Thực Trạng Dạy Học Tự Chọn Ở Các Trường Thpt Huyện Hạ Lang, Tỉnh Cao Bằng

cận nghèo trên 50%; học sinh bán trú trên 80%.

+ Một số gia đình chưa thực sự quan tâm tới việc học của con em, phó mặc cho nhà trường, xã hội.

c) Thời gian khảo sát

Khảo sát được tiến hành vào tháng 3 năm 2019.

2.1.3. Công cụ và phương pháp khảo sát

- Sử dụng bảng hỏi nhằm thu thập ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh các trường THPT về các vấn đề khảo sát.

- Quan sát quá trình dạy học ở các trường như: chuẩn bị giờ dạy, phương tiện, cơ sở vật chất cho giờ lên lớp, các nội dung DHTC, các phương pháp và hình thức tổ chức DHTC được giáo viên sử dụng như thế nào.

- Nghiên cứu sản phẩm giáo dục và kết quả học tập của học sinh khi tham gia vào quá trình DHTC.

- Phỏng vấn, toạ đàm với cán bộ lãnh đạo, giáo viên, học sinh các trường

2.1.4. Cách thức xử lý số liệu khảo sát

- Sử dụng phương pháp thống kê toán học, tính tỉ lệ %, tính điểm trung bình, vẽ biểu đồ.

2.2. Thực trạng dạy học tự chọn ở các trường THPT huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng

2.2.1. Thực trạng về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên trung học phổ thông về ý nghĩa của dạy học tự chọn

Hiện nay, trường THPT đã qua nhiều năm học tự chọn kể từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai chương trình dạy học tự chọn năm 2003 - 2004. Cho tới nay chưa thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá lại việc tổ chức dạy học tự chọn hiệu quả như thế nào. Mỗi Sở GD & ĐT làm theo mỗi cách khác nhau.

Ưu điểm của dạy học tự chọn là học sinh được bồi bổ kiến thức mà không phải tốn kém vì hầu hết được thực hiện theo chương trình “chủ đề bám sát”; Giáo viên được tính tiết, việc soạn giáo án cũng đơn giản, kiểm tra chấm điểm thì thực

hiện đủ quy định cột điểm của môn đang dạy là đủ; cán bộ quản lý thì phân công những môn giáo viên chưa đủ số tiết quy định.

Hạn chế của DHTC là chưa đúng với mục đích đề ra ban đầu của dự án là khuyến khích học sinh chọn môn học mình ưa thích hoặc có năng khiếu đặc biệt để thực hiện “chủ đề nâng cao”. Hiện nay thực hiện theo giải pháp tình thế là chính.

Theo ý kiến của giáo viên các trường THPT trên địa bàn huyện Hạ Lang, Cao Bằng, cũng như nhiều cán bộ quản lý giáo dục các cấp thì dạy học tự chọn là hình thức dạy học hiện đại, tạo điều kiện và cơ hội để học sinh được lựa chọn những môn học, những chủ đề mà các em thấy cần thiết. Nhưng thực hiện việc này rất khó khăn bởi các nhà trường còn thiếu nhiều điều kiện để biến “mong muốn” trở thành “hiện thực”. Nội dung dạy học tự chọn được xây dựng nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển tư duy, rèn luyện và nâng cao kỹ năng, hỗ trợ việc đào tạo con người toàn diện, bổ sung và khai thác sâu chương trình chính thức, rèn luyện kỹ năng tích cực, tự giác của học sinh, thỏa mãn nhu cầu học tập của đối tượng học sinh khác nhau. Theo đúng nghĩa tự chọn thì học sinh sẽ phải được chọn không chỉ môn học, chủ đề mà còn có thể chọn giáo viên.

Để tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên các trường THPT trên địa bàn huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng, chúng tôi đã tiến hành điều tra 05 cán bộ quản lý, 04 tổ trưởng chuyên môn, 31 giáo viên của hai trường THPT Hạ Lang và Bằng Ca và thu được kết quả sau đây:

Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV các trường THPT huyện Hạ Lang về ý nghĩa của DHTC


TT


Ý nghĩa

Số ý kiến

Đồng ý

Không

đồng ý

SL

%

SL

%


1

DHTC góp phần phát triển năng lực cá

nhân trong một số lĩnh vực học tập, bồi dưỡng tài năng theo đặc điểm cấp THPT


60


55


91,7


5


8,3


2

DHTC đáp ứng sở thích HS, nhu cầu

GD toàn diện và phát triển hứng thú học tập của HS


60


54


90


6


10


3

DHTC giúp HS phát triển các kỹ năng: Hoạt động tập thể, kỹ năng sống

và phương pháp tự học


60


57


95


3


5

4

DHTC là phù hợp với xu thế thời đại

60

51

85

9

15


5

DHTC là để kiến thức học sinh nhuần

nhuyễn hơn, rèn luyện các kỹ năng, phát huy hứng thú học tập


60


60


100


0


0

6

DHTC là “phụ đạo”, “bồi dưỡng”

thêm cho HS đỡ học thêm tràn lan

60

24

40

36

60

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học tự chọn ở các trường trung học phổ thông huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng - 7

Kết quả khảo sát cho thấy:

Có 100% ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên các trường THPT trong huyện nhận thấy được vai trò và sự cần thiết của việc tổ chức DHTC là để kiến thức học sinh nhuần nhuyễn hơn, rèn luyện các kỹ năng, phát huy hứng thú học tập. Có tới 95% ý kiến cho rằng DHTC là giúp học sinh phát triển các kỹ năng: Hoạt động tập thể, kỹ năng sống và phương pháp tự học. Khi trò chuyện với chúng tôi các giáo viên giải thích rằng DHTC là dựa vào năng lực, sở trường và hứng thú, quyết tâm học tập của học sinh nên các em tham gia vào các hoạt động

học tập một cách sôi nổi, hào hứng, học tập một cách nhẹ nhàng “học mà chơi, chơi mà học” nên tính tự chủ, năng lực, sở trường của các em có điều kiện bộc lộ phát triển, do đó chất lượng học tập được nâng cao. Bên cạnh đó đa số cán bộ quản lý và giáo viên các trường THPT đều nhận thấy DHTC là góp phần phát triển năng lực cá nhân trong một số lĩnh vực học tập, bồi dưỡng tài năng nên chiếm tới 91,7% ý kiến, vì họ cho rằng DHTC tạo điều kiện phát triển năng khiếu cho học sinh bởi mỗi học sinh tiềm ẩn một khả năng, năng lực về một hoặc vài môn nào đó, nếu giáo viên phát hiện và định hướng sớm, bồi dưỡng sớm và kịp thời sẽ giúp các em phát triển năng khiếu, thi học sinh giỏi, chọn trường đại học cho tương lai. Ngoài ra có 90% ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng DHTC là để đáp ứng sở thích học sinh, nhu cầu được giáo dục toàn diện và phát triển hứng thú của học sinh. Do đó khi tổ chức DHTC giáo viên nên quan tâm đến nhu cầu, sở thích, hứng thú học tập của học sinh từ đó có những tác động phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh, phải kích thích được hứng thú của họ. Mặt khác 85% ý kiến cho rằng DHTC là phù hợp với xu thế thời đại khi mà cơ sở vật chất ngày càng đầy đủ. Ý kiến cho rằng DHTC là “phụ đạo”, “bồi dưỡng” thêm cho học sinh, là nhồi nhét kiến thức nên chỉ chiếm 40%.

Song khó khăn này sẽ được khắc phục khi làm tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng, tuyên truyền. Cái khó nhất hiện nay với các nhà trường là quỹ thời gian và các điều kiện vật chất để tiến hành dạy học tự chọn. Hiện nay trên cả tỉnh Cao Bằng hầu hết lớp 10, 11, 12 chỉ học một buổi. Trong khi đó phân phối chương trình dành cho lớp 10 là 30 tiết ban cơ bản kể cả 4 tiết tự chọn. Như thế vẫn có thể co kéo được bằng cách bố trí mỗi buổi học 5 tiết, tuần học 6 buổi, chỉ có điều thời gian vốn trước đây dành cho sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thăm lớp... không còn. Còn với lớp 11 thì là 33 tiết/ tuần, chỉ có thể bố trí vào buổi chiều. Thiếu cơ sở vật chất, nhất là phòng học và các phòng học bộ môn, giáo viên, thiết bị,... là vấn đề nan giải.

Bên cạnh đó, Sở GD & ĐT đã cung cấp các tài liệu có liên quan, chỉ đạo

các trường sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn để xây dựng nội dung dạy tự chọn, soạn giáo án mẫu. Năm vừa qua, các trường THPT trên địa bàn huyện Hạ Lang đã tổ chức dạy học tự chọn theo chủ đề bám sát do đối tượng học sinh chỉ học ban Cơ bản và chủ yếu là các em có sức học trung bình.

Tuy mới chỉ là tự chọn có định hướng như vậy, song việc bố trí thời khóa biểu, phân công giáo viên cũng đã gặp nhiều khó khăn. Đang thực hiện thay sách, giáo viên đã vất vả để dạy chương trình chính khóa vì dạy chương trình mới đòi hỏi thời gian soạn bài, chuẩn bị bài nhiều, nay lại thêm việc xây dựng nội dung dạy học tự chọn với những yêu cầu cao hơn về đổi mới phương pháp, về nội dung dạy học. Tuy phân hóa học sinh nhưng dạy học tự chọn không giống với bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh kém, bởi nó yêu cầu phải phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, rèn cho học sinh phương pháp tự học.

Cũng có ý kiến cho rằng, tự chọn nên hướng học sinh lựa chọn những môn xã hội, những môn học được coi là môn phụ (vì ít liên quan đến thi cử) nhưng cũng rất cần cho mục tiêu giáo dục toàn diện. Không nên để học sinh đã phải học 4 tiết toán chính khóa, tự chọn cũng toán, rồi học thêm lại cũng học toán. Nhưng làm được điều ấy không dễ, khi tâm lý cha mẹ học sinh chỉ muốn con mình học để thi đạt điểm cao, khi kinh phí của nhà trường chỉ có hạn.

Những khó khăn, vất vả thấy trước ấy đang được các trường tìm cách tháo gỡ. Có nội dung tự chọn trong chương trình là đúng bởi chương trình này phải được xây dựng cho cả tương lai và khi các trường học cả ngày thì những khó khăn trên cũng sẽ được giải quyết. Nhưng trước mắt, tự chọn thế nào để nó không thành một việc làm hình thức? Câu hỏi ấy đang được các nhà quản lý giáo dục nghiên cứu để tìm câu trả lời.

2.2.2. Thực trạng về nội dung dạy học tự chọn ở các trường THPT của huyện

Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng

Để tìm hiểu thực trạng về nội dung trong DHTC ở các trường THPT của huyện Hạ Lang, chúng tôi đã tiến hành điều tra 6 CBQL, 8 TTCM, 46 giáo viên (60 phiếu) và thu được những kết quả như sau:

Bảng 2.2. Thực trạng về nội dung DHTC (1 X 4)



TT


Nội dung DHTC

Số ý kiến

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

Tổng số

điểm


___

X

Thứ bậc

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Chủ đề tự chọn của

các môn học Toán, Vật lý, Hóa học


60


18


30


18


30


15


25


9


15


155


2,58


2

2

Chủ đề tự chọn của

môn Sinh học

60

24

40

18

30

12

20

6

10

180

3,0

1


3

Chủ đề tự chọn của các môn học Văn,

Sử, Địa, Tiếng Anh


60


9


15


24


40


12


20


15


25


147


2,45


3

4

Các nội dung

DHTC khác

60

0

0

0

0

0

0

60

100

60

1

4

Trong quá trình điều tra chúng tôi thấy rằng:

+ Chủ đề tự chọn của môn Sinh học xếp thứ nhất với điểm trung bình 3,0, có 40% số giáo viên thực hiện tốt, 30% số giáo viên thực hiện khá và có 20% số giáo viên thực hiện trung bình khi dạy các chủ đề tự chọn (chủ đề bám sát), có 10% số giáo viên thực hiện còn yếu.

+ Chủ đề tự chọn của các môn học Toán, Vật lý, Hóa học: xếp thứ 3 với điểm trung bình 2,45, chỉ có 30% số giáo viên thực hiện tốt, 30% số giáo viên thực hiện khá và có 25% số giáo viên thực hiện trung bình khi dạy các chủ đề tự chọn (chủ đề bám sát), có 15% số giáo viên thực hiện còn yếu. Điểm trung bình đạt 2,58, xếp thứ 2.

+ Chủ đề tự chọn của các môn học Văn, Sử, Địa, Tiếng Anh:xếp thứ 3 với

điểm trung bình 2,45, chỉ có 15% số giáo viên thực hiện tốt, 40% số giáo viên thực hiện khá và có 20% số giáo viên thực hiện trung bình khi dạy các chủ đề tự chọn (chủ đề bám sát), có tới 25% số giáo viên thực hiện còn yếu.

Qua phỏng vấn trực tiếp một số giáo viên thì chủ yếu sử dụng các tiết DHTC để tổng hợp những bài tập học sinh còn lúng túng để ôn lại hoặc triển khai thêm một số bài tập khó hơn dưới hình thức bài tập nâng cao, nên nội dung học tập nhàm chán, lặp lại không có tính sáng tạo, không khai thác và tạo điều kiện cho học sinh phát huy hết các năng lực, sở trường vốn có của mình, nên chất lượng dạy học không cao. Vì vậy thực chất cũng chỉ là phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi, hay nói cách khác là dạy thêm, học thêm chính khoá, dẫn đến tình trạng nhồi nhét kiến thức.

Trong quá trình khảo sát chúng tôi thấy rằng: nội dung DHTC ở các trường chưa đa dạng và phong phú, ngoài các chủ đề tự chọn của các môn học thì các nhà trường chưa chỉ đạo xây dựng và lựa chọn dạy các nội dung khác như: Các kiến thức về kỹ năng sống, nội dung dạy học mang tính địa phương,… Do đó có 100% thực hiện yếu các nội dung DHTC khác. Điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng DHTC ở trường THPT.

Nhu cầu được học các môn Tin học và Ngoại ngữ là rất lớn, nhưng không có điều kiện phát triển, do thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất nên không đáp ứng được nhu cầu học 2 môn này của học sinh.

2.2.3. Thực trạng sử dụng phương pháp trong dạy học tự chọn ở các trường THPT trên địa bàn huyện Hạ Lang

Để tìm hiểu thực trạng về sử dụng phương pháp trong DHTC ở các trường THPT của huyện Hạ Lang, chúng tôi đã tiến hành điều tra 60 CBQL, GV của 2 trường THPT Hạ Lang,THPT Bằng Ca và thu được những kết quả như sau:


Bảng 2.3. Thực trạng sử dụng phương pháp DHTC (1 X 4)


TT

Sử dụng phương

Số ý

Mức độ thực hiện

Tổng


Thứ

pháp trong DHTC

kiến

Rất

thường xuyên

Thường xuyên

Không

thường xuyên

Không

thực hiện

số điểm

___

X

bậc

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Các phương pháp

truyền thống


60


15


25


21


35


12


20


12


20


159


2,65


1


2

Các phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng

tạo, linh hoạt của HS


60


12


20


12


20


21


35


15


25


141


2,35


3


3

Kết hợp nhiều

phương pháp


60


15


25


9


15


21


35


15


25


144


2,4


2



Qua bảng khảo sát ta thấy:

Trong quá trìnhDHTC, GV sử dụng các phương pháp truyền thốngcó điểm trung bình là 2,65, xếp thứ 1. Qua phỏng vấn trực tiếp thu được lý do: Sở dĩ các phương pháp truyền thống vẫn được GV sử dụng vì những phương pháp này không tốn nhiều thời gian chuẩn bị, GV đã quen sử dụng lâu nay và có tâm lý “ngại” đổi mới phương pháp, đặc biệt DHTC chỉ là để đối phó.

Các phương pháp tích cực hiện nay đang được khuyến khích sử dụng trong quá trình dạy học, đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Điểm trung bình 2,4, xếp thứ 2 trong bảng khảo sát. Tuy nhiên trong quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy chỉ có 40% số GV sử dụng thường xuyên và 60% số GV không sử dụng thường xuyên các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình DHTC vì các phương pháp dạy học này giáo viên phải tốn nhiều thời gian, công sức để chuẩn bị. Do đó, các giờ học chưa gây được hứng thú cho HS, các em không hào hứng học tập nên chất lượng DHTC chưa cao.

Trong hệ thống các phương pháp dạy học thì mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng nên việc kết hợp các phương phương pháp dạy học là rất cần

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí