Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Dạy Học Tự Chọn Ở Các Trường Thpt Huyện Hạ Lang, Tỉnh Cao Bằng

lý ngoài việc tổ chức thực hiện, kiểm tra, theo dõi thường xuyên thì cần chú trọng đến việc xây dựng, thống nhất nội dung, hình thức, phương pháp cũng như tổng kết, rút kinh nghiệm thường xuyên, định kỳ về công tác kiểm tra, đánh giá trong toàn trường.

2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học tự chọn ở các trường THPT huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng

Để đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học tự chọn, tác giả tiến hành phát phiếu điều tra xin ý kiến của cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên của hai nhà trường (tổng số 60 phiếu). Phiếu hỏi có bốn mức đánh giá: Rất ảnh hưởng, Ảnh hưởng, Ít ảnh hưởng và Rất ít ảnh hưởng.

Chúng tôi phân tích đánh giá kết quả trên cơ sở số phiếu thu về (60 phiếu) cụ thể như bảng 2.14 sau:

Bảng 2.14. Thực trạng về yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học tự chọn ở các trường THPT huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng‌


TT


Các yếu tố ảnh hưởng

Mức độ ảnh hưởng

Rất ảnh hưởng


Ảnh hưởng

Ít ảnh hưởng

Rất ít ảnh

hưởng

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

I

Nhóm các yếu tố ảnh hưởng thuộc về chủ thể

quản lý









1

Khả năng, năng lực của chủ

thể quản lý

45

75

9

15

6

10

0

0

2

Xây dựng kế hoạch năm

học, kế hoạch chiến lược

36

60

15

25

9

15

0

0

3

Hệ thống các văn bản chỉ

đạo, hướng dẫn nhiệm vụ năm học


30


50


18


30


12


20


0


0

4

Khả năng tổ chức các hoạt

động

45

75

12

20

3

5

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học tự chọn ở các trường trung học phổ thông huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng - 10

TT


Các yếu tố ảnh hưởng

Mức độ ảnh hưởng

Rất ảnh hưởng


Ảnh hưởng

Ít ảnh hưởng

Rất ít ảnh

hưởng

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

5

Khả năng tập hợp, vận động

quần chúng

42

70

15

25

3

5

0

0

6

Khả năng thu thập và xử lý

thông tin

45

75

12

20

3

5

0

0

7

Khả năng nhạy bén trong

giải quyết các tình huống

42

70

12

20

6

10

0

0

8

Triển khai nhiệm vụ năm

học hàng năm

36

60

15

25

9

15

0

0

9

Tổ chức thanh tra, kiểm tra,

giám sát, tư vấn

42

70

18

30

0

0

0

0

10

Thực hiện chính sách, chế

độ đãi ngộ

39

65

12

20

9

15

0

0

11

Thực hiện công tác thi đua,

khen thưởng

36

60

15

25

9

15

0

0

12

Bồi dưỡng chuyên môn,

nghiệp vụ quản lý

48

80

12

20

0

0

0

0

II

Nhóm các yếu tố ảnh hưởng thuộc về đối tượng

quản lý









1

Phẩm chất chính trị, đạo

đức, lối sống

33

55

15

25

12

20

0

0

2

Trình độ năng lực, khả năng

làm việc, tác phong

36

60

12

20

12

20

0

0

3

Nhận thức của đối tượng

quản lý đối với công việc

50

83,3

10

16,7

0

0

0

0

4

Tính chấp hành, ý thức tổ

chức kỷ luật

45

75

15

25

0

0

0

0

5

Khả năng ứng dụng CNTT

trong công việc

36

60

21

35

3

5

0

0


TT


Các yếu tố ảnh hưởng

Mức độ ảnh hưởng

Rất ảnh hưởng


Ảnh hưởng

Ít ảnh hưởng

Rất ít ảnh

hưởng

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

6

Có trách nhiệm trong việc

nâng cao chất lượng dạy và học

42

70

18

30

0

0

0

0

7

Biết quan tâm giúp đỡ đồng nghiệp, học sinh và gia đình

học sinh


42


70


9


15


9


15


0


0

8

Tinh thần đoàn kết nội bộ,

phê và tự phê bình

45

75

15

25

0

0

0

0

III

Nhóm các yếu tố ảnh hưởng thuộc về môi

trường quản lý









1

Các quy định của Bộ GD&ĐT về chương trình,

SGK, kiểm định,…


30


50


20


33,3


10


16,7


0


0

2

Các chế độ chính sách

33

55

15

25

12

20

0

0

3

Môi trường làm việc: cơ sở

vật chất, địa bàn dân cư, giao thông


30


50


21


35


9


15


0


0

4

Sự quan tâm chỉ đạo của

lãnh đạo ngành giáo dục

39

65

12

20

9

15

0

0

5

Sự quan tâm chỉ đạo của

lãnh đạo địa phương

39

65

12

20

9

15

0

0

6

Tình hình phát triển kinh tế

- xã hội của địa phương

36

60

18

30

6

10

0

0



Kết quả khảo sát cho thấy: Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học tự chọn ở các trườngTHPT huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng tuy nhiên ta có thể phân thành 3 nhóm chính: Nhóm yếu tố ảnh hưởng thuộc về chủ thể quản lý; nhóm yếu tố ảnh hưởng thuộc về đối tượng quản lý; nhóm yếu tố ảnh hưởng thuộc về môi trường quản lý. Tổng có 26 yếu tố thành phần. Qua khảo sát, tác

giả nhận thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rất lớn, đều chiếm từ 80% trở lên.

2.5. Đánh giá chung về những ưu điểm và hạn chế của quản lý dạy học tự chọn ở các trường THPT huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng

2.5.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

Việc đổi mới GDTrH đang được toàn ngành quan tâm và có sự đầu tư thoả đáng từ chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội. Công tác xã hội hoá giáo dục ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Cùng với sự cố gắng của ngành, hiện tại các trường học trong huyện đã khang trang hơn.

Đội ngũ giáo viên luôn có ý thức tự học tự bồi dưỡng để không ngừng nâng cao tay nghề. Cán bộ quản lý, giáo viên đã ý thức được vấn đề đổi mới giáo dục phổ thông là tất yếu. Đội ngũ Ban giám hiệu và giáo viên các trường THPT là tập thể sư phạm đoàn kết, nhất trí và có quyết tâm cao.

Ngoài việc học các môn học trong chương trình chính khoá, học sinh rất thích học các môn học tự chọn, các chủ đề tự chọn vì nó đáp ứng nhu cầu, sở thích, hứng thú học tập của các em, do đó học sinh có điều kiện thể hiện được hết năng lực, sở trường của mình. Mặt khác nếu biết cách học tự chọn, tận dụng hết các tiết tự chọn học sinh có thể hướng nghiệp tốt, đỡ tốn kém mà đỗ được đại học.

2.5.2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân

Đội ngũ cán bộ quản lý, GV chưa chủ động xây dựng Kế hoạch DHTC mà chủ yếu vẫn làm theo hướng dẫn của Bộ, Sở GD & ĐT, chưa năng động trong việc tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về chủ trương DHTC ở THPT và chưa có chiến lược cụ thể, lâu dài cho việc mở rộng quy mô tổ chức DHTC ở đơn vị mình quản lý. Số giáo viên còn thiếu so với biên chế quy định, không đồng bộ, có trường còn thiếu hoặc chưa có giáo viên thuộc các môn Công nghệ, Tin học, Ngoại ngữ và các môn chuyên biệt khác (Âm nhạc).

Giáo viên được đào tạo ở nhiều trường khác nhau, có người có năng lực khá giỏi song số có năng lực trung bình vẫn còn nhiều; một bộ phận không nhỏ giáo viên vẫn dạy chay, đổi mới phương pháp còn chậm. Mặc dù được bồi dưỡng nhiều nhưng hiệu quả chưa cao.

Khi dạy theo quan điểm phân hoá thì cách thức tổ chức, chỉ đạo điều hành của Ban giám hiệu các trường vẫn còn lúng túng. Mặc dù đã được tập huấn, tuyên truyền nhưng nhận thực của một bộ phận giáo viên, học sinh và gia đình về đổi mới giáo dục phổ thông còn hạn chế.

Về cơ sở vật chất, thiết bị: Tuy các trường đã có cố gắng trong việc xây dựng các phòng học, đa số phòng học đã được kiên cố hoá, nhà trường khang trang, sạch sẽ, song các phòng học theo bộ môn rất ít hoặc chưa có. Các thiết bị đảm bảo cho việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa còn hạn chế, chỉ đáp ứng ở mức tối thiểu. Đồ dùng dạy học tự chọn còn thiếu, không đồng bộ.

Tiểu kết chương 2


Trong chương này, tác giả đã điều tra, khảo sát thực trạng DHTC và QLDH tự chọn ở các trường THPT huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng.Trong đó tập trung khảo sát thực trạng QLDH tự chọn trên các mặt: QL công tác đổi mới nhận thức của CBQL và GV về DHTC; QL hoạt động dạy tự chọn của giáo viên; QL hoạt động học tự chọn của học sinh; QL các điều kiện hỗ trợ DHTC.

Chất lượng DHTC ở các trường đang có những chuyển biến rõ rệt. Chương trình đã thể hiện nhiều ưu điểm, được đông đảo các thầy cô giáo cũng như các bậc phụ huynh học sinh ủng hộ vì nó được xây dựng trên cơ sở tự nguyện, không bắt buộc, tuỳ thuộc vào điều kiện từng địa phương, từng nhà trường, từng học sinh. Tuy nhiên, những hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện là không nhỏ: việc kế hoạch hoá chưa thường xuyên, việc quản lý hình thức phương pháp dạy học còn chưa chặt chẽ, cơ sở vật chất phục vụ dạy học phát triển năng lực còn nghèo nàn, …

Những hạn chế đó dẫn đến hiệu quả thực tế của hoạt động dạy học tự chọn chưa cao. Vấn đề đặt ra là phải tìm kiếm giải pháp giải quyết những khó khăn, bất cập trong thực tiễn dạy học tự chọn ở các trường THPT huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằngđang gặp phải, để nâng cao hiệu quả dạy học định hướng phát triển năng lực, đáp ứng sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.

Để quản lý có hiệu quả hoạt động DHTC tại các trường THPT trên địa bàn huyện Hạ Lang, cần xây dựng hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động DHTC hữu hiệu có tính khả thi cao để nâng cao chất lượng DHTC bậc THPT,

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lý dạy học tự chọn nhằm giúp Hiệu trưởng nhà trường quản lý hiệu quả công tác DHTC nhằm nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC TỰ CHỌN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNGHUYỆN HẠ LANG, TỈNH CAO BẰNG‌

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải xuất phát từ mục tiêu DHTC. Mục tiêu DHTC ở bậc THPT là nhằm đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng học tập của các đối tượng học sinh khác nhau, tăng cường rèn luyện tính tích cực, tự giác và nhất là khả năng tự học của học sinh. Góp phần phát hiện và bồi dưỡng tài năng theo đặc điểm của cấp trung học và của địa phương.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Quản lý DH là một hệ thống toàn vẹn bao gồm các nhân tố cơ bản: mục đích, nội dung, phương pháp và phương tiện DH… Các thành tố này liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Nếu nhà quản lý chỉ tác động tới một số thành tố mà coi nhẹ các thành tố khác thì chắc chắn hoạt động quản lý không đạt hiệu quả. Đồng thời các biện pháp đề xuất không được mâu thuẫn tách rời nhau mà phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất.

Chính vì vậy, để đảm bảo sự thành công của QLDH tự chọn cần kết hợp đồng bộ các biện pháp đề xuất.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Mỗi trường có đặc điểm khác nhau nên các biện pháp quản lý đề xuất có thể mang lại hiệu quả ở trường này nhưng lại không hiệu quả ở trường khác. Chính vì vậy phải căn cứ vào thực trạng QLDHTCcủa Hiệu trưởng nhà trường và căn cứ vào tình hình đặc điểm cụ thể của nhà trường, của địa phương để đề ra các biện pháp đảm bảo tính thiết thực và có tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp đề xuất dựa trên lý luận về QL và QLDH; bám sát tình hình thực tiễn của nhà trường và của địa phương; đảm bảo sự đồng bộ và nhà trường có đủ nguồn lực để thực hiện các biện pháp đề ra.

3.2. Biện pháp quản lý dạy học tự chọn ở các trường THPT huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng

3.2.1. Bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức về dạy học tự chọn cho các đối tượng liên quan

3.2.1.1.Mục đích của biện pháp

Đối với CBQL và GV cần phải biết quan điểm tổ chức DHTC là một chủ trương lớn trong quá trình đổi mới GDTrH nói riêng và GDPT nói chung. DHTC trước hết để phù hợp với xu thế phát triển của thời đại là giáo dục phải hướng tới sự phát triển cao nhất của cá nhân học sinh, khai thác là tạo điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ GV của từng trường. DHTC không chỉ tập trung chú trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy của GV mà điều quan trọng hơn là chú trọng và làm thay đổi “phương pháp học” của HS, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Thông qua phương pháp dạy của GV, HS định hướng cho mình phương pháp học tập dựa trên những “lợi thế” riêng ở từng cá nhân khi tham gia học chương trình DHTC. Mỗi HS đều có khả năng tiềm tàng về một lĩnh vực nào đó. Hơn thế nữa, ở những HS đặc biệt còn có năng khiếu, tài năng (biểu hiện dưới dạng mầm mống, tư chất) nếu được phát hiện và bồi dưỡng kịp thời thì sẽ mang lại hiệu quả dạy học cao… Do đó, GV phải tìm hiểu và pháy huy những năng lực, sở trường và hứng thú, nhu cầu của mỗi HS trong các môn học và các lĩnh vực học tập từ cách học mà mỗi GV cần hướng tới trong môi trường dạy học hiện nay.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- DHTC góp phần phát hiện và bồi dưỡng tài năng theo đặc điểm của cấp THPT và của địa phương. Chương trình THPT nếu không được học 2 buổi/ngày thì sẽ vất vả cho cả người dạy và người học, nhưng nếu được học 2buổi/ngày thì sẽ lãng phí về thời gian nếu như không có chương trình DHTC. Ngày nay do sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, tivi, internet,… các em được tiếp cận nhiều hơn với tri thức khoa học và HS từ tiểu học đã có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022