Kết Quả Khảo Sát Học Sinh Về Các Biện Pháp Giáo Dục Của Gvcn

70

60

50

40

30

20

10

Mức độ 1

Mức độ 2

Mức độ 3

0

Các hình thứcCác hình thức Việc nhận

khen thưởng kỷ luật … xét, đánh giá

… của GVCN …

GVCN

thường xuyên tổ

chức ngoại khóa, văn nghệ

Hoạt động

ngoại khóa, văn nghệ ảnh hưởng …

Hoạt động

của cán bộ lớp


Biểu đồ 2.8: Kết quả khảo sát học sinh về các biện pháp giáo dục của GVCN


Kết quả khảo sát cho thấy, thực tế công tác chủ nhiệm lớp của nhà trường đã được tổ chức thực hiện nhưng chưa đem lại hiệu quả cao, các hình thức khen thưởng và kỷ luật của thầy (cô) giáo chủ nhiệm tác động chưa nhiều đến ý thức phấn đấu của các em học sinh. Đặc biệt, việc đánh giá, nhận xét của thầy (cô) giáo chủ nhiệm về từng học sinh còn chưa thực sự khách quan hoặc ở mức độ bình thường chiếm tỷ lệ tương đối nhiều. Điều đó phù hợp với kết quả khảo sát hiệu quả nội dung công tác chủ nhiệm được trình bày ở bảng trên. Kết quả đó một lần nữa cho thấy lãnh đạo nhà trường cần đẩy mạnh các hoạt động quản lý tác động đến GVCN để nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ này.

2.2.3.4. Thực trạng quan hệ giữa GVCN với học sinh và gia đình học sinh

T á c g i ả đã tiến hành khảo sát 200 học sinh của nhà trường về mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với học sinh và gia đình học sinh. Kết quả như sau:

Bảng 2.9: Kết quả khảo sát HS về mối quan hệ giữa GVCN với HS, gia đình HS


TT


Nội dung

Mức độ đánh giá

Thường

xuyên

Ít

Không

SL

%

SL

%

SL

%


1

Khi gặp khó khăn trong cuộc sống hoặc trong học tập em có tâm sự với


19


9,5


77


38,5


104


52


2

Khi cần liên lạc với gia đình em,

GVCN sử dụng biện pháp nào?


A

Liên lạc qua điện thoại

139

69,5

43

21,5

18

9,0

B

Gửi thông báo qua HS

61

30,5

122

61,0

17

8,5

C

Gửi thông báo qua người khác

(không phải HS)

32

16,0

143

71,5

25

12,5

D

Đến tận nhà học sinh

28

14,0

161

80,5

11

5,5

E

Mời PHHS đến trường

46

23,0

145

72,5

9

4,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở xã Trịnh Xá, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 9


90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Thường xuyên Ít

Không

Khi gặp khó khăn trong cuộc sống, HS có chia sẻ với GV không

Liên lạc qua điện thoại

Liên lạc bằng gửi thông báo qua HS

Liên lạc bằng gửi thông báo qua người khác

Đến tận Mời phụ nhà HS huynh

đến

trường

Biểu đồ 2.9: Kết quả khảo sát học sinh về mối quan hệ giữa GVCN với học sinh và gia đình học sinh

Kết quả khảo sát cho thấy giữa GVCN lớp với học sinh vẫn còn khoảng cách nhất định. Số học sinh thường xuyên tâm sự với GVCN khi gặp khó khăn trong cuộc sống hoặc trong học tập rất ít, mức độ thường xuyên chỉ chiếm 9,5%. Thực tế, các thầy cô chưa tạo được niềm tin cho các em học sinh. Chính vì vậy, các thầy cô gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu tâm tư tình cảm của các em, từ đó khó có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn trong công tác quản lý lớp chủ nhiệm của mình.Việc liên lạc giữa GVCN với gia đình học sinh được thực hiện chủ yếu thông quan điện thoại (69,5%), điều đó cũng dễ hiểu bởi ngày nay công nghệ thông tin đã phát triển, liên lạc bằng điện thoại tiện lợi, nhanh chóng, hơn nữa đa số phụ huynh học sinh của nhà trường đi làm ăn xa thường xuyên không có nhà. Tuy nhiên, việc liên lạc bằng điện thoại cũng có phần hạn chế bởi không thể truyền tải hết những ý định của GVCN được.

2.3. Thực trạng quản lý đội ngũ GVCN trường THCS xã Trịnh Xá, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Thực tế những năm qua lãnh đạo nhà trường đã tiếp nhận đội ngũ GV, phân công GVCN từ đầu năm học. Đã yêu cầu GVCN có kế hoạch tìm hiểu học sinh, phân loại học sinh và xây dựng Kế hoạch công tác chủ nhiệm cho từng lớp trong suốt cả năm học. Đã thực hiện việc kiểm tra, đánh giá GVCN. Đã tổ chức các buổi giao ban, hội thảo về công tác chủ nhiệm lớp cho đội ngũ giáo viên của nhà trường …

2.3.1. Thực trạng công tác tuyển dụng GV

Khi tiếp nhận nhân lực cần có điều kiện, tiêu chuẩn nhất định. GV dự tuyển vào phải được cấp có thẩm quyền duyệt: Phẩm chất đạo đức; Trình độ (chuyên ngành gì, trường nào đào tạo, kết quả quá trình học tập ra sao, có đảm bảo theo quy định không?); năng lực công tác (qua kiểm tra, sát hạch, thử việc); sức khỏe; …

Thực tế tại đơn vị: Hiệu trưởng nhà trường không có thẩm quyền tuyển dụng đội ngũ giáo viên, mà chỉ là nhận GV khi có quyết định của cấp trên.

Trước mỗi năm học, khi xây dựng kế hoạch phát triển, nhà trường căn cứ số học sinh, số lớp để tính nhu cầu giáo viên. Sau đó rà soát đội ngũ GV hiện có xem thừa, thiếu chủng loại nào để tham mưu, đề xuất với cấp trên cho kịp thời.

Hàng năm, Phòng GD&ĐT luôn rà soát đội ngũ giáo viên, tham mưu với Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng kế hoạch biên chế đội ngũ GV.

Từ đó, công việc tuyển chọn GVCN ở nhà trường chỉ là lựa chọn GV trong Hội đồng sư phạm làm công tác chủ nhiệm lớp.

- Tuyển GV mới: Đối với đội ngũ giáo viên hiện có của trường, tất cả đều được tuyển dụng ngay sau khi học xong ở trường Sư phạm, vì thời điểm trước còn thiếu giáo viên. Nhưng hiện nay, nhà trường đang thừa GV nên không được tuyển thêm GV mới.

- Điều động:

Đầu năm học 2014-2015, trường có 2 GV được điều động đi trường khác.

- Biệt phái:

Có 1 GV biệt phái đi trường khác (môn Toán- Lí), nhà trường nhận 1 GV từ trường khác biệt phái đến (môn Hóa- Sinh). Có 1 GV dạy ở trường và cả ở trường khác (môn Tiếng Anh).

- Hợp đồng: Trường không có GV hợp đồng.

Từ thực trạng về công tác tuyển dụng GV như trên cũng ảnh hưởng tới việc phân công GVCN.

2.3.2. Thực trạng công tác sử dụng, phân công GVCN của lãnh đạo nhà trường

Trước khi bước vào năm học mới, bộ phận chuyên môn dự kiến phân công nhiệm vụ cho GV, trong đó có nhiệm vụ đối với công tác chủ nhiệm. Hiệu trưởng căn cứ vào tình hình học sinh, điều kiện thực tế, căn cứ vào tình hình đội ngũ để quyết định phân công giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp cho phù hợp với điều kiện của trường.

Việc lựa chọn giáo viên làm chủ nhiệm lớp thường dựa vào các tiêu chí: Giảng dạy trực tiếp tại lớp (nên có số tiết nhiều); năng lực chuyên môn vững vàng, biết cách tổ chức các hoạt động, có khả năng xử lý, giải quyết tốt

các tình huống, có uy tín với nhà trường, phụ huynh và học sinh; số năm học làm chủ nhiệm ở cùng một lớp. Bên cạnh đó, còn tính đến cả khối lượng công việc để hạn chế chênh lệch quá nhiều về số tiết giữa các GV.

Để đánh giá thực trạng công tác GVCN lớp, trước hết chúng tôi khảo sát thực trạng nhận thức và thái độ của cán bộ quản lý và giáo viên về việc phân công GVCN trong nhà trường.

Tác giả đã tiến hành khảo sát, tham khảo ý kiến của 01 cán bộ quản lý và 18 giáo viên (gồm cả các giáo viên đang làm công tác chủ nhiệm lớp) của nhà trường, tổng số là 19 người. Kết quả như sau:

Bảng 2.10: Kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về việc phân công GVCN trong trường THCS.

TT

Tiêu chí phân công

SL tán thành

Tỷ lệ (%)

1

GVCN có nhiều tiết dạy ở lớp đó

14

73,7

2

GVCN có khả năng về thực hiện công tác chủ nhiệm lớp

18

94,7

3

GVCN thay đổi qua từng năm học

12

63,2

4

GVCN theo lớp liên tục 3 đến 4 năm học

2

10,5

5

Tính đến các yếu tố khác

17

89,5


100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Tỷ lệ tán thành Tiêu chí phân

công GVCN

Có nhiều

tiết dạy ở lớp đó

Có khả năng Thay đổi GVCN theo Tính đến

về thực

hiện công tác chủ nhiệm lớp

GVCN qua lớp từ 3 đến yếu tố khác

từng năm

học

4 năm

Biểu đồ 2.10: Kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về việc phân công GVCN trong trường THCS

Qua kết quả trên, chúng ta thấy:

Tiêu chí 1: “Có nhiều tiết dạy ở lớp đó” có 73,7% số giáo viên được khảo sát đồng ý. Nhà trường thường chọn GV dạy môn Ngữ văn, Toán làm GVCN (đa số là GV môn Ngữ văn, với 75%). Thực tế, nếu GV có nhiều tiết dạy ở lớp sẽ thuận lợi hơn trong công tác chủ nhiệm. Tuy nhiên, đó không phải là tiêu chí mang tính quyết định, nhưng cũng cần phải có tiết dạy trực tiếp ở lớp đó.

Tiêu chí 2: “GVCN có khả năng về thực hiện công tác chủ nhiệm lớp” có 94,7% được hỏi đồng ý. Điều đó thấy rằng GVCN lớp không nhất thiết phải trực tiếp, có mặt thường xuyên ở lớp chủ nhiệm của mình mà có thể gián tiếp nhưng vẫn quản lý tốt lớp chủ nhiệm của mình. Muốn vậy, GVCN phải có khả năng về công tác chủ nhiệm, phải có những kỹ năng cần thiết về vấn đề này.

Tiêu chí 3: “GVCN thay đổi qua từng năm học” có 63,2% đồng ý. Cách phân công thường tùy từng năm học, chọn GVCN cho phù hợp với tình hình cụ thể. Khi phân công, có thể vẫn có GVCN theo lên lớp trên, nhưng thường không quá 2 năm liên tiếp.

Tiêu chí 4: “GVCN theo lớp liên tục 3 đến 4 năm học” có 10,5% đồng ý. Rõ ràng, với quan điểm trong quá trình giáo dục, khi nắm vững, hiểu rõ đối tượng thì biện pháp giáo dục sẽ dễ dàng thực hiện hơn. Tuy nhiên, ở đây nhà trường lại muốn có sự thay đổi và tin tưởng vào sự thích nghi của GV trong điều kiện thay đổi.

Tiêu chí 5: “Tính đến các yếu tố khác” có 89,5% đồng ý. Thực tế cần quan tâm đến các yếu tố như tổng số tiết của GV để hạn chế chênh lệch quá nhiều về tổng số tiết giữa các GV; hoặc chú ý tới đặc điểm riêng của lớp, không thể phân công GVCN năng lực yếu vào lớp có diễn biến phức tạp. Ngoài ra, cũng cần quan tâm hơn tới khối lớp cuối cấp. Điều đó cũng giải thích GVCN thuộc tổ KHXH nhiều hơn ở tổ KHTN.

2.3.3. Thực trạng công tác Kiểm tra, đánh giá đội ngũ GVCN

2.3.3.1. Công tác Kiểm tra

* Kiểm tra hồ sơ:

Kiểm tra hồ sơ chủ nhiệm định kỳ hoặc đột xuất.

- Sổ chủ nhiệm: Kiểm tra định kỳ 1 lần/tháng để duyệt kế hoạch trong từng tháng của các lớp. Riêng tháng 10 duyệt kế hoạch cả năm học. Ngoài ra, lãnh đạo cũng nắm thêm tình hình kết quả của từng lớp trong tháng trước. Công việc này trực tiếp Hiệu trưởng thực hiện.

- Sổ gọi tên-ghi điểm: Kiểm tra định kỳ 1 lần/tháng để xem việc cập nhật có đầy đủ, rõ ràng, chính xác, kịp thời không (về kiểm diện, ghi điểm).

Việc ghi lý lịch thực hiện vào đầu năm học; việc đánh giá, xếp loại thực hiện vào cuối học kỳ.

- Sổ ghi đầu bài: Đây là nhật ký cụ thể, rõ ràng nhất về thực hiện nhiệm vụ dạy học của lớp. Lãnh đạo kiểm tra hàng tuần để nắm được tình hình hoạt động của các lớp.

- Học bạ: Chủ yếu kiểm tra khi kết thúc Học kỳ, sau khi GVCN đã ghi kết quả tổng hợp. Cuối năm học Hiệu trưởng phê duyệt sau khi GVCN đã nhận xét. Riêng HS thuộc diện phải kiểm tra lại hoặc rèn luyện lại trong hè thì sau khi có kết quả Hiệu trưởng mới phê duyệt.

- Hồ sơ khác (Kế hoạch Hoạt động ngoài giờ, kế hoạch lao động, kế hoạch họp cha mẹ HS, …): Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất.

* Kiểm tra tổ chức hoạt động

Ban Giám hiệu kiểm tra đột xuất hoặc giao đồng chí Tổng phụ trách Đội kiểm tra tổ chức các buổi lao động; tổ chức giờ Sinh hoạt lớp; kiểm tra chấp hành giờ giấc; kiểm tra việc thực hiện nền nếp của HS như: chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở, trang phục, bảo quản tài sản của trường lớp, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cảnh quan môi trường, tham gia hoạt động tập thể, … để nâng cao hiệu quả công tác quản lý.

2.3.3.2. Công tác đánh giá

Khi đánh giá đội ngũ GVCN về năng lực, lãnh đạo nhà trường thường dựa vào kết quả đạt được của lớp: không có HS vi phạm; có nhiều HS đạt thành tích cao; lớp có nhiều chuyển biến tích cực; ... Thực tế, cách đánh giá GVCN thường chú trọng đến xếp loại thi đua của lớp chủ nhiệm, chưa quan tâm nhiều đến năng lực thực sự của GVCN. Đây là vấn đề cần được nhà quản lý quan tâm để đánh giá một cách đầy đủ, đúng mức về việc thực hiện nhiệm vụ của GVCN.

Tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của 1 cán bộ quản lý và 18 giáo viên (gồm cả các giáo viên đang làm công tác chủ nhiệm lớp) của nhà trường, tổng là 19 người về nội dung tiêu chí đánh giá, xếp loại đối với GVCN. Kết quả như sau:

Bảng 2.11. Khảo sát GV về tiêu chí đánh giá, xếp loại GVCN


TT

Tiêu chí

SL tán

thành

Tỷ lệ

(%)

1

Lớp không có hoặc có ít nhất HS vi phạm

17

89,5

2

Lớp có nhiều HS đạt thành tích cao trong học tập

15

78,9

3

Lớp có nhiều chuyển biến tích cực nhất về mọi mặt

18

94,7

4

Tiêu chí khác

6

31,6



100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Tỷ lệ tán thành tiêu chí đánh

giá, xếp loại GVCN

Lớp không có Lớp có nhiều Lớp có nhiều Tiêu chí khác

hoặc có ít HS HS đạt thành chuyển biến vi phạm tích cao trong tích cực nhất

học tập về mọi mặt

Biểu đồ 2.11. Khảo sát GV về tiêu chí đánh giá, xếp loại GVCN

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2023