quốc tế, do đó rất cần nguồn nhân lực có trình độ cao. Từ đó, đòi hỏi đội ngũ GVCN phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ, năng lực, phẩm chất.
Quản lý đội ngũ GVCN là làm cho đội ngũ này luôn luôn vận động, tự làm mới mình bằng con đường biết "học - hỏi - hiểu - hành". Đây là phương châm hành xử của con người hiện đại. Người quản lý nhà trường phải tạo ra được phương châm hành xử này cho từng người và cho tập thể.
1.4.2. Yếu tố khách quan
1.4.2.1. Quan điểm, chủ trương về quản lý giáo viên, GVCN
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo, coi đây là "quốc sách hàng đầu", từ đó có những định hướng, những Nghị quyết, Chỉ thị về phát triển nhà giáo và cán bộ QLGD. Đây là căn cứ để các cấp QLGD quán triệt và cụ thể hóa bằng các văn bản hướng dẫn thực hiện. Đây cũng là cơ sở để Hiệu trưởng hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch về phát triển đội ngũ giáo viên cho phù hợp với yêu cầu phát triển trong bối cảnh đổi mới.
1.4.2.2. Các điều kiện hỗ trợ
Để công tác quản lý đội ngũ GVCN mang lại hiệu quả cao, thì phải gắn liền với các điều kiện đảm bảo cho hoạt động này về nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống thông tin phục vụ cho việc triển khai kế hoạch về các nguồn lực được huy động để thực hiện các biện pháp quản lý đội ngũ GVCN, …
Trong quản lý đội ngũ GVCN có thể coi các yếu tố chủ quan như là nội lực, các yếu tố khách quan là ngoại lực. Như vậy, nội lực là nhân tố quyết định còn ngoại lực là điều kiện hỗ trợ; song chúng không hề tách rời mà luôn tác động qua lại và bổ sung cho nhau.
Tiểu kết chương 1
Từ những nội dung đã trình bày trong Chương 1, có thể rút ra những kết luận như sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Sơ Đồ Thể Hiện Mối Quan Hệ Giữa Các Chức Năng Quản Lý
- Sự Cần Thiết Phải Đổi Mới Căn Bản, Toàn Diện Giáo Dục Và Đào Tạo:
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Quản Lý Đội Ngũ Gvcn
- Tình Hình Cơ Cấu, Chất Lượng Đội Ngũ Giáo Viên Của Nhà Trường Trong Năm Học 2014-2015
- Kết Quả Khảo Sát Về Nhận Thức Của Cán Bộ Quản Lý Và Giáo Viên Về Vai Trò Của Gvcn.
- Kết Quả Khảo Sát Học Sinh Về Các Biện Pháp Giáo Dục Của Gvcn
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
- Nâng cao năng lực của đội ngũ GVCN và chất lượng hoạt động chủ nhiệm lớp là yêu cầu thiết thực, cấp bách trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo.
- QLGD, quản lý nhà trường, đặc biệt là quản lý trường THCS trong đó có quản lý đội ngũ GVCN lớp vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, đòi hỏi người lãnh đạo mỗi nhà trường phải nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng, nắm vững các nội dung nguyên tắc quản lý nhà trường. Trên cơ sở đó, lãnh đạo nhà trường vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong quá trình quản lý tổ chức các hoạt động của nhà trường theo quy trình khoa học, đúng quy luật khách quan, thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Vì vậy, có thể nói rằng chương 1 của luận văn là những nội dung cơ bản, giúp người nghiên cứu có cơ sở để tìm hiểu, sử dụng trong quá trình quản lý đội ngũ GVCN, đề ra biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đội ngũ GVCN ở trường THCS Trịnh Xá nói riêng và trong các trường THCS nói chung nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện học sinh.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THCS XÃ TRỊNH XÁ, TP PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM
2.1. Khái quát về vị trí địa lý, kinh tế, văn hóa xã hội và giáo dục xã Trịnh Xá, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
2.1.1. Vị trí địa lý
Phủ Lý là thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh lỵ của tỉnh Hà Nam. Đây là trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế và là đô thị loại 3 của tỉnh Hà Nam. Thành phố Phủ Lý nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội và cũng là thành phố ngã ba sông hợp lưu lại là sông Đáy, sông Châu Giang và sông Nhuệ.
Xã Trịnh Xá nằm ở phía Đông Đông bắc của TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam; Phía Đông Bắc giáp xã Tràng An huyện Bình Lục; phía Đông Nam giáp xã Đồn Xá huyện Bình Lục; phía Tây Nam giáp xã Liêm Phong huyện Thanh Liêm; phía Tây giáp xã Liêm Tiết TP Phủ Lý; phía Bắc giáp xã Đinh Xá TP Phủ Lý; xã là địa phương cách xa trung tâm TP nhất so với các phường xã khác, với diện tích 6,04 km2, số hộ là 1720 và dân số là 5850 người.
Trước đây, xã thuộc huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam. Từ 01/10/2013 xã sáp nhập về TP Phủ Lý theo Nghị quyết 89/2013/NQ-CP, ngày 23 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Duy Tiên, Bình Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng để mở rộng TP Phủ Lý và thành lập phường thuộc TP Phủ Lý tỉnh Hà Nam. Xã gồm có 8 thôn: Tràng, Thượng, Nguyễn, Bùi, An, Hoàng, Đôn Trung, Đôn Vượt. Hệ thống Giao thông chất lượng thấp; còn trơn, lội khi trời mưa, đi lại gặp nhiều khó khăn.
Xã có Quốc lộ 37B chạy qua với chiều dài 2,5 km (đường trục chính giữa hai huyện Bình Lục - Lý Nhân, trước năm 2013 có tên gọi là Tỉnh lộ ĐT 497). Quốc lộ 21B (đường cao tốc Phủ Lý – Nam Định) ở phía Nam, cách trung tâm xã 4 km.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội
2.1.2.1. Về văn hóa xã hội
Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao thu hút nhiều người tham gia. Tỷ lệ "gia đình văn hóa" đạt trên 90%. Có 7/8 thôn duy trì danh hiệu "Làng Văn hóa". Xã có Đình thôn Bùi được công nhận Di tích Lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 2000. Đến năm 2016, Chùa và Phủ thôn Bùi được công nhận Di tích Kiến trúc nghệ thuật và Lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Xã có 1 Nhà thờ Công giáo thuộc thôn Tràng với 120 giáo dân.
2.1.2.2. Về phát triển kinh tế
Nhân dân chủ yếu làm nông nghiệp. Sản lượng thóc hàng năm trên 4600 tấn. Trồng màu đối với ngô, khoai lang, đậu tương, dưa chuột, … ; chăn nuôi gia súc, gia cầm (trâu, bò, lợn gà, …). Thu nhập bình quân 22 triệu đồng/người/năm. Một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Số hộ nghèo là 55 với 139 khẩu (tỷ lệ 3,2%), số hộ cận nghèo là 81 với 254 khẩu. Xã đang tiếp tục thực hiện xây dựng nông thôn mới (đã hoàn thành 12/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, kế hoạch đến năm 2020 sẽ hoàn thành 19/19 tiêu chí).
2.1.3. Giáo dục
Xã có 1 trường Mầm non (gồm 3 địa điểm), 1 trường Tiểu học, 1 trường THCS. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân luôn quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của xã nhà. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, gắn bó với công việc, có ý thức cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Học sinh đa số chăm ngoan, phấn đấu rèn luyện và tu dưỡng bản thân. Sự nghiệp “trồng người” đã đạt được những kết quả đáng kể.
2.1.3.1. Giáo dục Mầm non
Ngoài khu trung tâm ở thôn Bùi, còn 2 điểm trường thuộc thôn An và Đôn Trung. Bình quân mỗi năm nhà trường có gần 300 cháu, tỷ lệ trẻ 4 tuổi, 5 tuổi ra lớp đạt 100%. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp dưới 5%. Trẻ đến trường được học 2 buổi trên ngày, được nuôi dạy, chăm sóc và giáo dục đảm bảo an toàn về mọi mặt, không có hiện tương ngộ độc thức ăn xảy ra. Các cô giáo đã tích cực đổi mới phương pháp, lấy trẻ làm trung tâm, dạy học tích hợp theo
chủ đề, và đặc biệt trẻ mẫu giáo 5 tuổi thực hiện đánh giá theo bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi đạt kết quả tốt, 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục Mầm non.
Mặc dù đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên của nhà trường còn thiếu so với quy định, CSVC còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với tinh thần đoàn kết, nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ, khắc phục khó khăn, nhà trường đã thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua do Đảng, Nhà nước cũng như ngành và địa phương phát động. Các cô giáo có nhiều cố gắng phấn đấu vươn lên, thực hiện tốt chương trình giáo dục Mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành. Duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập cho trẻ em 5 tuổi, thực hiện tốt Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Thủ tướng chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
Ngoài ra, còn thực hiện tốt công tác “Xã hội hóa giáo dục”. Vì vậy, được các bậc phụ huynh học sinh cũng như nhân dân trong xã hỗ trợ mua sắm các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ và các bậc cha mẹ học sinh tin tưởng gửi con, yên tâm công tác.
Nhà trường đã làm tốt công tác tham mưu, nên được cấp trên cấp, phát cho 1 bộ máy tính cho cán bộ quản lý và 20 bộ bàn ghế, 5 giá, kệ để đồ chơi con mèo cho các cháu, trị giá 29.500.000 đồng và 1 “Bộ vận động đa năng” bộ đồ chơi ngoài trời (Thang leo, cầu trượt, ống chui), trị giá 77.550.000 đồng. Được cấp trên đầu tư kinh phí xây dựng trường tại khu trung tâm của xã với bước đầu xây mới 4 phòng học trên diện tích quy hoạch 10.000 m2.
Với kết quả đạt được, trường Mầm non Trịnh Xá luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhiều đồng chí được công nhận là “Lao động tiên tiến” và được nhận Giấy khen của cấp trên.
2.1.3.2. Giáo dục Tiểu học
Trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 từ năm 2007. Hàng năm, duy trì trên 330 HS/12 lớp, không có học sinh bỏ học. Học sinh lớp cuối cấp hoàn thành chương trình Tiểu học đạt tỷ lệ 100%.
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ, nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc. Trình độ đào tạo của GV trên chuẩn đạt 66,7%. GV thực hiện đúng yêu cầu về thực hiện chương trình các môn học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
Thực hiện nghiêm túc dạy học chương trình công nghệ giáo dục, dạy học Tiếng Anh Phonics.
Trường quan tâm củng cố các tiêu chí của Trường học thân thiện, học sinh tích cực, trang trí phòng học theo mô hình VNEN. Tổ chức tốt các phong trào, hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Nhà trường có giáo viên đạt danh hiệu “Giáo viên dạy giỏi” cấp thành phố và cấp tỉnh. Nhiều giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm cấp TP; được cấp trên công nhận là “Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ thi đua cơ sở” và tặng Giấy khen.
2.1.3.3. Giáo dục THCS
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song trường THCS xã Trịnh Xá luôn được đón nhận sự quan tâm chăm lo, chỉ đạo sâu sắc của các cấp, được sự ủng hộ nhiệt tình của Hội cha mẹ học sinh cùng nhân dân trong toàn xã, đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ thầy, cô giáo và các em học sinh, nhà trường đã đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi. Xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập THCS từ năm 2002.
2.1.4. Khái quát về trường THCS Trịnh Xá- Phủ Lý- Hà Nam
2.1.4.1. Vài nét về lịch sử phát triển của nhà trường
Trường THCS Trịnh Xá được thành lập từ năm 1962. Vị trí của trường nằm ở trung tâm xã.
Tình hình an ninh chính trị trong nhà trường được ổn định; mọi nền nếp kỷ cương trường học được giữ vững. Đội ngũ giáo viên luôn nhiệt tình, hăng say trong công việc. Học sinh của nhà trường luôn nỗ lực, cố gắng trong học tập và rèn luyện.
Hơn nửa thế kỷ qua, trường đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. Hiện tại, trường đang trong trong giai đoạn phát triển và vươn lên mạnh mẽ, khẳng định vai trò, vị thế của mình.
2.1.4.2. Cơ sở vật chất của nhà trường
Khuôn viên trường có diện tích 6895 m2. Gồm một dãy nhà 2 tầng 10 phòng xây dựng từ năm 2002, một dãy nhà cấp 4 đã xuống cấp, lán xe. Sân trường rộng, thoáng có nhiều cây xanh, đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp. Có 1 bộ máy chiếu, 4 bộ máy tính phục vụ công tác quản lý và dạy học.
Hiện nay, nhà trường còn thiếu các phòng chức năng. Hệ thống tường bao chưa đầy đủ.
2.1.4.3. Một số kết quả trong năm học 2013-2014; 2014-2015
* Năm học 2013-2014:
Tổng số HS: 227. Số lớp: 8.
Tổng số QL, GV, nhân viên: 26. Tỷ lệ GV/lớp: 2,5.
- Giáo dục đạo đức: Xếp loại 227 HS như sau:
Loại Tốt 183 HS, tỷ lệ 80,6%; Loại Khá 40 HS, tỷ lệ 17,6%; Loại Trung bình 4 HS, tỷ lệ 1,8%.
- Công tác dạy và học:
+ Kết quả xếp loại Học lực cuối năm: Xếp loại 227 HS như sau:
Loại Giỏi 23 HS, tỷ lệ 10,1%; Loại Khá 93 HS, tỷ lệ 41,0%; Loại Trung bình 101 HS, tỷ lệ 44,5%; Loại Yếu 10 HS, tỷ lệ 4,4%.
+ Kết quả thi nghề phổ thông:
Tổng số HS học nghề là 53. Kết quả đỗ: 53/53 HS, tỷ lệ: 100%.
Trong đó: Loại Giỏi: 51 HS, tỷ lệ: 96%; Loại Khá: 2 HS, tỷ lệ: 4%
+ Kết quả Kiểm tra cuối năm học do Phòng, Sở ra đề: Môn có chất lượng cao là Ngữ văn 7, Ngữ văn 8. Các môn khác chất lượng còn thấp.
+ Kết quả Tốt nghiệp THCS: Đỗ 58/58 HS, tỷ lệ 100% (loại Giỏi: 5/58, tỷ lệ 8,6%; loại Khá: 24/58, tỷ lệ 41,4%; loại Trung bình: 29/58, tỷ lệ 50%).
+ Thi HS giỏi lớp 9 và kiểm tra chất lượng bồi dưỡng HS giỏi các lớp 6, 7, 8 cấp thành phố: Tổng số dự thi 23 học sinh. Kết quả có 04 giải, trong đó Giải Ba: 1 HS (Môn Địa lí lớp 9), Giải Khuyến khích: 3 HS (2 HS Môn Toán lớp 8 và 1 HS môn Toán lớp 7).
+ Kết quả tuyển sinh vào lớp 10: tỷ lệ đỗ 91,4%, nhưng điểm bình quân chưa cao.
+ Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh: Nhóm HS tham gia gồm 3 em với đề tài nghiên cứu “Ứng dụng của máy cơ đơn giản vào sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt” đã đạt giải Khuyến khích cấp tỉnh.
+ Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn: 3 HS lớp 8A với sản phẩm dự thi “Trò chơi dân gian trong trường học” đã được Sở GD&ĐT lựa chọn tham dự thi cấp quốc gia, nhưng không đạt giải cấp quốc gia.
+ Thi học sinh giỏi TDTT cấp thành phố: có 8 HS tham gia, kết quả đạt hai giải Ba ở nội dung Nhảy cao, nhảy xa.
+ Thi GV dạy giỏi cấp thành phố: có 3 GV tham dự ở các môn: Lịch sử, Vật lí, Giáo dục công dân. Kết quả có 2 GV được công nhận đạt danh hiệu GV dạy giỏi cấp thành phố.
+ Kết quả thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của cán bộ, giáo viên: Tổng số sáng kiến kinh nghiệm được đánh giá xếp loại cấp thành phố là 5.
+ Danh hiệu thi đua cấp thành phố: Lao động Tiên tiến: 13; Chiến sỹ thi đua cơ sở: 01; Giấy khen của Ủy ban nhân dân thành phố: 02.
* Năm học 2014-2015
Tổng số HS: 246; số lớp: 8.
Tổng số QL, GV, nhân viên: 23. Tỷ lệ GV/lớp: 2,125.
Nhà trường đã có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh, nâng cao chất lượng HS giỏi văn hóa và TDTT; Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý và đội ngũ giáo viên. Kết quả: không có giáo viên vi