dựng đồng bộ. Bên cạnh đó các trường cần được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ cho DHTC như: đàn ocgan, máy vi tính,.. để học sinh được thực hành nhiều hơn.
- Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí từ ngân sách được cấp, đồng thời tích cực huy động các nguồn kinh phí khác, tăng cường xây dựng các mối quan hệ của nhà trường và tuyên truyền thành tích nhà trường bằng nhiều hình thức nhằm huy động tối đa các nguồn lực của cộng đồng, tranh thủ sự đóng góp ủng hộ của tập thể, các doanh nghiệp, các mạnh thường quân cho nhà trường trong việc xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy học nói chung và DHTC nói riêng.
- Xây dựng nội quy sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học. Tăng cường quản lí và chỉ đạo các bộ phận liên quan hoạt động có hiệu quả và khai thác tối đa cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học.
- Tổ chức mời các chuyên gia tập huấn, hướng dẫn sử dụng các phương tiện, trang thiết bị cho đội ngũ giáo viên, nhân viên. Bố trí đủ các cán bộ có chuyên môn làm công tác phụ tá thí nghiệm, thực hành.
- Chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn xây dựng danh mục các bài có sử dụng thiết bị dạy học để đưa vào kế hoạch của giáo viên, nhân viên phụ tá thí nghiệm, thực hành để chuẩn bị các tiết thí nghiệm, thực hành được chu đáo.
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Hiệu trưởng cần có tầm nhìn chiến lược lâu dài và phải biết đánh giá, ưu tiên cho những công việc cụ thể.
- Phải có nhân viên phụ trách thiết bị, thí nghiệm, thư viện có trình độ chuyên môn đúng theo ngành mình phụ trách.
- Mọi thành viên trong nhà trường, đặc biệt là các giáo viên dạy các bộ môn có dạy chủ đề tự chọn phải có trách nhiệm cùng các bộ phận liên quan trong việc bảo quản, sử dụng và đề xuất mua sắm bổ sung các thiết bị và đồ dùng dạy học.
- Phải có đủ các phòng học bộ môn, phòng thực hành, phòng học tiếng, phòng học tin học và phòng đựng các thiết bị thí nghiệm.
- Đội ngũ phải biết khai thác, sử dụng trang thiết bị một cách có hiệu quả.
- Đưa việc sử dụng thiết bị phục vụ dạy học là một tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giờ dạy và xếp loại thi đua, có sổ theo dõi sử dụng thường xuyên.
3.2.6. Tổ chức giờ lên lớp theo nhu cầu và hứng thú học tập của HS
3.2.6.1. Mục đích biện pháp
Phân loại học sinh để giáo viên có phương pháp dạy phù hợp với khả năng, trình độ nhận thức của học sinh, kích thích tính tự giác trong việc tiếp thu kiến thức. Trên cơ sở phân loại, giáo viên tổ chức củng cố và ôn tập cho học sinh yếu, bù đắp các kiến thức đã thiếu hụt, bồi dưỡng học sinh khá giỏi. Nhờ đó mà nâng cao chất lượng DHTC của nhà trường
Về bản chất đó là giờ lên lớp được tổ chức dựa trên nhu cầu và hứng thú học tập của HS để lựa chọn các tác động sư phạm thích hợp làm cho học sinh chủ động tích cực học tập và từ đó có kết quả tốt hơn.
Nhu cầu nhận thức là nguồn gốc của tính tích cực trong học tập của HS. Nhu cầu nhận thức được nảy sinh và phát triển ngay trong hoạt động nhận thức với những hình thức hoạt động phong phú, đa dạng phù hợp với lứa tuổi và năng lực của các em.
Một HS có hứng thú học tập với môn học nào đó thì họ say sưa học tập và học tập có kết quả. Hứng thú học tập của HS hình thành và phát triển phụthuộc vào nội dung, phương pháp, tổ chức dạy học của GV và nhu cầu học tập của bản thân học sinh. Có hứng thú học tập với môn học nào là điều kiện cần để có kết quả học tập tốt.
3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Công việc cụ thể của GV tiến hành trong một giờ lên lớp như sau:
- Điều tra, xác định nhu cầu và hứng thú học tập của các em về các vấn đề học tập. Những nội dung nào học sinh có nhu cầu và hứng thú học tập.
- Đầu năm tiến hành khảo sát chất lượng học sinh để làm cơ sở phân loại, phân luồng và xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp với đối tượng họcsinh.
- Chuẩn bị các phương tiện dạy học khác nhau để vận dụng trong giờ lên lớp nhằm tạo thêm hứng thú học tập.
- Xác định các biện pháp thích hợp để phát triển nhu cầu và hứng thú học tập cho từng học sinh, từng nhóm học sinh đối với từng môn học.
- Tổ chức thực hiện:
+ Tổ chức khảo sát chất lượng học sinh đầu năm kết hợp với kết quả tuyển sinh đầu cấp, nhu cầu nguyện vọng của học sinh và phụ huynh phân lớp.
Tuy cùng một nhu cầu và hứng thú học tập với một môn học tự chọn, chủ đề tự chọn, một lĩnh vực học tập nhưng trong một lớp học vẫn có một số em có hứng thú và nhu cầu học tập cao, còn một số em nào có nhu cầu và hứng thú học tập thấp hơn. Nên khi tổ chức DHTC, GV cần giao các nhiệm vụ khác nhau để phù hợp với từng nhu cầu và hứng thú học tập khác nhau của các HS. Trong đó cần lưu ý, đối với học sinh có ý thức và nhu cầu học tập cao hơn, với những HS khác thì GV cần giao nhiệm vụ khó hơn với yêu cầu cao hơn, giao và yêu cầu nghiên cứu thêm các tài liệu nâng cao, yêu cầu làm việc với nhịp độ khẩn trương. Ví dụ với các môn Toán, Lý, Hóa cần có sách nâng cao, tuyển tập các bài toán khó, bài thi học sinh giỏi, đây là những tài liệu có ích giúp các em tự tìm tòi, mở rộng, đào sâu kiến thức.
Khắc phục tình trạng HS có nhu cầu và hứng thú học tập thấp bằng biệc bổ sung các hình thức dạy học nhẹ nhàng hấp dẫn, có các bài đố vui, các trò chơi trí tuệ, thu hút tất cả các em tham gia. Trong quá tình giảng dạy cần nâng dần mức độ khó của bài tập nhưng vừa sức đối với các em nhằm phát triển tối đa năng lực của mỗi HS.
Tổ chức DHTC thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp là nội dung quan trọng và là một yêu cầu không thể thiếu trong dạy học và GD của các nhà trường.
3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Cần có sự phối hợp đồng bộ của các giáo viên trong việc kiểm tra đánh giá học sinh để đảm bảo công bằng, khách quan.
- Rà soát và theo dõi thường xuyên kết quả học tập của học sinh để phân loại sát và đúng đối tượng.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý dạy học tự chọn
Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau cùng phát triển, mỗi biện pháp có thế mạnh và vị trí cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động DHTC.
Khi quản lý hoạt động DHTC trong nhà trường, Hiệu trưởng phải tiến hành các biện pháp một cách đồng bộ, có hệ thống. Biện pháp này là tiền đề, là cơ sở của biện pháp kia, chúng bổ sung cho nhau, thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Hệ thống các biện pháp là một chỉnh thể thống nhất. Tuy nhiên mỗi địa phương, mỗi trường có những đặc điểm khác nhau nên khi áp dụng các biện pháp sẽ thực hiện ở mức độ khác nhau. Thực tiễn cho thấy không nên xem nhẹ hoặc tuyệt đối hoá bất kỳ biện pháp nào.
Biện pháp 1 (Biện pháp tiên đề): Bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức về DHTC của CBQL và GV là điều kiện tiên quyết để thực hiện đổi mới DH theoquan điểm phân hóa. Bởi nhận thức là cơ sở của hành động, muốn có hành động đúng thì đương nhiên phải có nhận thức đúng. Tuy nhiên để nhận thức ra được một vấn đề, đối với mỗi người đôi khi là cả một quá trình. Vì vậy CBQL cần phải cho tiến hành thực thi biện pháp 1 thường xuyên đồng thời cũng phải kiên trì thực hiện.
Biện pháp 2 (Biện pháp chủ đạo): Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong quản lý dạy học tự chọn tạo ra sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi tổ chuyên môn, của mỗi GV trong việc lựa chọn áp dụng linh hoạt nội dung chương trình, phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đặc điểm, hoàn cảnh, năng lực của HS và điều kiện hiện có của nhà trường, phù hợp với kinh tế- xã hội vùng
miền. Thực hiện tốt biện pháp này thể hiện sự tin tưởng của CBQL vào sự sáng tạo, linh hoạt của mỗi cá nhân GV. Đây là biện pháp khích lệ nội lực của đội ngũ. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ là cơ sở để thực hiện tiếp các biện pháp tiếp theo.
Biện pháp 3 (Biện pháp đảm bảo): Tổ chức có hiệu quả hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn và sư phạm thực hiện dạy học tự chọn theo quan điểm phân hóa cho đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định phần lớn thành công của quản lý DH theo quan điểm phân hóa. Cho dù hiểu được tính ưu việt, cấp thiết của DH theo quan điểm phân hóa nhưng không có năng lực thực hiện thì quá trình thực hiện sẽ gặp rất nhiều lúng túng không mang lại hiệu quả.
Biện pháp 4 (Biện pháp đảm bảo): Tổ chức hoạt động dạy học tự chọn theo đơn vị lớp,đảm bảo nhu cầu tự chọn môn học tự chọn và chủ đề tự chọn của học sinh là biện pháp thúc đẩy GV và HS hoàn thành mục tiêu của DH tự chọn theo định hướng phát triển năng lực của người học. Đây là biện pháp quản lý dựa trên kết quả cuối cùng, đầu ra của quá trình DH.
Biện pháp 5 (Biện pháp hỗ trợ): Tạo điều kiện về cơ sở vật chất và các điều kiện hỗ trợ DHTC là điều kiện để thực hiện hiệu quả biện pháp 2, 3, 4.
Biện pháp 6 (Biện pháp thúc đẩy): Tổ chức giờ lên lớp theo nhu cầu và hứng thú học tập của HS là yếu tố tác động đến ý thức thực hiện DHTC theo định hướng phát triển năng lực một cách liên tục, nghiêm túc. Như vậy thực hiện tốt biện pháp này sẽ làm tăng hiệu quả thực hiện của biện pháp 2, 3, 4.
Như trên cho thấy, 6 biện pháp đã nêu có tác động qua lại và thúc đẩy lẫn nhau để thực hiện tốt các nhiệm vụ và mục đích đã đề ra. Do đó CBQL nhà trường cần phải có những nhận định tinh tế về các biện pháp để có thể vận dụng chúng một cách hợp lý nhất vào trong công tác quản lý của mình.
Biện pháp 2
Biện pháp 1
Biện pháp 3
Biện pháp 4
Biện pháp 6
Biện pháp 5
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý dạy học tự chọn
3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất
3.4.1. Mục đích khảo sát
Tìm hiểu ý kiến của CBQL và GV trong nhà trường về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp.
3.4.2. Đối tượng xin ý kiến đánh giá
CBQL và GV của trường THPT Hạ Lang và trường THPT Bằng Ca huyện Hạ Lang tỉnh Cao Bằng. Tổng số: 60 người.
3.4.3. Tiến trình thực hiện phương pháp chuyên gia để xác định mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp
Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL và GV của nhà trường đánh giá tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất theo các mức độ: Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết và rất khả thi, khả thi và không khả thi như phụ lục 2.
Tổ chức phát phiếu lấy ý kiến đánh giá tính khả thi và tính cấp thiết của
các biện pháp đề xuất theo mẫu.
Thu thập phiếu trưng cầu ý kiến, thống kê kết quả và rút ra kết luận về tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất.
3.4.4. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp
3.4.4.1. Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất
Kết quả đánh giá tính cần thiết của các biện pháp đề xuất thu được như Bảng 3.1.
TT | Biện pháp quản lý | Số ý kiến | Mức độ cần thiết | Tổn g số điểm | ___ X | Thứ bậc | |||||
Rất cần thiết | Cần thiết | Ít cần thiết | |||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||||||
1 | Bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức về dạy học tự chọn cho các đối tượng liên quan | 60 | 42 | 70 | 18 | 30 | 0 | 0 | 162 | 2,7 | 2 |
2 | Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong quản lý dạy học tự chọn | 60 | 45 | 75 | 9 | 15 | 6 | 10 | 159 | 2,65 | 3 |
3 | Tổ chức có hiệu quả hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn và sư phạm thực hiện dạy học tự chọn theo quan điểm phân hóa cho đội ngũ giáo viên. | 60 | 45 | 75 | 15 | 25 | 0 | 0 | 165 | 2,75 | 1 |
4 | Tổ chức hoạt động dạy học tự chọn theo đơn vị lớp, đảm bảo nhu cầu tự chọn môn học tự chọn và chủ đề tự chọn của học sinh | 60 | 39 | 65 | 19 | 31,7 | 2 | 3,33 | 157 | 2,62 | 4 |
5 | Sử dụng hiệu quảcơ sở vật chất, thiết bị dạy học và xây dựng các điều kiện hỗ trợ dạy học tự chọn. | 60 | 30 | 50 | 26 | 43.3 | 4 | 6,7 | 146 | 2,43 | 6 |
6 | Tổ chức giờ lên lớp theo nhu cầu và hứng | 60 | 36 | 60 | 24 | 40 | 0 | 0 | 156 | 2,6 | 5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Quản Lý Phương Pháp, Hình Thức Dạy Học Tự Chọn Của Giáo Viên
- Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Dạy Học Tự Chọn Ở Các Trường Thpt Huyện Hạ Lang, Tỉnh Cao Bằng
- Phát Huy Vai Trò Của Tổ Chuyên Môn Trong Quản Lý Dạy Học Tự Chọn
- Quản lý dạy học tự chọn ở các trường trung học phổ thông huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng - 13
- Quản lý dạy học tự chọn ở các trường trung học phổ thông huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng - 14
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp (1 X 3)
thú học tập của HS |
Kết quả khảo nghiệm cho thấy số ý kiến đánh giá tính cần thiết của các biện pháp đề ra là rất cao, các biện pháp đều có điểm trung bình thấp nhất là2,43, cao nhất là 2,75, trên 90%, thậm chí đối với biện pháp 1, 3, 6 có 100% ý kiến đánh giá các biện pháp này là rất cần thiết và cần thiết. Số ý kiến đánh giá biện pháp 2, 4, 5 là không cần thiết chỉ chiếm tỷ lệ dưới 10% (2.5% - 7.5%). Như vậy có thể khẳng định các biện pháp đề xuất là thiết thực đối với CBQL và GV trong DHTC và quản lý DHTC.
3.4.4.2. Đánh giá mức độkhả thi của các biện pháp quản lý đề xuất
Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất thu được như Bảng
3.2.
TT | Biện pháp quản lý | Số ý kiến | Mức độ khả thi | Tổng số điểm | ___ X | |||||
Rất khả thi | Khả thi | Ít khả thi | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | |||||
1 | Bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức về dạy học tự chọn cho các đối tượng liên quan | 60 | 45 | 75 | 15 | 25 | 0 | 0 | 165 | 2,75 |
2 | Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong quản lý dạy học tự chọn | 60 | 45 | 75 | 12 | 20 | 3 | 5 | 162 | 2,7 |
3 | Tổ chức có hiệu quả hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn và sư phạm thực hiện dạy học tự chọn theo quan điểm phân hóa cho đội ngũ giáo viên. | 60 | 48 | 80 | 12 | 20 | 0 | 0 | 168 | 2,8 |
4 | Tổ chức hoạt động dạy học tự chọn theo đơn vị lớp, đảm bảo nhu cầu tự chọnmônhọctựchọnvàchủđềtựchọncủahọcsinh | 60 | 48 | 80 | 9 | 15 | 3 | 5 | 165 | 2,75 |
5 | Sử dụng hiệu quảcơ sở vật chất, thiết bị dạy học và xây dựng các điều kiện hỗ trợ dạy học tự chọn. | 60 | 45 | 75 | 15 | 25 | 0 | 0 | 165 | 2,75 |
6 | Tổ chức giờ lên lớp theo nhu cầu và hứng thú học tập của HS | 60 | 42 | 70 | 15 | 25 | 3 | 5 | 159 | 2,65 |
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp (1 X 3)
Đánh giá tính khả thi của các biện pháp thì các biện pháp đều có điểm trung bình rất cao, từ 2,65 đến 2,8, đa số ý kiến cho rằng các biện pháp đề xuất