Định Hướng Phát Triển Và Phương Hướng Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Thu Chi Của Bệnh Viện Tuệ Tĩnh


82


Tiểu kết chương 2

Nội dung chương 2 của luận văn đã trình bày một cách hệ thống và cụ thể những vấn đề sau:

- Trình bày khái quát về ngành y tế, quy trình khám chữa bệnh, những đặc điểm đặc thù và các rủi ro thường gặp đối với bệnh viện Tuệ Tĩnh.

- Trình bày và phân tích rò thực trạng các yếu tố của KSNB hoạt động thu chi theo hướng quản trị rủi ro tại bệnh viện Tuệ Tĩnh, cụ thể luận văn đã trình bày chi tiết thực trạng về môi trường kiểm soát; thực trạng về đánh giá rủi ro; thực trạng về hoạt động kiểm soát; thực trạng về hệ thống thông tin và truyền thông và thực trạng về hoạt động giám sát trong KSNB hướng đến quản trị rủi ro tại bệnh viện Tuệ Tĩnh, đưa ra

- Nhận xét về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.

Nội dung chương 2 là cơ sở để đưa ra hệ thống giải pháp hoàn thiện các yếu tố

của KSNB hoạt động thu chi tại bệnh viện Tuệ Tĩnh trong chương 3 của luận văn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.


83

Kiểm soát nội bộ hoạt động thu, chi tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh - 12


Chương 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG THU CHI TẠI BỆNH VIỆN TUỆ TĨNH

3.1. Định hướng phát triển và phương hướng hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi của Bệnh viện Tuệ Tĩnh

3.1.1. Định hướng phát triển của Bệnh viện Tuệ Tĩnh

Xây dựng và phát triển mạng lưới KCB phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu KCB ngày càng cao, hướng tới sự công bằng, hiệu quả và phát triển trong cung cấp, sử dụng các dịch vụ y tế. Tổng Bí thư đã ban hành Nghị quyết 20/NQ-TW ngày 25/10/2017 hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TƯ khóa XII về chiến lược ngành y tế đến năm 2030, với mục tiêu phát triển nền y học Việt Nam khoa học, dân tộc và đại chúng, xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh; y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng; y tế chuyên sâu đồng bộ và cân đối với y tế cộng đồng; gắn kết y học cổ truyền với y học hiện đại, quân y và dân y, phát triển dược liệu, công nghiệp dược và thiết bị y tế. Trong đó mục tiêu riêng của bệnh viện Tuệ Tĩnh như sau:

- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, phát triển hệ thống khám chữa bệnh y học cổ truyền, phát triển nguồn nhân lực y học cổ truyền.

- Xây dựng và ban hành chính sách ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở khám, chữa bệnh và các cơ sở đào tạo y dược cổ truyền; phát triển nuôi trồng dược liệu theo quy mô công nghiệp, sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và khai thác dược liệu tự nhiên một cách hợp lý, bảo đảm lưu giữ, tái sinh và phát triển nguồn dược liệu;

- Xây dựng, ban hành chính sách đẩy mạnh công tác xã hội hóa y dược cổ truyền. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trong lĩnh vực y, dược cổ truyền; mở rộng liên kết, hợp tác giữa các cơ sở y, dược cổ truyền nhà nước với các cơ sở y, dược cổ truyền tư nhân, giữa cơ sở trong nước với nước ngoài. Các cơ sở y tế nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ chuyên môn cho các cơ sở y, dược cổ truyền tư nhân;


84


- Mở rộng hợp tác quốc tế và có chính sách ưu đãi, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân phát triển y dược cổ truyền Việt Nam ra nước ngoài.

Bệnh viện cần nhận thức rò việc mở rộng quyền tự chủ về tài chính đối với các đơn vị SNCL y tế gắn việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế với lộ trình BHYT toàn dân, lộ trình cải cách tiền lương; thực hiện tính đúng, tính đủ chi phí dịch vụ, bảo đảm phù hợp với trình độ chuyên môn, chất lượng dịch vụ ở từng tuyến và khả năng chi trả của nhân dân; minh bạch giá dịch vụ y tế, phân định rò phần chi từ NSNN và phần chi của người sử dụng dịch vụ y tế. Đây là một nhiệm vụ nặng nề mà bệnh viện phải nỗ lực hoàn thiện mọi mặt để vừa đảm bảo tính công bằng y tế vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế hướng tới mục tiêu ngành đề ra.

Để thực hiện tốt kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam như đã nêu trên, bệnh viện phải hướng tới mục tiêu là xây dựng bệnh viện có chất lượng cao, hiện đại, thực hiện tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của nhân dân, với những nội dung cụ thể sau:

- Chú trọng đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính, từng bước đổi mới quy trình khám chữa bệnh; hoàn thiện ứng dụng CNTT vào quản lý khám, chữa bệnh, rút số, xếp hàng tự động…; cải tiến, đổi mới quy trình khám, chữa bệnh; quản lý người bệnh thuộc đối tượng hưởng BHYT qua mã vạch nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám bệnh của nhân dân, giảm bớt quy trình khám, chữa bệnh nhằm tạo mọi thuận lợi cho nhu cầu của người bệnh, phục vụ bệnh nhân một cách tốt nhất.

- Cải tiến hệ thống đánh số buồng bệnh, các khoa điều trị theo trật tự thống nhất để người bệnh thuận tiện trong việc đi lại, tìm nơi điều trị. Ngoài ra bệnh viện còn chú trọng tăng cường nguồn lực, cơ sở vật chất, đổi mới về quy trình khám chữa bệnh. Giám sát các dịch vụ y tế mà người bệnh sử dụng để nhập số liệu vào máy kịp thời, chính xác để quản lý chặt chẽ, tránh nhầm lẫn, bỏ sót các dịch vụ đã được áp dụng.

- Bệnh viện tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào quản lý, điều hành hoạt động khám chữa bệnh; hướng tới thực hiện mục tiêu mỗi người bệnh vào viện sẽ có 1 mã bệnh nhân riêng, thực hiện ứng dụng bệnh án điện tử.

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ y tế, người lao động trong thực hiện nhiệm vụ; tổ chức công tác tư vấn dinh dưỡng, vệ sinh phòng bệnh, giáo dục


85


sức khỏe tại các khoa cho người bệnh và người nhà người bệnh. Đây cǜng là tiền đề

củng cố niềm tin và sự hài lòng của người bệnh với các Bệnh viện YHCT.

Với cơ chế tài chính giao quyền tư chủ hoàn toàn cho đơn vị theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP thì ban lãnh đạo bệnh viện luôn luôn tìm ra các hướng tích cực thay đổi cách quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tăng thu, tiết kiệm chi, đồng thời cǜng phải không ngừng học tập đào tạo, tạo mối quan hệ tốt đẹp với các bệnh viện trong và ngoài nước, thu hút sự đầu tư cả về trí tuệ và cơ sở vật chất để có thể khám chữa bệnh cho nhiều người bệnh. Ban lãnh đạo bệnh viện cần có những bước tiến mới trong công tác quản lý, đặc biệt quan tâm chú trọng đến công tác tài chính kế toán để đảm bảo đời sống cán bộ nhân viên bệnh viện ngày càng được nâng cao, ngoài tiền lương, các khoản phụ cấp đúng theo quy định thì cần có một nguồn thu nhập tăng thêm đáng kể để cán bộ nhân yên tâm công tác, toàn tâm toàn lực cống hiến cho sự nghiệp cao quý của mình, chăm lo cho sức khỏe của nhân dân, xứng đáng theo lời dạy của Hồ Chí Minh “ Lương y như từ mẫu”.

3.1.2. Phương hướng hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh

Nguyên tắc kế thừa

Các đơn vị sự nghiệp công lập có thu chưa nghiên cứu bài bản hướng dẫn và xây dựng chính thức KSNB hoàn chỉnh. Tuy nhiên, theo kết quả quan sát, KSNB tại các đơn vị đã được hình thành một cách tự phát và một số bộ phận đã hoạt động và phát huy hiệu quả như: Môi trường văn hóa của tổ chức được xây dựng thân thiện, gần gǜi và phù hợp với đặc thù của lĩnh vực y tế (trình độ của người lao động khá cao, phải tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và người nhà người bệnh…). Vì thế, các giải pháp đề xuất để hoàn thiện KSNB hoạt động thu chi tại Bệnh viện được thực hiện dựa trên nguyên tắc duy trì và phát huy những ưu điểm hiện có, đồng thời đưa ra những giải pháp để khắc phục những tồn tại còn yếu kém.

Nguyên tắc tiếp cận hệ thống

Mỗi đơn vị đều có những đặc điểm đặc thù về quy mô, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức. Chúng ta khó có thể tìm ra một mô hình chung áp dụng cho phù hợp với tất cả các đơn vị. Vì thế, các giải pháp được đề xuất chỉ có tính chất hệ


86


thống và mang tính tham khảo, tùy theo đặc điểm của từng đơn vị mà tìm cho đơn vị mình giải pháp xây dựng và hoàn thiện KSNB thích hợp nhất.

Hoàn thiện KSNB hoạt động thu chi tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh phải phù hợp với yêu cầu hoàn thiện đối với các yếu tố đầu vào của khung Hệ thống Y tế Việt Nam do Bộ Y tế xây dựng và ban hành nhằm đáp ứng các tiêu chí nguồn lực đầu vào của hệ thống y tế về nhân lực, tài chính, hệ thống thông tin y tế, trang thiết bị y tế, cơ sở hạ tầng…là những yếu tố đầu vào không thể thiếu để hệ thống y tế vận hành. Các yếu tố này cần tuân thủ chất lượng theo đúng quy định để dịch vụ y tế đạt hiệu quả và an toàn.

Đồng thời, các đơn vị cǜng cần phải cân nhắc mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí nhằm thực hiện tốt chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã và đang được phát động thực hiện. Ngoài ra, các giải pháp đề xuất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, chúng cần phải được thực hiện cùng lúc để đạt được hiệu quả. Tuy nhiên, mức độ thực hiện các giải pháp như thế nào lại phụ thuộc vào tình hình thực tế của từng đơn vị.

Nguyên tắc hội nhập

Với xu hướng chung, Ngành Y tế Việt Nam đã và đang hội nhập với y tế khu vực và thế giới để đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Không chỉ hội nhập về chuyên môn, hệ thống y tế Việt Nam còn hội nhập cả về quản lý, điều hành.

Vì thế, các giải pháp hoàn thiện KSNB hoạt động thu chi tại Bệnh viện dựa trên lý thuyết KSNB được chấp nhận rộng rãi nhất trên thế giới và kinh nghiệm xây dựng KSNB trên thế giới. Tuy nhiên, do sự khác biệt về nhiều mặt (trình độ chuyên môn, quản lý, văn hóa…) nên các giải pháp đề xuất được vận dụng phù hợp với Việt Nam nói chung và của Thành phố Hà Nội nói riêng.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát

Một là, Quan điểm của nhà quản lý

Đây là vấn đề có tính quyết định đến việc thiết lập và duy trì KSNB hiệu lực và hiệu quả. Vai trò của Ban Giám đốc Bệnh viện là hết sức quan trọng và là yếu tố


87


quyết định đến hiệu quả của KSNB. Khi đội ngǜ cán bộ quản lý đã nhận thức đúng, đầy đủ về KSNB và ý nghĩa của nó đối với hoạt động của bệnh viện thì những nhân tố tạo ra một môi trường kiểm soát thuận lợi sẽ được thiết lập như: Quy chế chi tiêu nội bộ, các chính sách thích hợp về nhân sự, bộ máy tổ chức kiểm soát…

Ban Giám đốc phải phổ biến KSNB cho các Trưởng, Phó khoa/phòng trong Bệnh viện thông qua các cuộc giao ban và phải coi đây là một tiêu chí đánh giá kết quả thi đua hàng tháng. Với đặc điểm hầu hết lãnh đạo tại các khoa/phòng trong đơn vị đi lên từ cán bộ chuyên môn về y tế nên rất cần Bệnh viện là đầu mối đứng ra để tổ chức các khóa học ngắn hạn không chỉ về hoạt động KSNB mà còn về nghiệp vụ quản lý tài chính, đồng thời lựa chọn các đơn vị khác có hoạt động KSNB đã được vận hành một cách hữu hiệu để tổ chức khảo sát thực tế, học hỏi kinh nghiệm. Ngoài ra, bản thân mỗi một cán bộ quản lý tại các khoa/phòng cǜng cần chủ động tự nghiên cứu, tìm hiểu, trang bị kiến thức về hoạt động KSNB thông qua sách, báo. Đó cǜng chính là điều kiện cần thiết để hoạt động kiểm soát thực sự có hiệu lực và hiệu quả. Ngược lại, khi người quản lý chưa có nhận thức đầy đủ về KSNB và ý nghĩa của nó đối với hoạt động của đơn vị thì những yếu tố cơ bản của môi trường kiểm soát sẽ khó được thiết lập một cách đầy đủ và thích hợp. Khi đó hoạt động kiểm soát chắc chắn không có hiệu quả. Chính vì vậy, việc trước tiên là phải nâng cao nhận thức về KSNB cho đội ngǜ cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Hai là, Hoàn thiện chính sách nhân sự

Nhân sự là vấn đề đặc biệt cần quan tâm, không chỉ ở chỗ con người là yếu tố quyết định của KSNB mà còn ở chỗ nguồn nhân lực ở bệnh viện còn một số bất cập với yêu cầu phát triển và con người cǜng là chủ thể thực hiện các thủ tục kiểm soát. Xuất phát từ thực trạng và định hướng phát triển của Bệnh viện trong thời gian tới, các phòng chức năng cần thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và đổi mới nguồn nhân lực như sau:

- Đa dạng các hình thức đào tạo. Bên cạnh hình thức đào tạo ngay trong công việc, tức là bố trí xen kẽ những người có kinh nghiệm làm việc cùng và kèm cặp những người mới còn ít kinh nghiệm, thì đơn vị cǜng cần áp dụng các hình thức đào tạo ngoài công việc như tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn; tham quan, khảo sát các đơn vị khác; tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học. Hàng năm,


88


Bệnh viện cần xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo tập trung theo yêu cầu công việc không chỉ cho cán bộ chủ chốt mà cho toàn bộ các cán bộ của đơn vị. Đối với lao động quản lý, đơn vị cần chú trọng hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho công việc hiện tại, khắc phục sự thiếu hụt về kiến thức kinh tế, trình độ ngoại ngữ, trình độ quản lý... Đối với lao động trực tiếp tham gia công tác khám, chữa bệnh thì Bệnh viện cần tập trung đào tạo và đào tạo lại trình độ chuyên môn cho phù hợp với thực tế công việc, nâng cao kĩ năng trong ứng xử và giao tiếp với người bệnh.

- Xây dựng chính sách tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Đối với nguồn nhân lực bên trong, đơn vị cần rà soát, bố trí lại công việc cho phù hợp với khả năng của từng người, có thể giao cho họ đảm nhiệm những công việc chuyên môn quan trọng hơn hoặc đề bạt, bổ nhiệm vào các chức danh quản lý cao hơn, tạo điều kiện thuận lợi để họ phát huy khả năng và tự khẳng định mình. Lãnh đạo đơn vị phải luôn đặc biệt quan tâm đến nguồn nhân lực hiện có và kịp thời khen thưởng xứng đáng, động viên các cá nhân có giải pháp mang tính sáng tạo.

Đối với nguồn nhân lực bên ngoài, Bệnh viện cần tiếp tục duy trì và nâng cao uy tín trong công tác khám, chữa bệnh; triển khai các dịch vụ kĩ thuật tiên tiến để thu hút các bác sĩ giỏi về học tập và công tác. Bệnh viện cần bố trí công việc phù hợp với khả năng của người lao động; tạo điều kiện để họ phát huy được năng lực, trí tuệ và có mong muốn được gắn bó lâu dài với đơn vị.

Hai là, Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của đơn vị

Vì cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ góp phần tạo ra môi trường kiểm soát tốt, Bệnh viện cần hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả; đồng thời thiết lập sự điều hành và sự kiểm soát thông qua các văn bản hướng dẫn cụ thể, kịp thời và công khai. Trong thời gian tới, Bệnh viện nên triển khai thành lập Ban kiểm soát nội bộ để đảm nhận khối lượng công việc cần kiểm tra, kiểm soát một cách trung thực và khách quan.

Ba là, Nâng cao chất lượng công tác kế hoạch

Công tác kế hoạch là một khâu quan trọng trong quá trình thực hiện một công việc. Nếu lập kế hoạch chi tiết, có tính khả thi thì không chỉ thực hiện hiệu quả công việc mà còn kiểm soát được các hoạt động bất thường xảy ra. Do vậy, công tác lập kế hoạch phải đi vào thực chất, hạn chế tình trạng hình thức, không sát thực


89


tế. Để nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch, đơn vị cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

(i), Ban hành văn bản quy định về công tác lập kế hoạch. Bệnh viện cần quy định rò danh mục các kế hoạch cần lập (kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết), quy định rò trách nhiệm của bộ phận chính và trách nhiệm phối hợp của các bộ phận có liên quan, cǜng như trách nhiệm phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Trình tự lập kế hoạch cǜng phải được xác định rò theo các bước công việc cụ thể. Thời gian lập và phê duyệt kế hoạch phải được quy định cụ thể cho từng loại kế hoạch.

(ii), Quán triệt nguyên tắc “thận trọng” trong quá trình lập kế hoạch. Chất lượng và tính khả thi của kế hoạch được lập phụ thuộc rất lớn vào khả năng dự báo các tình huống, sự kiện bất ngờ ảnh hưởng đến việc hoàn thành kế hoạch. Cán bộ tham gia lập kế hoạch cần có sự nhạy bén trong việc nhận định các phương án, kế hoạch được đề ra, tránh quan điểm chạy theo lợi nhuận, bất chấp rủi ro ngay từ công tác lập kế hoạch.

(iii), Tập huấn, đào tạo nghiệp vụ lập kế hoạch cho các cán bộ có liên quan. Trình độ, kinh nghiệm, khả năng dự đoán các tình huống có thể xảy ra của cán bộ lập kế hoạch có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của công tác lập kế hoạch. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch để hệ thống kế hoạch vừa phát huy tác dụng định hướng, vừa là công cụ để kiểm soát, đánh giá mọi hoạt động của Bệnh viện thì trước hết phải nâng cao năng lực trình độ của các cán bộ lập kế hoạch, không chỉ tổ chức đào tạo cho những cán bộ Phòng Kế hoạch tổng hợp mà còn là những cán bộ ở các phòng ban chức năng khác trong đơn vị có tham gia vào công tác lập kế hoạch.

3.2.2. Đánh giá rủi ro trong hoạt động thu chi thường xuyên tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh

Bệnh viện Tuệ Tĩnh chưa thực hiện việc phân tích và đánh giá rủi ro trong thu chi thường xuyên, chủ yếu mỗi khi có rủi ro trong các công việc xảy ra thì lúc đó Ban giám đốc mới tìm cách kiểm tra lại những thông tin trong quá khứ, tìm nguyên nhân của những sai phạm, đề ra biện pháp khắc phục hậu quả mà chưa chú trọng vào việc dự đoán rủi ro có thể xảy ra trong tương lai hay có những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. Do đó, Bệnh viện cần chú trọng nhận dạng, phân tích, đánh

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 13/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí