hiện tốt công tác quản lý việc soạn giảng của GV đảm bảo tính phân hóa theo đối tượng HS. Chỉ có 8,3% GV đánh giá nhà trường chưa thực hiện điều này.
2.3.3. Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức dạy học tự chọn của giáo viên
Lãnh đạo nhà trường, trực tiếp là Hiệu trưởng thường xuyên chỉ đạo việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học tự chọn của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Hiệu quả trong thực tiễn của hoạt động chỉ đạo này được thể hiện thông qua những đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về những thay đổi đã được áp dụng.
TT | Nội dung | Số ý kiến | Mức độ thực hiện | Tổng số điểm | ___ X | Thứ bậc | |||||||
Rất thường xuyên | Thường xuyên | Không thường xuyên | Không thực hiện | ||||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||||
1 | Chỉ đạo dạy học tự chọn phù hợp đặc điểm HS từng lớp | 60 | 18 | 30 | 15 | 25 | 15 | 25 | 12 | 20 | 159 | 2,65 | 1 |
2 | Chỉ đạo sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại, ứng dụng CNTT trong dạy học tự chọn | 60 | 12 | 20 | 15 | 25 | 18 | 30 | 15 | 25 | 144 | 2,4 | 3 |
3 | Chỉ đạo hướng cho HS hoạt động tích cực, yêu cầu HS tự giác, rèn luyện khả năng tự học. | 60 | 12 | 20 | 15 | 25 | 24 | 40 | 9 | 15 | 150 | 2,5 | 2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lý Việc Kiểm Tra Đánh Giá Trong Dạy Học Tự Chọn
- Thực Trạng Dạy Học Tự Chọn Ở Các Trường Thpt Huyện Hạ Lang, Tỉnh Cao Bằng
- Thực Trạng Về Hình Thức Tổ Chức Dạy Học Tự Chọn Ở Các Trường Thpt Huyện Hạ Lang, Tỉnh Cao Bằng
- Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Dạy Học Tự Chọn Ở Các Trường Thpt Huyện Hạ Lang, Tỉnh Cao Bằng
- Phát Huy Vai Trò Của Tổ Chuyên Môn Trong Quản Lý Dạy Học Tự Chọn
- Tổ Chức Giờ Lên Lớp Theo Nhu Cầu Và Hứng Thú Học Tập Của Hs
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
(1 X 4)
Nội dung | Số ý kiến | Mức độ thực hiện | Tổng số điểm | ___ X | Thứ bậc | ||||||||
Rất thường xuyên | Thường xuyên | Không thường xuyên | Không thực hiện | ||||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||||
4 | Chỉ đạo đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học tự chọn trong lớp, ngoài lớp, trên phòng thí nghiệm, ngoài thực địa. | 60 | 3 | 5 | 6 | 10 | 9 | 15 | 42 | 70 | 90 | 1,5 | 5 |
5 | Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học tự chọn gắn với đổi mới kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của HS. | 60 | 6 | 10 | 9 | 15 | 12 | 20 | 33 | 55 | 108 | 1,8 | 4 |
Điểm trung bình chung là 2,17, có nghĩa thực trạng việc chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức dạy học tự chọn ở các trường THPT huyện Hạ Lang được đánh giá ở mức độ trung bình.
Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu các nhà trường, hình thức được đánh giá là tiến hành thường xuyên nhất là "Dạy học tự chọn phù hợp đặc điểm HS từng lớp" cũng chỉ có điểm đánh giá trung bình là 2,65. Việc "Hướng cho HS hoạt động tích cực, yêu cầu HS tự giác, rèn luyện khả năng tự học" hay "đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học tự chọn trong lớp, ngoài lớp, trên phòng thí nghiệm, ngoài thực địa" hầu như rất ít được thực hiện.
Lý giải điều này, một số giáo viên các trường THPT huyện Hạ Lang cho rằng cơ sở vật chất là điều kiện quan trọng để thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức dạy học tự chọn. Trong khi đó, điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết
bị dạy học của các trường THPT huyện Hạ Lang còn nghèo nàn, gây trở ngại không nhỏ cho hoạt động đổi mới phương pháp, hình thức dạy học tự chọn theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
2.3.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy tự chọn của giáo viên và hoạt động học tự chọn của học sinh
2.3.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động dạy tự chọn của giáo viên
Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy tự chọn của giáo viên tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi và thu được kết quả thống kê như Bảng 2.11.
TT | Nội dung | Số ý kiến | Mức độ thực hiện | Tổng số điểm | ___ X | Thứ bậc | |||||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | ||||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||||
1 | Quản lý phân công giảng dạy phù hợp năng lực, sở trường của GV | 60 | 39 | 65 | 9 | 15 | 6 | 10 | 6 | 10 | 201 | 3,35 | 1 |
2 | Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị các thiết bị DH phục vụ giờ dạy tự chọn | 60 | 18 | 30 | 12 | 20 | 18 | 30 | 12 | 20 | 156 | 2,6 | 2 |
3 | Quản lý giờ dạy tự chọn trên lớp của GV | 60 | 12 | 20 | 15 | 25 | 9 | 15 | 24 | 40 | 135 | 2,25 | 4 |
4 | Quản lý sinh hoạt CM và hồ sơ chuyên môn của GV | 60 | 15 | 25 | 15 | 25 | 18 | 30 | 12 | 20 | 153 | 2,55 | 3 |
(1 X 4)
Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng quản lý hoạt động dạy học tự chọn của giáo viên tại nhà trường như sau:
Đối với quản lý công tác phân công giảng dạy: Có điểm trung bình 3,35, xếp bậc 1/4, cho thấy nhà trường đã thực hiện phân công giảng dạy đảm bảo tính dân chủ và đáp ứng tâm tư nguyện vọng của giáo viên. Trên cơ sở tổng hợp các ý kiến đề xuất từ các tổ, ban giám hiệu nhà trường tổng hợp, thống nhất phân công lao động đảm bảo công bằng, phù hợp năng lực, sở trường cũng như điều kiện, hoàn cảnh của mỗi cá nhân. Lựa chọn giáo viên có chuyên môn sâu, nghiệp vụ sư phạm vững vàng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém. Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý phân công giảng dạy 80% ý kiến đánh giá nhà trường đã làm tốt công tác phân công giảng dạy và bản thân họ không có nguyện vọng thay đổi. Do có sự phân công lao động hợp lý, trong nhiều năm qua nhà trường luôn khai thác được sức mạnh tập thể trong đội ngũ giáo viên. Đa số giáo viên có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình cống hiến hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Không có trường hợp mất mãn, bỏ bê công việc.
Quản lý công tác soạn bài, chuẩn bị các thiết bị DH phục vụ giờ dạy: Hầu hết các ý kiến cho rằng cần đưa ra những quy định cụ thể, thống nhất về yêu cầu soạn bài và chuẩn bị tiết dạy tự chọn xuất phát từ tình hình thực tế của HS; cần dựa trên tình hình thực tế của HS để thống nhất trong nhóm chuyên môn về: mục tiêu dạy học, chi tiết nội dung dạy học, hình thức tổ chức dạy học; 80% giáo viên đánh giá nhà trường đã thực hiện và thực hiện tốt công tác quản lý việc soạn giảng của GV đảm bảo tính phân hóa theo đối tượng HS..
Có điểm trung bình 2,25, xếp bậc 4/4, công tác quản lý giờ lên lớp tự chọn của GV: Đa số CBQL, GV đều nhận thấy cần xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp thể hiện tính chất phân hóa theo đối tượng học sinh và tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy theo hướng phân hóa. Tuy nhiên hoạt động này chưa được thực hiện một cách triệt để và hiệu quả tại nhà trường. Chỉ có 25% ý kiến đánh giá
nhà trường đã quản lý tốt giờ lên lớp của GV; 55% ý kiến đánh giá nhà trường đã thực hiện các biện pháp quản lý giờ dạy của GV theo hướng phân hóa nhưng chưa mang lại hiệu quả tốt, thậm chí 20% ý kiến đánh giá nhà trường chưa thực hiện quản lý giờ lên lớp của GV. Thông qua hoạt động dự giờ đột xuất, định kỳ CBQL nhà trường cũng nhận thấy chỉ ít giáo viên đã thực hiện phân hóa đối tượng trong tiết dạy.Vẫn còn hiện tượng GV dạy đối tượng học sinh lớp chọn và lớp đại trà chung một loại giáo án. Trong giờ dạy chỉ quan tâm đến đối tượng học sinh khá, giỏi tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài học mà chưa quan tâm đến đối tượng học sinh yếu, kém.
Quản lý sinh hoạt chuyên môn và hồ sơ chuyên môn của GV: Nhà trường giao cho TTCM tự chịu trách nhiệm về quản lý công tác sinh hoạt chuyên môn và hồ sơ chuyên môn của GV. Hàng tuần TTCM tổ chức họp tổ, nhóm sinh hoạt chuyên môn và ký duyệt giáo án cho các tổ viên. Hồ sơ chuyên môn của GV được các tổ kiểm tra chéo theo định kỳ. Đánh giá công tác quản lý sinh hoạt chuyên môn và hồ sơ chuyên môn của GV; 50% ý kiến đánh giá nhà trường đã có biện pháp quản lý tốt; 30% ý kiến đánh giá nhà trường đã có các biện pháp quản lý nhưng cần thực hiện tốt hơn.
2.3.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động học tự chọn của học sinh
Để đánh giá thực trạng QL hoạt động học tập của HS theo quan điểm phân hóa, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi đối với 60 CBQL và GV của nhà trường và thu được kết quả khảo sát như Bảng 2.12.
Bảng 2.12. Kết quả khảo sát thực trạng QL hoạt động học tự chọn
của HS ở các trường THPT huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng (1 X 4)
Nội dung | Số ý kiến | Mức độ thực hiện | Tổng số điểm | ___ X | Thứ bậc | ||||||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | ||||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||||
1 | Giáo dục ý thức, động cơ và thái độ học tập | 60 | 18 | 30 | 24 | 40 | 12 | 20 | 6 | 10 | 174 | 2,9 | 3 |
2 | Giáo dục phương pháp học tập | 60 | 6 | 10 | 15 | 25 | 15 | 25 | 24 | 40 | 123 | 2,05 | 6 |
3 | Xây dựng nội quy quy định nền nếp học tập ở trường | 60 | 36 | 60 | 12 | 20 | 12 | 20 | 0 | 0 | 204 | 3,4 | 1 |
4 | Đánh giá thi đua việc thực hiện nội quy nhà trường. | 60 | 27 | 45 | 18 | 30 | 15 | 25 | 0 | 0 | 192 | 3,2 | 2 |
5 | Kết hợp PHHS quản lý nền nếp học tập HS | 60 | 15 | 25 | 18 | 30 | 12 | 20 | 15 | 25 | 153 | 2,55 | 5 |
6 | Tuyên dương, khen thưởng HS có tiến bộ; phê bình, kỷ luật HS vi phạm nền nếp kịp thời. | 60 | 15 | 25 | 18 | 30 | 15 | 25 | 12 | 20 | 156 | 2,6 | 4 |
Kết quả khảo sát cho thấy: Xếp bậc 1/6 là công tác xây dựng nội quy quy định nền nếp học tập và đánh giá thi đua việc thực hiện nền nếp học tập ở trường đạt 80% ý kiến đánh giá nhà trường đã và đang thực hiện tốt.
Công tác đánh giá thi đua trong HS được thực hiện theo tuần, xuyên suốt năm học tuy nhiên vẫn còn 25% ý kiến đánh giá nhà trường chưa làm tốt công tác tuyên dương, khen thưởng, kỷ luật phê bình HS trong thực hiện nền nếp học tập. 75% ý kiến đánh giá nhà trường đã thực hiện tốt điều này.
Xếp bậc 3/6 là ý kiến đánh giá nhà trường đã quan tâm giáo dục ý thức, thái độ và động cơ học tập cho HS xong công tác này chưa được thực hiện tốt, chỉ có 30% ý kiến đánh giá nhà trường đã thực hiện tốt điều này.
Về giáo dục phương pháp học tập cho HS còn 40% ý kiến đánh giá nhà trường thực hiện yếu, 25% ý kiến đánh giá nhà trường chưa thực hiện tốt điều này.
Công tác phối kết hợp với PPHS và các tổ chức đoàn thể trong quản lý việc học tập của HS cũng được nhà trường đặc biệt quan tâm; 55% ý kiến đánh giá nhà trường đã làm tốt công tác kết hợp với PPHS trong quản lý việc học tập của HS.
Như vậy có thể nhận thấy trong công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh, nhà trường đã làm tốt công tác xây dựng nội quy đinh nền nếp học tập và tổ chức quản lý thực hiện nền nếp học tập của học sinh theo quy định thông qua đánh giá thi đua, tuyên dương khen thưởng, kỷ luật phê bình. Nhà trường cũng đã phối hợp chặt chẽ với PPHS trong quản lý việc học tập của HS. Tuy nhiên nhà trường chưa quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục tư tưởng động cơ học tập và bồi dưỡng cho học sinh phương pháp học tập hiệu quả.
2.3.5. Thực trạng việc quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá của giáo viên
Để tìm hiểu thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học tự chọn của giáo viên, tác giả đã khảo sát 60 cán bộ quản lý, giáo viên các trường THPT huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. Kết quả khảo sát như sau:
Nội dung | Số ý kiến | Mức độ thực hiện | Tổn g số điểm | ___ X | Thứ bậc | |||||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | |||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||||
Xây dựng, thống nhất về các nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá trong nhà trường | 60 | 15 | 25 | 15 | 25 | 18 | 30 | 12 | 20 | 153 | 2,55 | 2 |
Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện | 60 | 21 | 35 | 12 | 20 | 21 | 35 | 6 | 10 | 168 | 2,8 | 1 |
Tổng kết, rút kinh nghiệm thường xuyên, định kỳ | 60 | 9 | 15 | 21 | 35 | 18 | 30 | 12 | 20 | 147 | 2,45 | 3 |
Bảng 2.13. Tổng hợp đánh giá về mức độ thực hiệnquản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá của giáo viên (1 X 4)
Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá HS của GV theo quan điểm phân hóa: Dạy học và kiểm tra, đánh giá luôn là hai hoạt động song song không thể tách rời. Thông qua kiểm tra, đánh giá HS để đánh giá hiệu quả của hoạt động DH của GV. Chính vì vậy trong quản lý hoạt động dạy của GV cần quan tâm quản lý công tác kiểm tra, đánh giá HS. Trong công tác quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá HS của GV; Theo kết quả tại bảng 2.13, chúng tôi thấy rằng việc thực hiện quản lý công tác kiểm tra, đánh giá còn tồn tại một số hạn chế, bất cập nhất định: Nhà trường đã có tổ chức, thực hiện việc kiểm tra, theo dõi ở mức độ thích hợp(35% ý kiến đánh giá ở mức tốt, 10% ý kiến đánh giá ở mức yếu), tuy vậy công tác xây dựng, thống nhất về các nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá trong nhà trường và tổng kết, rút kinh nghiệm thường xuyên, định kỳ chưa được thực hiện đảm bảo, nghiêm túc, có hiệu quả (đều có 20% ý kiến cho rằng thực hiện ở mức độ yếu). Để nâng cao hiệu quả công tác này, nhà quản