Phát Huy Vai Trò Của Tổ Chuyên Môn Trong Quản Lý Dạy Học Tự Chọn

nhu cầu nhận thức cao hơn so với HS của thời kỳ trước. Do đó các em muốn được học các môn học tự chọn, các chủ đề tự chọn để mở rộng và nâng cao kiến thức. Ngoài chương trình dạy học bắt buộc thuộc chương trình chính khóa, HS còn có nhu cầu được tăng số lượng các môn học dưới hình thức DHTC.

- Tiến hành tuyên truyền rộng rãi đến phụ huynh học sinh và học sinh ngay từ những lớp cuối cấp THCS, đồng thời quán triệt đến từng cán bộ quản lý, giáo viên để họ hiểu và quan tâm đúng mức đến quan điểm dạy học tự chọn.

Công tác tuyên truyền nhằm cho các lực lượng xã hội nắm được mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức hình thức DHTC ở trường THPT. Cần làm cho mọi người hiểu rằng đây không phải là hình thức “dạy thêm, học thêm”, “bồi dưỡng học sinh giỏi”, là nhồi nhét kiến thức cho HS như một số người lầm tưởng. DHTC là hình thức dạy học phù hợp với nhu cầu học tập của HS, GV có điều kiện để phát hiện và khơi dạy những khả năng tiềm tàng của các em. Phương châm “khoán trách nhiệm, thưởng phù hợp, tôn vinh xứng đáng”.

Để thực hiện tốt biện pháp trên, Hiệu trưởng cần phải thực hiện tốt các công việc sau:

- Nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lí để điều hành tốt HĐDHTC đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

- Tham gia học tập đầy đủ các lớp tập huấn về đổi mới giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức để nắm được chủ trương, mục tiêu, yêu cầu cơ bản, điều kiện thực tế đổi mới.

- Tăng cường giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với các cán bộ quản lí của các trường THPT trong huyện và toàn tỉnh để làm sáng tỏ các vấn đề còn vướng mắc khi thực hiện.

- Sưu tầm và nghiên cứu đầy đủ các văn bản hướng dẫn DHTC, dạy học 2 buổi/ngày.

- Tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu học tập của học sinh, khả năng về nguồn lực đáp ứng nhu cầu đó.

- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng tuyên truyền cho giáo viên tinh thần

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

về DHTC. Cung cấp các văn bản, tài liệu hướng dẫn DHTC ở bậc THPT cho giáo viên để họ nghiên cứu.

- Tổ chức các buổi sinh hoạt nhóm chuyên môn ở trường hoặc sinh hoạt chuyên môn cụm để trao đổi, rút kinh nghiệm những vướng mắc trong quá trình thực hiện để đi đến thống nhất nội dung và cách thức tiến hành.

Quản lý dạy học tự chọn ở các trường trung học phổ thông huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng - 11

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Có được đội ngũ tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn vững vàng, nắm vững chương trình, kinh nghiệm trong giảng dạy.

- Các cấp quản lý cần tạo những điều kiện tốt nhất cho việc học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

3.2.2. Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong quản lý dạy học tự chọn

3.2.2.1.Mục tiêu của biện pháp

- Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch cá nhân và quản lý tốt quy định về chuyên môn.

- Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ, đề xuất khen thưởng và kỷ luật giáo viên thuộc tổ quản lý.

- Tổ trưởng là người cung cấp thông tin chính xác về tình hình đội ngũ, là người trực tiếp triển khai các mặt hoạt động dạy học và các hoạt động khác theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn thực hiện tốt các nội dungsau:

* Quản lý giảng dạy của giáo viên

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần tháng, học kì và cả năm học.

-Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề tự chọn phù hợp với trình độ học sinh và trình Ban giám hiệu duyệt. Quản lý kế hoạch giảng dạy của giáoviên.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình DHTC.

- Tổ chức thiết kế phân phối chương trình cụ thể dạy học tự chọn thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn, báo cáo Sở phê duyệt.

+ Ví dụ phân phối chương trình tự chọn môn Toán 10,11, 12.

+ Ví dụ phân phối chương trình dạy tự chọn Tiếng Anh 12.

- Quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên dạytự chọn (thường xuyên kiểm tra và ký duyệt giáo án của từng giáo viên theotừng tháng). Đổi mới kiểm tra, đánh giá; dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin.

- Tổ chức các cuộc họp tổ theo định kì (2 lần/tháng) thiết thực hiệu quả (hội giảng tiết dạy học tự chọn cụ thể, trao đổi cách thức tổ chức…; báo cáo chuyên đề); hình thức đa dạng, phát huy tính dân chủ để giáo viên trình bày được ý kiến của mình và tiếp thu học hỏi những điều bổ ích, tạo bầu không khí gắn bó, xây dựng môi trường sư phạm thân thiện.

- Đánh giá, xếp loại giáo viên chính xác.

* Quản lý học tập của học sinh

- Nắm được kết quả học chủ đề tự chọn của bộ môn mình quản lý để có biện pháp nâng cao chất lượng dạy học tự chọn.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng phải biết chọn lựa và cân nhắc khi bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn.

- Có sự đoàn kết, thống nhất cao trong công tác nghiên cứu giữa các giáo viên trong tổ chuyên môn.

- Hiệu trưởng cần có nội dung chỉ đạo chi tiết công việc để tổ trưởng triển khai dễ dàng trong buổi sinh hoạt tổ (tổ chức họp các tổ trưởng chuyên môn đầu tuần theo hình thức giao ban).

3.2.3. Tổ chức có hiệu quả hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn và nghiệp vụ thực hiện dạy học tự chọn theo quan điểm phân hóa cho đội ngũ giáo viên

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, việc bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là năng lực thực hiện DHTC theo quan điểm phân hóa cho đội ngũ GV là việc làm rất cần thiết. Qua khảo sát thực trạng quản lý DH theo quan điểm phân hóa tại nhà trường cho thấy sự hiểu biết của GV về DHPH còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện DHPH còn lúng túng. Trong khi đó các biện pháp quản lý nhằm nâng cao nhận thức cho GV về DHPH mới chỉ dừng lại ở hình thức phổ biến tuyên truyền nên chưa hiểu sâu về DHPH và chưa có kỹ năng thực hiện DHPH hiệu quả. Chính vì vậy cần có biện pháp bồi dưỡng năng lực thực hiện DHPH cho đội ngũ GV để họ có thể thực hiện DH theo quan điểm phân hóa một cách bài bản, thường xuyên, có hiệu quả tích cực.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Giúp cho GV nắm được các khâu của DH theo quan điểm phân hóa từ xác định mục tiêu, thiết kế bài dạy, tổ chức dạy học trên lớp đến kiểm tra đánh giá học sinh. Bồi dưỡng năng lực thiết kế bài giảng theo hướng phân hóa cho GV.

Đây là một khâu quan trọng nhất trong tổ chức DH theo quan điểm phân hóa. Tính phân hóa theo đối tượng HS phải được thể hiện trên giáo án ngay từ xác định mục tiêu bài dạy đến nội dung và phương pháp dành cho mỗi nhóm đối tượng HS mà người dạy cần hướng tới. Đảm bảo mọi nhóm đối tượng HS đều được quan tâm phát triển năng lực theo khả năng của họ. Tránh hiện tượng giáo án còn chung chung không thể hiện rõ được từng nội dung cụ thể hướng tới đối tượng học sinh nào như thực trạng đang diễn ra.

Bồi dưỡng năng lực tổ chức DHPH cho GV bằng cách kết hợp thành thạo các phương pháp DH và hình thức tổ chức DH. Kết hợp sử dụng thiết bị hỗ trợ DH nhằm mang lại hiệu quả cao cho từng tiết dạy.

Để DHPH thành công thì công tác kiểm tra đánh giá cũng phải được thực

hiện theo hướng phân hóa mới ghi nhận được sự tiến bộ của HS. Chính vì vậy bồi dưỡng năng lực kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng phân hóa cũng là một trong các nội dung cần thực hiện nhằm nâng cao năng lực thực hiện DHPH cho GV.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV ngay từ đầu năm học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản chỉ đạo về thực hiện nhiệm vụ năm học và lắng nghe ý kiến đề xuất từ các tổ chuyên. Thành lập Ban chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn của nhà trường. Giao cho Ban tổ chức phát động các phong trào tự học, tự nghiên cứu về PPDH với nhiều chủ đề khác nhau trong đó có chủ đề tìm hiểu về PPDH theo quan điểm phân hóa. Lập kế hoạch tổ chức các buổi hội thảo, xây dựng nội dung hội thảo để phát triển năng lực chuyên môn nói chung và năng lực DHPH nói riêng cho GV.

Chọn cử GV có năng lực, nhiệt tình tham gia các lớp tập huấn do cấp trên tổ chức. Đây sẽ là những GV cốt cán trong tuyên truyền tập huấn PPDH cho nhà trường, đồng thời họ sẽ nhà những người tiên phong trong thực hiện DH theo quan điểm phân hóa để các GV khác học tập rút kinh nghiệm làm theo.

Mời chuyên gia về DH theo hướng phân hóa trực tiếp bồi dưỡng cho GV những kiến thức chủ yếu của DHPH, phương pháp chuẩn bị bài giảng theo hướng phân hóa và kỹ thuật dạy học theo hướng phân hóa. Trong trường hợp không mời được các chuyên gia trực tiếp tập huấn cho GV, có thể phân công GV có trình độ chuyên môn tốt nghiên cứu chuyên sâu về chuyên đề DHPH để phổ biến lại cho các GV khác.

Tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm luân phiên giữa các GV trong tổ, liên tổ. Trong nhận xét rút kinh nghiệm giờ dạy cần quan tâm nhận xét về cách thể hiện tính phân hóa đối tượng trong tiết dạy. Tổ chức cho GV giao lưu học tập một số đơn vị có thành tích tốt trong DH và QLDH, dự giờ các GV đã thực hiện DHPH thành công.

Phát động giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm về PPDH theoquan điểm

phân hóa nhằm chia sẻ kinh nghiệm tổ chức DH và quản lý DH theo quan điểm phân hóa tới các GV khác.

3.2.3.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Cán bộ quản lý nhà trường cần nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện DH theo quan điểm phân hóa cho GV. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của nó, CBQL sẽ có những biện pháp quản lý, chỉ đạo quyết liệt để thực hiện hiệu quả công tác bồi dưỡng năng lực thực hiện DH theo quan điểm phân hóa cho GV.

Tham mưu với cơ quan quản lý cấp trên một số đầu việc trong công tác quản lý các nhà trường như: quan tâm mở các lớp bồi dưỡng thường xuyên về PPDH nói chung và PPDH theo quan điểm phân hóa nói riêng; phân bổ GV đủ về số lượng và cơ cấu các môn đảm bảo GV không phải dạy tăng giờ để họ có thời gian nghiên cứu, học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

Cá nhân mỗi GV cần nêu cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu và tích cực học hỏi để nâng cao năng lực chuyên môn của mình; cần nhận thức được trách nhiệm của mình phải đổi mới trong cách nghĩ cách làm để đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành trong giai đoạn hiện nay.

3.2.4. Tổ chức hoạt động dạy học tự chọn theo đơn vị lớp, đảm bảo nhu cầu tự chọn môn học tự chọn và chủ đề tự chọn của học sinh

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

- Dễ làm công tác tuyên truyền về chủ trương dạy học tự chọn

- Đáp ứng nguyện vọng của học sinh theo từng chủ đề tự chọn, phù hợp với điều kiện của nhà trường.

- Bố trí đội ngũ giáo viên dạy, quản lí lớp học sinh học chủ đề tự chọn hiệu

quả.

- Dễ bố trí thời khoá biểu và theo dõi việc thực hiện dạy học tự chọn trong

trường.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Giáo viên dạy lớp nào chịu trách nhiệm tổ chức dạy học tự chọn tại lớp đó.

- Chỉ dạy học chủ đề tự chọn bám sát nhằm ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kỹ năng cho học sinh; không bổ sung kiến thức nâng cao mới. Ban cơ bản tự chọn theo khối thi đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp: Khối A: Tự chọn Toán, Lý, Hóa; Khối B tự chọn Toán, Hóa, Sinh; Khối D: Tự chọn Toán, Văn, Tiếng Anh dạy chương trình và SGK chuẩn

- Dựa vào nội dung chương trình, thời điểm được bố trí tiết tự chọn, trình độ chung của học sinh và dựa vào tổng số tiết được dành cho học tự chọn; Giáo viên bộ môn giới thiệu các chủ đề tự chọn và hướng dẫn học sinh trong lớp lựa chọn chủ đề thích hợp nhất để thực hiện.

- Các tổ nhóm chuyên môn lập kế hoạch dạy học tự chọn cho từng học kì và cả năm, xác định rõ chủ đề tự chọn của từng lớp. Kế hoạch này phải được Hiệu trưởng thông qua và được Sở GD & ĐT Cao Bằng phê duyệt.

- Giáo viên có thể thực hiện chủ đề tự chọn trong các tiết liền nhau với điều kiện phải đảm bảo số tiết dạy theo phân phối chương trình và số tiết dạy tự chọn đúng quy định (những tuần đầu có thể dùng tiết học tự chọn để dạy theo chương trình bình thường, những tuần cuối có thể dành toàn bộ các tiết để dạy học tự chọn càng tiện cho việc ôn tập, hệ thống hóa kiến thức).

- Giáo viên cần nghiên cứu phân phối chương trình đã thống nhất trong tổ bộ môn, chủ đề tự chọn môn học và tài liệu hướng dẫn các chuyên đề tự chọn do Bộ GD & ĐT biên soạn (tại Thư viện) trường. Soạn bài tự chọn phù hợp với yêu cầu, trình độ của học sinh và phù hợp số tiết do nhà trường quy định. Ban giám hiệu kiểm tra các bài soạn tự chọn của giáo viên định kì hoặc đột xuất.

- Giáo viên phải ghi đầy đủ tên chủ đề tự chọn, tiết thứ bao nhiêu vào lịch báo giảng và sổ ghi đầu bài.

- Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chủ đề tự chọn: Cuối mỗi học kì, nếu DHTC giáo viên phải có một điểm kiểm tra chủ đề tự chọn, ghi vào hệ số 2 để tính điểm trung bình bộ môn hoặc lồng ghép kiểm tra nội dung tự chọn vào các bài kiểm tra thường xuyên hoặc bài kiểm tra định kì.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

- Sĩ số học sinh 1 lớp khoảng từ 15 đến 40 học sinh.

- Có được đội ngũ giáo viên cốt cán, nắm vững chuyên môn, có kinh nghiệm trong giảng dạy và chủ nhiệm lớp.

- Có phòng học và trang thiết bị dạy học cần thiết.

- Các cấp quản lí cần tạo những điều kiện tốt nhất cho việc học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

3.2.5. Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và xây dựng các điều kiện hỗ trợ dạy học tự chọn

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

- Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, đáp ứng được yêu cầu học tự chọn của học sinh.

- Tạo điều kiện cho giáo viên khai thác và sử dụng phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho hoạt động DHTC. Đồng thời giúp giáo viên thuận lợi trong việc thực hiện các yêu cầu của giảng dạy (soạn bài, giảng bài, chấm bài…đánh giá kết quả học tập của học sinh).

- Nâng cao ý thức trách nhiệm trong sử dụng các thiết bị dạy học và bảo quản cơ sở vật chất của nhà trường cho giáo viên và học sinh.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Chủ trương thực hiện hình thức DHTC ở các trường THPT trước hết cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng trường. Nếu trường nào có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ GV và có sự thỏa thuận, đồng tình, ủng hộ của phụ huynh HS thì có thể thực hiện chương trình DHTC không bắt buộc học. Hiện nay nhu cầu học hai môn Ngoại ngữ và Tin học của HS rất nhiều nhưng nhiều trường không thể đáp ứng hết được nhu cầu của các em do thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học bài bản hơn. Do đó, cùng với việc mở rộng quy mô phòng học, hệ thống phòng chức năng (phòng học nhạc, phòng học tiếng, phòng thực hành, phòng đa năng, thư viện, sân chơi, bãi tập,…) cũng cần được xây

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022