Kết Quả Khảo Sát Công Tác Đào Tạo Của Giáo Viên

Số liệu ở bảng 2.11 và biểu đồ 2.11 cho thấy:

Tiêu chí 1: “Lớp không có hoặc có ít nhất HS vi phạm” có 89,5% ý kiến tán thành. Tiêu chí này hướng tới mục tiêu duy trì nề nếp của lớp ổn định. GVCN quan tâm hơn tới GD đạo đức cho HS có dấu hiệu vi phạm.

Tiêu chí 2: “Lớp có nhiều HS đạt thành tích cao trong học tập” có 78,9% ý kiến tán thành. Có nhiều kết quả cao là một yêu cầu cần thiết, nhưng nó sẽ thực sự tốt hơn nếu lớp ít có vi phạm.

Đa số GV tán thành tiêu chí số 3 “lớp có nhiều chuyển biến tích cực về mọi mặt” (với tỷ lệ 94,7%). Một lớp có nhiều khó khăn mà có sự tiến bộ rõ rệt thì chắc chắn có vai trò lớn của GVCN.

Tiêu chí khác: Xếp loại của Đội Thiếu niên Tiền phong, Tỷ lệ HS tham gia mua Thẻ Bảo hiểm y tế, …

Từ đó, cần đánh giá thật khoa học, công bằng, khách quan về năng lực, tâm huyết của GVCN.

2.3.4. Thực trạng công tác Đào tạo, bồi dưỡng GVCN

2.3.4.1. Công tác Đào tạo

* Đào tạo là một nội dung quan trọng trong quản lý đội ngũ giáo viên.

Nhiệm vụ Đào tạo giáo viên mới do các trường Sư phạm thực hiện.

Giai đoạn gần đây đã không còn tình trạng thiếu trầm trọng giáo viên. Nhà nước đã có những chính sách thu hút, phát triển đội ngũ giáo viên (miễn học phí cho sinh viên trường Sư phạm, …). Tuy nhiên, không ít sinh viên khi ra trường lại không có việc làm. Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam trở thành cơ sở 2 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội từ cuối năm 2015.

Đội ngũ giáo viên của nhà trường được đào tạo chủ yếu từ trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam ở các môn Toán-Lí, Hóa-Sinh, Văn-Địa, Văn-Sử, Văn-Nhạc, Văn-GDCD, … trình độ đạt chuẩn theo quy định.

* Đào tạo lại: Sau khi học hệ Cao đẳng chính quy, đã có việc làm, nhiều GV đã tiếp tục học tập nâng cao trình độ lên trình độ Đại học dưới hình thức Tại chức. Tổng số CBQL, GV, NV của trường là 23. Trong đó, QL: 2, GV: 18, nhân viên: 3. Đã có 8 đồng chí đào tạo lại lên Trình độ Đại học, số GV đang tiếp tục đào tạo lại là 4.

Để đánh giá thực trạng công tác đào tạo giáo viên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của 18 giáo viên của nhà trường. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát công tác Đào tạo của giáo viên


STT

Nội dung

Tán

thành

Tỷ lệ

%

1

Học trường Sư phạm đúng với mong muốn của bản thân

15

83,3

2

Chương trình học ở trường Sư phạm đảm bảo tính khoa

học, phù hợp

16

88,9

3

Thời lượng trong trường Sư phạm cho công tác chủ

nhiệm đảm bảo

15

83,3

4

Đào tạo lại để nâng cao trình độ

17

94,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở xã Trịnh Xá, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 10


96

94

92

90

88

86

84

82

80

78

76

Tỷ lệ tán thành

Học trường Sư

phạm đúng với mong muốn của bản thân

Chương trình học ở Thời lượng trong Đào tạo lại để nâng

trường Sư phạm

đảm bảo tính khoa học, phù hợp

trường Sư phạm

cho công tác chủ nhiệm đảm bảo

cao trình độ

Biểu đồ 2.12. Kết quả khảo sát công tác Đào tạo của giáo viên

Qua bảng biểu trên, ta thấy:

- Tỷ lệ GV đúng mong muốn trường đào tạo là 83,3%. Còn 16,7% chưa đúng nguyện vọng. Trong số này, các đồng chí có mơ ước ngành nghề khác. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại thì tất cả đều yên tâm công tác và gắn bó với nghề chứ không có hiện tượng chán nản.

- Về Chương trình học ở trường Sư phạm, có 88,9% GV đánh giá đảm bảo tính khoa học, phù hợp. Còn 11,1% cho rằng cần tăng cường thực hành.

- Về thời lượng trong trường Sư phạm cho công tác chủ nhiệm: 83,3% cho rằng đảm bảo. Còn 16,7% cho rằng cần tăng cường hơn nữa, đặc biệt là trang bị kiến thức khoa học để giải quyết, xử lý các tình huống giáo dục.

- Nội dung Đào tạo lại để nâng cao trình độ được tỷ lệ tán thành cao nhất, là 94,4%. Còn 5,6% (1 GV) không có nhu cầu đào tạo lại vì cho rằng bản thân đã cao tuổi, sắp nghỉ hưu.

2.3.4.2. Công tác Bồi dưỡng

- Công tác tổ chức bồi dưỡng GVCN

Để đánh giá thực trạng công tác tổ chức bồi dưỡng GVCN, tác giả đã tiến hành khảo sát tham khảo ý kiến của 18 giáo viên của nhà trường. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.13. Kết quả khảo sát việc tổ chức bồi dưỡng GVCN của hiệu trưởng


STT

Thực tế việc tổ chức bồi dưỡng

Tán

thành

Tỷ

lệ %

1

Chỉ tổ chức bồi dưỡng theo kế hoạch của Phòng GD&ĐT

4

22,2


2

Tổ chức bồi dưỡng theo kế hoạch của Phòng GD&ĐT và tổ chức bồi dưỡng thêm những nội dung phù hợp với điều

kiện của nhà trường.


14


77,8

3

Phương pháp bồi dưỡng chủ yếu là thuyết trình

5

27,8

4

Phương pháp bồi dưỡng có sự đổi mới: GV được thảo luận

và làm bài tập thực hành

13

72,2

5

Hiệu trưởng trực tiếp làm giảng viên một số nội dung bồi

dưỡng

6

33,3

6

Hiệu trưởng giao cho một số GV cốt cán làm giảng viên

12

66,7



90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Tỷ lệ tán thành

Chỉ tổ chức Tổ chức bồi Dùng Phương Giảng viên

theo kế

hoạch của phòng GD&ĐT

dưỡng

thêm nội dung phù hợp đơn vị

phương pháp thuyết là Hiệu

pháp thuyết

trình

trình kết

hợp thảo luận, thực hành

trưởng

Giảng viên

là GV cốt cán

Biểu đồ 2.13. Kết quả khảo sát việc tổ chức bồi dưỡng GVCN của hiệu trưởng

Số liệu bảng 2.13. ở trên cho thấy:

Hiệu trưởng nhà trường đã quan tâm bồi dưỡng GVCN, phương pháp bồi dưỡng đã có đổi mới, nội dung bồi dưỡng đã thiết thực đối với nhiều GVCN. Tuy nhiên, do còn nhiều khó khăn về thời gian, tài liệu, giảng viên nên hiệu quả bồi dưỡng GVCN còn chưa cao.

- Nội dung bồi dưỡng GVCN

Để đánh giá thực trạng các nội dung bồi dưỡng GVCN, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tham khảo ý kiến của 18 giáo viên của nhà trường. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.14. Kết quả khảo sát về các nội dung bồi dưỡng GVCN


STT

Các nội dung được bồi dưỡng

Tán

thành

Tỷ lệ

%

1

Về các văn bản của Nhà nước hiện hành: Chuẩn nghề

nghiệp GV THCS, Quy chế đánh giá, xếp loại HS, …

17

94,4

2

Lập kế hoạch, làm hồ sơ công tác chủ nhiệm

14

77,8

3

Bồi dưỡng về nội dung, phương pháp tổ chức các hoạt

động GD ngoài giờ lên lớp

13

72,2

4

Bồi dưỡng về GD giá trị sống, kỹ năng sống cho HS

13

72,2

5

Bồi dưỡng về đổi mới tổ chức giờ sinh hoạt lớp

14

77,8

6

Bồi dưỡng về ứng xử sư phạm, xử lý các tình huống hay

gặp phải khi giáo dục HS, nhất là đối với HS chậm tiến

16

88,9


100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Tỷ lệ tán thành

Các văn bản

của Nhà nước

Lập kế

Bồi dưỡng Bồi dưỡng Bồi dưỡng

hoạch, làm tổ chức hoạt về GD giá trị đổi mới tổ

hồ sơ chủ

nhiệm

động GD

ngoài giờ

sống, kỹ

năng sống

chức giờ

sinh hoạt

Bồi dưỡng

về ứng xử, xử lý các

tình huống

Biểu đồ 2.14. Kết quả khảo sát về các nội dung bồi dưỡng GVCN

Số liệu ở bảng 2.14 cho thấy:

- Việc nắm vững hệ thống văn bản về công tác chủ nhiệm lớp là cần thiết, các ý kiến đạt tỷ lệ cao (94,4%).

- Đối với GVCN, cần thiết phải bồi dưỡng những chuyên đề gần với công việc chủ nhiệm lớp mà họ đang phải đảm nhận như: “Bồi dưỡng về ứng xử sư phạm, xử lý các tình huống hay gặp phải khi giáo dục HS, nhất là đối với HS chậm tiến” với 88,9% tán thành.

Ngoài ra, công tác bồi dưỡng còn thể hiện ở việc tổ chức các buổi họp tổ chủ nhiệm, tổ chức Hội thi GVCN giỏi cấp trường, chọn GVCN tham dự thi cấp thành phố, hay tổ chức tham quan học tập tại đơn vị bạn trong và ngoài tỉnh.

2.3.5. Công tác tạo môi trường làm việc và chính sách đãi ngộ đối với GVCN

2.3.5.1. Tạo môi trường làm việc

Môi trường là những điều kiện về tự nhiên và xã hội có liên quan tới công tác của GVCN.

* Các khối công trình nhìn chung đảm bảo: Phòng học, nhà để xe, khu vệ sinh, …

Lãnh đạo bố trí cơ sở vật chất các lớp học đảm bảo yêu cầu: Bàn ghế, quạt, điện, … đảm bảo đủ ánh sáng và thoáng. Quang cảnh môi trường đảm bảo xanh-sạch-thoáng. An toàn trường học được đảm bảo. Nhà trường đã trang bị đầy đủ hệ thống Hồ sơ sổ sách liên quan. Đầu tư kinh phí tổ chức hoạt động ngoài giờ, các Hội thi giữa các đơn vị lớp nhân dịp kỷ niệm ngày lễ lớn.

* Lãnh đạo quan tâm bầu không khí sư phạm. Đồng nghiệp đối xử với nhau thân tình, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống và trong công tác. Đội ngũ GVCN có tinh thần trách nhiệm cao với phẩm chất đạo đức trong sáng, năng lực vững vàng đã nói lên sự quan tâm của Hiệu trưởng.

Xây dựng, duy trì tốt mối quan hệ với chính quyền, nhân dân địa phương.

2.3.5.2. Chính sách đãi ngộ

- Đảm bảo về chế độ lương, phụ cấp: Đầy đủ, kịp thời.

- Đảm bảo về chế độ làm việc: GVCN được tính 4 tiết /tuần theo quy định. Không phân công quá nặng công việc cho GVCN (Không có đ/c nào vượt quá định mức 19 tiết/tuần).

- Khen thưởng, động viên kịp thời đối với cá nhân, tập thể đạt thành tích cao: Định kỳ hoặc đột xuất.

- Tặng quà nhân dịp kỷ niệm, lễ Tết; thăm hỏi gia đình GVCN khi có việc vui, buồn để động viên họ.

Kết quả cho thấy GV yên tâm, gắn bó với nghề; tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp quản lý; cố gắng vươn lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Tuy vậy, cơ chế, chính sách đãi ngộ chưa tương xứng với công lao của GVCN do kinh phí còn khó khăn.

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý đội ngũ GVCN ở trường THCS Trịnh Xá, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

2.4.1. Những thuận lợi, khó khăn của lãnh đạo nhà trường trong công tác quản lý đội ngũ GVCN

* Thuận lợi:

- Được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, nhân dân quan tâm đến sự nghiệp giáo dục.

- Nhà trường đã có sự quan tâm tới đội ngũ giáo viên, đặc biệt là đội ngũ GVCN. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên là một nhiệm vụ quan trọng trong các nhà trường, giúp cho nâng cao chất lượng giáo dục.

- Công tác xã hội hoá giáo dục tương đối tốt, có tác động tích cực tới sự nghiệp giáo dục ở các trường.

- Học sinh học của nhà trường đại đa số cùng một lứa tuổi, có chênh lệch nhau không nhiều, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác giáo dục.

- Hiện nay, đa số giáo viên gắn bó với trường, với lớp. Đặc biệt, đời sống của giáo viên được cải thiện, mọi người yên tâm công tác.

- Giáo dục hiện nay phát triển trong thời đại thông tin bùng nổ, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh, nhân dân dễ dàng tiếp cận với những thông tin mới về khoa học kỹ thuật trong giáo dục.

- Điện thoại phát triển thuận lợi trao đổi thông tin giữa GVCN với phụ huynh học sinh, giữa GVCN với hiệu trưởng.

* Khó khăn:

- Tiêu cực của xã hội có ảnh hưởng tới giáo dục, đạo đức học sinh, những mặt trái của xã hội có tác động đến học sinh như phim ảnh trên mạng làm 1 số HS xao nhãng trong học tập, số HS cá biệt trong các trường nguy cơ tăng lên.

- Một số gia đình còn thiếu ý thức giáo dục con em mình, một số học sinh ý thức chưa tốt, dễ bị kích động, mắc phải các tệ nạn xã hội. Điều đó, làm cho GVCN mất nhiều thời gian hơn trong giáo dục học sinh cá biệt.

- Học sinh THCS đang trong độ tuổi giao thời hiếu động.

- Việc tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho GVCN còn gặp nhiều khó khăn về thời gian, nội dung, phương pháp, giảng viên.

- Quy định hiện hành 4 tiết/tuần cho GVCN không đủ để GVCN thực hiện tốt nhiệm vụ QL, giáo dục HS nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện.

2.4.2. Tồn tại, thiếu sót

- Việc phân công GVCN được lãnh đạo nhà trường thực hiện ngay từ đầu năm học, nhưng năm qua đội ngũ giáo viên của nhà trường có sự thay đổi do điều động của cấp trên. Cơ cấu giáo viên giữa các môn học còn mất cân đối lớn, môn thì thiếu, môn thì thừa dẫn đến việc phân công chuyên môn gặp khó khăn. Một số GVCN là nữ có con nhỏ; dẫn đến việc nghỉ phép nhiều do tình trạng sức khỏe của con cái không tốt, ... Thực trạng đó dẫn tới việc phân công GVCN lớp gặp khó khăn.

- Về kiểm tra, đánh giá:

Hiệu trưởng đã chú ý kiểm tra, nắm tình hình công tác chủ nhiệm, nhưng việc kiểm tra trực tiếp hoạt động thực tế chưa thường xuyên, mới chủ

yếu kiểm tra gián tiếp thông qua các kênh báo cáo hoặc phản ánh của GVCN và các thành phần khác trong trường.

Việc đánh giá đã căn cứ vào kết quả tổng hợp tình hình thực tế, nhưng căn cứ đánh giá chưa khoa học, còn mang tính định tính là chủ yếu.

Do việc đánh giá còn hạn chế nêu trên nên kết quả xếp loại thi đua còn chưa thật chuẩn xác, chưa động viên được GVCN của lớp có nhiều khó khăn về đối tượng HS.

- Công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GVCN được lãnh đạo nhà trường quan tâm, nhưng cách triển khai chưa thực sự hiệu quả, còn mang tính hình thức, chưa đi vào thực chất. Các cuộc hội thảo được tổ chức nhưng còn ít ý kiến tâm huyết, mang tính khoa học. Chưa giúp GVCN có được các kỹ năng tốt nhất của công tác chủ nhiệm lớp theo yêu cầu.

- Chế độ đãi ngộ đã được quan tâm, song chưa tương xứng với công lao của GVCN.

* Nguyên nhân (chủ quan, khách quan):

Còn thiếu sự quan tâm đầu tư, thiếu sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống, công tác kiểm tra chưa thường xuyên, nhận thức về công tác quản lý đội ngũ GVCN chưa tốt, chế độ chính sách với đội ngũ này chưa đảm bảo. Trong đó, có cả vai trò của lãnh đạo nhà trường trong việc quản lý đội ngũ GVCN.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2023