Quản lý dạy học tự chọn ở các trường trung học phổ thông huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng - 13

2.9

2.8

2.8

2.75

2.75

2.75

2.75

2.7 2.7

2.7

2.65

2.62

2.6

2.6

Mức độ cần thiết

2.5

Mức độ khả thi

2.4


2.3


2.2

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6

2.43

của đề tài có tính khả thi với tỷ lệ trên 90%. Đặc biệt đối với các biện pháp 1, 3, 5 có 100% ý kiến đánh giá các biện pháp này có tính khả thi. Tuy nhiên, còn có một vài ý kiến băn khoăn về khả năng thực hiện biện pháp 2, 4, 6.



2.67







Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học tự chọn ở các trường trung học phổ thông huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng - 13


Biểu đồ 3. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp‌

Tiểu kết chương 3


Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận ở chương 1 và thực trạng ở chương 2 và dựa trên các nguyên tắc đề xuất biện pháp, luận văn đã đề xuất được 6 biện pháp quản lý HĐ DHTC cho Hiệu trưởng các trường THPT huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng:

Biện pháp 1: Bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức về dạy học tự chọn cho các đối tượng liên quan.

Biện pháp 2: Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong quản lý dạy học tự chọn.

Biện pháp 3: Tổ chức có hiệu quả hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn và sư phạm thực hiện dạy học tự chọn theo quan điểm phân hóa cho đội ngũ giáo viên.

Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động dạy học tự chọn theo đơn vị lớp, đảm bảo nhu cầu tự chọn môn học tự chọn và chủ đề tự chọn của học sinh.

Biện pháp 5: Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và xây dựng các điều kiện hỗ trợ dạy học tự chọn.

Biện pháp 6: Tổ chức giờ lên lớp theo nhu cầu và hứng thú học tập của HS.

Luận văn cũng đã tiến hành khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp thông qua phiếu hỏi, kết quả cho thấy các biện pháp đều có mức độ cần thiết và khả thi cao. Các biện pháp đã tạo nên một hệ thống đồng bộ, có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau. Hiệu trưởng các trường THPT huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng có thể áp dụng vào thực tiễn quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy học tự chọn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường THPT đáp ứng của xã hội hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

- Dạy học là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học, những kỹ năng và kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, để trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng phát triển các phẩm chất của nhân cách người học theo mục đích giáo dục.

Quản lý HĐDHlà một hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý trong quá trình dạy học nhằm đạt được mục tiêu dạy học.

- Từ thực trạng DHTC và quản lý DHTC ở các trường THPT huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng, cho thấy đội ngũ CBQL và GV đã có nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của DHTC nhưng nhận thức đó chưa đầy đủ, đúng đắn về DHTC. Việc xây dựng nội dung DHTC, đổi mới phương pháp và cách thức tổ chức, biện pháp quản lý DHTC ở các nhà trường đã được chú trọng; Đã cụ thể hoá một số quy định về thực hiện chương trình, sử dụng đội ngũ giáo viên phù hợp, từ đó đã phát huy được khả năng của giáo viên. Tuy nhiên còn rất nhiều hạn chế và vướng mắc do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là đối với những trường chưa được đầu tư và trang bị về cơ sở vật chất và các điều kiện thiết yếu phục vụ cho dạy và học tự chọn.

Các biện pháp quản lý hoạt động DHTC được xây dựng theo nguyên tắc: mục tiêu, lợi ích, khả thi và trên cơ sở thực trạng DHTC ở các trường THPT huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. Hiệu trưởng cần đặc biệt chú trọng đến nhóm biện pháp liên quan đến việc lựa chọn nội dung DHTC và nhóm biện pháp đảm bảo các điều kiện cho DHTC ở THPT.

- Để nâng cao chất lượng DHTC ở các trường THPT của huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng, luận văn đề xuất các biện pháp sau:

+ Bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức về dạy học tự chọn cho các đối tượng liên quan.

+ Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong quản lý dạy học tự chọn.

+ Tổ chức có hiệu quả hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn và sư phạm thực hiện dạy học tự chọn theo quan điểm phân hóa cho đội ngũ giáo viên.

+ Tổ chức hoạt động dạy học tự chọn theo đơn vị lớp, đảm bảo nhu cầu tự chọn môn học tự chọn và chủ đề tự chọn của học sinh.

+Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và xây dựng các điều kiện hỗ trợ dạy học tự chọn.

+ Tổ chức giờ lên lớp theo nhu cầu và hứng thú học tập của HS

Các biện pháp chúng tôi đưa ra có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có tính cần thiết và tính khả thi cao. Nếu được thực hiện đồng bộ sẽ nâng cao chất lượng DHTC nhằm đạt được mục tiêu DHTC ở các trường THPT huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng

- Tạo điều kiện cho CBQL thường xuyên nâng cao chuyên môn nghiệp vụ

QL.


- Biên chế đúng, đủ số lượng giáo viên theo quy định của Bộ GD&ĐT.

- Có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng GV DHTC. Xây dựng được đội ngũ

giáo viên cốt cán ổn định và lâu dài.

- Phân công một số cán bộ theo dõi, tập hợp đầy đủ hệ thống các văn bản chỉ đạo về DHTC, theo dõi tổ chức DHTC ở các trường, phản ánh và đề xuất với lãnh đạo những vấn đề cần giải quyết trong các trường...

- Tổ chức nghiên cứu tài liệu của Bộ, của các địa phương khác, tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu DHTC của địa phương.

- Có chế độ sử dụng, đãi ngộ, khuyến khích, thu hút nhân tài.

2.2. Đối với Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông trong huyện Hạ Lang

- Tổ chức tốt sinh hoạt chuyên môn thường kì, sinh hoạt chuyên môn cụm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên DHTC.

- Tham mưu với các cấp chính quyền, Sở GD&ĐT xây dựng phòng học bộ môn, cung cấp đầy đủ các thiết bị đồ dùng dạy học.

- Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH cho từng bộ môn; đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

-Tổ chức hội nghị, hội thảo rút kinh nghiệm trong quản lý, chỉ đạo DHTC, bàn giải pháp khắc phục khó khăn để thực hiện tốt việc DHTC theo quy định.

- Tổ chức hội nghị chuyên đề, trao đổi chuyên môn và rút kinh nghiệm về quản lý DHTC.

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền đến GV, học sinh, cha mẹ HS và xã hội về mục đích, ý nghĩa DHTC.

- Định hướng cho HS lựa chọn môn học hoặc chủ đề tự chọn sao cho thiết thực nhằm củng cố, nâng cao kiến thức.

- Xây dựng kế hoạch, theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả DHTC trong nhà trường.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất cho DHTC và bố trí đội ngũ GV.

- Báo cáo các cấp quản lý về tình hình thực hiện DHTC.

2.3. Đối với giáo viên dạy học tự chọn các trường trung học phổ thông trong huyện Hạ Lang:

- Sử dụng các phương pháp dạy học, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực trong dạy học tự chọn.

- Xác định rõ ràng các năng lực cần hình thành cho học sinh trong mỗi bài

học.

- Tăng cường sử dụng trang thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông

tin trong dạy học tự chọn.

- Mọi giáo viên nhận thức đúng vai trò, nhiệm vụ của mình, nêu cao tinh thần trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các biện pháp quản lý dạy học theo hướng phân hóa theo chủ trương của nhà trường đề ra. Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường THPT và trường PT có nhiều cấp học.

2. Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý nhà trường, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

3. Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cức khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

4. Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết 29 - NQ -TW, Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 Khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.

5. Lê Hoàng Hà, Quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường trung học phổ thông, Luận án tiến sỹ, Đại học Giáo dục- Đại học quốc gia Hà Nội.

6. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Nguyễn Kế Hào (2011), Dạy và học ở phổ thông trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Kỷ yếu hội thảo quốc gia về khoa học giáo dục Việt Nam tập II.

8. Nguyễn Thị Hiền(2000), Quản lý hoạt động dạy học, Bài giảng lớp cao học K14, Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo Hà Nội.

9. Bùi Văn Huệ, Tạp chí giáo dục số 12/2001-Đào tạo,bồi dưỡng giáoviên đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông.

10. Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê (1999), Giáo dục học đại cương,NXBGD, Hà Nội.

11. Trần Kiểm (1997), Quản lí giáo dục và nhà trường, Nxb Viện khoa học giáo dục, Hà Nội

12. Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Phan Văn Kha (2007), Giáo trình Quản lý nhà nước về giáo dục, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

14. Đặng Bá Lãm (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục- Lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia.

15. Nguyễn Văn Lê (1997), Khoa học quản lý nhà trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.

16. Vũ Quốc Long (2007, chủ biên), Giáo trình bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường trung học phổ thông, NXB Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Lộc (2007), “Một số ý kiến về định hướng viết tài liệu dạy học chủ đề tự chọn môn Toán cho HS phổ thông phân ban”, Tạp chí GD số 154.

18. Luật Giáo dục sửa đổi và bổ sung (2009), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Võ Trung Minh (2005), Giáo dục môi trường thông qua hình thức tổ chức dạy học ngoài giờ lên lớp môn TN và XH, ĐHSP HN.

20. Mai Văn Nam (2007), Mấy vấn đề suy nghĩ về dạy và học tự chọn - Thế giới trong ta, CĐ 59+60.

21. Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về đổi mới chương trình SGK phổ thông.

22. Đỗ Bích Ngọc (1992), Quản lý quá trình giáo dục trong trường phổ thông dân tộc nội trú. Bài giảng tại trường cán bộ quản lý giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

23. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1998), Giáo dục học, tập 1,2. NXB GD Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Minh Phương, Nguyễn Phú Tuấn, “Về dạy học tự chọn ở trường phổ thông”, Tạp chí khoa học và giáo dục.

25. Trần Hồng Quân (1996), “Về vai trò giáo viên và vị trí của hệ thống sư phạm”, Tạp chí Giáo viên & Nhà trường, (số 1).

26. Nguyễn Thị Tính (2014), Lý luận chung về quản lý và quản lý giáo dục,

NXB Đại học Thái Nguyên.

27. Trần Hoàng Tuý, Đổi mới phương pháp dạy học nhằm hình thành kĩ năng tự học và hợp tác trong HS, chuyên đề GDTH- tập 11.

28. Phạm Viết Vượng (2007), Phân hoá giáo dục và con đường tổ chức dạy học phân hoá, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học trường ĐHSP Hà Nội.

29. P.V Zimin - M.I Kondakôp - N.I Saxerdôtôp (1985), “Những vấnđềquản lí trườnghọc”, Trường CBQLGD&ĐT TP. HCM.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

PHIẾU XIN Ý KIẾN

(Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên)


Để khảo sát thực trạng dạy học và quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hoá xin thầy/cô vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng trong phiếu khảo sát.

Câu 1:TheoThầy/cô ý nghĩa của dạy học tự chọn là


TT

Ý nghĩa

Đồng ý

Không

đồng ý


1

DHTC góp phần phát triển năng lực cá nhân trong một số lĩnh vực học tập, bồi dưỡng tài năng theo đặc

điểm cấp THPT



2

DHTC đáp ứng sở thích HS, nhu cầu GD toàn diện

và phát triển hứng thú học tập của HS



3

DHTC giúp HS phát triển các kỹ năng: Hoạt động

tập thể, kỹ năng sống và phương pháp tự học



4

DHTC là phù hợp với xu thế thời đại



5

DHTC là để kiến thức học sinh nhuần nhuyễn hơn,

rèn luyện các kỹ năng, phát huy hứng thú học tập



6

DHTC là “phụ đạo”, “bồi dưỡng” thêm cho HS đỡ

học thêm tràn lan



..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022