Một Số Giải Pháp Đổi Mới Sử Dụng Di Tích Lịch Sử Ở Địa Phương Trong Dạy Học Lịch Sử Việt Nam Từ 1858 Đến 1945 Ở Trường Trung Học Phổ Thông


chiếm lĩnh kiến thức. Điều này đòi hỏi GV lựa chọn PPDH phù hợp, đảm bảo nguyên tắc cơ bản của khoa học lịch sử. Cuối cùng, nội dung, hình thức KT,ĐG cần đổi mới để giúp GV đánh giá mức độ đạt được của HS so với mục tiêu đề ra, từ đó có phương án tự điều chỉnh lại phương pháp dạy và giúp HS điều chỉnh phương pháp học.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, GV cần kế thừa, phát huy những thành tựu đã đạt được, tiếp thu những thành tựu mới về sử học và khoa học giáo dục để đảm bảo tính hiệu quả, khả thi của giải pháp.

* Phù hợp với trình độ nhận thức của HS: Trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945, nguồn tài liệu DTLS ở Thừa Thiên Huế rất phong phú nhưng lựa chọn, sử dụng như thế nào để phù hợp với trình độ nhận thức của HS là điều khó. Đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương đảm bảo phù hợp với trình độ nhận thức của HS nghĩa là GV phải thỏa mãn mặt bằng trình độ chung của cả lớp, nhưng cần chú ý đến các trường hợp cá biệt (giỏi hoặc kém) để kích thích năng lực HS khá giỏi, mà không quá sức của HS yếu kém và tạo điều kiện cho các em vươn lên đạt yêu cầu chương trình. Có như vậy, DTLS ở địa phương mới trở thành nguồn nhận thức sinh động, hấp dẫn, tạo hứng thú học tập cho các em.

Để phù hợp với trình độ HS, GV phải dựa trên cơ sở quy định của chương trình, mục tiêu bài học, thời lượng bài học, trình độ nhận thức của HS THPT nói chung, HS từng lớp, từng trường và từng vùng miền nói riêng để lựa chọn nội dung di tích, hình thức và biện pháp sử dụng hợp lý.

* Chú trọng phát huy tính tích cực, sáng tạo, hứng thú học tập của HS: Trong xu thế đổi mới dạy học theo hướng phát triểm phẩm chất, năng lực của HS hiện nay, GV chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức, còn HS phải là chủ thể của quá trình nhận thức. Vì thế, khi sử dụng di tích trong dạy học, GV không truyền thụ, áp đặt kiến thức một chiều, ghi nhớ máy móc, mà chú trọng hướng dẫn HS nhận diện và khai thác nội dung của DTLS để giải quyết nhiệm vụ học tập, tìm hiểu bản chất của sự kiện lịch sử một cách khoa học.

Tuy nhiên, HS chỉ tích cực, độc lập, sáng tạo khi có hứng thú, bởi “hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý tạo nên tính tích cực” [61]. Muốn kích thích hứng thú, điều quan trọng nhất là GV phải biết khả


năng, nhu cầu, nguyện vọng và định hướng giá trị của HS. Hứng thú nhận thức được hình thành và đến với các em một cách tự nhiên khi bài học có nội dung hấp dẫn, mới lạ và thú vị, chứa đựng nhiều yếu tố kích thích, gợi trí tò mò. Vì thế, GV phải khơi gợi được ở HS đam mê khám phá bí ẩn của DTLS bằng các câu hỏi nhận thức gắn liền với thực tiễn, nhu cầu sưu tầm tài liệu về DTLS để các em có thể phát hiện ra những điều mới mẻ, mở rộng vốn hiểu biết của mình, nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của HS, nâng cao chất lượng DHLS ở các trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay.

* Gắn giảng dạy lý thuyết với các hoạt động thực hành, thực tiễn, tăng cường hoạt động tự học của HS: “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” là nguyên lý giáo dục của Đảng, được thể chế trong Điều 3, Luật Giáo dục 2019 [107]. “Hành” trong học tập lịch sử trước hết được thể hiện ở thực hành bộ môn. Để tăng hiệu quả sử dụng DTLS ở địa phương, trong QTDH, GV thường xuyên giao nhiệm vụ cho HS sưu tầm, thu thập, xử lí tư liệu; rèn luyện kỹ năng trình bày nói hoặc viết về sự kiện, nhân vật gắn liền với di tích. Mặt khác, GV cần hướng dẫn cho HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn bằng các tình huống có vấn đề, phương pháp đóng vai, dạy học dự án, trải nghiệm di tích, nghiên cứu đề tài khoa học, tham gia cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Tính thực hành, thực tiễn còn được thể hiện qua hoạt động công ích xã hội. HS không chỉ tham gia, mà còn biết vận động, hướng dẫn gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh cùng chăm sóc, tuyên truyền giá trị của DTLS, di sản thiên nhiên ở địa phương. Qua đó, các em nhận thức được sâu sắc hơn giá trị khoa học và thực tiễn của lịch sử trong đời sống xã hội, mối quan hệ giữa DTLS với một số ngành nghề hiện đại. Điều này có ý nghĩa trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai cho HS.


Đổi mới sử dụng di tích lịch sử ở địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường trung học phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế - 13

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ Ở ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1945 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.2.1. Đổi mới nhận thức của GV về việc sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế

* Nâng cao nhận thức của GV về tầm quan trọng đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế

Trong những năm qua, nhận thức được vai trò, ý nghĩa của giáo dục di sản nói chung, DTLS nói riêng, Bộ Giáo dục & Đào tạo ra Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” và Công văn liên ngành Số 73- HD BGDĐT- BVHTTDL ngày 16/01/2013 về Hướng dẫn sử dụng DSVH trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên nhằm lồng ghép nội dung DSVH vào các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông (nội khóa hoặc ngoại khóa), tăng cường hướng dẫn HS tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các DTLS, văn hóa, cách mạng ở địa phương, từ đó hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn DSVH của dân tộc, quê hương.

Là người trực tiếp quyết định đến chất lượng DHLS nói chung, sử dụng DTLS nói riêng, GV phải nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS. GV cần hiểu rằng DTLS là nguồn sử liệu gốc, phương tiện trực quan quý giá cho việc học tập và nghiên cứu lịch sử; là môi trường để giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, tự hào truyền thống dân tộc và ý thức giữ gìn, phát huy giá trị DSVH cho HS. Tuy nhiên, việc sử dụng DTLS ở địa phương trong dạy học ở trường THPT hiện nay vẫn chưa mang lại hiệu quả cao, chưa phát huy hết giá trị của loại sử liệu này. Chính vì vậy, đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế là rất cần thiết. Có nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng này, GV mới chủ động nghiên cứu, sưu tầm hệ thống tài liệu phong phú, đầy đủ loại hình về DTLS ở địa phương đưa vào dạy học. Bên cạnh cải tiến PPDH truyền thống, GV vận dụng linh hoạt phương pháp và kỹ thuật tích cực,


tăng cường ứng dụng CNTT, tổ chức bài nội khoá và HĐTN tại thực địa giúp HS hiểu sâu sắc hơn về LSDT, mối quan hệ khăng khít giữa LSDT với LSĐP và đóng góp của quê hương trong sự phát triển chung của lịch sử đất nước.

* Đổi mới mục tiêu sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế

Hiện nay, yêu cầu cần đạt của Chương trình môn Lịch sử THPT hiện hành chưa quan tâm nhiều đến mục tiêu sử dụng nguồn sử liệu DTLS, cũng như giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ DTLS cho HS. Điều này tác động đến việc lựa chọn hình thức, PPDH và hiệu quả của việc sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS. Chính vì vậy, khi đã nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của DTLS ở địa phương, thì trước hết GV phải đổi mới mục tiêu sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đối với bài học nội khoá, bên cạnh mục tiêu đã được quy định ở chương trình, GV cần xác định thêm mục tiêu về sử dụng, khai thác DTLS ở địa phương. Bởi mục tiêu chính là cái đích bài học hướng tới, là “sự cam kết” của thầy và trò nhằm đảm bảo chất lượng của hoạt động dạy học. Mọi sự lựa chọn về nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện dạy học, KT,ĐG đều nhằm đạt mục tiêu đề ra. Có đặt ra mục tiêu, lúc đó GV mới quan tâm nghiên cứu kỹ nội dung bài học để lựa chọn DTLS ở địa phương đưa vào giảng dạy và KT,ĐG HS. Định hướng đổi mới này cũng hoàn toàn phù hợp với Chương trình giáo dục môn Lịch sử (2018), khi mỗi chủ đề đều đặt ra yêu cầu cần đạt là HS phải biết sưu tầm và sử dụng tư liệu để tìm hiểu một vấn đề lịch sử. Ở những chủ đề, chuyên đề có giảng dạy nội dung văn hoá phải đảm bảo giáo dục cho HS phẩm chất trách nhiệm trân trọng và góp phần bảo tồn những thành tựu của văn hoá, văn minh thế giới, dân tộc, địa phương.

Bên cạnh những yêu cầu về kiến thức, đổi mới mục tiêu sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế phải hướng tới việc phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của HS:

Về năng lực lịch sử: Trên cơ sở sưu tầm, nhận diện DTLS; khai thác thông tin để tái hiện lịch sử, HS được phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử. Mặt khác, GV sử


dụng các DTLS ở địa phương không phải minh hoạ cho sự kiện, nhân vật, “xem cho biết”, “xem cho vui”, mà coi đó là một nguồn tri thức, phương tiện trực quan, tổ chức các hoạt động học tập, hướng dẫn HS tích cực, chủ động, tìm tòi, khám phá kiến thức để để giải thích, nhận xét, đánh giá … các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử (năng lực nhận thức và tư duy lịch sử). Đặc biệt từ kiến thức về DTLS, HS giải thích các vấn đề thực tiễn, phong tục của địa phương, đề ra các giải pháp, ý tưởng bảo tồn và phát huy giá trị của các DTLS … (năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học).

Về phẩm chất: Thông qua việc hướng dẫn HS vận dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tiễn, GV chú trọng giáo dục cho các em ý thức, hành động bảo vệ DTLS, gìn giữ, bảo vệ tinh hoa văn hoá và truyền thống của quê hương, đất nước. Như vậy, đổi mới mục tiêu sử dụng DTLS ở địa phương trong dạy học đã phát triển được các phẩm chất (yêu nước, chăm chỉ và trách nhiệm) cho HS.

Bên cạnh đó, hiện nay, GV thường viết mục tiêu bài học chung chung, không chi tiết, chưa đảm bảo rõ ràng chất lượng dạy học theo yêu cầu đã đề ra. Việc viết mục tiêu phải hướng đến tường minh kết quả những hoạt động HS sẽ thực hiện trong quá trình học tập, vì vậy GV cần sử dụng động từ có thể đo lường, đánh giá được theo các mức độ nhận thức phù hợp với đối tượng HS và nội dung bài học. GV có thể vận dụng nguyên tắc SMART khi xác định mục tiêu sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

- S - Specific (chi tiết và cụ thể): Mục tiêu được thể hiện bằng ngôn ngữ rõ ràng và trực tiếp, giúp HS biết chính xác kết quả đầu ra.

- M - Measurable (đo lường được): GV không sử dụng các từ chung chung như “hiểu”, “biết”, “nắm”, mà cần thể hiện bằng động từ có thể quan sát, đánh giá, đo lường được mức độ nhận thức của HS theo thang đánh giá từ thấp đến cao (nhận biết → thông hiểu → vận dụng). Trong mỗi mức độ, GV phải gọi đúng tên động từ: Nhận biết (nhận diện, liệt kê, nêu,…); thông hiểu (trình bày, phân tích, giải thích, lí giải, chứng minh, tóm tắt, so sánh, nhận xét, đánh giá…); vận dụng (phát biểu ý


kiến, vận dụng, liên hệ, thiết kế, đề xuất…).

- A - Attainable (có thể đạt được): Đảm bảo tất cả HS có thể thực hiện được, tức là mục tiêu phải phù hợp với trình độ HS, không nên cao quá hoặc thấp quá.

- R - Result Oriented (hướng đến sản phẩm/kết quả): Các kết quả đầu ra trong mục tiêu bài học cần được thể hiện dưới dạng một sản phẩm cụ thể như: Câu trả lời, bài thuyết trình, poster, đoạn phim về DTLS…

- T – Time - Bound (thời gian hoàn thành): GV cần xác định chính xác thời gian để hoàn thành mục tiêu, có thể trong một tiết học hoặc nhiều tiết học.

Ví dụ: Trên cơ sở hướng dẫn theo Công văn 5512 của Bộ Giáo dục & Đào tạo (12/2020), yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng, nội dung cơ bản của bài học và đặc điểm DTLS ở địa phương, chúng tôi đã vận dụng nguyên tắc SMART để xác định mục tiêu Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX (tiết 1) như sau:

- Kiến thức: Sau khi học xong tiết học, HS tìm hiểu được: Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến; đặc điểm của phong trào Cần vương.

- Năng lực lịch sử:

+ Năng lực tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu để tìm hiểu một số DTLS ở Thừa Thiên Huế; trình bày được diễn biến, kết quả cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Đồn Mang Cá và Toà Khâm sứ Trung Kỳ.

+ Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được nguyên nhân của cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Đồn Mang Cá và Toà Khâm sứ Trung Kỳ; nhận xét được đặc điểm của phong trào Cần vương.

+ NL vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học: Vận dụng được kiến thức bài học để giải thích về sự ra đời của một số DTLS như: Đàn Âm hồn, Miếu Âm hồn, Chùa Ba Đồn…, phong tục cúng Kinh đô thất thủ ở Huế.

- Năng lực chung:

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để bảo tồn và phát huy của các DTLS.


+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cách lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu để hoàn thành nhiệm vụ thảo luận.

+ NL tự chủ và tự học: Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu một số DTLS ở Thừa Thiên Huế.

- Phẩm chất:

+ Yêu nước: Lòng yêu nước, ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc, bước đầu nhận thức được yêu cầu mới cần có để đưa cuộc đấu tranh chống ngoại xâm đến thắng lợi.

+ Nhân ái: Phê phán tội ác của thực dân Pháp, đồng cảm với nỗi khổ của quần chúng nhân dân.

+ Trách nhiệm: Ý thức bảo vệ, gìn giữ và phát huy những giá trị của DTLS, phong tục tốt đẹp của quê hương.

Có thể khẳng định, mục tiêu là yếu tố đầu tiên, định hướng cho quá trình đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế. Muốn đạt được mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực cho HS, rõ ràng các yếu tố khác của QTDH cũng cần đổi mới trong mối quan hệ biện chứng của nó.

3.2.2. Đổi mới các hình thức sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế là vùng đất có hệ thống di tích nhiều về số lượng, phong phú về loại hình, nhưng phân bố không đều giữa các địa phương. Đặc điểm này buộc GV phải tiến hành đổi mới các hình thức sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.

3.2.2.1. Đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong bài học nội khoá

Dạy học nội khoá là hình thức chính, chiếm chủ yếu thời gian học tập của HS ở trường và diễn ra liên tục trong suốt cả năm học. Hoạt động này có tính chất bắt buộc, kết quả học tập của HS phải được GV nhận xét, KT,ĐG. Bài học nội khóa bao gồm bài LSDT và bài LSĐP, có thể được tiến hành trên lớp hay ngoài thực địa.


* Đẩy mạnh sử dụng tài liệu số hoá về DTLS của Thừa Thiên trong bài nội khoá trên lớp

Bài học nội khoá trên lớp giữ vai trò chủ đạo trong hình thức DHLS, được thực hiện ngay trong lớp học, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của nhà trường và GV bộ môn. Ở hình thức này, GV phải đảm bảo trong thời gian quy định của tiết học, HS đều hứng thú tham gia các hoạt động học tập do GV tổ chức để thực hiện mục tiêu đề ra.

Với bài nội khoá trên lớp, HS không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với DTLS, cho nên, nếu chỉ bằng lời nói của GV, tài liệu thành văn thì HS rất khó hình dung, tưởng tượng để tái hiện lại quá khứ, dễ rơi vào tình trạng “hiện đại hoá lịch sử”. Mặt khác, những đồ dùng trực quan truyền thống như tranh, ảnh chỉ có thể phản ánh được một vài khía cạnh, chứ không cho phép HS có cái nhìn tổng thể, đầy đủ về di tích. Theo đó, việc khai thác nguồn tài liệu về DTLS ở địa phương để khôi phục bức tranh quá khứ cũng bị hạn chế. Vì vậy, bên cạnh các loại tài liệu truyền thống, GV cần đẩy mạnh ứng dụng CNTT, tăng cường sử dụng tài liệu số hoá (tranh ảnh, phim tài liệu, mô hình, sa bàn…), đặc biệt là phòng trưng bày ảo, DTLS ảo trong DHLS.

Phòng trưng bày ảo, DTLS ảo là những hiện vật, tranh ảnh, di tích được số hóa bằng các phần mềm CNTT, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy học DTLS trong nhà trường. Phòng trưng bày ảo, DTLS có những đặc điểm sau:

- Tính số hóa: Phòng trưng bày ảo, DTLS ảo thể hiện dưới dạng điện tử, được xây dựng dựa trên hiện vật, di tích thực thông qua phần mềm, giúp HS thực hiện hoạt động học một cách thuận lợi và linh hoạt.

- Tính đa phương tiện: Thông qua các dạng liên kết giữa điện tử hóa, người học có thể quan sát gián tiếp hiện vật, di tích nhiều chiều, nhiều góc độ khác nhau, đồng thời còn dễ dàng di chuyển vị trí quan sát.

- Tính kết nối: Tồn tại dưới dạng kỹ thuật số nên phòng trưng bày ảo, DTLS ảo có tính kết nối, truyền gửi, giúp người học dễ dàng tiến hành học tập mọi lúc, mọi nơi [67, tr.100 - 101].

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng 4.0 và các phần mềm CNTT, GV có thể thiết kế hoặc hướng dẫn HS thiết kế phòng trưng bày ảo,

Xem tất cả 199 trang.

Ngày đăng: 05/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí