu là các nhân tố khả năng đáp ứng các điều kiện của ngân hàng, phương án kinh doanh của doanh nghiệp và lịch sử quan hệ tín dụng của doanh nghiệp. Bài nghiên cứu muốn tìm hiểu xem các nhân tố mới nêu trên cùng với các nhân tố đã được phát hiện từ một số bài nghiên cứu trước có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam hay không và nhân tố nào sẽ tác động mạnh nhất đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp.

Kết luận chương 2‌

Trong chương 2, tác giả đã tập trung nghiên cứu và khái quát các vấn đề cơ bản về DNNVV, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của DNNVV. Đồng thời tác giả cũng trình bày tổng quan những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và Việt Nam về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của DNNVV. Qua đó làm cơ sở để tác giả xem xét và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của DNNVV tại Eximbank địa bàn TP.HCM ở các chương sau.

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 03/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí